- 1 Quyết định 111/1999/QĐ-UB về Quy hoạch các địa điểm được phép kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Nghị định 66-HĐBT năm 1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định 221-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3 Thông tư 06/2000/TT-BXD hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 1 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2 Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 3 Luật Khoáng sản 1996
- 4 Nghị định 68-CP năm 1996 Hướng dẫn Luật khoáng sản
- 5 Luật đất đai sửa đổi 1998
- 6 Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 7 Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 8 Quyết định 15/2000/QĐ-BXD về Quy định đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9 Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội năm 2000
- 1 Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý đầu tư, sản xuất gạch, ngói nung trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2 Quyết định 3032/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đến ngày 31/12/2013
- 3 Quyết định 29/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trong lĩnh vực xây dựng
- 4 Quyết định 859/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đã hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/2001/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2001 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Luật Đất đai và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Luật Khoáng sản và Nghị định số 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy định đầu tư, sản xuất gạch, ngói đất xét nung;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 303/TTr-SXD ngày 23/3/2001,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý đầu tư, sản xuất gạch, ngói đặt sét nung trên địa bàn Thành phố Hà Nội:.
Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 2334/QĐ-UB ngày 05/10/ 1992 của UBND Thành phố và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3: Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông Công chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học Công nghệ và Môi trường; Chủ tịch UBND các quận, huyện; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT GẠCH, NGÓI ĐẤT SÉT NUNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 120/2001/QĐ-UB ngày 29/11/2001 của UBND Thành phố Hà Nội)
Điều 1: Bản Quy định này xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước; Các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh sản xuất gạch, ngói đất sét nung trên địa bàn Thành phố.
Điều 2: Gạch ngói đất sét nung bao gồm: gạch đặc, gạch rỗng, gạch ốp lát, trang trí, ngói lợp các loại được sản xuất từ nguyên liệu đất sét; sản phẩm được tạo thành qua quá trình nhào luyện và nung đốt ở nhiệt độ thích hợp, dùng để xây, lợp và hoàn thiện các công trình xây dựng.
Điều 3: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư tiền vốn, khoa học công nghệ tiên tiến, sử dụng lao động để sản xuất gạch, ngói đất sét nung từ nguồn nguyên liệu khai thác từ các má đất sét đồi để triệt để tiết kiệm đất nông nghiệp.
ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT GẠCH, NGÓI ĐẤT SÉT NUNG
Điều 4: Tổ chức, cá nhân khi đầu tư sản xuất gạch, ngói đất sét nung phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ và Quy định này.
Điều 5: Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư của dự án đầu tư sản xuất gạch, ngói đất sét nung phải có nội dung thỏa mãn các điều kiện sau:
1. Phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng Thành phố Hà Nội đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã được UBND Thành phố phề duyệt tại Quyết định số 2747/QĐ-UB ngày 09/6/2000.
2. Có công nghệ, thiết bị sản xuất đạt trình độ tiên tiến, bảo đảm chất lượng sản phẩm và môi trường sinh thái. Khuyến khích các chủ đầu tư lựa chọn đầu tư công nghệ sấy nung sản phẩm bằng lò tuynel liên hoàn với thiết bị sản xuất trong nước. Không sử dụng công nghệ thủ công, nung đốt bằng lò đứng để sản xuất gạch, ngói đất sét nung.
3. Sản phẩm gạch, ngói đất sét nung phải đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn đã được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
4. Đất khai thác để sản xuất gạch, ngói đất sét nung gồm:
a. Đất sét mỏ, đất sét đồi tại những khu vực đã được quy hoạch sử dụng sản xuất gạch, ngói; đất úng ngập không có khả năng canh tác; đất nạo vét, khơi sâu ao, sông, hồ; đất bãi sông ngoài hành lang bảo vệ đê không dùng để sản xuất nông nghiệp; đất đê đã được hủy bỏ; đất hạ cốt để cải tạo đồng ruộng đã có đề án được duyệt.
b. Việc giao đất sét mỏ, đất sét đồi cho các tổ chức, cá nhân để đầu tư sản xuất gạch, ngói đất sét nung được thực hiện theo Quyết định số 68/1999/QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND Thành phố quy định về thủ tục để được giao đất cho thuê đất trên địa bàn Thành phố; phải phù hợp với quy định tại các Điều 4, 6, 41 Luật Khoáng sản, Điều 9 Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật khoáng sản và phù hợp với các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật đó; khi khai thác đất phải tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
c. Nghiêm cấm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất trong phạm vi di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; đất nằm trong phạm vi bảo vệ hành lang các công trình giao thông, đê, cầu, kè cống, đường điện cao thế; đất an ninh quốc phòng vào sản xuất gạch, ngói đất sét nung.
d. Đất để sản xuất gạch, ngói đất sét nung phải có quy trình, thiết bị khai thác phù hợp, đảm bảo khai thác đúng quy hoạch, sử dụng hợp lý, có hiệu quả và có phương án sử dụng hoặc hoàn trả lại mặt bằng sau khi khai thác xong.
Điều 6: Đối với các tổ chức, cá nhân hiện đang sản xuất gạch, ngói đất sét nung, không đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy định này, nếu muốn tiếp tục khai thác, sản xuất phải lập phương án đầu tư đổi mới công nghệ, thay thế lò thủ công, cải thiện môi tường sinh thái trình cấp có thẩm quyền cho phép.
Điều 7: Đối với các hộ gia đình tận dụng đất đào ao, đất hạ cốt vườn để đóng gạch sử dụng cho gia đình một lần, không mang tính chất kinh doanh, không được tự ý xây lò nung thủ công tại chỗ mà phải đăng ký với UBND phường, xã, thị trấn sở tại để tập trung nung đốt tại địa điểm quy định phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI ĐẤT SÉT NUNG
Điều 8: Tổ chức, cá nhân, trong quá trình sản xuất gạch ngói đất sét nung, có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
1. Bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng ký, thực hiện ghi nhãn hiệu, mác sản phẩm theo Quy định của Thông tư số 06/2000/TT-BXD ngày 4/7/2000 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng vật liệu xây dựng.
2. Tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn xã hội, bảo vệ đất canh tác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
3. Phải có giải pháp bảo đảm môi sinh, môi trường; không sử dụng củi để nung đốt gạch, ngói. Trong quá trình hoạt động, nếu bụi, khói lò gây thiệt hại đến lợi ích của người sản xuất, trồng trọt ở xung quanh thì phải đền bù theo thỏa thuận với người bị thiệt hại, nếu không thỏa thuận được thì phải trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4. Khi tổ chức tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Thông tư số 04/1999/TT-BXD ngày 15/7/1999 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 của Chinh phủ đối với mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện và phải phù hợp với quy hoạch các địa điểm được phép kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 111/1999/QĐ-UB ngày 21/12/1999 của UBND Thành phố Hà Nội.
Điều 9: Các tổ chức, cá nhân khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 5 bản quy định này phải đến UBND phường, xã, thị trấn, nơi được phép sử dụng đất để làm thủ tục đền bù đất đai, hoa màu theo quy định và phải có trách nhiệm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại khu vực sản xuất.
Nếu tại khu vực đầu tư sản xuất đã có sẵn cơ sở hạ tầng kỹ thuật của chủ quản lý khác mà tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất gạch ngói nung muốn cùng sử dụng thì phải thỏa thuận đóng góp kinh phí cho chủ quản lý hạ tầng kỹ thuật sẵn có để sử dụng vào việc duy tu, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật đó theo quy mô của dự án đầu tư.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH, TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT GẠCH, NGÓI ĐẤT SÉT NUNG
Điều 10: UBND Thành phố thống nhất quản lý đầu tư sản xuất gạch, ngói đất sét nung trên địa bàn Thành phố và phân công trách nhiệm quản lý cho các sở, ngành; UBND các cấp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 11: Sở Xây dựng là cơ quan chuyên môn giúp UBND Thành phố thực hiện quản lý Nhà nước về sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn, có trách nhiệm:
1. Tổ chức, phổ biến hướng dẫn cho các ngành liên quan; UBND các quận, huyện; các tổ chức, cá nhân sản xuất gạch ngói, đất sét nung trên địa bàn Hà Nội thực hiện theo đúng quy hoạch và bản quy định này.
2. Hướng dẫn các chủ đầu tư lựa chọn địa điểm đầu tư, lựa chọn giải pháp công nghệ sấy, nung sản phẩm bằng lò tuynel để thay thế lò thủ công.
3. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, thẩm định các dù án đầu tư sản xuất gạch, ngói đất sét nung phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển, sử dụng công nghệ, thiết bị sản xuất và khai thác đất phù hợp với Điều 5 bản quy định này.
4. Phối hợp với Sở Công nghiệp trong việc quản lý tài nguyên, khoáng sản; điều tra cơ bản, khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng, quy hoạch khoanh vùng các mỏ sét khai thác để sản xuất gạch, ngói đất sét nung.
5. Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình đầu tư, sản xuất gạch ngói đất sét nung của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố, báo cáo UBND Thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng.
Điều 12: Sở Công nghiệp có trách nhiệm:
1. Giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khoáng sản theo quy định Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản.
2. Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc triển khai quy hoạch phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng Thành phố Hà Nội đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và những công việc có liên quan đến quản lý, khai thác các mỏ sét để sản xuất gạch, ngói đất sét nung.
Điều 13: Sở Địa chính - Nhà đất có trách nhiệm:
1. Hướng dấn lập hồ sơ, tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ giao đất, cho thuê đất phù hợp với các loại đất được phép khai thác để sản xuất gạch, ngói đất sét nung, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn kiểm tra, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện trách nhiệm của mình khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
Điều 14: Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn lập, tiếp nhận, tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh và dự án đầu tư sản xuất gạch, ngói đất sét nung của các chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc Quyết định phê duyệt theo thẩm quyền.
Điều 15: UBND các quận, huyện có trách nhiệm
1. Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ; tổ chức thẩm định, cấp giấy phép kinh doanh cho các cá nhân, nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
2. Hướng dẫn, tiếp nhận, tổ chức thẩm định và quyết định các dự án đầu tư sản xuất gạch, ngói đất sét nung thuộc thẩm quyền.
3. Chỉ đạo Phòng Địa chính – Nhà đất và đô thị và UBND các phường, xã phối hợp với các ngành, các cấp liên quan có biện pháp kịp thời ngăn chặn, đình chỉ việc khai thác đất và sản xuất gạch, ngói đất sét nung trái phép, không đủ điều kiện sản xuất như Điều 5 của bản quy định này trên địa bàn quận, huyện.
Điều 16: UBND các phường, xã, thị trấn có trách nhiệm
1. Quản lý hành chính các khu vực khai thác đất và sản xuất gạch, ngói đất sét nung trên địa bàn phường, xã, đảm bảo việc khai thác, sản xuất đúng đăng ký kinh doanh, bảo vệ môi trường sinh thái và chống trốn, lậu thuế.
2. Tổ chức địa điểm nung đốt gạch cho các hộ gia đình khi tận dụng đất đào ao, đất hạ cốt, cải tạo vườn để làm gạch theo đúng quy định tại Điều 7 nói trên.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 17: Sở Xây dựng, các Sở chuyên ngành liên quan và UBND các quận, huyện, phường, thị xã, thị trấn, trong phạm vi trách nhiệm của mình, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quy định này đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất gạch, ngói đất sét nung trên địa bàn Thành phố.
Điều 18: Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất gạch, ngói đất sét nung và người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của văn bản này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, bồi thường vật chất hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.
Điều 19: Trong quá trình thực hiện quy định này, nếu có vướng mắc cần bổ sung, sửa đổi, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ảnh về Sở Xây dựng để nghiên cứu trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.
- 1 Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý đầu tư, sản xuất gạch, ngói nung trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2 Quyết định 3032/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đến ngày 31/12/2013
- 3 Quyết định 3032/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đến ngày 31/12/2013
- 1 Chỉ thị 22/2011/CT-UBND chấn chỉnh việc sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2 Chỉ thị 07/2010/CT-UBND tăng cường quản lý sản xuất gạch thủ công từ đất sét nung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 3 Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội năm 2000
- 4 Quyết định 15/2000/QĐ-BXD về Quy định đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5 Thông tư 06/2000/TT-BXD hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 6 Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 7 Quyết định 111/1999/QĐ-UB về Quy hoạch các địa điểm được phép kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 8 Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 9 Luật đất đai sửa đổi 1998
- 10 Nghị định 68-CP năm 1996 Hướng dẫn Luật khoáng sản
- 11 Luật Khoáng sản 1996
- 12 Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 14 Nghị định 66-HĐBT năm 1992 về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định quy định trong Nghị định 221-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Chỉ thị 07/2010/CT-UBND tăng cường quản lý sản xuất gạch thủ công từ đất sét nung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2 Chỉ thị 22/2011/CT-UBND chấn chỉnh việc sản xuất gạch ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3 Quyết định 12/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý đầu tư, sản xuất gạch, ngói nung trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 4 Quyết định 3032/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành đến ngày 31/12/2013