- 1 Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001
- 2 Nghị định 24/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Quảng cáo
- 3 Thông tư 43/2003/TT-BVHTT hướng dẫn Nghị định 24/2003/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh Quảng Cáo do Bộ Văn hoá- Thông tin ban hành
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5 Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1199/QĐ-UBND | Hưng Yên, ngày 30 tháng 6 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2015
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16/11/2001;
Căn cứ Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16/7/2003 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quan điểm xây dựng Quy hoạch:
- Quy hoạch Quảng cáo được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI và Quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2005 - 2010, định hướng đến 2020 đã được phê duyệt; phải phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng huyện, thành phố với mục tiêu Hưng Yên trở thành tỉnh khá trong cả nước vào năm 2015.
- Quy hoạch Quảng cáo (viết tắt là QC) phải nhằm lập lại trật tự về thực hiện QC ngoài trời trên địa bàn toàn tỉnh; QC chỉ được tiến hành trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt.
2.1. Mục tiêu:
- Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Quy hoạch QC ngoài trời tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2008 - 2015 nhằm đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, hoạt động văn hoá, đảm bảo cho công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Hưng Yên và QC sản phẩm kinh tế - xã hội, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần làm đẹp thêm bộ mặt đô thị, góp phần từng bước xây dựng và phát triển Hưng Yên hiện đại và văn minh.
- Tạo điều kiện quản lý tốt hoạt động này để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực, giữ cho môi trường văn hoá của tỉnh luôn lành mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2.2. Nguyên tắc:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về QC, các quy định của pháp luật về xây dựng, giao thông, đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Quy hoạch này phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2005 - 2020 và quy hoạch phát triển các hoạt động văn hoá thông tin giai đoạn 2001 - 2005, định hướng đến 2010; phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị của tỉnh và nhu cầu về đời sống kinh tế - văn hoá của nhân dân trong thời điểm hiện tại và tương lai; phù hợp với nhu cầu, điều kiện phát triển du lịch, vui chơi giải trí của mọi tầng lớp nhân dân và du khách.
- QC ngoài trời phải góp phần thúc đẩy hoạt động QC trở thành một ngành dịch vụ quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá.
- Quy hoạch QC ngoài trời vừa đảm bảo tính đa dạng vừa có tính thống nhất tổng thể để đưa vào quy hoạch chung của tỉnh. Đồng thời, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động QC; đảm bảo phục vụ tốt cho công tác quản lý. Đảm bảo sự thống nhất các sở, ngành có liên quan để phối hợp quản lý và là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện việc cấp phép và xử lý vi phạm trong hoạt động QC.
- Phải tính toán kỹ các nội dung, địa điểm thực hiện, kiểu dáng, kích thước, chất liệu cho từng loại hình QC, đảm bảo chiếm diện tích đất nhỏ nhất về thân trụ cũng như giải pháp móng đem lại hiệu quả kinh tế cao; vừa đảm bảo mỹ quan chung, vừa đảm bảo lượng thông tin QC cần thiết, vừa đảm bảo về tầm nhìn của người tham gia giao thông trên từng tuyến đường, từng khu vực với góc nhìn tốt nhất đối với mắt người trong môi trường bình thường là 27 độ nhìn thẳng và 60 độ với khoảng cách lớn nhìn xiên (từ lề đường bên này sang lề đường bên kia) để đảm bảo hiệu quả quảng cáo và an toàn giao thông theo quy định.
3. Quy hoạch chung về QC ngoài trời trên địa bàn tỉnh đến năm 2015
3.1. Quy hoạch Quảng cáo chính trị:
- Mỗi huyện, thành phố dành ít nhất 05 vị trí thuận lợi ở khu trung tâm văn hoá, trung tâm thương mại, công viên, khu vui chơi, giải trí của các huyện, thành phố và khu vực thị tứ, nơi có nhiều người qua lại, đẹp, trang trọng (những mảng tường lớn, trên các tường cao rộng, ở các ngã ba, ngã tư đường)... để dựng giàn tranh hoặc panô, bảng, bảng tấm lớn một hoặc hai trụ cho 2, 3 mặt phục vụ nhiệm vụ chính trị có tính ổn định, chiến lược, lâu dài.
