ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1212/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 23 tháng 5 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 983/QĐ-UBND ngày 15/4/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Phước;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Phước) tại Tờ trình số 560/TTr-BCĐGN ngày 13/5/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ chuyên viên Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ Quyết định thi hành, kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHUYÊN VIÊN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1212/QĐ-UBND ngày 23/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Điều 1. Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Phước (sau đây gọi tắt là Ban chỉ đạo) gồm các thành viên hoạt động kiêm nhiệm, chịu sự lãnh đạo của Tỉnh ủy; chỉ đạo, điều hành, quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Trưởng Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về toàn bộ hoạt động của Ban trong phạm vi tỉnh. Giúp việc cho Trưởng Ban có 02 Phó Trưởng ban, các Phó Trưởng ban được Trưởng Ban phân công phụ trách công việc chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về nhiệm vụ được phân công.
Trưởng Ban chỉ đạo được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân tỉnh; Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo được sử dụng con dấu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tài khoản của Ban chỉ đạo do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
Trưởng Ban chỉ đạo là chủ tài khoản, ủy nhiệm cho Phó Trưởng ban Thường trực ký thay.
Điều 3. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện chương trình đã đề ra; đồng thời, chỉ đạo hướng dẫn trong hệ thống ngành dọc để thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công. Ban chỉ đạo hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tập thể Ban chỉ đạo quyết định toàn bộ các nội dung, hoạt động của chương trình. Trưởng Ban chỉ đạo và các Phó Trưởng ban có trách nhiệm điều hành công việc theo các nội dung do Ban chỉ đạo đã đề ra. Trưởng Ban và Phó Trưởng ban Thường trực có quyền chỉ đạo giải quyết các công việc phát sinh đột xuất và báo cáo cho tập thể Ban chỉ đạo.
Điều 4. Tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo (sau đây gọi tắt là Tổ chuyên viên) :
Tổ chuyên viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, thành phần kiêm nhiệm phải là Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng nghiệp vụ của các sở, ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội đồng thời là người giúp Thủ trưởng đơn vị mình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đề án.
Điều 5. Văn phòng Thường trực giúp việc Ban chỉ đạo đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, được bố trí cán bộ chuyên trách là biên chế của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn phòng gồm 05 thành viên.
Điều 6. Kinh phí thực hiện chương trình được ngân sách Trung ương và địa phương đảm bảo do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập dự toán và được UBND tỉnh giao hàng năm; đồng thời, vận động các nguồn hỗ trợ khác.
Điều 7. Trưởng Ban, các Phó Trưởng ban, thành viên Ban chỉ đạo; Tổ chuyên viên và Văn phòng Thường trực hàng tháng được hỗ trợ tiền xăng phục vụ công tác giám sát của Chương trình. Tùy theo tính chất của công việc mà Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Trưởng Ban quyết định mức hỗ trợ tương ứng.
Đối với các thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo UBND các huyện, thị xã các nội dung chi của Chương trình được thực hiện theo phân cấp ngân sách.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO
Ban chỉ đạo là cơ quan tư vấn tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được đề ra trong Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2015 và Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 9. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo
1. Xây dựng chương trình kế hoạch công tác nhằm tổ chức thực hiện có kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 được cụ thể hóa bằng kế hoạch hoạt động hàng năm.
2. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của đề án, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp nhằm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.
3. Vận động tuyên truyền sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa và tích cực tham gia thực hiện Chương trình. Tăng cường hoạt động hỗ trợ những xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc về giáo dục, văn hoá, bảo vệ sức khoẻ, dạy nghề hướng nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đầu tư hỗ trợ cây, con giống năng suất cao, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất.
4. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của Ban chỉ đạo điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo các huyện, thị xã.
Chương III
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Điều 10. Các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được phân công nhiệm vụ như sau:
Các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của tỉnh và chức năng, nhiệm vụ của ngành để hướng dẫn các nội dung hoạt động, xây dựng các chính sách, dự án, các tiêu chí xác định đối tượng trợ giúp, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương tổ chức thực hiện. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách bổ sung hoàn thiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết kịp thời. Mối quan hệ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của tỉnh theo cơ chế phối hợp liên ngành, phân công trách nhiệm, cụ thể như sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan Thường trực Chương trình, có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu Ban chỉ đạo và UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành Chương trình trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã điều tra, lập danh sách và quản lý đối tượng hộ nghèo theo quy định; nghiên cứu cơ chế chính sách, hướng dẫn các huyện, thị xã xây dựng và thực hiện chương trình.
- Chủ trì trực tiếp thực hiện các dự án về đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp; xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả.
- Trực tiếp quản lý điều hành các quỹ hỗ trợ giảm nghèo, dự toán và cấp kinh phí cho các hoạt động của chương trình. Tổng hợp các kiến nghị về cơ chế, giải pháp bổ sung hoàn chỉnh Chương trình.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì tham mưu cân đối nguồn lực, phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của tỉnh theo kế hoạch hàng năm, 5 năm; theo dõi giám sát việc tổ chức thực hiện của các huyện, thị xã.
