Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1196/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 06 tháng 4 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM VĂN HÓA - THỂ THAO XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2015 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BVHTTDL ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư 12/2010/TT-BVHTTDL ;

Căn cứ Nghị quyết số 139/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VIII, kỳ họp thứ 12 về thông qua Đề án xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 29/TTr-SVHTTDL ngày 13/02/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015 - 2025, định hướng đến năm 2030 với nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

- Đến năm 2025: Bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao cấp xã với nhiều nội dung phong phú đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phục vụ tốt nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa - thể thao của nhân dân.

- Đến năm 2030: Hoàn thiện bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nội dung hoạt động văn hóa, thể thao cấp xã theo quy định.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2015: Tối thiểu 20% xã, phường, thị trấn được thành lập bộ máy, đội ngũ cán bộ Trung tâm Văn hóa - Thể thao và đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động văn hóa, thể thao.

- Đến năm 2020: 50% xã, phường, thị trấn được thành lập bộ máy, đội ngũ cán bộ Trung tâm Văn hóa - Thể thao và đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động văn hóa, thể thao.

- Đến năm 2025: 100% xã, phường, thị trấn được thành lập bộ máy, đội ngũ cán bộ và đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động văn hóa, thể thao.

- Đến năm 2030: 100% xã, phường, thị trấn hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cấp xã theo quy định.

II. Về tổ chức bộ máy:

1. Chức năng: Tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí; bảo tồn, phát huy các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao dân tộc; bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, thể dục - thể thao; nâng cao dân trí và mức hưởng thụ văn hóa, thể thao cho nhân dân; thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao; phục vụ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Nhiệm vụ:

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động tháng, quý, năm trình UBND cấp xã phê duyệt; tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt;

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa cấp xã, trình Chủ tịch UBND xã phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định;

- Đề xuất, tham mưu UBND cấp xã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã; thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao trong phạm vi cấp xã;

- Phối hợp với các ngành, đoàn thể cấp xã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao ở xã; hỗ trợ chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà văn hóa, câu lạc bộ văn hóa, thể dục - thể thao ở các thôn - khối phố; xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ chuyên môn, cộng tác viên, hướng dẫn viên của địa phương; quản lý tài sản, tài chính được giao theo quy định hiện hành; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực tiễn và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc;

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, vui chơi giải trí cho nhân dân;

- Chuẩn bị lực lượng tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao do cấp huyện tổ chức.

3. Quyền hạn:

- Kiến nghị với UBND cấp xã và cơ quan quản lý chuyên môn cấp trên về những vấn đề có liên quan đến tổ chức, nhân sự và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã;

- Được ngân sách Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; trợ cấp cán bộ, cộng tác viên và hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

- Được cử, phối hợp cử cán bộ và lực lượng tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, các giải thể thao do cơ quan chuyên ngành cấp trên tổ chức;

- Được mời những người có chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực văn hóa, thể dục - thể thao để chỉ đạo, hướng dẫn hoặc dàn dựng các chương trình hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Được liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể dục - thể thao, vui chơi giải trí... trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật.

4. Cơ cấu, tổ chức:

- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã do UBND cấp huyện thành lập trên cơ sở sáp nhập các cơ sở hiện có ở cấp xã như: Nhà văn hóa, Sân vận động, Nhà tập luyện thể dục - thể thao, Đài Truyền thanh, Trung tâm học tập cộng đồng, Khu vui chơi trẻ em, Bưu điện văn hóa...

- Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành trực tiếp của UBND cấp xã; chịu sự hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện và chịu sự quản lý nhà nước của Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện.

- Tổ chức, cán bộ: Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Kế toán, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và các thành viên:

+ Chủ nhiệm: Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách Văn hóa - Xã hội kiêm nhiệm; do Chủ tịch UBND cấp xã trình Chủ tịch UBND cấp huyện bổ nhiệm; Chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp xã và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm.

+ Phó Chủ nhiệm là Công chức Văn hóa - Xã hội, người giúp Chủ nhiệm phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

+ Kế toán: Do kế toán UBND cấp xã kiêm nhiệm.

+ Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ: Cán bộ văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, đài truyền thanh, gia đình...

+ Thành viên kiêm nhiệm là lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã, Hiệu trưởng trường học trên địa bàn, cán bộ chuyên trách Trung tâm học tập cộng đồng... và những người tự nguyện, nhiệt tình, có khả năng tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao ở địa phương.

+ Trình độ:

* Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Kế toán: Theo quy định tiêu chuẩn công chức hiện hành.

* Cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ: Đến năm 2020 có trình độ Trung cấp văn hóa hoặc chuyên ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn trở lên.

III. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất

1. Nội dung đầu tư:

a) Hội trường văn hóa đa năng:

- Đối với những xã, phường, thị trấn đã có hội trường Ủy ban nhân dân hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng, trung tâm học tập cộng đồng: Tận dụng hội trường sẵn có để mở rộng, nâng cấp thành hội trường văn hóa đa năng đảm bảo diện tích và công năng sử dụng theo quy định.

- Đối với những xã, phường, thị trấn chưa có hội trường Ủy ban nhân dân hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng, trung tâm học tập cộng đồng: Bố trí đất để đầu tư xây dựng mới hội trường văn hóa đa năng, có sân khấu biểu diễn, phòng chức năng và hệ thống vệ sinh, nhà để xe, sân khấu ngoài trời.

b) Phòng chức năng:

- Những xã, phường, thị trấn đã có Bưu điện văn hóa có thể lồng ghép, phối hợp sử dụng thành phòng đọc sách báo, thư viện thì không xây phòng đọc sách báo, thư viện.

- Đối với những xã, phường, thị trấn chưa có: Đầu tư xây dựng mới.

c) Sân vận động:

- Những xã, phường, thị trấn đã có mặt sân: Đầm nện kỹ, xây dựng rãnh thoát nước, một phía sân có khán đài.

- Những xã, phường, thị trấn chưa có sân bóng đá: Bố trí đất, giải phóng mặt bằng để san ủi, đầm nện kỹ, có rãnh thoát nước, một phía sân có khán đài.

- Những xã, phường, thị trấn không đủ điều kiện để bố trí đất cho sân bóng đá theo quy định, bố trí đất sử dụng cho sân bóng đá mini.

d) Trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng gồm: Thiết bị âm thanh, ánh sáng; thiết bị truyền thanh; thiết bị luyện tập thể dục - thể thao; bàn ghế hội trường; tủ tài liệu và các ấn phẩm văn hóa.

- Đối với những xã, phường, thị trấn chưa có trang thiết bị: Đầu tư mới để hoạt động.

- Đối với những xã, phường, thị trấn đã có nhưng chưa đủ: Đầu tư bổ sung để hoàn thiện.

Ngoài ra, tùy theo đặc điểm của từng địa phương có thể xây thêm bể bơi, sân bãi ngoài trời hoặc các công trình thể thao khác.

2. Quy mô đầu tư cơ sở vật chất:

a) Phạm vi thực hiện:

- Khu vực I : Gồm các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố: Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên, Phú Ninh, Núi Thành (trừ xã đảo, xã miền núi).

- Khu vực II: Gồm các xã, thị trấn thuộc các huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn và các xã còn lại thuộc các huyện, thành phố đã nêu ở khu vực I.

b) Quy mô tối thiểu:

- Hội trường văn hóa đa năng và phòng chức năng:

+ Nhà 01 tầng, từ 200 chỗ ngồi trở lên, có sân khấu biểu diễn, hệ thống vệ sinh, nhà để xe và tối thiểu 03 phòng chức năng đối với xã, phường, thị trấn khu vực I.

+ Nhà 01 tầng, từ 100 chỗ ngồi trở lên, có sân khấu biểu diễn, hệ thống vệ sinh, nhà để xe và tối thiểu 01 phòng chức năng đối với xã, phường, thị trấn khu vực II.

- Sân vận động: Diện tích tối thiểu từ 5.000 - 11.000m2. Sân đất san phẳng, đầm nện kỹ, có rãnh thoát nước, một phía sân có khán đài.

- Trang thiết bị: Bộ thiết bị âm thanh (loa, âm ly, micro, đèn...); bàn, ghế hội trường; có phông, màn sân khấu; tủ đựng tài liệu và các ấn phẩm văn hóa đảm bảo để tổ chức hoạt động; dụng cụ luyện tập thể dục - thể thao phù hợp với phong trào thể dục - thể thao của địa phương.

c) Suất đầu tư:

- Hội trường văn hóa đa năng:

+ Xây mới:

* Đối với xã, phường, thị trấn khu vực I: Tối thiểu 326m2 x 5 triệu đồng = 1.630 triệu đồng.

* Đối với xã, phường, thị trấn khu vực II: Tối thiểu 180m2 x 5 triệu đồng= 900 triệu đồng.

+ Mở rộng, cải tạo, nâng cấp: Theo dự toán thiết kế nhưng không quá 50% so với mức hỗ trợ xây dựng mới.

- Phòng chức năng:

+ Xây mới:

* Đối với xã, phường, thị trấn khu vực I: Tối thiểu 90m2 x 5 triệu đồng = 450 triệu đồng.

* Đối với xã, phường, thị trấn khu vực II: Tối thiểu 30m2 x 5 triệu đồng= 150 triệu đồng.

+ Mở rộng, cải tạo, nâng cấp: Theo dự toán thiết kế nhưng không quá 50% so với mức hỗ trợ xây dựng mới.

- Sân vận động:

+ Xây mới: Sân đất san phẳng, đầm nện kỹ, có rãnh thoát nước: Tối thiểu 985 triệu đồng.

+ Mở rộng, cải tạo, nâng cấp: Theo dự toán thiết kế nhưng không quá 50% so với định mức xây dựng mới:

- Trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng:

+ Chưa trang bị (khu vực I và II): Tối thiểu 300 triệu đồng.

+ Trang bị chưa đủ (khu vực I và II): Tùy theo thực tế nhưng không quá 50% mức trang bị toàn bộ.

d) Cơ chế đầu tư cơ sở vật chất:

- Khu vực I: Ngân sách Trung ương, tỉnh hỗ trợ 70%, ngân sách cấp huyện, xã 30%.