- Ở các tuyến đường Quốc lộ tại khu vực ranh giới giữa các huyện, thành phố với các tỉnh bạn như huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Văn Giang, Phù Cừ, Ân Thi, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên cần ưu tiên quy hoạch những điểm QC để đặt các panô hoặc giàn tranh hoành tráng, bảng chào, bảng có nội dung tuyên truyền chung cho tỉnh.
- Ranh giới đầu mối ở các huyện tiếp giáp đặt bảng chào;
- Ranh giới hoặc gần ranh giới đầu mối ở các huyện tiếp giáp ưu tiên một số vị trí để đặt các panô tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị.
- Panô cỡ nhỏ đặt trên dải phân cách có đủ khoảng trống ở các tuyến đường giao thông một chiều và bố trí ở trung tâm các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn.
- Đối với loại tuyên truyền cho các ngày lễ, ngày tết, ngày kỷ niệm, các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh mang tính nhất thời, dùng băng rôn, khẩu hiệu, panô... treo ở những nơi trung tâm các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn, trên các trục đường chính của tỉnh, nhất là nơi có đông người qua lại (treo từng đợt gắn với các ngày lễ, ngày tết, ngày kỷ niệm và các sự kiện trên).
+ Băng rôn có kích thước: 0,8m x 10m. Tùy theo tuyến đường và treo ngang đường hoặc dọc theo 2 hai bên đường: Khoảng cách tối thiểu là 200m một băng rôn.
- Đối với các sở, ngành, đoàn thể tiến hành QC phục vụ nhiệm vụ chính trị ở hình thức bảng, phải đảm bảo đúng theo quy định sau:
+ Diện tích: 3,0m x 6,0m = 18m2
+ Độ cao: Từ mặt đường lên mép trên của bảng là 6,0m
+ Kiểu dáng: Bảng hình chữ nhật, một hoặc hai cột, khung thép, mặt bạt
- Ở các cơ quan, đơn vị, ở trung tâm hành chính của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh bố trí trạm tin (hoặc bảng tin) theo quy định sau:
+ Kích thước bảng tin: 1,3m x 2,0m = 2,6m2
+ Độ cao: Từ mặt đường lên mép trên của trạm tin là 2,2m
+ Kiểu dáng: Bảng kiên cố hình chữ nhật có mái che hình chữ V
+ Màu sắc: Xanh copan 40%.
- Bảng hiệu (biển hiệu) của các đơn vị hành chính Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện theo quy định sau:
+ Vị trí: Bảng tên cơ quan được gắn tại cổng chính phải đảm bảo tính trang nghiêm và phù hợp với kiến trúc của công trình
+ Kích thước: không nhỏ hơn 45cm x 35cm
+ Cách thể hiện trên bảng hiệu:
* Kiểu chữ thống nhất bằng tiếng Việt, chữ in hoa.
* Tên cơ quan phải chính xác với tên quy định tại văn bản của cơ quan có thẩm quyền thành lập.
* Địa chỉ: Cỡ chữ không lớn hơn 1/3 cỡ chữ của tên cơ quan bao gồm: Số nhà, tên đường phố, huyện, thành phố.
* Đối với các cơ quan cần thể hiện tên gọi bằng tiếng nước ngoài phải ghi ở phía dưới và cỡ chữ không lớn hơn 2/3 cỡ chữ tên gọi bằng tiếng Việt.
* Đối với cơ quan có biểu tượng (lô gô) đã đăng ký theo quy định của pháp luật được đặt ở vị trí chính giữa và ở phía trên tên gọi cơ quan.
* Màu sắc bảng tên cơ quan:
Nền bảng tên và chữ thể hiện trên bảng tên cơ quan được sử dụng hai màu khác nhau, phải đảm bảo sự tương quan, hài hoà về màu sắc, bền đẹp và rõ. Cụ thể gồm có các tổ hợp màu sắc như sau: Biển tên đồng (màu vàng), chữ màu đỏ; biển tên Inox (màu trắng), chữ màu đỏ. Biển tên bằng chất liệu đá: Nền màu ghi, chữ màu đỏ; nền màu đỏ, chữ màu vàng hoặc Inox (màu trắng).
3.2. Quy hoạch Quảng cáo thương mại:
- Tổng số bảng QC thương mại tấm lớn trên địa bàn toàn tỉnh: 142 bảng.
- Khoảng cách các bảng QC tấm lớn nằm dọc hai bên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường 5, đường quy hoạch nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đường 39, đường 38, 38B được xác định tối thiểu cách mép đường đến cạnh gần nhất của bảng là 25m.
- Khoảng cách các bảng QC tấm lớn nằm dọc các tuyến đường còn lại, về khoảng cách, được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 2068/QĐ-UBND ngày 04/11/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc điều chỉnh chỉ giới hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tính từ tim đường đến cạnh gần nhất của bảng QC.
- Riêng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và những đường hình thành sau Quy hoạch này sẽ căn cứ theo quy định của Pháp luật hiện hành và cơ sở thực tế để xác định vị trí cụ thể cho phù hợp với cảnh quan đô thị. Khi các tuyến đường trên hoàn thành, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm khảo sát thực tế trên cung đường và xác định vị trí cụ thể để bổ sung vào Quy hoạch này.
3.2.1. Dọc hai bên đường cao tốc, quốc lộ:
- Bảng quảng cáo tấm lớn:
+ Đối với dọc hai bên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường 5 và những đường quy hoạch cấp I thuộc tỉnh, đoạn không có nhà:
* Kiểu dáng: Hình chữ nhật 01 cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng (Trong trường hợp đặc biệt về địa hình và điều kiện thực tế của bảng QC không thể làm một trụ được, thì cơ quan chức năng xem xét có thể cho phép 02 trụ).
* Diện tích: Từ 120m2 - 200m2/một mặt. Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 30m2 so với diện tích nêu trên.
* Chiều cao từ mặt đường đến mép dưới của bảng tối đa không quá 15m.
* Khoảng cách giữa các bảng QC đoạn không có nhà: Từ 200m đến 250m theo chiều dọc tuyến đường. Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng QC từ 150m đến 200m.
Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường thì khoảng cách giữa các bảng QC có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 50m so với khoảng cách nêu trên.
+ Đối với dọc hai bên đường cấp II, cấp III đoạn không có nhà: Bố trí đặt các bảng QC theo quy định sau:
* Hình thức kiểu dáng bảng QC: Hình chữ nhật 01 trụ (Trong trường hợp đặc biệt về địa hình và điều kiện thực tế của bảng QC không thể làm một trụ được, thì cơ quan chức năng xem xét có thể cho phép 02 trụ).
* Diện tích từ 100m2 - 150m2/một mặt. Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 20m2 so với diện tích nêu trên.
* Chiều cao từ mặt đường đến mép dưới của bảng tối đa không quá 15m.
- Đối với Bảng quảng cáo tấm nhỏ:
Đối với mỗi tuyến đường phải áp dụng một loaị bảng QC với diện tích, chiều cao, kiểu dáng, khoảng cách thống nhất và lựa chọn trong khoảng giới hạn sau:
+ Đối với đường cao tốc và quốc lộ có dải phân cách có mặt cắt ngang từ 10m trở lên:
* Vị trí: Đặt trong dải phân cách.
* Diện tích: Tối đa 15m2/mặt bảng.
* Chiều cao: Tối đa 6m tính từ mặt đường đến đỉnh của bảng. Chiều ngang của bảng phải nhỏ hơn dải phân cách.
* Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt.
* Khoảng cách: Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề là 100m.
(Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của dải phân cách thì khoảng cách giữa các bảng QC có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 20m so với khoảng cách nêu trên).
+ Đối với đường cao tốc và quốc lộ có dải phân cách có mặt cắt ngang từ 2m đến dưới 10m:
* Vị trí: Đặt trong dải phân cách.
* Diện tích: Tối đa là 10 m2/mặt bảng.
* Chiều cao: Tối đa 5m tính từ mặt dải phân cách đến đỉnh của bảng. Chiều ngang của bảng phải nhỏ hơn dải phân cách.
* Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt.
* Khoảng cách: Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng liền kề là 60m.
(Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của dải phân cách thì khoảng cách giữa các bảng QC có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 10m so với khoảng cách nêu trên).
+ Tại các cột đèn chiếu sáng trên cầu, dải phân cách và lề đường:
* Vị trí: Tại các cột đèn chiếu sáng.
* Diện tích: Chiều cao tối đa 1,2m; chiều rộng tối đa 0,6 m; dày tối đa 0,2m.
* Chiều cao từ mặt đường đến mép dưới của bảng tối đa không quá 6m.
* Khoảng cách: Tuỳ theo tình hình thực tiễn của địa phương và vị trí quy hoạch có thể quy định cách một cột đèn hoặc cách hai cột đèn chiếu sáng đặt 01 bảng.
+ Phải có văn bản đồng ý đặt bảng QC của cơ quan có thẩm quyền quản lý tuyến đường và cột điện đó.
3.2.2. Tỉnh lộ:
- Bảng quảng cáo tấm lớn:
+ Diện tích: Từ 90m2 đến 120m2 một mặt.
+ Chiều cao: Tối đa tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng là 13m.
+ Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.
+ Khoảng cách: Khoảng cách giữa các bảng QC từ 150m đến 200m theo chiều dọc tuyến đường. Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng QC từ 75m - 100m.
(Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường thì khoảng cách giữa các bảng QC có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 25m so với khoảng cách nêu trên).
- Bảng quảng cáo tấm nhỏ:
+ Căn cứ diện tích, chiều cao, kiểu dáng, khoảng cách quy định tại Phần 2, mục I khoản 3.2.1 bảng QC tấm nhỏ để quy định cho từng vị trí.
+ Phải có văn bản đồng ý sử dụng diện tích đặt bảng QC của cơ quan có thẩm quyền quản lý tuyến đường đó.
3.3.3. Huyện lộ:
- Bảng quảng cáo tấm lớn:
+ Diện tích: Từ 40m2 đến 100m2 một mặt
+ Chiều cao: Tối đa tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng là 8,0m
+ Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng
+ Khoảng cách: Khoảng cách giữa các bảng QC từ 100m đến 150m theo chiều dọc tuyến đường. Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng QC từ 75m đến 100m.
(Căn cứ: tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường thì khoảng cách giữa các bảng QC có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 20m so với khoảng cách nêu trên).
- Quảng cáo tấm nhỏ:
+ Căn cứ diện tích, chiều cao, kiểu dáng, khoảng cách (quy định tại Phần 2, mục I khoản 3.2.1 bảng QC tấm nhỏ) để quy định cho từng vị trí
+ Phải có văn bản đồng ý sử dụng diện tích đặt bảng QC của cơ quan có thẩm quyền quản lý tuyến đường đó
3.3.4. Trong nội thành, nội thị:
- Bảng quảng cáo tấm lớn: Chỉ được bố trí khi đảm bảo nguyên tắc được quy định tại quy hoạch này và tại các đường quốc lộ, tỉnh lộ cấp I, II, II khu vực không có nhà dân.
+ Diện tích: Từ 40m2 đến 80m2 một mặt. Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 40m2 so với diện tích nêu trên.
+ Chiều cao: Tối đa 12m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng.
+ Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.
+ Khoảng cách: Khoảng cách giữa các bảng QC từ 150m đến 200m theo chiều dọc tuyến đường. Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng QC từ 75m đến 100m.
(Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương và thực địa của tuyến đường thì khoảng cách giữa các bảng QC có thể điều chỉnh nhưng không được vượt quá giới hạn ± 20m so với khoảng cách nêu trên).
- Bảng quảng cáo tấm nhỏ:
+ Tại các tuyến đường nội thành, nội thị:
* Vị trí: Tối thiểu là 05m tính từ mép đường đến cạnh gần đường nhất của bảng.
* Diện tích : Tối đa 40m2/một mặt.
* Chiều cao: Tối đa 05m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng QC.
* Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt.
* Khoảng cách: Khoảng cách giữa các bảng QC trên cùng tuyến đường tối thiểu là 100m theo chiều dọc tuyến đường.
+ Tại các công viên, vườn hoa:
* Vị trí: Tại hàng rào và trong khuôn viên của công viên, vườn hoa.
* Diện tích: Tối đa 40m2/một mặt.
* Chiều cao: Tối đa 5m tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng QC.
