ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1191/QĐ-UBND | Lâm Đồng, ngày 27 tháng 05 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020” TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình số 16/TTr-KHLĐ ngày 28 tháng 4 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), với nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 theo Quyết định 1868/QĐ-UBND ngày 23/09/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Xây dựng và thí điểm các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” để triển khai nhân rộng từ năm 2016 trong phạm vi toàn tỉnh.
b) Phấn đấu đến năm 2020:
- 100% cán bộ, hội viên khuyến học trong tỉnh được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng.
- 100% gia đình không còn người mù chữ, đạt phổ cập giáo dục một cách bền vững.
- 50% thành viên trong gia đình, dòng họ, cá nhân trong cộng đồng, 80% cán bộ, công chức, người lao động tham gia học ngoại ngữ, tin học.
- 70% gia đình được công nhận gia đình học tập, 50% dòng họ được công nhận dòng họ học tập, 60% cộng đồng được công nhận cộng đồng học tập, 90% cơ quan, trường học và 50% các tổ chức, doanh nghiệp được công nhận đơn vị học tập.
1. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về quyền lợi, nghĩa vụ đối với việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời của mọi người trong gia đình, dòng họ, cộng đồng:
a) Tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống mạng lưới cơ sở và hội viên Hội Khuyến học các cấp;
b) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phong trào học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng;
c) Tổ chức tuyên truyền thông qua sự phối hợp với các tổ chức xã hội khác;
d) Tổ chức các hoạt động như: nói chuyện chuyên đề tại phường xã, thôn, tổ dân phố; tổ chức thi viết về những gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị tiêu biểu trong phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời; giới thiệu gương điển hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” trong nội san “Khuyến học, giáo dục” của tỉnh.
2. Vận động các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị tích cực tham gia phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời.
a) Gia đình: Tiếp tục xây dựng các gia đình hiếu học với những tiêu chí cao hơn về những nội dung chăm lo cho con em đi học đúng độ tuổi, không lưu ban bỏ học, có việc làm, không vi phạm đạo đức, pháp luật, người lớn trong gia đình đều tham gia học tập và tự học, đạt hiệu quả, gia đình đạt gia đình văn hóa, tích cực tham gia công tác khuyến học tại địa phương. Tiến tới xây dựng gia đình thành đạt, gia đình cử nhân, gia đình thạc sĩ, gia đình tiến sĩ.
b) Dòng họ: Xây dựng dòng họ có ban khuyến học hoạt động hiệu quả, vận động trên 80% người trong dòng họ tham gia các tổ chức khuyến học, trên 50% gia đình đạt gia đình hiếu học, quỹ khuyến học dòng họ có số dư ngày càng lớn để giúp đỡ con cháu vượt khó học tập tốt, biểu dương khen thưởng người có thành tích trong học tập, thi đỗ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
c) Cộng đồng: Phấn đấu 100% thôn, tổ dân phố có chi hội khuyến học hoạt động hiệu quả, 50% số gia đình ở khu dân cư đạt gia đình hiếu học, không còn người mù chữ, trên 60% người lớn tham gia học tập các chuyên đề, nghe thời sự, chính trị, chủ trương, chính sách do các cơ quan, đoàn thể tổ chức, xây dựng được quỹ khuyến học.
d) Cơ quan, trường học, ban ngành, đoàn thể: Có kế hoạch nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên trong đơn vị, ưu tiên nâng cao trình độ công nghệ thông tin và ngoại ngữ, đơn vị có chi hội khuyến học tổ chức được nhiều hình thức học tập và khuyến học, hỗ trợ, giúp đỡ phong trào xây dựng xã hội học tập ở địa phương, 60% hộ gia đình cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đạt gia đình hiếu học.
đ) Các tổ chức kinh tế, các đơn vị kinh doanh: Có kế hoạch mở các lớp đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ nhân viên của đơn vị mình nhằm nâng cao năng suất lao động, kỹ năng nghề nghiệp và chất lượng cuộc sống.
e) Các cơ sở tôn giáo: Xây dựng ban khuyến học gắn với hoạt động của địa phương, tham gia tốt các hoạt động từ thiện, hỗ trợ nuôi dạy trẻ em lang thang, cơ nhỡ, khuyết tật.
3. Xây dựng các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị:
a) Căn cứ bộ tiêu chí đánh giá công nhận “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” xây dựng các mô hình tại từng địa phương.
b) Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về việc triển khai, tổ chức thực hiện và tổ chức nhân rộng điển hình.
4. Gắn kết việc đẩy mạnh phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng với các phong trào khác tại địa phương, trọng tâm là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
a) Phát huy vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học các cấp trong việc gắn kết phong trào học tập thường xuyên, suốt đời với các phong trào của các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị tại địa phương.
b) Những nội dung cần phấn đấu để được công nhận “Gia đình học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” được đưa vào tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố văn hóa; cơ quan văn hóa.
5. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng.
a) Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo Trung tâm học tập cộng đồng theo hướng tăng cường công tác xã hội hóa, phát huy nội lực tại cơ sở.
b) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động tại Trung tâm học tập cộng đồng cho đội ngũ cán bộ, hội viên Hội Khuyến học các cấp tham gia quản lý và giảng dạy tại các Trung tâm học tập cộng đồng.
c) Tổ chức tốt việc điều tra nhu cầu học tập của mọi người trong cộng đồng qua đó xây dựng chương trình, nội dung, hình thức học tập phù hợp với từng đối tượng.
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học thường xuyên, học tập suốt đời.
6. Tập trung phát triển mạnh các hình thức giáo dục không chính quy ngoài nhà trường:
a) Tổ chức các lớp học tình thương, các Trung tâm ngoại ngữ, tin học, các Trung tâm liên kết đào tạo, các Trung tâm dạy nghề... nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho những người không có điều kiện học tập trong hệ thống chính quy và những người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật....
b) Liên kết đào tạo công nhân lành nghề cho các xí nghiệp, tổ chức kinh tế theo hợp đồng của đơn vị.
c) Mở rộng loại hình học tập từ xa, học qua mạng.
7. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”:
a) Tổ chức tập huấn các bộ tiêu chí đánh giá và công nhận “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”.
b) Tổ chức tốt Hội nghị biểu dương “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” mỗi năm một lần tại phường xã, thị trấn; hai năm một lần tại huyện thành phố; ba năm một lần tại tỉnh.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm: Ngân sách nhà nước được cấp cho Hội và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
2. Căn cứ các nhiệm vụ được giao, hằng năm Hội Khuyến học các cấp lập dự toán kinh phí thực hiện và tổng hợp chung vào dự toán chi Ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động của Hội, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.
3. Các địa phương có trách nhiệm cân đối ngân sách dành kinh phí hỗ trợ việc xây dựng và thí điểm các mô hình học tập suốt đời, tổ chức tập huấn, tuyên truyền, nhân rộng, giám sát, đánh giá, khen thưởng các cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng, các tổ chức có thành tích hoặc có đóng góp tích cực đối với phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và tổ chức đánh giá, công nhận các Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” tại địa phương mình.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội có liên quan để xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các Hội Khuyến học địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai Kế hoạch ở địa phương;
c) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và định kỳ báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo:
a) Phối hợp với Hội Khuyến học Lâm Đồng xây dựng, nhân rộng các mô hình học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng;
b) Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học Lâm Đồng củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng tại các địa phương;
c) Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân mở trường, lớp tư thục, các Trung tâm tin học, ngoại ngữ.
3. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với chặt chẽ với Hội Khuyến học Lâm Đồng trong việc tuyên truyền về các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua các tổ chức, mạng lưới của mình.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Khuyến học Lâm Đồng trong việc đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” và “Cộng đồng học tập” kết hợp với việc đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.
5. Sở Tài chính bố trí nguồn kinh phí thường xuyên hằng năm để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật, đồng thời phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng, củng cố, phát triển các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động nông thôn.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Lâm Đồng xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập trong đó có tuyên truyền về mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
a) Có trách nhiệm bố trí ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Kế hoạch tại địa phương; chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các phòng, ban, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương phối hợp với Hội Khuyến học triển khai thực hiện Kế hoạch;
b) Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” ở địa phương mình.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Cựu giáo chức, Hội người Cao tuổi phối hợp với Hội Khuyến học Lâm Đồng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, hội viên thuộc cơ quan, tổ chức của mình được học thường xuyên, học suốt đời và tích cực tuyên truyền, vận động xây dựng gia đình, dòng họ, cộng đồng của mình đạt Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” và “Cộng đồng học tập”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Lâm Đồng; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1150/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 theo Quyết định 281/QĐ-TTg do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2 Kế hoạch 5192/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Kế hoạch 4417/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4 Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình
- 5 Quyết định 281/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Quyết định 1868/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020" tỉnh Lâm Đồng
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình
- 2 Kế hoạch 4417/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3 Kế hoạch 5192/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4 Quyết định 1150/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 theo Quyết định 281/QĐ-TTg do tỉnh Bắc Kạn ban hành