- Khu vực II: Ngân sách Trung ương, tỉnh hỗ trợ 80%, ngân sách cấp huyện, xã 20%.

IV. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất

ĐVT: triệu đồng

TT

Hạng mục

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

 

Tổng cộng vốn đầu tư

57.473

36.328

35.288

34.388

30.295

29.544

36.328

34.388

30.980

29.695

28.602

1

Hội trường đa năng

19.195

13.270

12.455

11.555

9.925

9.924

13.270

11.555

9.925

9.925

9.474

 

Ngân sách TW, tỉnh

13.482

9.964

9.394

8.674

7.533

7.532

9.964

8.674

7.533

7.533

7.172

 

Ngân sách Huyện, xã

5.713

3.306

3.061

2.881

2.392

2.392

3.306

2.881

2.392

2.392

2.302

2

Phòng chức năng

8.550

4.275

4.050

4.050

4.050

3.750

4.275

4.050

4.050

3.900

3.900

 

Ngân sách TW, tỉnh

6.075

3.128

2.970

2.970

2.970

2.730

3.128

2.970

2.970

2.850

2.850

 

Ngân sách Huyện, xã

2.475

1.147

1.080

1.080

1.080

1.020

1.147

1.080

1.080

1.050

1.050

3

Sân bóng

21.178

14.283

14.283

14.283

11.820

11.820

14.283

14.283

12.805

11.820

11.328

 

Ngân sách TW, tỉnh

15.366

10.884

10.884

10.884

9.062

9.047

10.884

10.884

9.751

9.062

8.668

 

Ngân sách Huyện, xã

5.812

3.399

3.399

3.399

2.758

2.773

3.399

3.399

3.054

2.758

2.660

4

Trang thiết bị

8.550

4.500

4.500

4.500

4.500

4.050

4.500

4.500

4.200

4.050

3.900

 

Ngân sách TW, tỉnh

6.165

3.435

3.435

3.435

3.420

3.090

3.435

3.435

3.195

3.090

2.970

 

Ngân sách Huyện, xã

2.385

1.065

1.065

1.065

1.080

960

1.065

1.065

1.005

960

930

2. Kinh phí hoạt động:

a) Năm 2015:

- Ngân sách tỉnh bổ sung phần chênh lệch tăng thêm chi cho con người, đồng thời bố trí thêm nguồn kinh phí để duy trì và tổ chức các hoạt động đối với Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã sau khi được thành lập hàng năm tối thiểu 20 triệu đồng/năm/xã, phường, thị trấn.

- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% đối với các xã thuộc huyện miền núi; 50% đối với các xã thuộc huyện đồng bằng và 30% đối với các xã thuộc huyện, thành phố tự cân đối ngân sách.

- Kinh phí thực hiện:

+ Chi kiêm nhiệm: Thực hiện theo Quyết định số: 10/2012/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam quy định về chức danh, mức phụ cấp, chế độ, chính sách, mức khoán kinh phí chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách xã/phường/thị trấn và ở thôn/tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;

+ Chi hoạt động: 53 xã x 20 triệu đồng/xã = 1.060 triệu đồng.

b) Từ năm 2016 trở đi: Kinh phí hoạt động của bộ máy và tổ chức hoạt động thường xuyên Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã sẽ được cân đối trong định mức phân bổ ngân sách giai đoạn mới theo quy định.

Điều 2. Phân công trách nhiệm thực hiện:

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Hội, đoàn thể liên quan hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, đảm bảo hoạt động có hiệu quả.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành có liên quan trình UBND tỉnh kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá và rút kinh nghiệm; tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện Đề án xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã.

2. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ngành liên quan hướng dẫn các địa phương về công tác nhân sự, đào tạo cán bộ, chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã, phường, thị trấn.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bố trí lồng ghép các nguồn vốn trong dự toán kế hoạch ngân sách hàng năm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã trình UBND tỉnh quyết định.

4. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các ngành liên quan và các địa phương bố trí ngân sách hàng năm đảm bảo tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã trong việc lập, quản lý, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí đúng quy định.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, hướng dẫn các địa phương xây dựng quy hoạch sử dụng đất, tạo thuận lợi cho việc quy hoạch quỹ đất xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới): Hướng dẫn các địa phương lồng ghép nội dung xây dựng Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Hội, đoàn thể tỉnh phối hợp chỉ đạo Mặt trận, Hội, đoàn thể các cấp tham gia với chính quyền trong việc xây dựng, tổ chức hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Quy hoạch sử dụng đất, lập thủ tục giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho việc xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã theo tiêu chí quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Thành lập và chỉ đạo tổ chức hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã theo quy định hiện hành.

- Đưa chương trình xây dựng và hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương.

- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT TU, HĐND, UBMTTQVN tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- CPVP;
- Lưu: VT, KTN, KTTH.
D:Thanh a 2015\Van hoa\QD 300315 QD TChuc
Bo may-hoat dong-XDCSVC-TTVHTT xã.doc

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Phước Thanh