* Kiểu dáng: Một cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt, có thể kết hợp với hộp đèn bên trên, tuỳ theo tình hình thực tế tại các khu vực để quy định cụ thể.
+ Tại khu vực các bến xe, nhà ga, sân vận động:
* Vị trí: Tại khu vực hàng rào bao quanh.
* Diện tích: Tối đa 40m2/một mặt.
* Chiều cao, kiểu dáng và khoảng cách: Tuỳ theo tình hình thực tiễn của địa phương và vị trí quy hoạch để quy định cụ thể cho phù hợp.
- Bảng quảng cáo tại mặt tiền nhà và tại hông tường nhà:
+ Tại mặt tiền nhà:
* Đối với các công trình nhà ở riêng lẻ: Mỗi tầng chỉ đặt một bảng QC với chiều cao tối đa là 1,5m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà, diện tích tối đa là 30m2. Khoảng cách giữa hai bảng QC tại các tầng liền kề tối thiểu là 01m.
* Đối với các căn hộ tại chung cư: Diện tích bảng QC tối đa là 30m2 và không vượt quá 1/3 diện tích mặt căn hộ; chiều cao tối đa là 1,5m, trường hợp có ban công thì chiều cao bảng QC không vượt quá chiều cao của ban công.
* Tại các nhà cao tầng thì không được đặt bảng QC vượt quá tầng 10.
+ Tại hông tường nhà (bao gồm cả bảng QC lắp đặt vào hông tường và thể hiện trực tiếp lên tường nhà).
* Diện tích tối đa đến 60m2 (Đối với những nhà ven các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, có thể điều chỉnh diện tích nhưng không được vượt quá 100m2).
* Khoảng cách tối thiểu giữa hai bảng QC là 01m.
3.3.5. Màn hình điện tử và màn hình LCD:
- Màn hình điện tử:
+ Vị trí: Chọn vị trí thuận lợi ở khu trung tâm văn hoá, trung tâm thương mại, công viên, khu vui chơi, giải trí của các huyện, thành phố và khu vực thị tứ, nơi có nhiều người qua lại, đẹp, trang trọng.
+ Diện tích: Tối đa 100m2/một mặt.
+ Chiều cao: Tối đa 10m tính từ mặt đất đến cạnh dưới của màn hình điện tử.
+ Kiểu dáng: Một cột trụ. Không được dùng âm thanh.
+ Tuỳ theo tình hình thực tiễn của địa phương và vị trí quy hoạch để quy định cụ thể cho phù hợp.
- Màn hình điện tử LCD:
+ Vị trí: Treo đặt tại phía trong trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, sân golf, bệnh viện, nhà ga tầu hoả, nhà ga hàng không, phương tiện vận tải, trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao đa năng, toà nhà cao ốc, thang máy.
+ Diện tích: Tối đa 42 inch.
+ Chiều cao: Tuỳ thực tế tại vị trí treo để quy định cụ thể cho phù hợp.
+ Kiểu dáng: Áp dụng một kiểu dáng thống nhất đối với từng khu vực. Được dùng âm thanh nhưng không vượt quá độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam.
3.3.6. Băng rôn:
- Băng rôn ngang:
+ Vị trí: Treo ở các vị trí cụ thể trên các tuyến đường chính trong nội thị, trung tâm.
+ Kích thước: Rộng 0,8m x dài 10m.
Căn cứ nội dung QC và thực địa đường phố, kích thước của băng rôn có thể điều chỉnh phù hợp với mặt cắt ngang của từng tuyến đường.
+ Chiều cao: Tối thiểu là 3,5m tính từ mặt đường đến cạnh đáy của băng rôn. Nếu địa phương có trụ cột treo băng rôn hai bên đường thì chiều cao từ mặt đường đến đỉnh trụ cột tối thiểu là 07m.
+ Khoảng cách: Tuỳ theo tình hình thực tiễn của địa phương và vị trí quy hoạch để quy định cụ thể cho phù hợp.
- Băng rôn dọc:
+ Vị trí: Tại các cột đèn chiếu sáng ở dải phân cách và cột đèn chiếu sáng ở lề đường.
+ Kích thước: Dài tối thiểu 1,5m; rộng từ 0,6m - 0,8m.
+ Chiều cao: Từ mặt dải phân cách hoặc mặt đường đến cạnh đáy tối đa là 1,4m.
+ Khoảng cách: Tuỳ theo tình hình thực tiễn của địa phương và vị trí quy hoạch để quy định cách một cột đèn hoặc cách hai cột đèn được treo 1 băng rôn.
3.3.7. Điểm quảng cáo rao vặt:
- Vị trí: Bố trí tại một điểm nhất định ở những nơi tập trung đông người như khu dân cư, khu chợ, điểm đỗ xe buýt, bến xe.
- Hình thức và kích thước như trạm tin.
- Kích thước bảng tin: 1,3m x 2,0m = 2,6m2. Căn cứ theo vị trí cụ thể của từng nơi có thể điều chỉnh diện tích ± 1m2.
- Độ cao: Từ mặt đường lên mép trên của trạm tin là 2,2m.
- Kiểu dáng: Bảng kiên cố hình chữ nhật có mái che hình chữ V.
- Màu sắc: Xanh copan.
3.3.8. Bảng hiệu cho các doanh nghiệp và cửa hàng, cửa hiệu, đại lý hàng hoá:
- Nội dung của bảng hiệu theo quy định tại Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá nơi công cộng.
- Kích thước:
+ Chiều dài không được vượt quá chiều rộng của mặt tiền trụ sở của tổ chức, doanh nghiệp, cửa hàng, đại lý.
+ Chiều cao của bảng hiệu không quá 1,5m.
- Cách trình bày trên bảng hiệu:
+ Tên và các thông tin trên bảng phải thể hiện bằng tiếng Việt.
+ Trong trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế và các thông tin khác bằng tiếng nước ngoài thì phải thể hiện ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
+ Lô gô biểu tượng đã được đăng ký sở hữu trí tuệ đặt ở phía trái trên cùng của bảng hiệu; diện tích của lô gô không quá 1/6 diện tích mặt bảng hiệu.
3.4. Một số quy định khác đối với quảng cáo thương mại:
- Không được thực hiện QC ở những nơi quy định của pháp luật về QC không cho phép.
- Không được QC tấm lớn trên nóc nhà.
- Mỗi cửa hàng, cửa hiệu, đại lý không được treo quá 02 bảng QC và 02 bảng hiệu.
4. Quy hoạch chi tiết hệ thống quảng cáo ngoài trời trên địa bàn các huyện, thành phố đến năm 2015
Số lượng, vị trí, mật độ quảng cáo trên địa bàn các huyện, thành phố đến năm 2015 căn cứ vào nguyên tắc quy hoạch và quy hoạch chung, quy định tại mục 2.2, phần 2 và phần 3 tại
Trước khi cấp phép và thực hiện quảng cáo, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức thẩm định điều kiện cụ thể, đảm bảo nguyên tắc quy hoạch và quy hoạch chung, quy định tại mục 2.2, phần 2 và phần 3 tại
5.1. Năm 2009 - 2010:
- Tập trung tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các văn bản pháp quy của Nhà nước về QC để mọi người có nhận thức đầy đủ về loại hình hoạt động này và tham gia hoạt động đúng với ý nghĩa vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính văn hoá.
+ Công khai quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, xây dựng cơ chế chính sách cụ thể, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện nghiêm túc.
- Chấn chỉnh hoạt động QC, dịch vụ QC và đưa công tác quản lý QC từng bước vào nề nếp; khắc phục hiện trạng trái với quy hoạch; đồng thời triển khai việc thực hiện quy hoạch một cách thường xuyên theo quy định của pháp luật và theo phương hướng củng cố hiện trạng đã có, xây dựng mới theo quy chuẩn đã được xác định.
5.2. Giai đoạn 2010 - 2015:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước:
+ Các cơ quan chức năng của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn thực hiện đúng chức năng cơ quan quản lý Nhà nước về QC trên địa bàn. Tiến hành hướng dẫn các thủ tục về QC theo quy định. Thường xuyên kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động QC, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Trước mắt, năm 2009 - 2010 kiểm tra chấn chỉnh, sắp xếp các loại hình QC ngoài trời thuộc hệ thống thông tin cổ động đã có, hệ thống QC thương mại đã được cấp phép, chưa được cấp phép đang hoạt động. Thực hiện nghiêm việc cấp lại, cấp mới giấy phép về QC.
