Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2016/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 08 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC CHI PHỤC VỤ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP TỈNH QUẢNG TRỊ NHIỆM KỲ 2016 - 2021

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 tháng 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 06/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021;

Thực hiện Công văn số 194/HĐND-HCTH ngày 07 tháng 4 năm 2016 của Thường trực HĐND tỉnh về việc ban hành Quy định mức chi phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2016 - 2021;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 779/TTr-STC ngày 06 tháng 4 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định mức chi phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2016 - 2021”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Ủy ban bầu cử tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Nội vụ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đoàn thể, có liên quan; Ủy ban bầu cử các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Ủy ban bầu cử các xã, phường, thị trấn; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

QUY ĐỊNH

MỨC CHI PHỤC VỤ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP TỈNH QUẢNG TRỊ NHIỆM KỲ 2016 - 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2016/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về mức chi kinh phí phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 ở tỉnh Quảng Trị.

2. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức phụ trách bầu cử, cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 ở tỉnh Quảng Trị.

Điều 2. Quy định mức chi

1. Chi tổ chức hội nghị

- Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2697/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh;

- Riêng các hội nghị do Ủy ban bầu cử các cấp tổ chức, mức chi bồi dưỡng cho đại biểu, khách mời dự hội nghị:

+ Cấp tỉnh: 50.000 đồng/người/ngày;

+ Cấp huyện, cấp xã: 30.000 đồng/người/ngày.

2. Chi bồi dưỡng các cuộc họp:

a) Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo bầu cử tỉnh, Ủy ban bầu cử tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu HĐND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:

+ Chủ trì: 150.000 đồng/người/buổi;

+ Thành viên: 70.000 đồng/người/buổi;

+ Đối tượng phục vụ: 50.000 đồng/người/buổi.

b) Các cuộc họp khác (không bao gồm các cuộc họp quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Quyết định này):

+ Chủ trì: 100.000 đồng/người/buổi;

+ Thành viên: 50.000 đồng/người/buổi;

+ Đối tượng phục vụ: 30.000 đồng/người/buổi.

3. Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát bầu cử của Ban Chỉ đạo bầu cử, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban bầu cử và Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp:

Ngoài chế độ thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành, các đoàn công tác được chi như sau:

- Chi bồi dưỡng:

+ Trưởng đoàn: 100.000 đồng/người/buổi;

+ Thành viên chính thức: 70.000 đồng/người/buổi;

+ Cán bộ, công chức, viên chức phục vụ trực tiếp: 50.000 đồng/người/buổi; phục vụ gián tiếp (lái xe, bảo vệ lãnh đạo): 30.000 đồng/người/buổi;

- Chi xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát:

+ Báo cáo tổng hợp kết quả của từng đoàn công tác; báo cáo tổng hợp kết quả của đợt kiểm tra, giám sát; báo cáo tổng hợp kết quả các đợt kiểm tra, giám sát trình Ban Chỉ đạo bầu cử, Thường trực HĐND, Ủy ban bầu cử và các Bộ, ngành Trung ương: 1.000.000 đồng/báo cáo.

+ Chi tham gia ý kiến bằng văn bản: 50.000 đồng/người/lần, tối đa không quá 200.000 đồng/người/báo cáo.

+ Chỉnh lý, hoàn chỉnh báo cáo: 200.000 đồng/báo cáo.

4. Chi xây dựng văn bản, chi công tác báo cáo bầu cử:

a) Chi xây dựng văn bản (chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn):

- Xây dựng văn bản (tính đến sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả tiếp thu, chỉnh lý): cấp tỉnh 1.000.000 đồng/văn bản; cấp huyện 500.000 đồng/văn bản; cấp xã 200.000 đồng/văn bản;

- Ý kiến tham gia văn bản: 50.000 đồng/người/lần, tối đa không quá 200.000 đồng/người/văn bản.

b) Chi công tác báo cáo bầu cử

- Báo cáo tổng kết bầu cử:

+ Mức chi xây dựng báo cáo (tính đến sản phẩm cuối cùng, bao gồm cả tiếp thu, chỉnh lý): cấp tỉnh 2.000.000 đồng/báo cáo; cấp huyện 1.000.000 đồng/báo cáo; cấp xã 500.000 đồng/báo cáo;

+ Ý kiến tham gia văn bản: 50.000 đồng/người/lần, tối đa không quá 200.000 đồng/người/văn bản;

- Các báo cáo khác (tính đến sản phẩm cuối cùng): cấp tỉnh 300.000 đồng/báo cáo; cấp huyện 200.000 đồng/báo cáo; cấp xã 100.000 đồng/báo cáo.

5. Chi bồi dưỡng, hỗ trợ (phương tiện, liên lạc) cho người trực tiếp phục vụ bầu cử:

5.1. Chi bồi dưỡng tham gia phục vụ công tác bầu cử:

a) Chi bồi dưỡng theo mức khoán/tháng

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử và ủy viên Ủy ban bầu cử được phân công làm công tác tổng hợp:

+ Cấp tỉnh: 1.000.000 đồng/người/tháng;

+ Cấp huyện: 700.000 đồng/người/tháng;

+ Cấp xã: 500.000 đồng/người/tháng;

- Ủy viên Ủy ban bầu cử và thành viên Tổ giúp việc Ủy ban bầu cử:

+ Cấp tỉnh: 700.000 đồng/người/tháng;

+ Cấp huyện: 500.000 đồng/người/tháng;

+ Cấp xã: 300.000 đồng/người/tháng;

Thời gian tính hưởng chế độ bồi dưỡng phục vụ công tác bầu cử được tính từ ngày có quyết định thành lập đến khi kết thúc kỳ bầu cử và tối đa không quá 05 tháng.

b) Đối với các đối tượng được huy động, trưng tập trực tiếp phục vụ công tác bầu cử theo danh sách phê duyệt của Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội (không bao gồm những ngày tham gia đoàn kiểm tra, giám sát; phục vụ trực tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử, ngày trước ngày bầu cử và ngày bầu cử):

- Thời gian huy động, trưng tập trực tiếp không quá 15 ngày: 50.000 đồng/người/ngày;

- Thời gian huy động, trưng tập trực tiếp trên 15 ngày: 1.000.000 đồng/người/tháng.

c) Riêng 02 ngày (ngày trước ngày bầu cử và ngày bầu cử)

- Các lực lượng trực tiếp tham gia phục vụ bầu cử theo danh sách phê duyệt của Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội: 120.000 đồng/người/ngày;

- Đối với lực lượng trực tiếp tham gia phục vụ bầu cử còn lại: 50.000 đồng/người/ngày.

5.2. Chi khoán hỗ trợ cước điện thoại

a) Cấp tỉnh

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử tỉnh và ủy viên Ủy ban bầu cử tỉnh được phân công làm công tác tổng hợp: 200.000 đồng/người/tháng;

- Thành viên Ban Chỉ đạo bầu cử, thành viên Uỷ ban bầu cử; Tổ trưởng Tổ giúp việc cho Uỷ ban bầu cử tỉnh: 150.000 đồng/người/tháng;

- Thành viên Tổ giúp việc cho Uỷ ban bầu cử tỉnh: 100.000 đồng/người/tháng.

b) Cấp huyện, cấp xã

Mức khoán hỗ trợ cước điện thoại cho thành viên Ban Chỉ đạo bầu cử, thành viên Ủy ban bầu cử, thành viên Tổ giúp việc Ủy ban bầu cử: 100.000 đồng/người/tháng.

c) Thời gian hỗ trợ cước điện thoại được tính từ ngày có quyết định thành lập đến khi kết thúc kỳ bầu cử và tối đa không quá 05 tháng.

6. Chi tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử

- Người được giao trực tiếp việc tiếp công dân: 80.000 đồng/người/buổi;

- Người phục vụ trực tiếp việc tiếp công dân: 60.000 đồng/người/buổi;

- Người phục vụ gián tiếp việc tiếp công dân: 40.000 đồng/người/buổi.

7. Chi đóng hòm phiếu

Trường hợp hòm phiếu cũ không thể sử dụng, hoặc cần phải bổ sung, mức chi không quá: 350.000 đồng/hòm phiếu.

8. Chi khắc dấu

Trường hợp dấu cũ không thể sử dụng, hoặc cần phải bổ sung, mức chi tối đa: 250.000 đồng/dấu (không bao gồm lệ phí khắc dấu).

9. Chi trang trí khu vực bỏ phiếu: 800.000 đồng/địa điểm.

10. Các nội dung chi khác chưa quy định cụ thể: Thực hiện theo các quy định hiện hành và thanh toán theo các chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ trên cơ sở dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

11. Người đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau thì được thanh toán một mức bồi dưỡng, mức khoán, hỗ trợ cao nhất.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Trong phạm vi kinh phí phục vụ bầu cử được cơ quan có thẩm quyền phân bổ (ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các nguồn kinh phí hợp pháp khác), các cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí theo đúng chế độ quy định hiện hành.

Kinh phí phục vụ cho công tác bầu cử phải được quản lý chặt chẽ, chi tiêu theo đúng chế độ, đúng mục đích, có hiệu quả; sử dụng các phương tiện phục vụ các cuộc bầu cử trước đây còn sử dụng được, huy động các phương tiện được trang bị ở các cơ quan, đơn vị để phục vụ nhiệm vụ bầu cử đảm bảo tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước.

Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 thực hiện theo Thông tư số 06/2016/TT-BTC ngày 14/01/2016 của Bộ Tài chính, Quyết định này và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Các công việc đã triển khai thực hiện trước khi Quyết định này có hiệu lực, các cơ quan, đơn vị, các địa phương căn cứ mức chi này và chứng từ chi tiêu thực tế, hợp lệ để quyết toán kinh phí theo quy định.

2. Sở Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác bầu cử gắn với mức chi và kinh phí được giao theo quy định.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm

- Hướng dẫn các đơn vị liên quan lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bầu cử đúng theo quy định pháp luật; đảm bảo quản lý chặt chẽ, chi tiêu đúng chế độ, đúng mục đích, có hiệu quả;

- Tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí bầu cử cho các cơ quan, đơn vị, địa phương;

- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BTC ngày 14/01/2016 của Bộ Tài chính.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Cùng với số kinh phí phục vụ bầu cử do ngân sách cấp trên đảm bảo, căn cứ tình hình thực tế địa phương, yêu cầu công việc và khả năng ngân sách địa phương. UBND các huyện, UBND thị xã, thành phố và huyện đảo Cồn Cỏ báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp xem xét, quyết định bổ sung kinh phí từ ngân sách địa phương để phục vụ công tác bầu cử;

- Căn cứ kinh phí bầu cử do ngân sách tỉnh hỗ trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, mức chi phục vụ bầu cử do UBND tỉnh quy định, khả năng ngân sách và tình hình thực tế địa phương, UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định mức chi phù hợp.

5. Kết thúc hoạt động bầu cử, trong vòng 60 ngày, các Sở, Ban ngành, đơn vị, Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện báo cáo tình hình phân bổ và sử dụng kinh phí bầu cử về Ủy ban bầu cử tỉnh, Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền.