BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 122/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2017 |
VỀ VIỆC TIẾP TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BÌNH ỔN GIÁ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM SỮA DÀNH CHO TRẺ EM DƯỚI 06 TUỔI
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Thực hiện Nghị quyết số 113/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2016;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiếp tục thực hiện bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi (sau đây gọi chung là sản phẩm sữa) bằng các biện pháp sau:
1. Quản lý giá tối đa theo quy định tại khoản 7 Điều 17 Luật Giá đối với sản phẩm sữa đến hết tháng 3 năm 2017.
2. Thực hiện biện pháp đăng ký giá theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Giá đối với sản phẩm sữa đến hết tháng 3 năm 2017.
Điều 2. Phương pháp xác định giá tối đa trong khâu bán buôn và giá tối đa trong khâu bán lẻ thực hiện theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 1079/QĐ-BTC ngày 20 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài chính về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi và hướng dẫn tại Công văn số 6230/BTC-QLG ngày 14 tháng 5 năm 2014 về việc hướng dẫn bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi và Công văn số 6544/BTC-QLG ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện xác định giá tối đa, đăng ký giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi của Bộ Tài chính.
Điều 3. Trách nhiệm của các bên liên quan
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa:
a) Xác định giá tối đa trong khâu bán buôn, giá tối đa trong khâu bán lẻ theo quy định, gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá để làm cơ sở thực hiện việc đăng ký giá;
b) Trên cơ sở giá tối đa gửi cơ quan có thẩm quyền quản lý giá đã được chấp thuận, thực hiện đăng ký giá bán theo quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP;
c) Thực hiện công khai giá tại trụ sở, tại nơi bán sản phẩm, cho các kênh phân phối (đối với giá tối đa trong khâu bán buôn) theo quy định.
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý giá:
a) Cơ quan quản lý giá của Bộ Công Thương có trách nhiệm:
- Tiếp nhận đề nghị về giá tối đa và hồ sơ đăng ký giá để thực hiện rà soát chi phí hình thành giá tối đa, kiểm soát việc đăng ký giá theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá tại Bộ Tài chính trước đây nay chuyển sang Bộ Công Thương.
- Công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa của tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá tại Bộ Công Thương.
- Tổ chức thực hiện và phối hợp với các cơ quan chức năng của các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra tình hình thực hiện giá tối đa và đăng ký giá đối với sản phẩm sữa;
- Trong phạm vi thