THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2009 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (tờ trình số 7078/UBND-VP ngày 04 tháng 11 năm 2008), ý kiến các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (công văn số 3460/BNN-KL ngày 20 tháng 11 năm 2008); Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 8917/BKH-KTNN ngày 08 tháng 12 năm 2008); Tài chính (công văn số 14852/BTC-ĐT ngày 08 tháng 12 năm 2008),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án Quy hoạch tổng thể đầu tư phát triển Vườn quốc gia Côn Đảo giai đoạn đến năm 2020 gồm những nội dung như sau:
1. Tên gọi: Vườn quốc gia Côn Đảo
2. Vị trí: thuộc địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tọa độ địa lý: Từ 8°34’ đến 8°49’ vĩ độ Bắc.
Từ 106°31’ đến 106°45’ kinh độ Đông.
3. Tổng diện tích tự nhiên: 19.990,7 ha, gồm:
- Phần diện tích bảo tồn rừng trên các hòn đảo: 5.990,7 ha.
- Phần diện tích bảo tồn biển: 14.000 ha.
Ngoài ra, diện tích vùng đệm của khu bảo tồn biển: 20.500 ha.
Vườn quốc gia Côn Đảo là một khu rừng đặc dụng có 2 hợp phần: Hợp phần bảo tồn rừng và Hợp phần bảo tồn biển.
a) Hợp phần bảo tồn rừng có diện tích 5.990,7 ha gồm 3 phân khu:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích: 4.215,6 ha.
Nằm trên địa phận của các tiểu khu: 55B (654 ha); 56B (158 ha); 57 (853,7 ha); 58 (868,9 ha); 60 (563 ha) trên đảo Côn Sơn và các hòn đảo nhỏ: Hòn Bà (516 ha); Hòn Vung (06 ha); Hòn Bảy Cạnh (522 ha); Hòn Trứng (02 ha); Hòn Tre Lớn (44 ha); Hòn Trọc (28 ha).
- Phân khu phục hồi sinh thái, diện tích: 1.755,1 ha.
Nằm trên địa phận của các tiểu khu: 55B (215 ha); 56B (541 ha); 57 (112,7 ha); 58 (283,4 ha); 60 (181 ha) trên đảo Côn Sơn và các hòn đảo nhỏ: Hòn Bà (60 ha); Hòn Bảy Cạnh (161 ha); Hòn Tre Nhỏ (11 ha); Hòn Tre Lớn (33 ha); Hòn Trác (20 ha); Hòn Tài (34 ha); Hòn Bông Lan (03 ha); Hòn Cau (100 ha).
- Phân khu hành chính - dịch vụ, diện tích: 20,0 ha.
Nằm trên địa phận của tiểu khu 57 (8,6 ha) và tiểu khu 58 (11,4 ha) trên đảo Côn Sơn.
b) Hợp phần bảo tồn biển có diện tích 14.000 ha gồm 3 phân khu:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích: 1.735,1 ha.
- Phân khu phục hồi sinh thái, diện tích: 2.740,2 ha.
- Phân khu phát triển, diện tích: 9.524,7 ha.
Mục tiêu và nhiệm vụ chung của Vườn quốc gia Côn Đảo là bảo tồn đa dạng sinh học, các cảnh quan tự nhiên và phát huy các giá trị của Vườn quốc gia để thực hiện chức năng của một khu rừng đặc dụng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) và Luật Đa dạng sinh học (2008) nhằm góp phần xây dựng Côn Đảo trở thành một địa điểm du lịch và dịch vụ, đặc biệt là du lịch sinh thái, có chất lượng cao, có tầm quốc gia và quốc tế, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện Côn Đảo theo Quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020.
Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, sự đa dạng sinh học và các loài động vật, thực vật bản địa, quý hiếm, các sinh cảnh tự nhiên độc đáo của Côn Đảo để Vườn quốc gia Côn Đảo trở thành một trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học có tầm quan trọng của quốc gia và quốc tế.
- Bảo vệ nguyên vẹn và phát triển diện tích rừng để gia tăng độ che phủ rừng đầu nguồn các khe, suối, bảo vệ đất, góp phần duy trì sự sống trên đảo. Cung cấp nguồn nước ngọt cho nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt và phát triển kinh tế trên đảo và trên biển. Đồng thời, bảo vệ rừng nhằm góp phần củng cố quốc phòng và an ninh vùng hải đảo tiền tiêu phía Đông Nam Tổ quốc.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, góp phần xây dựng Côn Đảo trở thành một trung tâm du lịch - dịch vụ chất lượng cao, có tầm cỡ khu vực và quốc tế và tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của huyện Côn Đảo.
6. Quy hoạch các nhiệm vụ đầu tư giai đoạn đến năm 2020:
a) Chủ đầu tư: Ban Quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo
b) Các nhiệm vụ đầu tư:
Trong giai đoạn đến năm 2020, Vườn quốc gia Côn Đảo thực hiện nhiệm vụ đầu tư cho các Chương trình sau:
- Chương trình đầu tư quản lý và bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học rừng và biển.
- Chương trình đầu tư phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Chương trình đầu tư phục hồi hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển.
- Chương trình đầu tư nghiên cứu khoa học.
- Chương trình đầu tư xây dựng vườn sưu tập thực vật.
