Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 1193/QĐ-BKHCN

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẾN NĂM 2015

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Quy hoạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ đến năm 2015”.

Điều 2. Kinh phí thực hiện Quy hoạch trên được bố trí cụ thể tại các kế hoạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hằng năm và được cấp từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Ông Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Lưu VT, KHTC, PC, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Quân

 

QUY HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015
(ban hành kèm theo Quyết định số 1193 /QĐ-BKHCN Ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)

1. Lĩnh vực quản lý chuyên ngành

Căn cứ quy định có liên quan tại Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008; Điều 23 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP  ngày 1/8/2007 của Chính phủ và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ; nhu cầu thực tế quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, các lĩnh vực quản lý chuyên ngành cần xây dựng và ban hành QCVN của Bộ được xác định bao gồm:

- Lĩnh vực đo lường;

- Lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân;

- Lĩnh vực các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và các lĩnh vực khác.

2. Đối tượng, loại QCVN trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành

Đối tượng, loại QCVN trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ cần xây dựng QCVN trong giai đoạn đến năm 2015 được xác định trong bảng sau:

TT

Lĩnh vực quản lý

Đối tượng QCVN

Loại QCVN

Ghi chú

1

2

3

4

5

1. Đo lường

1.1

 

Đo lường đối với hàng đóng gói sẵn

QCVN chung

Tổng cục TCĐLCL

tổ chức xây dựng; Bộ KHCN thẩm định và ban hành

1.2

Phương tiện đo dung tích-lưu lượng, đo khí, đo điện, đo nhiệt, đo hoá lý sử dụng trong giao nhận thương mại (ví dụ: Đồng hồ nước, đồng hồ đo khí đốt, thiết bị đo điện, thiết bị đo nhiệt, cột đo xăng dầu, taximeter, cân không tự động,...)

QCVN chung

1.3

Phương tiện đo, phép đo phục vụ cho đảm bảo an toàn và sức khoẻ

QCVN an toàn

1.4

Phương tiện đo, phép đo phục vụ cho hoạt động công vụ, giám định, tư pháp.

QCVN chung

2. An toàn bức xạ và hạt nhân

2.1

 

An toàn bức xạ

QCVN an toàn

Cục An toàn bức xạ hạt nhân tổ

chức xây dựng, Bộ KHCN thẩm định và ban hành

2.2

An toàn hạt nhân

QCVN an toàn

2.2.1

Khảo sát, đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân

QCVN an toàn

2.2.2

Thiết kế nhà máy điện hạt nhân

QCVN an toàn

2.2.3

Xây dựng, lắp đặt nhà máy điện hạt nhân

QCVN an toàn

2.2.4

Vận hành nhà máy điện hạt nhân

QCVN an toàn

3. Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và lĩnh vực khác

3.1

 

Tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị điện, điện tử gia dụng và mục đích sử dụng tương tự

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

Tổng cục TCĐLCL

tổ chức xây dựng; Bộ KHCN thẩm định và ban hành

3.2

 

Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực quản lý mang tính liên ngành

Quy chuẩn kỹ thuật chung, QCVN an toàn

3.3

 

Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực mang tính đặc thù (Thép xây dựng, LPG)

Quy chuẩn kỹ thuật chung, QCVN an toàn

3.4

 

Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực mới nảy sinh, chưa phân công cho các Bộ, ngành quản lý nhưng cần phải triển khai xây dựng QCVN kịp thời để thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các đối tượng này

Quy chuẩn kỹ thuật chung, QCVN an toàn

3. Nguồn lực cho việc thực hiện quy hoạch

Việc thực hiện quy hoạch xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đến năm 2015 do các cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ sau đây chủ trì:

a) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,

b) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.

Kinh phí thực hiện lấy từ ngân sách nhà nước được phân bổ trong kinh phí hoạt động khoa học, công nghệ hàng năm cho Bộ Khoa học và Công nghệ.

Tổng kinh phí dự kiến cho việc xây dựng 95 QCVN của Bộ Khoa học và Công nghệ đến năm 2015 là 6.900 triệu đồng (Sáu tỷ chín trăm triệu đồng).

4. Lộ trình thực hiện quy hoạch

Lộ trình thực hiện việc xây dựng và ban hành các QCVN chủ yếu dựa trên nhu cầu quản lý có thể như sau:

- Giai đoạn 2010-2012: 52 QCVN;

- Giai đoạn 2013-2015: 43 QCVN.

Chi tiết về lộ trình thực hiện nêu trong bảng tổng hợp quy hoạch xây dựng QCVN cho các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ đến năm 2015.

5. Bản tổng hợp quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

Quy hoạch xây dựng QCVN cho các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ được tổng hợp trong bảng dưới đây, bao gồm:

Tổng số các QCVN cần xây dựng: 95 QCVN, trong đó:

- Lĩnh vực đo lường: 04 QCVN;

- Lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân: 84 QCVN;

- Lĩnh vực sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và lĩnh vực khác: 7 QCVN.


BẢNG TỔNG HỢP

QUY HOẠCH XÂY DỰNG QCVN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015

TT

Lĩnh vực quảnlý chuyên ngành

Đối tượng QCVN

Loại QCVN

Tổng Số QCVN cần xây dựng

Lộ trình thực hiện

kinh phí dự kiến

(triệu đồng)

Ghi chú

Bắt đầu

Kết thúc

tổng số

NSNN

nguồn khác

1

Đo lường

 

4

2011

2015

1.000

1.000

 

Tổng cục TCĐLCL

tổ chức xây dựng, Bộ KHCN tổ chức thẩm định và ban hành

1.1

 

Đo lường đối với hàng đóng gói sẵn

QCVN chung

1

2013

2015

300

300

 

1.2

 

Phương tiện đo dung tích-lưu lượng, đo khí, đo điện, đo nhiệt, đo hoá lý sử dụng trong giao nhận thương mại

QCVN chung

1

2013

2015

300

300

 

1.3

 

Phương tiện đo, phép đo phục vụ cho đảm bảo an toàn và sức khoẻ

QCVN an toàn

1

2013

2015

200

200

 

 

1.4

 

Phương tiện đo, phép đo phục vụ phục vụ cho hoạt động công vụ, giám định, tư pháp.

QCVN chung

1

2013

2015

200

200

 

 

2.

An toàn bức xạ và hạt nhân

 

84

2010

2015

4.800

4.800

 

Cục An toàn bức xạ hạt nhân tổ

chức xây dựng, Bộ KHCN tổ chức thẩm định và ban hành

2.1

 

An toàn bức xạ

QCVN an toàn

10

2010

2015

1.100

1.100

 

2.2

 

An toàn hạt nhân

QCVN an toàn

74

2010

2015

3.700

3.700

 

2.2.1

 

Khảo sát , đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân

QCVN an toàn

3

2010

2011

150

150

 

2.2.2

 

Thiết kế nhà máy điện hạt nhân:

QCVN an toàn

43

2011

2012

2.150

2.150

 

2.2.3

 

Xây dựng, lắp đặt nhà máy điện hạt nhân

QCVN an toàn

2

2013

2013

100

100

 

2.2.4

 

Vận hành nhà máy điện hạt nhân

QCVN an toàn

26

2013

2015

1.300

1.300

 

3.

Sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, quá trình và lĩnh vực khác

 

7

2010

2015

1.100

1.100

 

 

3.1

 

Tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị điện, điện tử gia dụng và có mục đích sử dụng tương tự

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

1

2009

2010

150

150

 

 

3.2

 

Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực quản lý mang tính liên ngành

Quy chuẩn kỹ thuật chung, Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

2

2013

2015

300

300

 

3.3

 

Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực mang tính đặc thù (Thép xây dựng, Thép cán nguội LPG...)

Quy chuẩn kỹ thuật chung, Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

3

2010

2011

450

450

 

3.4

 

Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực mới nảy sinh, chưa phân công cho các Bộ ngành quản lý nhưng cần phải triển khai xây dựng QCVN kịp thời để thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các đối tượng này

Quy chuẩn kỹ thuật chung, Quy chuẩn kỹ thuật an toàn

1

2013

2015

200

200

 

 

Tổng số

 

 

95

 

 

6.900

6.900

 

 


THUYẾT MINH

QUY HOẠCH XÂY DỰNG QCVN CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015

1. Cơ sở và định hướng quy hoạch

Quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) cho các đối tượng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, trên cơ sở hướng dẫn lập và phê duyệt quy hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quy định tại Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 29/8/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ, quan điểm tiếp cận quản lý và xác định lĩnh vực, đối tượng, loại QCVN theo kinh nghiệm của quốc tế, khu vực có liên quan.

Lĩnh vực, đối tượng, loại QCVN thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ được xác định trên cơ sở:

- Chức năng, quyền hạn, trách nhiệm quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ được Chính phủ quy định tại Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (Khoản t) Điều 23);

- Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá (Khoản 4 điều 3) và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm hành hoá (Điều 3);

- Thực trạng các yêu cầu quản lý đặc thù trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành có liên quan đáp ứng nhu cầu hội nhập trong cơ chế kinh tế thị trường.

Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: hoạt động khoa học và công nghệ; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; sở hữu trí tuệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật, trong đó các lĩnh vực và nội dung quản lý cần xây dựng quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

1) Về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng:

a) Quản lý hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài ở Việt Nam; tổ chức và quản lý hoạt động của mạng lưới quốc gia thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; thực hiện quản lý nhà nước về mã số, mã vạch và phân định sản phẩm, hàng hóa;

b) Quản lý hệ thống chuẩn đo lường; quy định về phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo; tổ chức và quản lý hoạt động kiểm định phương tiện đo; chứng nhận mẫu chuẩn, phê duyệt mẫu phương tiện đo, chứng nhận kiểm định viên đo lường; quy định điều kiện hoạt động kiểm định và công nhận cơ sở có đủ điều kiện thực hiện hoạt động kiểm định;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường, hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và quản lý hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định; chủ trì thực hiện chương trình quốc gia nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; thực hiện các thoả thuận và điều ước quốc tế về việc thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2) Về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân:

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án ứng dụng năng lượng nguyên tử; tổ chức triển khai hoạt động ứng dụng năng lượng nguyên tử trong các ngành kinh tế - kỹ thuật trên phạm vi cả nước;

b) Tổ chức điều hành mạng lưới quan trắc phóng xạ môi trường quốc gia và hệ thống phòng chuẩn quốc gia trong lĩnh vực đo lường bức xạ và hạt nhân;

c) Quy định và hướng dẫn việc khai báo, cấp giấy phép về an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân. Tiến hành thanh tra và xử lý vi phạm đối với các hoạt động phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử và bảo đảm an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân;

d) Thống nhất quản lý nhiên liệu, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử; quản lý xuất nhập khẩu công nghệ, thiết bị, nhiên liệu, vật liệu hạt nhân và nguồn phóng xạ phục vụ cho các hoạt động triển khai ứng dụng năng lượng nguyên tử trong phạm vi cả nước;

đ) Quy định việc quản lý chất thải phóng xạ, kiểm soát và xử lý sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.

Căn cứ điểm t) khoản 1 Điều 23 Nghị định 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ được phân công xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) trong các lĩnh vực sau:

- An toàn bức xạ và hạt nhân;

- Đo lường, kiểm tra, thử nghiệm, công nhận, chứng nhận;

- Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và các đối tượng khác (trừ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình quy định cho các Bộ chuyên ngành khác tại Điều 23 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007);

Căn cứ khoản 4 Điều 3 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá Điều 3 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành danh mục các sản phẩm có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hoá nhóm 2) kèm theo Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN ngày 20/03/2009 là cơ sở quan trọng để cụ thể hoá các đối tượng QCVN.

2. Quan điểm tiếp cận quản lý và xác định đối tượng, loại QCVN

Việc xác định lĩnh vực, đối tượng, loại quy chuẩn kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước theo chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ, đặc biệt với vai trò đầu mối giúp Chính phủ triển khai việc thực thi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế trong những năm gần đây khi khái niệm và thực tiễn về quản lý chuyên ngành đã có nhiều thay đổi theo hướng phải điều chỉnh để phù hợp hơn với các thể chế của nền kinh tế thị trường. Việc quy hoạch hệ thống QCVN chuyên ngành cần đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước một cách toàn diện, có hệ thống và bền vững. Theo kinh nghiệm quản lý của nhiều nước đi trước, việc xác định lĩnh vực, đối tượng quy chuẩn kỹ thuật còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách quản lý vĩ mô và quản lý xã hội với các mục tiêu cần đạt được rất rõ ràng. Trong một chừng mực nhất định, việc xác định các lĩnh vực, đối tượng quản lý đôi khi còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị.

Thực tế hoạt động về xây dựng và ban hành QCKT trên bình diện quốc tế và khu vực cho thấy hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật được tiến hành nhằm đạt được sự cân bằng cần thiết về quyền lợi giữa nhà nước, nhà sản xuất, chế tạo, nhà phân phối, xuất nhập khẩu và người tiêu dùng căn cứ vào sự phân tích rủi ro khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ và bảo vệ người tiêu dùng.

Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật hướng vào việc bảo đảm mức an toàn tối ưu, sự can thiệp tối thiểu của nhà nước vào việc xây dựng và áp dụng các biện pháp cân bằng trong toàn bộ chu trình vận động của sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất, chế tạo, cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng để, một mặt, ngăn ngừa sự xuất hiện trên thị trường sản phẩm, dịch vụ nguy hiểm, hàng giả và, mặt khác, để giảm thiểu rào cản kỹ thuật đối với nhà sản xuất, chế tạo, cung cấp dịch vụ.

Việc xây dựng hệ thống quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ theo tinh thần của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn dưới luật nhằm thống nhất việc quy định một cách cụ thể, có cơ sở khoa học và khả thi các yêu cầu về kỹ thuật và biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hiệu lực của quản lý trong cùng một loại hình văn bản đáp ứng yêu cầu quản lý chuyên ngành của Bộ trong từng thời kỳ, phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường. Những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định lĩnh vực, đối tượng QCVN được xem xét bao gồm:

a) Bản chất, quy mô và mục tiêu quản lý

Đây là vấn đề quan trọng đầu tiên cần quan tâm đề cập đến khi xác định lĩnh vực, đối tượng QCVN. Theo kinh nghiệm quốc tế, những lý do chính phải xây dựng và ban hành QCVN thường là:

- Yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia;

- Bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho con người, cuộc sống và sự tồn tại của động/ thực vật, bảo vệ môi trường;

- Ngăn ngừa các hành động gây mất an toàn, hành vi dối trá, lừa bịp nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên có liên quan, quyền lợi của người tiêu dùng.

Để quyết định sự cần thiết phải quản lý các vấn đề trên bằng sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xây dựng và ban hành QCVN, cần xác định rõ chức năng, vai trò và khả năng của cơ quan này trong việc quản lý các vấn đề nêu trên. Trong thực tế, việc can thiệp của nhà nước để quản lý các vấn đề trên không phải lúc nào cũng là giải pháp tối ưu nhất và việc dùng quy chuẩn kỹ thuật để điều chỉnh các đối tượng quản lý không phải là biện pháp duy nhất. Vì vậy, cần xem xét để xác định làm rõ việc xây dựng và ban hành QCVN để quản lý các vấn đề nêu trên phải là giải pháp đã được cân nhắc trên cơ sở xác định đây là giải pháp tối ưu và có hiệu quả nhất so với các phương án quản lý khác.

Trong thực tế, có nhiều hình thức quản lý của nhà nước đối với một vấn đề cụ thể, phụ thuộc vào mục tiêu, bản chất, quy mô, điều kiện quản lý cụ thể mà cơ quan quản lý có thể lựa chọn xác định cho mình một hình thức quản lý thích hợp. Việc tiếp cận quản lý theo hướng này bao gồm:

- Xác định đối tượng quản lý

- Xác định trọng tâm quản lý đối với đối tượng cụ thể;

- Phân tích, đưa ra các giải pháp, hình thức văn bản quản lý có thể áp dụng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp trên cơ sở kinh nghiệm, kiến thức về đối tượng quản lý và các vấn đề ưu tiên có liên quan đến đối tượng quản lý, ví dụ như ngoài quy chuẩn kỹ thuật có thể đưa ra các giải pháp quản lý thông qua áp dụng các quy định, văn bản pháp luật thông thường có liên quan khác (Thông tư cấp Bộ) để quy định áp dụng các biện pháp bắt buộc áp dụng hoặc để hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định pháp luật; giải pháp thông qua các chương trình giáo dục, áp dụng các tiêu chuẩn tự nguyện; áp dụng các quy phạm thực hành (Code of practice); áp dụng các quy định tự quản của các doanh nghiệp hoặc xây dựng và ban hành quy chế chung v.v…

- Lựa chọn phương án tối ưu, khả thi nhất và với chi phí ít nhất có thể và mang lại các lợi ích tối ưu cho xã hội. Phương án được lựa chọn phải là phương án được cân nhắc trên cơ sở phân tích những điều kiện cụ thể của quản lý.

Việc xác định chính xác vấn đề cần quản lý sẽ làm giảm nguy cơ rủi ro trong việc lựa chọn các phương án thích hợp cho hành động của cơ quan quản lý hoặc là bỏ lỡ các phương án giải quyết vấn đề có hiệu quả hơn, làm giảm khả năng đưa ra các giải pháp, quy định quản lý thái quá không cần thiết. Những giải pháp, quy định quản lý trở nên thái quá khi mà mức độ và/hoặc bản chất của các giải pháp, quy định quản lý dự kiến quy đinh trong quy chuẩn kỹ thuật là cao hơn yêu cầu quản lý cần thiết. Kết quả của việc đưa ra các giải pháp, quy định quản lý thái quá sẽ làm gia tăng chi phí đối với các hoạt động của nền kinh tế, ví dụ như thông qua việc làm gia tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh, tính sáng tạo hoặc giảm sự lựa chọn của khách hàng.

Khi đã xác định được bản chất của vấn đề cần quản lý, tầm quan trọng và quy mô quản lý là những yếu tố cần được xem xét thông qua công cụ “đánh giá rủi ro”. Bản chất của quá trình đánh giá rủi ro là qúa trình xem xét, đánh giá các rủi ro do thực hiện hoặc không thực hiện các yêu cầu, quy định quản lý được đưa ra trong khuôn khổ quy chuẩn kỹ thuật dựa trên các thông tin tin cậy về khoa học kỹ thuật công nghệ có liên quan, phân tích vòng đời của sản phẩm và tác động của sản phẩm đối với người sử dụng cuối cùng được dự kiến.

Việc xác định lĩnh vực, đối tượng của QCKT cũng rất liên quan đến khả năng tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật đã được quy định trong Điều 6 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể là:

a) Quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

b) Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại.

c) Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật phải:

- Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội;

- Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc không ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia làm cơ sở để xây dựng quy chuẩn kỹ thuật,;

- Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;

- Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.

b) Quy định của pháp luật về đối tượng, loại QCKT và kinh nghiệm quốc tế

Việc xác định đối tượng cụ thể của quy chuẩn kỹ thuật cũng cần được đối chiếu với quy định về đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Điều 3 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và cụ thể hoá trong Điều 2 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP, bao gồm:

a) Sản phẩm, hàng hoá được sản xuất để sử dụng trong nước; sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu; sản phẩm, hàng hoá nhập khẩu;

b) Dịch vụ liên quan đến các hoạt động sau: thương mại; bưu chính, viễn thông; công nghệ thông tin; xây dựng; giáo dục, đào tạo; lao động, dạy nghề; tài chính; ngân hàng; y tế; du lịch; văn hoá, giải trí; thể dục, thể thao; giao thông, vận tải; khoa học, công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; an ninh, an toàn; nông nghiệp và phát triển nông thôn; thuỷ sản; tài nguyên và môi trường; các dịch vụ khác phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

c) Quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, vận hành, bảo hành, bảo trì, tái chế, tiêu huỷ, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các quá trình khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

d) Môi trường đất, nước, không khí; tiếng ồn, độ rung, bức xạ, phóng xạ; chất thải rắn, nước thải, khí thải; phương tiện, công cụ và hoạt động quản lý, bảo vệ và gìn giữ môi trường;

e) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội cần được xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Việc xác định các đối tượng của QCVN theo yêu cầu quản lý nêu trên của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tiếp cận phân loại theo nội dung QCVN (QCKT chung, QCKT an toàn, QCKT môi trường, QCKT qúa trình, QCKT dịch vụ theo Điều 28 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).

Theo nguyên tắc tiếp cận trên, việc quản lý chung các yếu tố tổng hợp của đối tượng QCKT là căn cứ để xem xét đối tượng QCKT, trong đó yêu cầu quản lý chung sẽ là cơ sở để sàng lọc các đối tượng phù hợp, trong số các đối tượng được liệt kê

Việc xác định đối tượng của QCKT theo đặc tính của các yêu cầu về an toàn cũng có thể là căn cứ để lựa chọn các đối tượng cụ thể có liên quan thuộc lĩnh vực quản lý có thể đưa vào danh mục đối tượng QCKT, trong đó các yếu tố an toàn sau đây cần được xem xét cụ thể: an toàn bức xạ; an toàn sinh học; an toàn nổ; an toàn cơ học; an toàn cháy; an toàn hạt nhân và phóng xạ; an toàn tương thích điện từ...

Đối với nội dung qúa trình và dịch vụ, việc xác định đối tượng QCKT có khó khăn hơn do tính phức tạp và khó định dạng của các yêu cầu quy định làm cho việc xác định nội dung nào của qúa trình hoặc dich vụ cần quản lý trong khuôn khổ QCKT, hoặc nội dung nào chỉ cần quy định trong tiêu chuẩn trở nên khó khăn hơn. Trường hợp này, việc xác định đối tượng QCKT được tiến hành một cách gián tiếp thông qua nội dung cụ thể về qúa trình và dịch vụ được xác định cần phải quản lý và giám sát chặt chẽ bằng QCKT.

Việc xác định đối tượng QCVN cần hướng tới việc cải thiện tình hình quản lý phù hợp với bối cảnh kinh tế mới, quy định của pháp luật và cam kết hội nhập trên cơ sở xem xét tổng thể vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành cụ thể, sao cho việc xác định đối tượng này góp phần quản lý mang tính hệ thống, logic và khả thi tránh chồng chéo, bỏ sót đối tượng quản lý, nhưng không đi vào quản lý quá chi tiết. Theo quan điểm này, số lượng QCVN nên cố gắng giới hạn ở mức mức ít nhất có thể, đồng thời cần có lộ trình cho việc xây dựng và ban hành các QCVN theo thứ tự ưu tiên tuỳ theo mức độ cấp thiết, quan trọng của đối tượng, vấn đề quản lý. Những yếu tố quan trọng về an toàn vệ sinh và an toàn sinh học được lưu tâm đặc biệt khi xác định đối tượng QCVN trong lĩnh vực này. Nhìn chung, các yêu cầu khi xác định đối tượng QCVN được thiết lập dựa trên các chuẩn cứ có cơ sở khoa học về an toàn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và khả năng tác động xấu đến môi trường xung quanh. Các yêu cầu về giảm nguy cơ gây mất an toàn (rủi ro) đến mức độ chấp nhận được đối với các đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật cần được cụ thể hoá trong các QCVN cho các nhóm sản phẩm đồng nhất.

Nhìn chung, các yêu cầu được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật theo cách tiếp cận nêu trên được thiết lập dựa trên các chuẩn cứ có cơ sở khoa học về an toàn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và khả năng tác động xấu đến môi trường xung quanh.

Trong thực tế, việc xác định đối tượng sản phẩm cụ thể của Quy chuẩn kỹ thuật, theo kinh nghiệm của Cộng đồng Châu Âu (EC) và quốc tế, có thể thực hiện theo nguyên tắc tiếp cận phân loại sản phẩm để xác định đối tượng QCKT theo mức độ rủi ro.

Theo quy định tại Điều 28 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các loại quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:

a) Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình.

b) Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:

- Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân;

- Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người;

- Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật.

c) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải.

d) Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa.

e) Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số nước khu vực Châu Á-Thái bình dương được tổng hợp trong tài liệu hướng dẫn xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật của APEC, quy chuẩn kỹ thuật có thể được phân loại một cách quy ước theo cách thức thể hiện các yêu cầu trong quy chuẩn kỹ thuật như sau:

a) QCKT quy định các yêu cầu kỹ thuật cụ thể (sau đây viết tắt là QCKT 1);

b) QCKT quy định các yêu cầu kỹ thuật chung (sau đây viết tắt là QCKT 2);

c) QCKT quy định các yêu cầu kỹ thuật thông qua việc viện dẫn tiêu chuẩn (sau đây viết tắt là QCKT 3).

Việc sử dụng các loại QCKT nêu trên trong thực tế cần rất linh hoạt nhằm đem lại hiệu quả tối ưu cho việc quản lý các đối tượng, ví dụ trong trường hợp một đối tượng của QCKT có thể áp dụng được cả loại QCKT 1 lẫn loại QCKT 2 thì ưu tiên áp dụng QCKT 1 liên quan đến quy định các yêu cầu về an toàn (các yếu tố gây mất an toàn, rủi ro, các chỉ tiêu cụ thể). Các phương thức đánh giá sự phù hợp cần được lựa chọn để phù hợp với đối tượng cụ thể của QCKT.

3. Xác định đối tượng QCVN thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Căn cứ quy định có liên quan tại Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008; Điều 23 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ; nhu cầu thực tế quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, các lĩnh vực quản lý chuyên ngành cần xây dựng và ban hành QCVN của Bộ được xác định bao gồm:

- Lĩnh vực đo lường chất lượng;

- Lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân;

- Lĩnh vực các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và các lĩnh vực khác.

Đối tượng QCVN cụ thể trong các lĩnh vực quản lý chuyên ngành nêu trên của Bộ Khoa học và Công nghệ được xác định trên cơ sở các quan điểm tiếp cận quản lý và xác định đối tượng QCVN như đã nêu ở trên như sau:

- Trong lĩnh vực đo lường chất lượng

Trong điều kiện của Việt Nam theo tinh thần của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, trong 5 loại quy chuẩn kỹ thuật thì vấn đề chất lượng không xếp được vào trong loại nào do vấn đề chất lượng thường được gắn liền với đối tượng sản phẩm cụ thể. Việc quản lý chất lượng nói chung và quản lý chất lượng các sản phẩm thuộc các lĩnh vực quản lý chuyên ngành cũng được các Bộ, ngành thực hiện trên cơ sở sự phân công của Chính phủ trong các Nghị định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức. Như vậy việc xác định đối tượng QCVN trong lĩnh vực đo lường chất lượng thực chất là chỉ thực hiện đối với hoạt động đo lường pháp định (hợp pháp).

Hiện nay, hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực đo lường được thực hiện trên cơ sở Pháp lệnh Đo lường năm 1999, hoạt động quản lý này đang được điều chỉnh cho phù hợp trong dự thảo Luật đo lường dự kiến sẽ trình quốc hội thông qua vào Quí II năm 2011. Theo tinh thần của các văn bản pháp luật hiện hành về đo lường, các đối tượng quản lý chính hiện nay bao gồm: đơn vị đo; chuẩn đo lường; phương tiện đo, phép đo (trong giao nhận thương mại, bảo đảm an toàn sức khoẻ, hoạt động công vụ nhà nước, và hoạt động giám định, tư pháp) và hàng đóng gói sẵn. Để quản lý các đối tượng trên, theo tinh thần của Pháp lệnh Đo lường, Chính phủ và Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản quản lý (bao gồm Nghị định, Thông tư hướng dẫn, Quyết định...) có liên quan. Việc ban hành các văn bản dưới luật để quản lý các đối tượng nêu trên tiếp tục được định hướng trong dự thảo Luật Đo lường.

Tuy nhiên, lĩnh vực đo lường cũng là một trong lĩnh vực quản lý cần xây dựng QCVN theo quy định hiện hành của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định 127/2007/NĐ-CP. Trong số các đối tưọng nêu trên, các phương tiện đo phục vụ cho giao nhận thương mại, đảm bảo an toàn-sức khoẻ và phục vụ cho công vụ, giám định và tư pháp thuộc đối tượng quan tâm của QCVN. Trên cơ sở quan điểm tiếp cận và các phân tích nêu trên, kinh nghiệm xây dựng các QCKT của Cộng đồng Châu Âu và một số nước, các đối tượng chính của QCVN trong lĩnh vực đo lường được xác định có thể bao gồm:

1) Đo lường đối với hàng đóng gói sẵn;

2) Phương tiện đo dung tích -lưu lượng, đo khí, đo điện, đo nhiệt, đo hoá lý sử dụng trong giao nhận thương mại (ví dụ: Đồng hồ nước, đồng hồ đo khí đốt, thiết bị đo điện, thiết bị đo nhiệt, cột đo xăng dầu, taximeter, cân không tự động....);

3) Phương tiện đo, phép đo phục vụ cho đảm bảo an toàn và sức khoẻ;

4) Phương tiện đo, phép đo phục vụ phục vụ cho hoạt động công vụ, giám định, tư pháp.

Tuy nhiên, việc xác định loại văn bản quản lý đối với các đối tượng trên còn bị chi phối và phụ thuộc vào quy định của Luật Đo lường hiện đang được dự thảo và dự kiến trình Quốc hội ban hành.

- Trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân

Trong thực tế, hoạt động quản lý chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân, được điều chỉnh bởi Luật Năng lượng nguyên tử (2007) và các văn bản dưới Luật đang được triển khai thực hiện.

Việc xác định đối tượng QCVN cần hướng tới việc quản lý đồng bộ các vấn đề về an toàn bức xạ và hạt nhân, trong đó đặc biệt lưu ý phục vụ cho triển khai chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam và việc tăng cường sử dụng các trang thiết bị trong nhiều lĩnh vực có sử dụng năng lượng hạt nhân và các chất phóng xạ. Việc xác định đối tượng QCVN cũng tính đến xu hướng cải thiện tình hình quản lý phù hợp với bối cảnh kinh tế mới, quy định của pháp luật và cam kết hội nhập trên cơ sở xem xét tổng thể vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân, sao cho việc xác định đối tượng này góp phần quản lý mang tính hệ thống, logic và khả thi tránh chồng chéo, bỏ sót đối tượng quản lý, nhưng không đi vào quản lý quá chi tiết.

Theo quan điểm này, số lượng QCVN nên cố gắng giới hạn ở mức ít nhất có thể, nhóm lại thành nhóm các đối tượng có các đặc tính hoạt động kỹ thuật và quản lý gần nhau, đồng thời cần có lộ trình cho việc xây dựng và ban hành các QCVN theo thứ tự ưu tiên tuỳ theo mức độ cấp thiết, quan trọng của đối tượng, vấn đề quản lý. Nhìn chung, các yêu cầu khi xác định đối tượng QCVN được thiết lập dựa trên các chuẩn cứ có cơ sở khoa học về an toàn sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và khả năng tác động xấu đến môi trường xung quanh. Các yêu cầu về giảm nguy cơ gây mất an toàn (rủi ro) đến mức độ chấp nhận được đối với các đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật cần được cụ thể hoá trong các QCVN.