3. Sở Tài chính: Chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp và quản lý sử dụng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi và các nguồn tài trợ từ thiện cho người nghèo, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh; đảm bảo tính công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng mục đích trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Theo dõi cấp phát, hướng dẫn và giám sát chi tiêu, thanh quyết toán tài chính đối với nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho Chương trình.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì và hướng dẫn thực hiện các dự án chương trình khuyến nông - lâm cho hộ nghèo; phát triển các ngành nghề nông thôn; chương trình vệ sinh môi trường, nông thôn; phối hợp xây dựng phát triển các tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp có sự tham gia của người nghèo, hộ nghèo.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì thực hiện các giải pháp bảo đảm nâng cao dân trí, trình độ văn hóa cho lao động nghèo; hướng dẫn thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và cơ sở vật chất trường lớp cho học sinh, sinh viên diện hộ nghèo; phối hợp với Hội Khuyến học trong việc xây dựng xã hội học tập nhằm khuyến khích mọi người học tập.
6. Sở Y tế: Chủ trì các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo; quản lý quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo; mua và thanh toán kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người thuộc gia đình hộ cận nghèo và các đối tượng xã hội, chính sách được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt hàng năm. Đẩy mạnh công tác truyền thông về kế hoạch hóa gia đình cho các hộ nghèo; có kế hoạch tổ chức tiếp cận các hộ nghèo để nâng cao nhận thức và cam kết thực hiện kế hoạch hóa gia đình, duy trì quy mô gia đình hợp lý.
7. Cục Thống kê: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức điều tra và lập danh sách hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định; chịu trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ điều tra và xử lý báo cáo các dữ liệu thực trạng nghèo của tỉnh.
8. Ban Dân tộc: Tham mưu, thực hiện tốt các chính sách, dự án hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số như: Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt; hỗ trợ học sinh, sinh viên là người đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; ổn định di dân tự do; đào tạo cán bộ, hỗ trợ cơ sở hạ tầng các xã nghèo đặc biệt khó khăn, phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý tại các xã nghèo đặc biệt khó khăn, Chương trình 168 tại 04 huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Lộc Ninh.
9. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Bình Phước: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức quản lý, thực hiện nguồn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo theo đúng quy định.
10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc: Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các tổ chức thành viên, các cá nhân tiêu biểu giáo dục, tuyên truyền, vận động các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu và hưởng ứng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của tỉnh. Chủ động thực hiện chương trình kế hoạch thường xuyên, liên tục trên phạm vi rộng kể cả trong và ngoài tỉnh, các tổ chức nhân đạo từ thiện quốc tế; tăng cường giám sát việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại cơ sở. Đồng thời, có văn bản chỉ đạo trong hệ thống của ngành hưởng ứng, tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
Tích cực vận động nhân dân tham gia đóng góp quỹ. Phát huy hình thức tương thân tương ái, giúp đỡ người nghèo sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, tự lực vươn lên trong cuộc sống nhằm góp phần thực hiện thành công đề án.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã: Căn cứ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của tỉnh, tiến hành xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của địa phương. Đồng thời, xây dựng kế hoạch hàng năm, thông qua cấp ủy và Hội đồng nhân dân cùng cấp để thống nhất và chỉ đạo triển khai thực hiện trên địa bàn huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn. Tổ chức huy động, vận động các nguồn lực và thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn chuyên môn của các sở, ban, ngành liên quan.
Chương IV
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO
- Ban chỉ đạo họp định kỳ 6 tháng 01 lần, ngoài ra, các buổi họp đột xuất do Phó Trưởng ban Thường trực đề xuất.
- Tổ chuyên viên họp định kỳ 6 tháng 01 lần, được tổ chức trước cuộc họp Ban chỉ đạo ít nhất 15 ngày để chuẩn bị các nội dung tham mưu cho Ban chỉ đạo.
Điều 12. Chế độ thông tin báo cáo định kỳ
Các sở, ban, ngành, thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã báo cáo kết quả thực hiện Chương trình về cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) theo định kỳ sau:
- Báo cáo 06 tháng: Vào ngày 20/6 hàng năm
- Báo cáo năm: Vào ngày 30/11 hàng năm.
Chương V
SỬA ĐỔI BỔ SUNG
Điều 13. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu gặp khó khăn, vướng mắc cần phải điều chỉnh thì Thường trực Ban chỉ đạo (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) có trách nhiệm tập hợp ý kiến của các ngành thành viên và đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định sửa đổi hoặc bổ sung theo đúng trình tự./.
- 1 Quyết định 1558/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 1348/QĐ-UBND năm 2012 kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2020
- 3 Quyết định 1439/2011/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo trên địa bàn năm 2011 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4 Quyết định 3327/QĐ-UBND năm 2010 thành lập Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2010 - 2020
- 5 Quyết định 2505/QĐ-UBND thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của tỉnh Bình Phước
- 6 Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2007 quy chế Tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh Bình Định
- 7 Quyết định 133/2004/QĐ-UB điều chỉnh thành viên và Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 133/2004/QĐ-UB điều chỉnh thành viên và Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2 Quyết định 3327/QĐ-UBND năm 2010 thành lập Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2010 - 2020
- 3 Quyết định 2505/QĐ-UBND thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 của tỉnh Bình Phước
- 4 Quyết định 1348/QĐ-UBND năm 2012 kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2020
- 5 Quyết định 788/QĐ-UBND năm 2007 quy chế Tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo Giảm nghèo tỉnh Bình Định
- 6 Quyết định 1439/2011/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo trên địa bàn năm 2011 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 7 Quyết định 1558/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tỉnh Bình Phước