+ Những tổ chức, cá nhân QC vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không thực hiện quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền và những QC lặt vặt không đúng vị trí, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch lập danh sách đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
- Nâng cao trình độ cán bộ: Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý và kiểm tra ở các huyện, thành phố về công tác quản lý QC. Chú ý những vấn đề thường gặp khó khăn trong quá trình kiểm tra, xử lý, như những trường hợp QC kèm bảng hiệu của một số đại lý, cửa hàng bán rượu, thuốc lá.
- Về cơ chế, chính sách:
+ Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia hoạt động, đầu tư QC trên địa bàn tỉnh theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh;
+ Chính sách về đất đai: Việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các hình thức QC theo quy định của pháp luật về đất đai; cơ chế ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư theo quy định của Chính phủ.
* Đối với bảng QC thương mại có diện tích dưới 40m2 thời hạn cho thuê đất tối thiểu là 01 năm và có thể đến 10 năm.
* Đối với bảng QC thương mại có diện tích trên 40m2 thời hạn cho thuê đất tối thiểu là 05 năm và có thể đến 30 năm.
* Đối với những doanh nghiệp nằm kề mặt đường, trong mục đích sử dụng đất của đơn vị không được làm bảng để tự QC cho mình và cho thuê đất để làm bảng QC, nếu đảm bảo các quy định trong Quy hoạch này được xem xét cho phép sử dụng đất trong khuôn viên của đơn vị để đặt bảng tự QC cho mình.
- Đẩy mạnh chính sách xã hội hoá hoạt động QC:
+ Đối với những điểm, những tuyến đường có vị trí hấp dẫn QC, cho phép các nhà đầu tư đặt những bảng QC hai mặt, ba mặt kết hợp QC cho các nội dung chính trị và thương mại trên cơ sở có hoạch định thời điểm QC chính trị và thương mại phù hợp.
+ Huy động nguồn tài trợ cho QC chính trị từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp.
1. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành chức năng liên quan và UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai và quản lý quy hoạch QC ngoài trời tỉnh Hưng Yên đến năm 2015. Tiến hành giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động QC. Đến năm 2010 tổng kết thực hiện quy hoạch giai đoạn 2009 - 2010, trên cơ sở đó đề xuất việc điều chỉnh quy hoạch (nếu có sự thay đổi). Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác quản lý quảng cáo và thực hiện quy hoạch này.
- Trên cơ sở rà soát lại hiện trạng sử dụng đất của các hình thức QC, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thành phố phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất phương án và nhu cầu sử dụng đất cho các loại hình quảng cáo, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và giai đoạn 2010 - 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Thực hiện những bảng QC tấm lớn cho nội dung phục vụ chính trị của tỉnh.
- Thực hiện việc cấp phép về QC theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và tuân thủ quy hoạch đã được ban hành. Trước khi cấp giấy phép phải kiểm tra vị trí thực tế để các phương tiện QC phù hợp với kiến trúc tổng thể toàn khu vực và mối quan hệ đối với những QC gần đó, sao cho khi QC thực hiện sẽ được một tổng thể hài hoà làm tăng vẻ đẹp của cảnh quan không gian nơi đó. Áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong quá trình hướng dẫn thủ tục cấp phép để tránh phiền hà, tốn kém cho các doanh nghiệp và nhân dân, góp phần vào thực hiện cải cách hành chính. Việc cấp giấy phép tiến hành cụ thể như sau:
+ Chủ động cấp phép thực hiện bảng QC tấm lớn trùng với vị trí đã được xác định trong Quy hoạch QC ngoài trời giai đoạn 2009 - 2015.
+ Những trường hợp đã có giấy phép thực hiện QC không nằm trong vị trí quy hoạch, trong quá trình hoạt động không có vi phạm sẽ được xem xét cấp phép chuyển về vị trí quy hoạch (nếu có nhu cầu), đồng thời phải tháo dỡ vô điều kiện phương tiện QC đã có, khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thầm quyền.
+ Những trường hợp nằm trong vị trí quy hoạch, có giấy phép, trong quá trình hoạt động không có vi phạm nhưng không đúng với quy cách thì phải thay đổi cho đúng với quy cách đã quy định tại Quy hoạch này. Trường hợp (đến năm 2010) cố tình không thực hiện, buộc thu hồi giấy phép và tháo dỡ vô điều kiện và bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
+ Những trường hợp thực hiện không có giấy phép trong và ngoài Quy hoạch đều phải ngừng QC, tháo dỡ vô điều kiện và bị xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh hoạt động QC theo quy định của pháp luật và phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch hướng dẫn lập các dự án thực hiện quy hoạch QC tuyên truyền, cổ động chính trị.
3. Sở Xây dựng: Hướng dẫn thực hiện Quy hoạch này về xây dựng; kiểm tra, thoả thuận những vị trí xin phép QC nằm ngoài Quy hoạch và có văn bản thoả thuận trên cơ sở có văn bản đề nghị vị trí xây dựng của sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ cho việc xây dựng bảng QC trong từng giai đoạn; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Sở Tài chính: Cân đối kinh phí hàng năm phục vụ QC chính trị và cho công tác thanh tra, kiểm tra về QC; trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
6. Sở Giao thông: Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi QC vi phạm hành lang giao thông; xem xét để ra văn bản thoả thuận cho những trường hợp bảng QC xin phép đặt trong hành lang giao thông.
7. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thực hiện QC cho đơn vị mình phải thực hiện theo đúng quy định trong Quy hoạch này: Trước khi thực hiện tuyên truyền cho nhiệm vụ của mình phải đăng ký với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để thống nhất vị trí và ma két.
8. UBND các huyện, thành phố: Căn cứ Quy hoạch của tỉnh, quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch trên địa bàn, quản lý theo hướng dẫn của các ngành chức năng: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra hoạt động QC của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động QC thuộc địa bàn mình quản lý.
9. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan: Căn cứ vào Quy hoạch được phê duyệt, chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý Quy hoạch QC và nghiêm chỉnh thực hiện theo Quy hoạch trên địa bàn toàn tỉnh. Các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước và quản lý chuyên ngành các cấp cụ thể hoá việc thực hiện Quy hoạch QC trên địa bàn đảm bảo tính nghiêm minh và phát huy hiệu quả quy hoạch, trong đó đặc biệt quan tâm đến chính sách xã hội hoá hoạt động QC và dịch vụ QC; đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước theo quyền hạn được pháp luật quy định.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Quyết định 614/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời và tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 1556/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 1891/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- 4 Quyết định 3727/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 5 Quyết định 2068/QĐ-UBND năm 2008 điều chỉnh chỉ giới hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 6 Quyết định 1036/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch Quảng cáo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7 Nghị định 11/2006/NĐ-CP về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
- 8 Quyết định 33/2005/QĐ-UB phê duyệt bổ sung quy hoạch các vị trí cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn quận Phú Nhuận, năm 2005 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9 Quyết định 27/2005/QĐ-UB phê duyệt bổ sung quy hoạch các vị trí quảng cáo ngoài trời trên địa bàn quận 9, năm 2005 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10 Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng
- 11 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 12 Thông tư 43/2003/TT-BVHTT hướng dẫn Nghị định 24/2003/NĐ-CP thi hành Pháp lệnh Quảng Cáo do Bộ Văn hoá- Thông tin ban hành
- 13 Nghị định 24/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Quảng cáo
- 14 Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001
- 1 Quyết định 33/2005/QĐ-UB phê duyệt bổ sung quy hoạch các vị trí cổ động chính trị và quảng cáo ngoài trời trên địa bàn quận Phú Nhuận, năm 2005 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2 Quyết định 27/2005/QĐ-UB phê duyệt bổ sung quy hoạch các vị trí quảng cáo ngoài trời trên địa bàn quận 9, năm 2005 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Quyết định 3727/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4 Quyết định 1891/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- 5 Quyết định 1556/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 6 Quyết định 1036/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch Quảng cáo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7 Quyết định 614/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời và tuyên truyền cổ động trực quan trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030