Trên cơ sở quan điểm tiếp cận và các phân tích nêu trên, các đối tượng chính của QCVN trong lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân được xác định bao gồm:

- An toàn bức xạ;

- An toàn hạt nhân:

+ Khảo sát, đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân;

+ Thiết kế nhà máy điện hạt nhân;

+ Xây dựng, lắp đặt nhà máy điện hạt nhân;

+ Vận hành nhà máy điện hạt nhân.

- Trong lĩnh vực sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và lĩnh vực khác

Trong thực tế, trước đây hoạt động quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản phẩm, hàng hoá cụ thể của Bộ Khoa học và Công nghệ đã được Chính phủ phân công trong một số văn bản quản lý như Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 7/3/2006 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng... Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều cơ chế quản lý đã thay đổi theo các quy định của pháp luật hiện hành, nhất là sau khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá (2007) được ban hành, hoạt động quản lý chuyên ngành trong hai lĩnh vực trên đã có những tiếp cận thay đổi theo sự phân công phân cấp rõ ràng đối với các đối tượng sản phẩm cụ thể, trong đó vai rò của Bộ Khoa học và Công nghệ mang tính điều phối chung và chỉ chịu trách nhiệm đối với một số lĩnh vực sản phẩm cụ thể. Căn cứ thực tế quản lý trong thời gian qua, theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Danh mục các sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (Danh mục sản phẩm, hàng hoá nhóm 2) kèm theo Thông tư số 01/2009/TT-BKHCN ngày 20/03/2009. Các sản phẩm, hàng hoá này, theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá là đối tượng phải xây dựng và ban hành QCVN.

Trên cơ sở quan điểm tiếp cận và các phân tích nêu trên, các đối tượng QCVN trong lĩnh vực các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và lĩnh vực khác được xác định bao gồm:

- Tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị điện, điện tử gia dụng và mục đích sử dụng tương tự;

- Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá khác theo sự phân công của Chính phủ, có thể gồm:

+ Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực quản lý mang tính liên ngành;

+ Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực mang tính đặc thù;

+ Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực mới nảy sinh, chưa phân công cho các Bộ, ngành quản lý nhưng cần phải triển khai xây dựng QCVN kịp thời để thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các đối tượng này.

4. Xác định loại QCVN

Các loại QCVN được xác định cho các đối tượng QCVN tương ứng thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Khoa học và Công nghệ được xác định nêu trên bao gồm như sau:

1) Lĩnh vực đo lường

TT

Đối tượng QCKT

Loại QCKT

1.

Đo lường đối với hàng đóng gói sẵn

QCVN chung

2.

Phương tiện đo dung tích-lưu lượng, đo khí, đo điện, đo nhiệt, đo hoá lý sử dụng trong giao nhận thương mại (ví dụ Đồng hồ nước, đồng hồ đo khí đốt, thiết bị đo điện, thiết bị đo nhiệt, cột đo xăng dầu, taximeter, cân không tự động....)

QCVN chung

3.

Phương tiện đo, phép đo phục vụ cho đảm bảo an toàn và sức khoẻ

QCVN an toàn

4.

Phương tiện đo, phép đo phục vụ phục vụ cho hoạt động công vụ, giám định, tư pháp..

QCVN chung

2) Lĩnh vực an toàn bức xạ và hạt nhân

TT

Đối tượng QCKT

Loại QCKT

1.

An toàn bức xạ

QCVN an toàn

2.

An toàn hạt nhân

QCVN an toàn

2.1

Khảo sát, đánh giá địa điểm nhà máy điện hạt nhân

QCVN an toàn

2.2

Thiết kế nhà máy điện hạt nhân

QCVN an toàn

2.3

Xây dựng, lắp đặt nhà máy điện hạt nhân

QCVN an toàn

2.4

Vận hành nhà máy điện hạt nhân

QCVN an toàn

3) Trong lĩnh vực sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và lĩnh vực khác

Đối tượng QCVN

Loại QCVN

1. Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình

Tương thích điện từ (EMC) đối với các thiết bị điện, điện tử gia dụng và mục đích sử dụng tương tự

QCVN an toàn

 

2. Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình khác theo sự phân công của Chính phủ

Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực quản lý mang tính liên ngành

Quy chuẩn kỹ thuật chung, QCVN an toàn

Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực mang tính đặc thù (Thép xây dựng, thép cán nguội, LPG....)

Quy chuẩn kỹ thuật chung, QCVN an toàn

Các đối tượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình thuộc lĩnh vực mới nảy sinh, chưa phân công cho các Bộ ngành quản lý nhưng cần phải triển khai xây dựng QCVN kịp thời để thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các đối tượng này

Quy chuẩn kỹ thuật chung, QCVN an toàn