- Chương trình đầu tư xây dựng Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn và hệ sinh thái đất ngập nước ven biển.
- Chương trình đầu tư phát triển du lịch sinh thái và dịch vụ môi trường rừng.
- Chương trình đầu tư tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và hỗ trợ phát triển sinh kế cho cộng đồng dân cư.
- Chương trình đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
- Chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị.
Vườn quốc gia Côn Đảo được đầu tư bằng các nguồn vốn: vốn ngân sách nhà nước, vốn liên kết với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, vốn viện trợ của các tổ chức quốc tế. Tổng vốn quy hoạch đầu tư của dự án là: 320,00 tỷ đồng.
a) Vốn đầu tư phân theo chương trình hoạt động:
- Chương trình bảo vệ rừng, biển: 141, 00 tỷ đồng, (44,3%).
- Chương trình phòng cháy, chữa cháy rừng: 2, 75 tỷ đồng, (0,9%).
- Chương trình phục hồi sinh thái rừng, biển: 9, 00 tỷ đồng, (2,9%).
- Chương trình nghiên cứu khoa học: 13, 09 tỷ đồng, (4,1%).
- Chương trình xây dựng vườn thực vật: 10, 00 tỷ đồng, (3,1%).
- Chương trình xây dựng Trung tâm Nghiên cứu rừng ngập mặn và hệ sinh thái đất ngập nước ven biển: 15, 00 tỷ đồng, (4,7%).
- Chương trình phát triển du lịch sinh thái: 19, 67 tỷ đồng, (6,2%).
- Chương trình tuyên truyền, giáo dục và hỗ trợ dân cư: 3, 00 tỷ đồng, (1,0%).
- Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực: 0, 36 tỷ đồng, (0,1%).
- Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng khu hành chính dịch vụ: 101, 72 tỷ đồng, (31,8%).
- Quản lý dự án 661: 3, 30 tỷ đồng, (1,1%).
b) Vốn đầu tư phân theo năm:
- Năm 2009: 32, 56 tỷ đồng.
- Năm 2010: 35, 70 tỷ đồng.
- Năm 2011: 31, 10 tỷ đồng.
- Năm 2012: 38, 55 tỷ đồng.
- Năm 2013: 36, 91 tỷ đồng.
- 2014 - 2020: 144, 58 tỷ đồng
c) Vốn đầu tư phân theo nguồn vốn:
- Vốn ngân sách trung ương: 187, 28 tỷ đồng, (58,6%).
- Vốn ngân sách địa phương: 47, 58 tỷ đồng, (14,9%).
- Vốn vay: 17, 20 tỷ đồng, (5,4%).
- Vốn huy động từ các nhà đầu tư: 67, 00 tỷ đồng, (22,1%).
d) Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo lập kế hoạch đầu tư hàng năm cho Vườn quốc gia Côn Đảo theo các nhiệm vụ đầu tư được duyệt và các dự án đầu tư cụ thể của từng chương trình đầu tư để thực hiện.
đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ưu tiên cấp kinh phí đầu tư cho các hoạt động của Vườn quốc gia Côn Đảo theo các lĩnh vực và các chương trình hạng mục dự án đầu tư về bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ môi trường; bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ rừng; phát triển hạ tầng cơ sở; du lịch sinh thái, đào tạo, nghiên cứu khoa học... được xác định tại
Điều 2. Tổ chức quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo:
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thực hiện các nội dung sau đây:
1. Trực tiếp quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo.
2. Chỉ đạo lập các dự án đầu tư theo các nhiệm vụ đầu tư đã được phê duyệt tại Quyết định này để thẩm định, phê duyệt và thực hiện đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Thống nhất với Bộ Nội vụ rà soát lại biên chế của Vườn để xác lập cơ cấu tổ chức biên chế và đào tạo cán bộ đáp ứng cả nhiệm vụ bảo tồn hệ sinh thái rừng và bảo tồn hệ sinh thái biển, có trình độ quản lý một Vườn quốc gia có tầm khu vực và quốc tế, làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững ở huyện Côn Đảo.
4. Chỉ đạo lập các báo cáo quy hoạch chuyên ngành cho Côn Đảo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2005 về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020 dựa trên quy hoạch các phân khu và các mục tiêu, nhiệm vụ của Vườn quốc gia đã được quy định trong Quyết định này để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Côn Đảo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Quốc phòng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Công văn 8241/BNN-TCLN năm 2017 về chuyển mục đích sử dụng rừng thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long để thực hiện dự án xây dựng công trình hạ tầng sản xuất giống nhuyễn thể do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Thông tư 206/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thăm quan các Vườn quốc gia Bạch Mã, Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Yokdon, Cát Tiên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Quyết định 1377/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn tại tỉnh Hà Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Luật đa dạng sinh học 2008
- 5 Quyết định 264/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 7 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 1 Quyết định 1377/QĐ-TTg năm 2015 về thành lập Vườn quốc gia Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn tại tỉnh Hà Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông tư 206/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thăm quan các Vườn quốc gia Bạch Mã, Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Yokdon, Cát Tiên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công văn 8241/BNN-TCLN năm 2017 về chuyển mục đích sử dụng rừng thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long để thực hiện dự án xây dựng công trình hạ tầng sản xuất giống nhuyễn thể do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành