Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1201/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CỬA KHẨU TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - LÀO THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 16 tháng 3 năm 2016;

Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Căn cứ Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Theo đề nghị của Bộ Ngoại giao tại Tờ trình số 4975/TTr-BNG-UBBG ngày 04 tháng 10 năm 2023 về việc đề nghị phê duyệt các Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch cửa khẩu) với những nội dung chủ yếu như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI KỲ QUY HOẠCH

1. Đối tượng quy hoạch

Cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ.

2. Phạm vi quy hoạch

Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào bao gồm các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.

3. Thời kỳ quy hoạch

Thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Quan điểm quy hoạch

- Phù hợp với pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, gắn liền với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ ổn định, bền vững giữa Việt Nam và Lào; tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua cửa khẩu.

- Cụ thể hóa và bảo đảm phù hợp với các quy hoạch cấp trên, trong đó gồm Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có liên quan.

- Tham khảo kế hoạch và lộ trình phát triển cửa khẩu của Lào; bảo đảm hình thành các cặp cửa khẩu đối xứng qua biên giới, tạo sự đồng bộ, tương thích (song phương) ngay từ giai đoạn quy hoạch; qua đó, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào.

- Quy hoạch cửa khẩu được xây dựng theo hướng đa dạng hoá nhiều loại hình, nhiều cấp độ; bảo đảm phù hợp, tương thích với từng giai đoạn phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới và cả nước.

- Phân bố cửa khẩu hợp lý, có trọng điểm, phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên, bảo vệ và giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường và hệ sinh thái ở khu vực biên giới; đồng thời, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội kết hợp bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo đảm toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

- Quy hoạch cửa khẩu cần gắn với quy hoạch phát triển hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng có liên quan, nhất là kết nối giao thông biên giới giữa Việt Nam và nước láng giềng. Việc bố trí cửa khẩu cần bảo đảm tính liên ngành, liên vùng; bảo đảm tính liên kết về ngành nghề, lĩnh vực và không gian địa lý (chiều ngang và chiều dọc, kết nối và tương hỗ).

- Hiện đại hoá và tiêu chuẩn hoá tổ chức quản lý hoạt động cửa khẩu: đầu tư phương tiện, trang thiết bị đồng bộ, hiện đại và quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực, nâng cao chất lượng hoạt động tại cửa khẩu.

- Định hướng phát triển hệ thống cửa khẩu trên toàn tuyến biên giới cần gắn với các trục và hành lang kinh tế, nhất là 14 hành lang kinh tế nội địa, 08 hành lang kinh tế đối ngoại chính của quốc gia; đồng thời gắn với việc hình thành hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn dọc biên giới.

2. Mục tiêu quy hoạch

a) Mục tiêu chung

- Hình thành định hướng, lộ trình phát triển hệ thống cửa khẩu tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào trong trung hạn (đến năm 2030) gắn với tầm nhìn dài hạn (đến năm 2050) và xa hơn nữa.

- Làm cơ sở cho các bộ, ngành và các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào triển khai việc đầu tư phát triển cửa khẩu biên giới phù hợp Quy hoạch cửa khẩu.

- Chuẩn hóa và hiện đại hóa hệ thống cửa khẩu theo hướng xanh, sạch; từng bước phát triển hệ thống cửa khẩu số, cửa khẩu thông minh, phù hợp với nhu cầu, mức độ hội nhập của đất nước.

- Tạo điều kiện cho giao lưu, qua lại biên giới và quản lý phù hợp với luật pháp của mỗi nước, pháp luật và thực tiễn quốc tế; phục vụ phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân ở khu vực biên giới giữa Việt Nam và Lào; thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu cụ thể; tăng thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương và trung ương.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Lào và qua Lào sang nước thứ ba theo hướng chính quy, hiệu quả, bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Về quy mô số lượng, loại hình và phân bố:

Dự kiến đến năm 2030, tuyến biên giới Việt Nam - Lào có 46 cửa khẩu, trong đó có 15 cửa khẩu quốc tế (trong đó mỗi tỉnh biên giới Việt Nam - Lào sẽ có ít nhất 01 cửa khẩu quốc tế), 10 cửa khẩu chính và 21 cửa khẩu phụ.

- Về giao thông kết nối các cửa khẩu:

+ Từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối cửa khẩu với nội địa, kết nối với cửa khẩu bên kia biên giới và trong khu vực cửa khẩu đạt tiêu chuẩn như quy định tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

+ Ưu tiên đầu tư các tuyến đường giao thông liên vùng kết nối đến các cửa khẩu quan trọng, nhất là từ các cửa khẩu quốc tế trọng điểm đến các trung tâm kinh tế, các cảng biển, cảng cạn và thủy nội địa và trục vận tải khác... phù hợp với các Quy hoạch mạng lưới đường bộ, đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, cụ thể:

. Đường bộ: Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn qua cửa khẩu Thanh Thủy (tỉnh Nghệ An) - Nậm On (tỉnh Bo Ly Khăm Xay); dự án nâng cấp tuyến đường Phu Thi Phường đi cửa khẩu Na Son (tỉnh Luông Pha Băng) để kết nối với cửa khẩu Huổi Puốc (tỉnh Điện Biên); nghiên cứu đầu tư xây dựng các tuyến cao tốc đến các cửa khẩu Tây Trang (tỉnh Điện Biên), Cha Lo (tỉnh Quảng Bình), Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), Bờ Y (tỉnh Kon Tum).

. Đường sắt: Từng bước xây dựng tuyến đường sắt kết nối với Lào thông qua tuyến Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ từ cảng Vũng Áng tới Viêng Chăn (Lào) qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo (tỉnh Quảng Bình).

- Về cơ sở hạ tầng cửa khẩu:

Đầu tư có định hướng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ nhằm hình thành hệ thống cửa khẩu xanh, sạch với mục tiêu thông quan nhanh chóng, hiệu quả, cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn từng loại hình cửa khẩu quy định tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền; từng bước hướng tới xây dựng hệ thống cửa khẩu số, cửa khẩu thông minh phù hợp với khả năng của ta và thỏa thuận với nước láng giềng. Tại từng cửa khẩu, quy hoạch các khu chức năng một cách hài hoà, hợp lý; bảo đảm phù hợp với địa hình tự nhiên, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái ở khu vực biên giới.

- Hình thành các khu vực cửa khẩu biên giới có hoạt động thương mại, logistics, du lịch và dịch vụ phát triển tương xứng với tiềm năng và nhu cầu giao thương giữa các tỉnh biên giới của Việt Nam và Lào.

c) Tầm nhìn đến năm 2050

- Về quy mô số lượng, loại hình và phân bố:

Đến năm 2050, dự kiến trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào có 49 cửa khẩu, trong đó có 21 cửa khẩu quốc tế, 15 cửa khẩu chính và 13 cửa khẩu phụ. Tất cả các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào đều có đủ ba loại hình cửa khẩu quốc tế, chính, phụ.

- Về giao thông kết nối các cửa khẩu:

+ Hạ tầng giao thông kết nối cửa khẩu với nội địa, kết nối với cửa khẩu bên kia biên giới và trong khu vực cửa khẩu đạt đầy đủ hoặc cao hơn tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

+ Tiếp tục hoàn thiện các tuyến giao thông kết nối liên vùng (các tuyến cao tốc, quốc lộ), tuyến đường sắt kết nối với Lào thông qua Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ từ cảng Vũng Áng tới Viêng Chăn (Lào) qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo (tỉnh Quảng Bình) và tuyến đường sắt Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo kết nối với Lào qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị).

- Về cơ sở hạ tầng cửa khẩu: Các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính được ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tương đương với tiêu chuẩn đầu tư phát triển cửa khẩu của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN, phấn đấu phát triển hệ thống cửa khẩu “xanh, sạch, số và thông minh” trên cả nước.

- Xây dựng hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Lào văn minh, hiện đại, là các điểm then chốt hình thành các vành đai kinh tế biên giới; các cửa khẩu có thể chế và phương thức quản trị hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

III. QUY HOẠCH CỬA KHẨU TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - LÀO

1. Về quy mô số lượng, loại hình và phân bố

a) Thời kỳ 2021 - 2030: Mở, nâng cấp 06 cửa khẩu quốc tế, 08 cửa khẩu chính và 11 cửa khẩu phụ. Dự kiến đến năm 2030, tuyến biên giới Việt Nam - Lào có 46 cửa khẩu, trong đó có 15 cửa khẩu quốc tế, 10 cửa khẩu chính và 21 cửa khẩu phụ. Cụ thể:

- Mở, nâng cấp 06 cặp cửa khẩu quốc tế, gồm:

(1) Huổi Puốc (Điện Biên) - Na Son (Luông Pha Băng);

(2) Tén Tằn (Thanh Hóa) - Xổm Vẳng (Hủa Phăn);

(3) Thanh Thủy (Nghệ An) - Nậm On (Bo Ly Khăm Xay);

(4) Cha Lo (Quảng Bình) - Na Phậu (Khăm Muồn) (đường sắt);

(5) Hồng Vân (Thừa Thiên Huế) - Cô Tài (Sả Lạ Văn);

(6) A Đớt (Thừa Thiên Huế) - Tà Vàng (Xê Kông).

- Nâng cấp 08 cặp cửa khẩu chính, gồm:

(1) Si Pa Phìn (Điện Biên) - Huội La (Phông Sa Lỳ);

(2) Khẹo (Thanh Hóa) - Tha Lấu (Hủa Phăn);

(3) Thông Thụ (Nghệ An) - Nậm Tạy (Hủa Phăn);

(4) Sơn Hồng (Hà Tĩnh) - Nậm Xắc (Bo Ly Khăm Xay);

(5) Chút Mút (Quảng Bình) - Lạ Vin (Sạ Vẳn Nạ Khệt);

(6) Cóc (Quảng Trị) - A Xóc (Sả Lạ Văn);

(7) Tây Giang (Quảng Nam) - Kà Lừm (Xê Kông);

(8) Đắk Long (Kon Tum) - Văng Tắt (Ất Tạ Pư).

- Mở 11 cặp cửa khẩu phụ, gồm:

(1) Nà Bủng (Điện Biên) - Lao Phu Chai (Phông Sa Lỳ);

(2) Nậm Đích (Điện Biên) - Huổi Hịa (Phông Sa Lỳ);

(3) Huổi Lạ (Sơn La) - Long Nhang (Luông Pha Băng);

(4) Cang (Thanh Hóa) - Pó (Hủa Phăn);

(5) Kham (Thanh Hóa) - Piềng Pưa (Hủa Phăn);

(6) Yên Khương (Thanh Hóa) - Bản Cân (Hủa Phăn);

(7) Kéo Hượn (Thanh Hóa) - Khằm Nàng (Hủa Phăn);

(8) Huồi Khe (Nghệ An) - Loong Hô (Xiêng Khoảng);

(9) Dốc Mây (Quảng Bình) - Lù Nghì (Khăm Muồn);

(10) A Roòng (Quảng Trị) - Xa Đun (Sạ Vẳn Nạ Khệt);

(11) Hồng Thái (Thừa Thiên Huế) - Bản Sê Sáp (Xê Kông).

b) Tầm nhìn đến năm 2050: Mở, nâng cấp 06 cửa khẩu quốc tế, 10 cửa khẩu chính và 02 cửa khẩu phụ. Dự kiến, trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào có 49 cửa khẩu, trong đó có 21 cửa khẩu quốc tế, 15 cửa khẩu chính và 13 cửa khẩu phụ.

- Mở, nâng cấp 06 cặp cửa khẩu quốc tế, gồm:

(1) Chiềng Khương (Sơn La) - Bản Đán (Hủa Phăn);

(2) Khẹo (Thanh Hóa) - Tha Lấu (Hủa Phăn);

(3) Chút Mút (Quảng Bình) - Lạ Vin (Sạ Vẳn Nạ Khệt);

(4) Lao Bảo (Quảng Trị) - Đen Sạ Vẳn (Sạ Vẳn Nạ Khệt) (đường sắt);

(5) Tây Giang (Quảng Nam) - Kà Lừm (Xê Kông);

(6) Đắk Long (Kon Tum) - Văng Tắt (Ắt Tạ Pư).

- Nâng cấp 10 cặp cửa khẩu chính, gồm:

(1) Huổi Lạ (Sơn La) - Long Nhang (Luông Pha Băng);

(2) Cang (Thanh Hóa) - Pó (Hủa Phăn);

(3) Kham (Thanh Hóa) - Piềng Pưa (Hủa Phăn);

(4) Yên Khương (Thanh Hóa) - Bản Cân (Hủa Phăn);

(5) Kéo Hượn (Thanh Hóa) - Khằm Nàng (Hủa Phăn);

(6) Tam Hợp (Nghệ An) - Thoong My Xay (Bo Ly Khăm Xay);

(7) Cao Vều (Nghệ An) - Thoong Phị La (Bo Ly Khăm Xay);

(8) Dốc Mây (Quảng Bình) - Lù Nghì (Khăm Muồn);

(9) Tà Rùng (Quảng Trị) - La Cồ (Sạ Vẳn Nạ Khệt);

(10) Đắk BLô (Kon Tum) - Đắk Bar (Xê Kông).

- Mở 02 cặp cửa khẩu phụ, gồm:

(1) Huồi Mới (Nghệ An) - Đen Đín (Hủa Phăn);

(2) Động Trìm (Hà Tĩnh) - Maca (Khăm Muồn).

(Quy hoạch chi tiết cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Phụ lục I và Danh sách cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Phụ lục II).

2. Định hướng đầu tư, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động cửa khẩu

- Từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối cửa khẩu với nội địa, kết nối với cửa khẩu bên kia biên giới và giao thông trong khu vực cửa khẩu đạt tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn như quy định tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

- Khi xây dựng quy hoạch khu vực cửa khẩu cần bố trí khu vực nhà làm việc liên hợp của các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu, khu vực dành cho kho, bãi phục vụ công tác tập kết, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới; bố trí vị trí đất trong khu vực cửa khẩu để đảm bảo điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan như địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu để đáp ứng công tác quản lý nhà nước về hải quan và đảm bảo thuận lợi thương mại; bố trí các vị trí lắp đặt trang thiết bị của cơ quan xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch tại khu vực cửa khẩu, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh và thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.

- Trang thiết bị tại các cửa khẩu cần được nâng cấp đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cửa khẩu, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, thông thoáng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

(Quy hoạch đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật cho các cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào theo phân kỳ đầu tư đến năm 2050 tại Phụ lục III).

IV. GIẢI PHÁP, NGUỒN LỰC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Về cơ chế, chính sách

a) Hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định về cửa khẩu

- Quy chế phối hợp tổ chức quản lý, điều hành cửa khẩu;

- Quy chế kiểm tra, kiểm soát qua lại cửa khẩu biên giới;

- Quy định về tiêu chuẩn xây dựng và mô hình kiến trúc của các công trình cho từng loại hình cửa khẩu.

b) Hoàn thiện hệ thống chính sách về quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu

Việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chuyên ngành về quản lý hoạt động cửa khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hoá xuất nhập qua cửa khẩu.

c) Hoàn thiện hệ thống chính sách về phát triển thương mại, du lịch qua cửa khẩu biên giới

Rà soát toàn bộ cơ chế, chính sách để sớm phát hiện, tháo gỡ kịp thời những tồn tại, vướng mắc; đồng thời trong thời gian tới cần xây dựng những quy định, quy chế hoạt động riêng về thương mại và xuất nhập khẩu cho các địa phương biên giới, nhằm khuyến khích, hỗ trợ vùng biên giới phát huy hết khả năng, tiềm năng và lợi thế sẵn có.

d) Hoàn thiện hệ thống chính sách về khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện cho hoạt động giao lưu kinh tế qua cửa khẩu

Nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi về thuế, các chính sách xã hội khác... để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ biên giới, trung tâm thương mại, tạo điều kiện gắn kết giữa các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động thương mại, giao lưu kinh tế.

đ) Hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế tại khu vực cửa khẩu

Rà soát, bổ sung cơ chế ưu đãi trên cơ sở vận dụng tối đa chính sách ưu đãi của Nhà nước áp dụng đối với địa bàn khu vực biên giới và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

e) Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại, dịch vụ tại khu vực cửa khẩu

- Giải pháp quan trọng để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư là đẩy mạnh huy động các nguồn lực, đặc biệt phải huy động nội lực đầu tư của khối tư nhân (chủ yếu thông qua các dự án theo hình thức đối tác công tư). Theo đó, khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, chuẩn bị các điều kiện để có thể phát hành cổ phiếu và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ khối tư nhân trong cả nước.

- Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực cửa khẩu; tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kêu gọi hỗ trợ đầu tư.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về khuyến khích đầu tư và tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kêu gọi hỗ trợ đầu tư.

2. Về nguồn lực thực hiện

- Nguồn vốn trung ương tập trung đầu tư cho việc nâng cấp hai loại hình cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính, đầu tư xây dựng các công trình chưa hoàn thành; nâng cấp đường giao thông dẫn đến khu vực cửa khẩu khi có đủ nguồn vốn.

- Nguồn vốn địa phương tập trung đầu tư cho các công trình và đường dẫn đến các cửa khẩu phụ.

- Thu hút thành công và bền vững sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp Việt Nam và Lào, cũng như cộng đồng xã hội vào các hạng mục đầu tư nhằm phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới; đẩy mạnh các hình thức huy động vốn theo phương thức xã hội hoá như thu hút vốn từ nguồn ODA, hợp tác công tư, đặc biệt thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu; ban hành chính sách ưu đãi về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài.

3. Về nhân lực

Các cơ quan từ trung ương đến địa phương tham gia triển khai Quy hoạch cửa khẩu và các lực lượng quản lý nhà nước tại cửa khẩu cần:

- Áp dụng các hình thức tổ chức lao động hợp lý, bố trí nhân sự một cách khoa học, đảm bảo việc sử dụng lao động đúng mục đích, tránh sự chồng chéo, dư thừa lao động.

- Thực hiện tốt công tác tuyển dụng và bồi dưỡng lao động; sau khi tuyển dụng được lao động cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn qua từng giai đoạn để đáp ứng công việc được giao, phù hợp với tình hình thực tế.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm soát cửa khẩu có trình độ chuyên môn cao; sức khỏe đảm bảo; nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ cửa khẩu nhằm làm tốt công tác thủ tục và xử lý các tình huống khi làm việc với khách nước ngoài; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác cửa khẩu và đối ngoại cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu.

4. Về môi trường, ứng dụng khoa học công nghệ

- Việc xây dựng phương án bảo vệ môi trường sẽ được lập theo từng đề án, dự án xây dựng cửa khẩu, được tích hợp vào bản quy hoạch hoặc đề án phát triển của mỗi cửa khẩu, phù hợp với dự báo về lưu lượng qua lại, điều kiện thực tế tại mỗi khu vực cửa khẩu và nguồn lực có thể bố trí.

- Lựa chọn và tập trung hỗ trợ triển khai nghiên cứu ứng dụng phát triển khoa học công nghệ trong các lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, hàng hóa qua lại các cửa khẩu biên giới.

- Tiếp tục có cơ chế, chính sách đầu tư và khai thác hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý cửa khẩu, bảo vệ môi trường khi triển khai sâu, rộng hoạt động của cửa khẩu.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về hệ thống cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào.

5. Về liên kết vùng

- Chú trọng nghiên cứu, đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để kết nối cửa khẩu với các vùng trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, các vùng động lực, hệ thống các cảng biển, cảng cạn và thủy nội địa và trục vận tải khác...; chú trọng đến sự kết nối giữa các cửa khẩu và các khu công nghiệp để tận dụng tối đa năng lực sản xuất, thông quan hàng hóa.

- Tập trung nguồn lực đầu tư cho các cửa khẩu nằm trong các khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm (khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh và khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị).

6. Về giáo dục, tuyên truyền

- Mở rộng liên kết đào tạo với các tổ chức, các quốc gia có hệ thống cửa khẩu biên giới phát triển; đào tạo trong nước kết hợp với nước ngoài về công nghệ, kinh nghiệm quản lý; kết hợp đào tạo tại chỗ và đào tạo tại các trường, viện, kết hợp đào tạo của doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục.

- Tuyên truyền, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thu hút nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới đất liền kết hợp với đảm bảo quốc phòng - an ninh.

7. Về hợp tác quốc tế

- Tăng cường phối hợp với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức tài chính, các cơ quan tài trợ để huy động nguồn lực tài chính cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các dự án hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực để tăng hiệu quả hoạt động của cửa khẩu biên giới, tham gia tích cực vào các liên kết tiểu vùng, vùng và khu vực.

- Thực hiện hiệu quả các điều ước song phương và đa phương (trong đó có sự tham gia của Việt Nam và Lào) liên quan đến cửa khẩu biên giới đất liền, đặc biệt là trong kết nối hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa hai nước cũng như sang nước thứ ba.

- Chủ động, tích cực hợp tác với Lào, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Lào.

8. Về tổ chức thực hiện Quy hoạch

- Tổ chức công bố công khai Quy hoạch cửa khẩu bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong các tổ chức chính trị, doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân khi triển khai thực hiện.

- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong quá trình thực hiện Quy hoạch giữa trung ương và địa phương; phối hợp giữa các bộ, ngành để xử lý các vấn đề liên ngành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của Quy hoạch cửa khẩu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Ngoại giao:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào tổ chức công bố và thực hiện Quy hoạch cửa khẩu theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền và quy định liên quan của pháp luật về quy hoạch.

- Đánh giá việc thực hiện Quy hoạch cửa khẩu; rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch trong trường hợp cần thiết để phù hợp với yêu cầu phát triển, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

- Tổ chức nghiên cứu chiến lược trong lĩnh vực phụ trách để phát triển hệ thống cửa khẩu.

2. Bộ Quốc phòng:

- Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào trong triển khai Quy hoạch, phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới bảo đảm yêu cầu về quốc phòng - an ninh.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước tại các cửa khẩu biên giới trên đất liền.

- Phối hợp thực hiện tốt Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 16 tháng 3 năm 2016.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực của mình.

3. Bộ Công an:

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn hoạt động kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới.

- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm trong khu vực cửa khẩu.

4. Bộ Tài chính:

- Phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào trong triển khai Quy hoạch cửa khẩu theo quy định của pháp luật; bảo đảm ngân sách cho các hoạt động triển khai Quy hoạch.

- Chỉ đạo lực lượng Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại trong công tác kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo cơ quan kiểm dịch động, thực vật thực hiện chức năng kiểm dịch các sản phẩm từ động, thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới.

- Hướng dẫn, đôn đốc các lực lượng chức năng kiểm tra việc thực hiện kiểm dịch động, thực vật tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực của mình.

6. Bộ Y tế:

- Tổ chức, hướng dẫn, bảo đảm trang thiết bị cho cơ quan kiểm dịch y tế thực hiện chức năng kiểm dịch y tế tại cửa khẩu biên giới.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực của mình.

7. Bộ Công Thương:

- Thực hiện quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động thương mại biên giới qua cửa khẩu biên giới.

- Xây dựng chính sách thương mại biên giới hàng năm và từng thời kỳ theo quy định của pháp luật quản lý ngoại thương.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào đối với việc chống buôn lậu, gian lận thương mại qua cửa khẩu biên giới.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực của mình.

8. Bộ Xây dựng:

- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng tiêu chuẩn xây dựng, mô hình kiến trúc của từng loại hình cửa khẩu, xin ý kiến các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với công trình Quốc môn và Nhà kiểm soát liên hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

- Thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng trong khu vực cửa khẩu theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính cân đối ngân sách đầu tư phát triển và huy động các nguồn lực khác để đầu tư xây dựng các công trình trong khu vực cửa khẩu.

10. Bộ Giao thông vận tải:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào thực hiện kết nối giao thông cửa khẩu phía Việt Nam với cửa khẩu phía Lào.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các quy định về hoạt động xuất nhập cảnh của phương tiện vận tải, các quy định về tạo thuận lợi cho phương tiện qua lại theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Hướng dẫn các địa phương lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh biên giới Việt Nam - Lào, trong đó có kế hoạch sử dụng đất dành cho các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương liên quan trong việc xem xét, đánh giá tác động môi trường đối với việc xác định phạm vi khu vực cửa khẩu.

12. Các bộ, ngành liên quan khác:

Phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện Quy hoạch cửa khẩu.

13. Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào:

- Rà soát, tích hợp nội dung Quy hoạch cửa khẩu vào các quy hoạch liên quan của địa phương mình để tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch các cấp.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan quyết định đầu tư các dự án khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật; triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu và hoàn thành trong thời gian không quá 36 tháng sau khi có Nghị quyết của Chính phủ về mở, nâng cấp cửa khẩu; bố trí nhân lực, trang thiết bị theo các tiêu chuẩn của loại hình cửa khẩu tương ứng quy định tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

- Bố trí nguồn ngân sách trong công tác xác định, điều chỉnh phạm vi khu vực cửa khẩu; cắm các loại biển báo, biển chỉ dẫn tại khu vực cửa khẩu.

- Ưu tiên bố trí quỹ đất, kêu gọi đầu tư xây dựng khu vực cửa khẩu; tăng cường và củng cố quan hệ hữu nghị với các tỉnh biên giới Lào, thúc đẩy phát triển thương mại biên giới.

- Chỉ đạo Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu và Ban Quản lý cửa khẩu thực hiện trách nhiệm điều hành hoạt động tại cửa khẩu theo quy định tại Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, QHQT, KTTH;
- Lưu: VT, NC (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

 

PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH LOẠI HÌNH CỬA KHẨU TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên cửa khẩu

Loại hình hiện trạng

Tính chất

Thời kỳ quy hoạch

2023 - 2030

Tầm nhìn đến năm 2050

VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

I. TỈNH ĐIỆN BIÊN

1.

Huổi Puốc

Chính

Nâng cấp

Quốc tế

 

2.

Si Pa Phìn

Phụ

Nâng cấp

Chính

 

3.

Nà Bủng

Lối mở chưa chính thức

Mở mới

Phụ

 

4.

Nậm Đích

Lối mở

Nâng cấp

Phụ

 

II. TỈNH SƠN LA

5.

Chiềng Khương

Chính

Nâng cấp

 

Quốc tế

6.

Huổi Lạ

Chưa mở

Mở mới, sau đó nâng cấp

Phụ

Chính

VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

III. TỈNH THANH HÓA

7.

Tén Tằn

Chính

Nâng cấp

Quốc tế

 

8.

Khẹo

Phụ

Nâng cấp

Chính

Quốc tế

9.

Cang

Lối mở chưa chính thức

Mở mới, sau đó nâng cấp

Phụ

Chính

10.

Kham

Lối mở chưa chính thức

Mở mới, sau đó nâng cấp

Phụ

Chính

11.

Yên Khương

Lối mở chưa chính thức

Mở mới, sau đó nâng cấp

Phụ

Chính

12.

Kéo Hượn

Lối mở chưa chính thức

Mở mới, sau đó nâng cấp

Phụ

Chính

IV. TỈNH NGHỆ AN

13.

Thanh Thủy

Phụ

Nâng cấp

Quốc tế

 

14.

Thông Thụ

Phụ

Nâng cấp

Chính

 

15.

Tam Hợp

Phụ

Nâng cấp

 

Chính

16.

Cao Vều

Phụ

Nâng cấp

 

Chính

17.

Huồi Khe

Lối mở chưa chính thức

Mở mới

Phụ

 

18.

Huồi Mới

Lối mở chưa chính thức

Mở mới

 

Phụ

V. TỈNH HÀ TĨNH

19.

Sơn Hồng

Phụ

Nâng cấp

Chính

 

20.

Động Trìm

Lối mở chưa chính thức

Mở mới

 

Phụ

VI. TỈNH QUẢNG BÌNH

21.

Cha Lo

Quốc tế (đường bộ)

Mở mới

Quốc tế (đường sắt)

 

22.

Chút Mút

Lối mở chưa chính thức

Mở mới, sau đó nâng cấp

Chính

Quốc tế

23.

Dốc Mây

Chưa mở

Mở mới, sau đó nâng cấp

Phụ

Chính

VII. TỈNH QUẢNG TRỊ

24.

Lao Bảo

Quốc tế (đường bộ)

Mở mới

 

Quốc tế (đường sắt)

25.

Cóc

Phụ

Nâng cấp

Chính

 

26.

Tà Rùng

Phụ

Nâng cấp

 

Chính

27.

A Roòng

Lối mở chưa chính thức

Mở mới

Phụ

 

VIII. TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

28.

Hồng Vân

Chính

Nâng cấp

Quốc tế

 

29.

A Đớt

Chính

Nâng cấp

Quốc tế

 

30.

Hồng Thái

Lối mở chưa chính thức

Mở mới

Phụ

 

IX. TỈNH QUẢNG NAM

31.

Tây Giang

Phụ

Nâng cấp

Chính

Quốc tế

VÙNG TÂY NGUYÊN

X. TỈNH KON TUM

32.

Đắk Long

Phụ

Nâng cấp

Chính

Quốc tế

33.

Đắk BLô

Phụ

Nâng cấp

 

Chính

 

PHỤ LỤC II

DANH SÁCH CỬA KHẨU TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - LÀO THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên cửa khẩu

Loại hình, tính chất cửa khẩu

Việt Nam

Đối diện

Hiện trạng

Thời kỳ 2021 - 2030

Tầm nhìn đến năm 2050

I. TỈNH ĐIỆN BIÊN

1.

Tây Trang

Pang Hốc

Quốc tế

Quốc tế

Quốc tế

2.

Huổi Puốc

Na Son

Chính

Quốc tế

Quốc tế

3.

Si Pa Phìn

Huội La

Phụ

Chính

Chính

4.

Nà Bủng

Lao Phu Chai

Lối mở chưa chính thức

Phụ

Phụ

5.

Nậm Đích

Huổi Hịa

Lối mở

Phụ

Phụ

II. TỈNH SƠN LA

6.

Lóng Sập

Pa Háng

Chính

Quốc tế

Quốc tế

7.

Chiềng Khương

Bản Đán

Chính

Chính

Quốc tế

8.

Nậm Lạnh

Mường Pợ

Phụ

Phụ

Phụ

9.

Nà Cài

Sốp Đụng

Phụ

Phụ

Phụ

10.

Huổi Lạ

Long Nhang

Chưa mở

Phụ

Chính

III. TỈNH THANH HÓA

11.

Na Mèo

Nậm Sôi

Quốc tế

Quốc tế

Quốc tế

12.

Tén Tằn

Xổm Vẳng

Chính

Quốc tế

Quốc tế

13.

Khẹo

Tha Lấu

Phụ

Chính

Quốc tế

14.

Cang

Bản Pó

Lối mở chưa chính thức

Phụ

Chính

15.

Kéo Hượn

Khằm Nàng

Lối mở chưa chính thức

Phụ

Chính

16.

Kham

Piềng Pưa

Lối mở chưa chính thức

Phụ

Chính

17.

Yên Khương

Bản Cân

Lối mở chưa chính thức

Phụ

Chính

IV. TỈNH NGHỆ AN

18.

Nậm Cắn

Nậm Cắn

Quốc tế

Quốc tế

Quốc tế

19.

Thanh Thủy

Nậm On

Phụ

Quốc tế

Quốc tế

20.

Thông Thụ

Nậm Tạy

Phụ

Chính

Chính

21.

Tam Hợp

Thoong My Xay

Phụ

Phụ

Chính

22.

Cao Vều

Thoong Phị La

Phụ

Phụ

Chính

23.

Huồi Khe

Loong Hô

Lối mở chưa chính thức

Phụ

Phụ

24.

Huồi Mới

Đen Đín

Lối mở chưa chính thức

Lối mở chưa chính thức

Phụ

V. TỈNH HÀ TĨNH

25.

Cầu Treo

Nậm Phao

Quốc tế

Quốc tế

Quốc tế

26.

Sơn Hồng

Nậm Xắc

Phụ

Chính

Chính

27.

Kim Quang

Ma La Đốc

Phụ

Phụ

Phụ

28.

Động Trìm

Maca

Lối mở chưa chính thức

Lối mở chưa chính thức

Phụ

VI. TỈNH QUẢNG BÌNH

29.

Cha Lo

Na Phậu

Quốc tế (đường bộ)

Quốc tế (đường bộ, đường sắt)

Quốc tế (đường bộ, đường sắt)

30.

Cà Roòng

Noỏng Mạ

Phụ

Phụ

Phụ

31.

Chút Mút

Lạ Vin

Lối mở chưa chính thức

Chính

Quốc tế

32.

Dốc Mây

Lù Nghì

Chưa mở

Phụ

Chính

VII. TỈNH QUẢNG TRỊ

33.

Lao Bảo

Đen Sạ Vẳn

Quốc tế (đường bộ)

Quốc tế (đường bộ)

Quốc tế (đường bộ, đường sắt)

34.

La Lay

La Lay

Quốc tế

Quốc tế

Quốc tế

35.

Tà Rùng

La Cồ

Phụ

Phụ

Chính

36.

Bản Cheng

Bản Mày

Phụ

Phụ

Phụ

37.

Thanh

Đen Vi Lay

Phụ

Phụ

Phụ

38.

Cóc

A Xóc

Phụ

Chính

Chính

39.

A Roòng

Xa Đun

Lối mở chưa chính thức

Phụ

Phụ

VIII. TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

40.

Hồng Vân

Cô Tài

Chính

Quốc tế

Quốc tế

41.

A Đớt

Tà Vàng

Chính

Quốc tế

Quốc tế

42.

Hồng Thái

Bản Sê Sáp

Lối mở chưa chính thức

Phụ

Phụ

IX. TỈNH QUẢNG NAM

43.

Nam Giang

Đắc Ta Oọc

Quốc tế

Quốc tế

Quốc tế

44.

Tây Giang

Kà Lừm

Phụ

Chính

Quốc tế

X. TỈNH KON TUM

45.

Bờ Y

Phu Cưa

Quốc tế

Quốc tế

Quốc tế

46.

Đắk BLô

Đắk Bar

Phụ

Phụ

Chính

47.

Đắk Long

Văng Tắt

Phụ

Chính

Quốc tế

 

PHỤ LỤC III

QUY HOẠCH ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP CƠ SỞ HẠ TẦNG, HIỆN ĐẠI HÓA TRANG THIẾT BỊ KỸ THUẬT THEO PHÂN KỲ ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Tên cửa khẩu

Loại hình hiện trạng

Nhu cầu đầu tư, nâng cấp, hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở hạ tầng

Thời kỳ 2021 - 2030

Tầm nhìn đến năm 2050

I. TỈNH ĐIỆN BIÊN

1.

Tây Trang

Quốc tế

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

2.

Huổi Puốc

Chính

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

3.

Si Pa Phìn

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

4.

Nà Bủng

Lối mở chưa chính thức

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

5.

Nậm Đích

Lối mở

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

II. TỈNH SƠN LA

6.

Lóng Sập

Chính

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

7.

Chiềng Khương

Chính

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

8.

Nậm Lạnh

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

9.

Nà Cài

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

10.

Huổi Lạ

Chưa mở

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

III. TỈNH THANH HÓA

11.

Na Mèo

Quốc tế

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

12.

Tén Tằn

Chính

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

13.

Khẹo

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

14.

Cang

Lối mở chưa chính thức

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

15.

Kéo Hượn

Lối mở chưa chính thức

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

16.

Kham

Lối mở chưa chính thức

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

17.

Yên Khương

Lối mở chưa chính thức

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

IV. TỈNH NGHỆ AN

18.

Nậm Cắn

Quốc tế

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

19.

Thanh Thuỷ

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

20.

Thông Thụ

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

21.

Tam Hợp

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

22.

Cao Vều

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

23.

Huồi Khe

Lối mở chưa chính thức

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

24.

Huồi Mới

Lối mở chưa chính thức

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

V. TỈNH HÀ TĨNH

25.

Cầu Treo

Quốc tế

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

26.

Sơn Hồng

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

27.

Kim Quang

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

28.

Động Trìm

Lối mở chưa chính thức

 

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

VI. TỈNH QUẢNG BÌNH

29.

Cha Lo

Quốc tế

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

30.

Cà Roòng

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

31.

Chút Mút

Lối mở chưa chính thức

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

32.

Dốc Mây

Chưa mở

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

VII. TỈNH QUẢNG TRỊ

33.

Lao Bảo

Quốc tế

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

34.

La Lay

Quốc tế

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

35.

Tà Rùng

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

36.

Bản Cheng

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

37.

Thanh

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

38.

Cóc

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

VIII. TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

39.

Hồng Vân

Chính

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

40.

A Đớt

Chính

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

41.

Hồng Thái

Lối mở chưa chính thức

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

IX. TỈNH QUẢNG NAM

42.

Nam Giang

Quốc tế

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

43.

Tây Giang

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

X. TỈNH KON TUM

44.

Bờ Y

Quốc tế

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

45.

Đắk Long

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

46.

Đắk BLô

Phụ

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Nâng cấp/Đầu tư mới cơ sở hạ tầng, trang thiết bị