ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2006/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 02 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999, Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 và Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chánh văn phòng UBND tỉnh và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 41/BC-STP ngày 20 tháng 10 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 174/2003/QĐ-UB ngày 30 tháng 9 năm 2003 của UBND tỉnh.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
TẠM THỜI VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-UBND ngày 10/02/2006 của UBND tỉnh)
1. Bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất và thông suốt của UBND tỉnh, đi đôi với việc thực hiện phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng các Sở, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi, UBND xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư và thực hiện một số nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh, nhằm phát huy trách nhiệm, quyền tự chủ, tính năng động của các ngành, các cấp, rút ngắn thời gian trong việc xử lý các thủ tục đầu tư và xây dựng, phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước và trình độ, năng lực quản lý của cán bộ trong điều kiện mới.
2. Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và phân cấp quản lý về đầu tư và xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn đầu tư.
3. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, của tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng.
Điều 2. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng
Bản quy định này quy định một số nội dung cơ bản trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh và được áp dụng trong hoạt động xây dựng công trình.
Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Bản quy định này là các dự án đầu tư và xây dựng mới, cải tạo nâng cấp và quy hoạch của cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh.
Những dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh sử dụng nguồn vốn khác và không do tỉnh quản lý thì phải được UBND tỉnh thoả thuận việc phù hợp với quy hoạch, về quy mô, mục tiêu đầu tư, an ninh quốc phòng, môi trường và một số vấn đề cần thiết khác trước khi quyết định đầu tư hoặc thực hiện theo Luật Đầu tư mới kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Trách nhiệm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với tất cả các tổ chức và cá nhân thực hiện dự án đầu tư và xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, theo phân cấp của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.
UBND tỉnh thực hiện phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư và phê duyệt các thủ tục đầu tư xây dựng công trình cho Thủ trưởng các Sở, Ban ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn theo quy định tại Bản quy định này.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính dự kiến phân bổ vốn đầu tư hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt;
- Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước do UBND tỉnh phê duyệt sau khi có văn bản thẩm định thiết kế cơ sở của các Sở chuyên ngành và trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định đầu tư;
- Tổ chức thẩm tra và trình UBND tỉnh thỏa thuận đối với các dự án không sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng trên địa bàn;
- Tổ chức thẩm định các bước trong công tác đấu thầu để trình người (hoặc cấp) có thẩm quyền phê duyệt đối với các dự án thuộc vốn ngân sách Nhà nước;
- Là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của tỉnh theo quy định tại Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hướng dẫn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với các cấp, các đơn vị và các dự án được UBND tỉnh phân cấp hoặc uỷ quyền cho cấp dưới;
- Chủ trì, phối hợp đánh giá tình hình thực hiện đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh;
- Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư còn thực hiện một số nhiệm vụ do Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền được quy định tại Bản quy định này.
3. Sở Xây dựng:
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng, nghiên cứu các cơ chế chính sách về quản lý xây dựng, qui hoạch xây dựng đô thị và điểm dân cư nông thôn trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước;
- Thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, theo dõi, kiểm tra, phát hiện, xử lý và kiến nghị xử lý về chất lượng các công trình xây dựng;
- Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp do Sở Công nghiệp thẩm định) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu;
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp tư vấn xây dựng, doanh nghiệp xây dựng và các tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư và xây dựng;
- Chủ trì phối hợp cùng với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng.
4. Các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:
- Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc chuyên ngành;
- Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; theo dõi, kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý về chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành thuộc lĩnh vực Sở phụ trách;
- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp tư vấn xây dựng, doanh nghiệp xây dựng và các tổ chức quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng liên quan đến chuyên ngành.
5. Sở Tài chính:
- Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hằng năm trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối đề xuất các giải pháp huy động các nguồn vốn khác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh;
- Sau khi có kế hoạch vốn đầu tư được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, Sở Tài chính có trách nhiệm làm việc với Bộ Tài chính bảo đảm đáp ứng đủ vốn theo tiến độ, công khai hạn mức vốn đáp ứng việc thanh toán vốn đầu tư cho các công trình, dự án có khối lượng hoàn thành đúng và vượt tiến độ, tránh dồn ép vào cuối năm;
- Tổ chức, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc thẩm định phương án đền bù theo quy định; phối hợp với Sở Xây dựng ban hành thông báo giá vật liệu xây dựng hàng quí để áp dụng cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh;
- Thanh tra, kiểm tra tài chính đối với dự án của các tổ chức, đơn vị sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước; quyết toán và hướng dẫn, kiểm tra việc quyết toán vốn đầu tư của dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước và các nguồn khác do tỉnh quản lý theo quy định của tỉnh;
- Hướng dẫn và tổ chức công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước và các nguồn vốn khác do tỉnh quản lý hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng;
- Giám đốc Sở Tài chính còn thực hiện một số nhiệm vụ do Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền theo quy định tại Bản quy định này.
6. Kho bạc Nhà nước:
- Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản tạm ứng và thanh toán vốn; thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện;
- Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo qui trình nghiệp vụ thống nhất, đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ; đồng thời phải thuận tiện cho chủ đầu tư;
- Căn cứ vào kế hoạch vốn do UBND tỉnh giao, hạn mức cơ quan Tài chính thông báo và cơ cấu vốn đầu tư trong tổng dự toán đã được phê duyệt để thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành của công trình, dự án theo tiến độ trong thời gian không quá 05 ngày kể từ khi đã nhận đủ thủ tục thanh toán;
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách và hướng dẫn của Bộ Tài chính;
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc nhận, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và thanh toán trong đầu tư xây dựng;
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận vốn đầu tư đã thanh toán đối với các dự án trong phạm vi quản lý; có nhận xét, đánh giá, kiến nghị với cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư về quá trình đầu tư của dự án;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.
7. Các Sở, ngành và cơ quan có liên quan (về đất đai, tài nguyên, môi trường, công nghệ, sinh học, bảo tồn, bảo tàng di tích, di sản văn hóa, quốc phòng, an ninh, phòng cháy và chữa cháy...):
Có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan của dự án đầu tư trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan có chức năng thẩm định. Sau thời gian quy định trên, nếu không có ý kiến trả lời thì được xem như đã thống nhất với ý kiến đề nghị của cơ quan có chức năng thẩm định và chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến dự án về các nội dung được đề nghị trả lời.
8. UBND các huyện và thành phố Quảng Ngãi (gọi chung là UBND cấp huyện):
Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi chức năng, quyền hạn thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với tất cả các tổ chức và cá nhân thực hiện dự án đầu tư tại địa phương mình; quản lý dự án đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện ra quyết định đầu tư hoặc cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình bao gồm:
1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách: Chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định theo Luật Ngân sách:
- UBND tỉnh quyết định Chủ đầu tư đối với các dự án do ngân sách tỉnh quản lý, như sau:
+ Đối với các công trình của tỉnh: Giao cho các Sở chuyên ngành làm chủ đầu tư, các Sở chuyên ngành giao cho Ban quản lý các dự án ĐT&XD của ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành dự án theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
+ Đối với công trình của huyện, thành phố Quảng Ngãi: Giao cho UBND huyện, thành phố Quảng Ngãi làm chủ đầu tư. UBND huyện, thành phố Quảng Ngãi căn cứ năng lực chuyên môn, tiêu chuẩn cán bộ để giao cho Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng của huyện, thành phố Quảng Ngãi quản lý, điều hành dự án. Đối với các dự án có quy mô lớn, nếu Ban quản lý các dự án của huyện, thành phố Quảng Ngãi không đủ điều kiện để quản lý và điều hành thì có thể ký hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án với các Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc các đơn vị tư vấn có đủ năng lực và tư cách pháp nhân;
- UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi quyết định chủ đầu tư do ngân sách các huyện, thành phố Quảng Ngãi quản lý;
- UBND xã, phường, thị trấn quyết định chủ đầu tư do ngân sách xã, phường, thị trấn quản lý.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng ưu đãi đầu tư, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh,... : Chủ đầu tư là người được vay vốn.
3. Đối với các dự án sử dụng vốn góp, vốn liên danh: Chủ đầu tư là người có tỷ lệ vốn góp cao nhất hoặc do các thành viên góp vốn thống nhất cử ra.
4. Đối với các dự án sử dụng vốn khác: Chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Các hình thức quản lý dự án:
1. Căn cứ vào điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người quyết định đầu tư xây dựng công trình lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
a) Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực theo quy định;
b) Giao chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án theo quy định.
2. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư có thể thành lập Ban Quản lý dự án. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo quyền hạn được giao.
Năng lực của chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án hoặc năng lực của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập phải có đủ các điều kiện sau:
Giám đốc Ban quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng:
- Nhóm A: có thời gian công tác từ 07 năm trở lên;
- Nhóm B, C: có thời gian công tác từ 05 năm trở lên;
- Riêng đối với các huyện miền núi, hải đảo như Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Minh Long, Tây Trà, Ba Tơ, Lý Sơn những người có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp thuộc một trong các chuyên ngành xây dựng, có kinh nghiệm trong công tác tối thiểu 05 năm được làm giám đốc quản lý dự án nhóm B và tối thiểu 03 năm được làm giám đốc quản lý dự án nhóm C.
3. Đối với các dự án mà chủ đầu tư không đủ năng lực phải thuê tư vấn quản lý dự án thì năng lực của các tổ chức tư vấn quản lý dự án và giám đốc tư vấn quản lý dự án phải tuân theo đúng các quy định tại điều 55 và 56 của Nghị định 16/2005/NĐ- CP.
Điều 6. Trách nhiệm của chủ đầu tư, tổ chức tư vấn quản lý dự án
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong trường hợp phải thuê tư vấn tổ chức quản lý dự án:
a) Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án;
b) Ký thanh toán cho nhà thầu theo yêu cầu của tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính chính xác, hợp lý của giá trị thanh toán;
c) Tạo mọi điều kiện cho hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý dự án;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại khi thông đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án hoặc nhà thầu làm thất thoát vốn đầu tư.
2. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng; phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải thực hiện các nhiệm vụ tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 16/2005/NĐ-CP và một số nhiệm vụ khác do chủ đầu tư giao trong hợp đồng.
Điều 7. Nhiệm vụ quyền hạn của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập:
1. Chủ đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt theo mức vốn được phân cấp, uỷ quyền tại Quy định này;
b) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và kết quả đấu thầu đối với các dự án thuộc vốn ngân sách nằm trong mức được phân cấp, uỷ quyền, các gói thầu không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước;
c) Ký kết hợp đồng với các nhà thầu;
d) Thanh toán cho các nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu;
e) Nghiệm thu để đưa công trình vào khai thác, sử dụng;
f) Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể uỷ quyền cho Ban Quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ quyền hạn của mình.
2. Ban Quản lý dự án có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình;
b) Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt hoặc trình UBND tỉnh, các Sở xây dựng chuyên ngành thẩm định phê duyệt theo quy định;
c) Lập hồ sơ mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu;
d) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực;
đ) Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của chủ đầu tư;
e) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;
g) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;
h) Nghiệm thu, bàn giao công trình;
i) Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.
Điều kiện năng lực của các tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng công trình, tư vấn giám sát, tổ chức thi công xây dựng công trình theo Điều 61, 62, 64 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP .
Đối với các đơn vị thi công xây dựng công trình còn phải chấp hành các quy định sau:
- Nghiêm cấm các doanh nghiệp xây dựng mua, bán tư cách pháp nhân để tham gia dự thầu hoặc dàn xếp mua, bán thầu hoặc thông đồng, móc ngoặc với chủ đầu tư trong đấu thầu;
- Phải thực hiện nghiêm túc việc sửa chữa hư hỏng (nếu có) trong quá trình thi công và trong thời gian bảo hành công trình theo quy định. Hết hạn bảo hành và trong chu kỳ khai thác đầu tiên, nếu công trình xảy ra sự cố, sau khi xác định rõ nguyên nhân do thi công không đảm bảo chất lượng, Nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm.
QUI ĐỊNH CỤ THỂ VÀ TRÌNH TỰ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 9. Nguyên tắc bố trí kế hoạch vốn ngân sách hàng năm
1. Ưu tiên vốn đối với các chương trình, công trình trọng điểm theo Nghị quyết của HĐND các cấp, các công trình hoàn thành trong năm kế hoạch, vốn đối ứng, chuẩn bị đầu tư, qui hoạch và vốn cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
2. Đối với các dự án thực hiện đầu tư, được giao kế hoạch hàng năm; nếu đến ngày 30 tháng 6 mà các dự án được ghi vốn trả nợ giải ngân <70%, các dự án chuyển tiếp giải ngân < 50%, các dự án khởi công mới giải ngân < 30% kế hoạch vốn, các công trình khởi công mới chưa triển khai thi công được sẽ bị cắt giảm 30% kế hoạch vốn để bổ sung cho những dự án khác có khối lượng thực hiện và giải ngân bảo đảm tiến độ kế hoạch vốn đã giao. Trường hợp đặc biệt do UBND tỉnh xem xét quyết định.
3. Thực hiện giao kế hoạch vốn (vốn ngân sách đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng) cho Chủ đầu tư là Sở, ngành, UBND huyện, thành phố Quảng Ngãi.
4. Khi được giao kế hoạch vốn hàng năm, chủ đầu tư phải lên tiến độ giải ngân vốn đầu tư theo tình hình thực tế triển khai của dự án, báo cáo Sở Tài chính để làm căn cứ thông báo hạn mức vốn sang Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán.
5. Trong quá trình điều hành kế hoạch, UBND tỉnh xem xét khả năng thực hiện dự án của các chủ đầu tư để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư vào đầu tháng 7 và cuối tháng 12 hàng năm. Đối với những dự án không có khả năng thực hiện hết vốn trong năm kế hoạch, chủ đầu tư phải có giải trình về việc giảm vốn trước ngày 15/12 của năm để tỉnh chủ động điều hành. Trường hợp chủ đầu tư không báo cáo giải trình để thừa vốn trong năm kế hoạch thì chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Điều 10. Điều kiện bố trí kế hoạch vốn thực hiện đầu tư xây dựng công trình hàng năm
1. Các dự án đầu tư được ghi kế hoạch chuẩn bị đầu tư phải phù hợp với qui hoạch phát triển ngành và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Đối với các dự án nhóm B, C được ghi kế hoạch vốn thực hiện đầu tư phải có đầy đủ thủ tục đầu tư và xây dựng (dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán) được người (hoặc cấp) có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch.
Đối với các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án, trong đó nếu từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án có thể độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư và quản lý quá trình thực hiện đầu tư như một dự án độc lập. Các tiểu dự án được ghi kế hoạch vốn thực hiện đầu tư phải có đầy đủ thủ tục đầu tư và xây dựng được người (hoặc cấp) có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là ngày 31/10 của năm trước năm kế hoạch.
Mục 2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ
1. Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hoặc quy hoạch ngành hoặc quy hoạch xây dựng của từng địa phương, các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm kèm theo danh mục dự án theo thứ tự ưu tiên, báo cáo UBND tỉnh và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư vào cuối tháng 6 năm trước của năm kế hoạch.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, dự kiến kế hoạch chuẩn bị đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định cùng lúc với việc giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hàng năm;
- UBND tỉnh không cho chủ trương chuẩn bị đầu tư đối với từng công trình riêng lẻ ngoài kế hoạch, trừ những trường hợp đặc biệt sẽ được Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh, bổ sung.
2. Nội dung trình UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư của dự án gồm: Tên dự án, tên chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư, qui mô của dự án, khái toán tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư, thời gian thực hiện (kèm theo văn bản thoả thuận của các Sở chuyên ngành).
3. Đối với dự án nhóm A:
a) Các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách, Chủ đầu tư phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình gửi UBND tỉnh để lập thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ (thông qua Bộ ngành chủ quản) cho phép đầu tư. Nội dung báo cáo đầu tư xây dựng công trình theo khoản 2, Điều 4, Chương II của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ;
b) Các dự án thuộc nguồn vốn khác, Chủ đầu tư lập Báo cáo đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ (thông qua Bộ ngành chủ quản) cho phép đầu tư.
4. Đối với các dự án nhóm B, C chưa có trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hoặc quy hoạch ngành hoặc quy hoạch xây dựng thì trước khi xin chủ trương đầu tư phải có văn bản thoả thuận của cơ quan quản lý quy hoạch.
Điều 12. Phân loại và lập dự án đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại và lập tuỳ theo quy mô, tính chất và nguồn vốn đầu tư theo các quy định sau:
1. Lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với các loại công trình sau:
a) Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới trụ sở cơ quan có tổng mức đầu tư dưới 03 tỷ đồng;
c) Các dự án hạ tầng xã hội có tổng mức đầu tư dưới 07 tỷ đồng sử dụng vốn ngân sách không nhằm mục đích kinh doanh nhưng phù hợp với quy hoạch và đã có chủ trương đầu tư;
d) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo sử dụng vốn ngân sách, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, đã có chủ trương đầu tư và rõ hiệu quả đầu tư, có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng (theo Thông tư số 08/2005/TT-BXD);
e) Các công trình xây dựng khác không thuộc các trường hợp nêu trên có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng, tuỳ trường hợp cụ thể người quyết định đầu tư xem xét, việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và làm rõ tính hiệu quả trước khi quyết định đầu tư xây dựng công trình (theo Thông tư số 08/2005/TT-BXD);
f) Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình theo khoản 4, Điều 35 của Luật Xây dựng.
2. Lập dự án đầu tư xây dựng cho tất cả các công trình trừ những dự án quy định tại khoản 1, Điều 12 của quy định này.
Nội dung lập dự án gồm 2 phần: Phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 13. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình
Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm thẩm định phần thuyết minh và thẩm định thiết kế cơ sở của dự án.
1. Thẩm định dự án đầu tư :
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm định các dự án sử dụng vốn ngân sách thuộc quyền quyết định của mình, đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định là Sở Kế hoạch và Đầu tư, các dự án khác do người có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức thẩm định. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án tới Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ dự án tới các Sở xây dựng chuyên ngành để thẩm định thiết kế cơ sở và gửi đến các Sở, Ban, Ngành có liên quan để lấy ý kiến về những nội dung liên quan đến thẩm định dự án và trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức hội nghị tư vấn mời đại diện lãnh đạo của các Sở và chuyên gia có năng lực để tham gia thẩm định dự án;
b) Các dự án do Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư cho cơ quan cấp dưới trực tiếp và các dự án do Chủ tịch UBND huyện, thành phố Quảng Ngãi quyết định đầu tư thì đơn vị đầu mối (do Chủ tịch UBND huyện, thành phố Quảng Ngãi chỉ định) nhận hồ sơ dự án và gửi hồ sơ dự án tới các Sở, Ban, Ngành có liên quan để lấy ý kiến về những nội dung liên quan đến thẩm định dự án và có thể mời đại diện của các Sở, chuyên gia có năng lực tham gia thẩm định dự án;
c) Đối với các dự án không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, sau khi có văn bản thẩm định thiết kế cơ sở của Sở xây dựng chuyên ngành, Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án và trình người quyết định đầu tư phê duyệt;
d) Thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày làm việc đối với các dự án nhóm B và 20 ngày đối với các dự án nhóm C (kể cả thời gian thẩm định thiết kế cơ sở được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này), kể từ ngày cơ quan thẩm định viết giấy biên nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đặc biệt, thời gian thẩm định có thể kéo dài hơn nhưng phải được người quyết định đầu tư cho phép.
2. Thẩm định thiết kế cơ sở :
a) Đối với dự án nhóm A: Chủ đầu tư lập tờ trình gửi UBND tỉnh để trình Bộ, Ngành Trung ương thẩm định;
b) Đối với dự án nhóm B, C (kể cả các dự án của các Bộ, Ngành và các thành phần kinh tế khác đầu tư trên địa bàn tỉnh):
- Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các công trình công nghiệp chuyên ngành;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng thuỷ lợi, đê điều và các công trình nông lâm nghiệp;
- Sở Giao thông vận tải tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng giao thông;
- Sở Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp do Sở Công nghiệp tổ chức thẩm định) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu;
- Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định thiết kế cơ sở các dự án xử lý về môi trường;
- Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành thì Sở chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở là Sở có chức năng quản lý Nhà nước về ngành có yếu tố quyết định về tính chất, mục tiêu của dự án, chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các Sở liên quan;
- Nếu mặt bằng xây dựng của dự án đi qua địa bàn nhiều huyện (bao gồm cả thành phố Quảng Ngãi) thì chủ đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến của các huyện, thành phố Quảng Ngãi có công trình đi qua trước khi trình thẩm định;
- Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư thì chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án (bao gồm cả phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở) đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án (bao gồm cả phần thuyết minh dự án và phần thiết kế cơ sở) tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở để thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 13 của quy định này. Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở không quá 15 ngày làm việc đối với các dự án nhóm B và 10 ngày làm việc với các dự án nhóm C, kể từ ngày cơ quan thẩm định viết giấy biên nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 14. Thẩm quyền thẩm định Báo cáo Kinh tế Kỹ thuật xây dựng công trình :
Đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật không có thiết kế cơ sở mà chỉ có thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán công trình.
1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước có tổng mức đầu tư trên 500 triệu đồng thì chủ đầu tư gởi hồ sơ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật tới cơ quan đầu mối để thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, đồng thời gởi Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình tới Sở xây dựng chuyên ngành để thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (nội dung thẩm định như thẩm định thiết kế cơ sở), quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 13 của Quy định này để thẩm định thiết kế bản vẽ thi công. Người quyết định đầu tư chỉ phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình sau khi có văn bản thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công.
2. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu đồng hoặc sử dụng nguồn vốn khác (trừ nguồn vốn ngân sách và vốn có nguồn gốc từ ngân sách) thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình (không có bước thẩm định thiết kế cơ sở). Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công trình người quyết định đầu tư phê duyệt (theo điểm b, khoản 3, mục III, phần I, Thông tư số 08/2005/TT-BXD).
Điều 15. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình:
1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B và nhóm C thuộc ngân sách nhà nước, trừ những dự án được uỷ quyền, phân cấp theo quy định dưới đây:
Phân cấp:
a) Phân cấp cho Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi quyết định đầu tư các dự án thuộc ngân sách huyện, thành phố sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp, như sau:
- Đối với thành phố Quảng Ngãi quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình có mức vốn dưới 05 tỷ đồng;
- Đối với các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Ba Tơ quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình có mức vốn dưới 03 tỷ đồng;
- Đối với các huyện Lý Sơn, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình có mức vốn dưới 02 tỷ đồng;
b) Uỷ quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư xây dựng công trình dưới 05 tỷ đồng thuộc nguồn vốn tỉnh quản lý, sau khi có chủ trương đầu tư của UBND tỉnh;
c) Uỷ quyền cho Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc nguồn vốn tỉnh quản lý có tổng mức tương ứng theo quy định phân cấp tại điểm a khoản 1 Điều này và được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư sau khi có chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp có ngân sách hỗ trợ với tỷ lệ thấp hơn các nguồn vốn khác thì chủ đầu tư gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án để thẩm tra trình cấp có thẩm quyền thoả thuận trước khi quyết định đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình (đối với những dự án có tổng mức đầu tư theo mức vốn đã phân cấp, uỷ quyền, nếu thuộc ngân sách huyện, thành phố hỗ trợ thì UBND huyện, thành phố thỏa thuận).
3. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, ngoài văn bản thẩm định thiết kế cơ sở còn phải có văn bản thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ của tổ chức cho vay vốn trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Điều 16. Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình :
1. Tổng mức đầu tư dự án là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án, gồm chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, thuế XDCB; chi phí khác bao gồm cả vốn lưu động đối với các dự án sản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí dự phòng.
2. Tổng mức đầu tư dự án được ghi trong quyết định đầu tư là cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tổng mức đầu tư là giới hạn chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình.
3. Tổng mức đầu tư dự án được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc cần thực hiện của dự án, thiết kế cơ sở, suất vốn đầu tư, chi phí chuẩn xây dựng, chi phí xây dựng của các dự án có tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật tương tự đã thực hiện.
Điều 17. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được quyết định đầu tư chỉ được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng do thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh;
b) Do biến động bất thường của giá nguyên vật liệu, do thay đổi tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình;
c) Do người quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư thay đổi khi thấy xuất hiện những yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao hơn cho dự án;
d) Khi quy hoạch xây dựng đã được duyệt thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án.
2. Khi điều chỉnh dự án không làm thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư và không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư được phép tự quyết định điều chỉnh dự án.
- Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: Nếu việc điều chỉnh dự án làm thay đổi thiết kế cơ sở về kiến trúc, quy hoạch, quy mô, mục tiêu đầu tư ban đầu hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại theo các quy định về thẩm định và quyết định đầu tư;
- Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác, vốn hỗn hợp khi điều chỉnh không làm tăng phần vốn ngân sách và không làm thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư thì Chủ đầu tư xây dựng công trình tự quyết định việc điều chỉnh. Trường hợp thay đổi làm tăng phần vốn ngân sách hoặc thay đổi quy mô, mục tiêu đầu tư có ảnh hưởng đến đất đai, cảnh quan môi trường, quốc phòng an ninh... thì phải có văn bản thoả thuận của cơ quan thoả thuận dự án.
3. Người quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Điều 18. Các bước thiết kế xây dựng công trình
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau theo quy định tại Nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, việc thiết kế xây dựng công trình có thể được thực hiện theo một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 Điều 12 của Quy định này;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều này;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì các bước thiết kế tiếp theo phải phù hợp với bước thiết kế trước đã được phê duyệt.
2. Đối với những công trình đơn giản như hàng rào, lớp học, trường học, nhà ở thì có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.
3. Thiết kế xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải được thể hiện trên các bản vẽ theo quy định. Thiết kế phải thể hiện được các khối lượng công tác xây dựng chủ yếu để làm cơ sở xác định chi phí xây dựng công trình.
Điều 19. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình:
1. Đối với dự án đầu tư và xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
a) Các dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thuộc quyền quản lý của UBND tỉnh thì Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi đã được Sở Xây dựng hoặc Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định;
b) Đối với dự án nhóm A, B, C có nhiều hạng mục liên quan đến nhiều Sở có xây dựng chuyên ngành thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán, thì Sở xây dựng chuyên ngành thẩm định hạng mục mà giá trị dự toán chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng dự toán có trách nhiệm tổng hợp, lập báo cáo thẩm định tổng dự toán trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt;
c) Chủ tịch UBND tỉnh uỷ quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng và Giám đốc các Sở có xây dựng chuyên ngành phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán (dự toán) các công trình thuộc dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng thuộc nguồn vốn tỉnh quản lý;
d) Đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi thì Chủ tịch UBND các huyện, thành phố quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán sau khi được cơ quan chuyên môn của huyện, thành phố thẩm định hoặc thuê các tổ chức tư vấn chuyên ngành thẩm định (tổ chức tư vấn không được thẩm định sản phẩm thiết kế của mình).
2. Trường hợp vốn hỗn hợp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư trong đó vốn ngân sách hỗ trợ thì phần vốn ngân sách (có hạng mục riêng) phải được Sở chuyên ngành thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt.
3. Các dự án nhóm A, B, C do doanh nghiệp quyết định đầu tư, doanh nghiệp tự tổ chức thẩm định hoặc thuê tổ chức tư vấn có chức năng thẩm định và người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
4. Thời gian thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo phiếu giao nhận của Chủ đầu tư) :
- Dự án nhóm A: không quá 45 ngày làm việc;
- Dự án nhóm B: không quá 30 ngày làm việc;
- Dự án nhóm C: không quá 20 ngày làm việc.
5. Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán của hạng mục, công trình trước khi đưa ra thi công phải được thẩm định, phê duyệt.
6. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình theo Điều 15 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP .
Điều 20. Dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình
1. Dự toán xây dựng được xác định theo công trình xây dựng. Dự toán xây dựng công trình bao gồm dự toán xây dựng các hạng mục, dự toán các công việc của các hạng mục thuộc công trình.
Dự toán xây dựng công trình được lập trên cơ sở khối lượng xác định theo thiết kế hoặc từ yêu cầu, nhiệm vụ công việc cần thực hiện của công trình và đơn giá, định mức chi phí cần thiết để thực hiện khối lượng đó. Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng.
2. Dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở để ký kết hợp đồng, thanh toán giữa chủ đầu tư với các nhà thầu trong các trường hợp chỉ định thầu; là cơ sở xác định giá thành xây dựng công trình.
3. Tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tư xây dựng công trình, được xác định trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật đối với trường hợp thiết kế 3 bước, thiết kế bản vẽ thi công đối với các trường hợp thiết kế 1 bước và 2 bước và là căn cứ để quản lý chi phí xây dựng công trình.
Tổng dự toán bao gồm tổng các dự toán xây dựng công trình và các chi phí khác thuộc dự án. Đối với dự án chỉ có một công trình thì dự toán xây dựng công trình đồng thời là tổng dự toán.
4. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước khi khởi công xây dựng công trình phải có thiết kế, dự toán và tổng dự toán được duyệt. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A nếu chưa có tổng dự toán được duyệt nhưng cần thiết phải khởi công thì công trình, hạng mục công trình khởi công phải có thiết kế và dự toán được duyệt. Chậm nhất là đến khi thực hiện được 30% giá trị xây dựng trong tổng mức đầu tư phải có tổng dự toán được phê duyệt.
Điều 21. Điều chỉnh dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình:
1. Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình chỉ được điều chỉnh khi xảy ra một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 17 của Quy định này.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a) Nếu tổng dự toán điều chỉnh vượt tổng dự toán đã được cấp thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư phải trình thẩm định, phê duyệt lại và chịu trách nhiệm về những phát sinh so với tổng dự toán phê duyệt lần đầu;
b) Trong trường hợp tổng dự toán điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt thì phải được người quyết định đầu tư xem xét cho phép bằng văn bản;
3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc nguồn vốn hỗn hợp và vốn khác, trong đó phần vốn ngân sách hỗ trợ phải được thẩm định của Sở xây dựng chuyên ngành trước khi chủ đầu tư quyết định; các phần vốn khác chủ đầu tư tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Các dự án được giao kế hoạch thực hiện đầu tư hàng năm, chủ đầu tư phải tổ chức thi công xây lắp theo tiến độ được duyệt theo kết quả đấu thầu hoặc chỉ định thầu. Nghiêm cấm tình trạng vừa thiết kế vừa thi công (trừ trường hợp có cơ chế riêng của Chính phủ).
2. Sau khi có văn bản thẩm định thiết kế cơ sở, các chủ đầu tư phải tiến hành lập ngay phương án đền bù để trình duyệt. Đối với các dự án quan trọng, dự án cấp bách, các dự án trong đô thị trước khi khởi công phải cơ bản hoàn thành công tác đền bù giải toả.
3. Chủ đầu tư và chính quyền ở từng địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức đền bù, giải phóng mặt bằng đối với tất cả các công trình trên địa bàn.
4. Hội đồng thẩm định phương án đền bù của tỉnh, Hội đồng đền bù huyện, thành phố Quảng Ngãi phải thực hiện nghiêm túc quy định của UBND tỉnh về thời gian thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường tại Bản quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
5. Ngoài ra, tuỳ tình hình thực tế của từng dự án mà UBND tỉnh có chủ trương thực hiện riêng cho phù hợp.
Điều 23. Công tác đấu thầu, chỉ định thầu đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
1. Chủ yếu thực hiện đấu thầu rộng rãi đối với các dự án và gói thầu phải đấu thầu (đối với dự án nhóm C đấu thầu rộng rãi trong tỉnh). Chỉ đấu thầu hạn chế đối với gói thầu có giá trị dưới 02 tỷ đồng, các trường hợp trên 02 tỷ đồng thì phải được cấp quyết định đầu tư cho phép. Các chủ đầu tư phải giải trình, đáp ứng 1 trong 3 điều kiện theo quy định tại Nghị định 66/2003/NĐ-CP (có phụ lục kèm theo) và phải chịu trách nhiệm trong việc chọn ít nhất 05 nhà thầu đủ năng lực đưa vào danh sách đầu thầu hạn chế.
2. Gói thầu tư vấn lập dự án đầu tư thì không phải đấu thầu. Đối với dự án nhóm C, cho phép chủ đầu tư được phép chọn nhà thầu tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của dự án để ký hợp đồng và triển khai việc khảo sát, lập dự án. Đối với dự án nhóm A, B chủ đầu tư phải trình cấp quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
3. Gói thầu tư vấn khảo sát thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán và các gói thầu tư vấn khác có giá trị dưới 100 triệu đồng thì cho phép chủ đầu tư được phép chọn nhà thầu tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của dự án để ký hợp đồng và triển khai các công việc có liên quan.
4. Đối với trường hợp chỉ định thầu theo quy định (dưới 01 tỷ đồng đối với gói thầu xây lắp và mua sắm thiết bị, dưới 500 triệu đồng đối với gói thầu tư vấn), chủ đầu tư phải chọn ít nhất 02 nhà thầu và phân tích rõ về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, giá đề nghị ký hợp đồng và tiến độ thực hiện để trình cấp quyết định đầu tư xem xét quyết định.
Nghiêm cấm việc tùy tiện chia dự án thành nhiều gói thầu nhỏ để chỉ định thầu.
5. Giá gói thầu:
a) Đối với các gói thầu xây lắp mà thực hiện chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế, thực hiện giảm so với giá trị xây lắp trong tổng dự toán được duyệt 6-9% đối với công trình giao thông, thuỷ lợi, san nền và 3-5% đối với các công trình còn lại; gói thầu tư vấn thực hiện giảm so với giá trị tư vấn trong tổng dự toán được duyệt ít nhất 5%;
b) Đối với các gói thầu xây lắp thực hiện đấu thầu rộng rãi, thực hiện giảm so với giá trị xây lắp trong tổng dự toán được duyệt 5-7% đối với công trình giao thông, thuỷ lợi, san nền và 2-4% đối với các công trình còn lại;
c) Về nguyên tắc, nhà thầu nào được đánh giá là bảo đảm các điều kiện về năng lực, kỹ thuật, tiến độ theo hồ sơ mời thầu mà có giá chào thầu thấp nhất thì sẽ được xem xét chọn thầu.
6. Phương thức thực hiện hợp đồng :
Đối với gói thầu đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu thì chủ yếu thực hiện phương thức hợp đồng trọn gói, không điều chỉnh giá.
Hợp đồng trọn gói được hiểu là trọn gói theo đơn giá trúng thầu (hoặc chỉ định thầu) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc thực hiện hợp đồng có điều chỉnh giá, tuỳ từng trường hợp triển khai dự án cụ thể (chủ yếu đối với dự án nhóm A, B và có thời gian thực hiện gói thầu trên 12 tháng) mà UBND tỉnh xem xét quyết định trong quá trình tổ chức đầu thầu.
7. Phần giảm giá qua đấu thầu (hoặc chỉ định thầu) không được xin điều chỉnh, bổ sung vào dự toán (hoặc tổng dự toán) để sử dụng, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép.
8. Thực hiện việc ưu tiên cho các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp địa phương sáp nhập vào các Tổng Công ty trong việc chỉ định thầu và tham gia đấu thầu các gói thầu được phép đấu thầu hạn chế. Trường hợp dự án đấu thầu rộng rãi gồm nhiều gói thầu phải dành riêng ít nhất một gói thầu cho các doanh nghiệp địa phương. Các gói thầu đấu thầu rộng rãi khác, thực hiện việc ưu tiên đối với các doanh nghiệp tại địa phương khi tham gia đấu thầu bằng cách cộng thêm tối thiểu là 5% số điểm (đánh giá bước 1) mà doanh nghiệp đạt được khi xét thầu để chọn đưa vào danh sách ngắn đánh giá bước 2.
9. Ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi quyết định chỉ định thầu hoặc phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu đối với các dự án thuộc thẩm quyền được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư, trên cơ sở phải thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước và quy định tại Bản quy định này, đồng thời phải chịu trách nhiệm về nội dung quyết định của mình.
10. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm việc chọn danh sách các nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, quá trình lựa chọn nhà thầu qua xét thầu theo quy định của Quy chế Đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
Bên mời thầu có trách nhiệm thành lập tổ chuyên gia hoặc thuê tư vấn giúp việc đấu thầu trên cơ sở quyết định của của chủ dự án. Danh sách tổ chuyên gia do chủ dự án quyết định, với yêu cầu thành phần và tiêu chuẩn thành viên tổ chuyên gia bảo đảm theo đúng quy định tại khoản 11, Điều 1 Nghị định số 66/2003/NĐ-CP .
11. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành liên quan và Chủ đầu tư thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình sau đấu thầu, xử lý nghiêm các trường hợp bán thầu, kiên quyết thay đổi các Nhà thầu vi phạm hợp đồng.
Điều 24. Về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng
Sở Xây dựng, các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành và UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi phải có kế hoạch kiểm tra chất lượng công trình xây dựng hằng năm, đồng thời báo cáo định kỳ hàng quí và cả năm cho Sở Xây dựng. Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo cho UBND tỉnh về kết quả kiểm tra chất lượng công trình xây dựng theo kế hoạch đã thông qua. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi có phản ánh bằng văn bản của cá nhân, tổ chức có địa chỉ cụ thể hoặc cơ quan thông tin đại chúng về chất lượng xây dựng của một công trình cụ thể, các cơ quan nêu trên phải thực hiện việc kiểm tra hiện trường và sau khi kiểm tra phải có các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị UBND tỉnh xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án nhóm A, B, C do tỉnh quản lý. Những quy định về quản lý chất lượng công trình giao cho Sở Xây dựng hướng dẫn triển khai thực hiện theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 25. Giám sát, đánh giá đầu tư
1. Giám sát, đánh giá đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra và xác định mức độ đạt được so với yêu cầu của quá trình đầu tư của tỉnh và của từng dự án đầu tư. Giám sát, đánh giá đầu tư bao gồm :
- Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư của tỉnh;
- Giám sát, đánh giá từng dự án đầu tư.
2. Chủ đầu tư, BQL dự án có nhiệm vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư do mình quản lý theo quy định. Định kỳ 3 tháng một lần tổng hợp báo cáo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan được UBND tỉnh giao làm đầu mối giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư của tỉnh) và cơ quan trực tiếp quản lý chủ đầu tư để theo dõi, giám sát, đánh giá, hỗ trợ quản lý dự án; kiến nghị các giải pháp khắc phục nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
- Trên cơ sở đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, phân tích, đánh giá và trình UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định (6 tháng một lần). Nội dung báo cáo theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Các dự án đầu tư không thực hiện việc giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định thì tuyệt đối không được phép điều chỉnh, bổ sung dự án.
Điều 26. Phương thức chuyển vốn và thanh toán vốn đầu tư
1. Phương thức chuyển vốn:
Các dự án đầu tư có quyết định của UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch vốn hằng năm, trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách Sở Tài chính có trách nhiệm thông báo hạn mức vốn kịp thời qua Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện việc kiểm soát, thanh toán theo quy định hiện hành.
2. Thanh toán vốn đầu tư:
a) Việc thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước, thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính;
b) Đối với giá trị khối lượng phát sinh không do nhà thầu gây ra, không làm thay đổi quy mô đầu tư và không vượt tổng mức đầu tư được duyệt, thì được thanh toán sau khi có dự toán bổ sung được duyệt. Đơn vị trúng thầu (hoặc chỉ định thầu) thi công công trình đương nhiên được chỉ định thầu tiếp tục thi công khối lượng phát sinh;
c) Đơn giá thanh toán khối lượng phát sinh là đơn giá trúng thầu (hoặc chỉ định thầu) và không được vượt đơn giá chuẩn của dự toán được duyệt. Nếu công việc phát sinh không có trong đơn giá dự thầu thì trên cơ sở đơn giá dự toán bổ sung lập tại thời điểm dự toán đã được phê duyệt, thanh toán giảm theo tỷ lệ % tương ứng với kết quả trúng thầu (hoặc chỉ định thầu). Phần chi phí tư vấn phát sinh do thiếu sót của tư vấn thì tư vấn chịu trách nhiệm;
d) Các cơ quan kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư phải báo cáo cho UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính về tình hình và số liệu thanh toán vốn cho từng dự án theo từng tháng, quý, năm;
e) Chủ đầu tư có trách nhiệm triển khai và đôn đốc việc thi công đúng tiến độ theo hợp đồng được ký kết và tổ chức nghiệm thu khối lượng theo từng công đoạn hoàn thành, đồng thời gửi hồ sơ đến cơ quan kiểm soát thanh toán vốn để thanh toán kịp thời, tránh tình trạng thanh toán dồn ép vào cuối năm;
g) Kế hoạch vốn thực hiện đầu tư hoặc chuẩn bị xây dựng của các dự án phân bổ hằng năm được sử dụng để thanh toán khối lượng theo dự toán chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vốn chuẩn bị đầu tư còn thừa được thanh toán vào giai đoạn chuẩn bị xây dựng;
h) Các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước do UBND tỉnh quản lý thì giao cho Sở Tài chính thẩm định và phê duyệt dự toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán chi phí quản lý dự án theo quy định tại Thông tư 98/2003/TT-BTC ngày 14/10/2003 của Bộ Tài chính;
i) Dự án do UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi quản lý do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thành phố Quảng Ngãi thẩm định dự toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán chi phí quản lý dự án.
Điều 27. Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.
2. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được phê duyệt, bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và các quy định khác của Nhà nước có liên quan. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
4. Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư sử dụng đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý (đối với tỉnh là Sở Tài chính, đối với cấp huyện là Phòng Tài chính- Kế hoạch) để trực tiếp thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành hoặc thẩm tra lại đối với các dự án thuê kiểm toán vốn đầu tư trước khi phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
5. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất là 12 tháng đối với các dự án nhóm A ; 9 tháng đối với các dự án nhóm B và 6 tháng đối với các dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng.
6. Thời gian thẩm tra hồ sơ quyết toán được quy định như sau:
- Dự án nhóm A: Tối đa không quá 04 tháng (kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ);
- Dự án nhóm B: Tối đa không quá 03 tháng (kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ);
- Dự án nhóm C: Tối đa không quá 02 tháng (kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ);
7. Uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng thuộc tỉnh quản lý.
8. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư.
Điều 28. Công tác báo cáo, trực báo
1. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi, Kho bạc Nhà nước và các chủ đầu tư thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm gửi cho UBND tỉnh, đồng gửi cho các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc để tổng hợp báo cáo tại cuộc họp giao ban XDCB hàng quý do UBND tỉnh chủ trì.
2. Thực hiện chế độ giao ban XDCB định kỳ hàng quý do UBND tỉnh chủ trì; ngoài ra tuỳ tình hình thực tế việc triển khai các dự án đầu tư do tỉnh quản lý, UBND tỉnh còn tổ chức giao ban XDCB đột xuất. UBND các huyện, thành phố Quảng Ngãi, Sở, Ngành tổ chức giao ban XDCB hàng tháng đối với những công trình do đơn vị mình quản lý.
- Thực hiện nghiêm Quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính tại Thông tư số 10/2005/TT-BTC ngày 02/02/2005;
- Thực hiện tốt Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/04/2005 của Thủ tướng Chính phủ;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các Sở có xây dựng chuyên ngành tổ chức kiểm tra việc thực hiện Bản quy định này.
Điều 30. Các dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi có Bản quy định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa áp dụng theo quyết định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP thì tiếp tục thực hiện theo quy định Quyết định số 174/2003/QĐ-UB ngày 30/9/2003 của UBND tỉnh; những dự án đã phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ và những dự án mới thì thực hiện theo Quy định này.
Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có gì vướng mắc, chưa phù hợp thì các Sở, ngành, cơ quan địa phương kịp thời kiến nghị với UBND tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 07/2007/QĐ-UBND về Bản quy định tạm thời nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2 Quyết định 174/2003/QĐ-UB về Bản quy định nhiệm vụ quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3 Quyết định 174/2003/QĐ-UB về Bản quy định nhiệm vụ quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 1 Luật Đầu tư 2005
- 2 Thông tư 08/2005/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 16/2005/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và xử lý chuyển tiếp do Bộ Xây dựng ban hành
- 3 Quyết định 80/2005/QĐ-TTg về Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 5 Thông tư 10/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 7 Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Luật xây dựng 2003
- 10 Thông tư 98/2003/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 11 Nghị định 66/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP và Nghị định 14/2000/NĐ-CP
- 12 Thông tư 03/2003/TT-BKH hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 13 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 14 Nghị định 14/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP
- 15 Nghị định 88/1999/NĐ-CP về Quy chế Đấu thầu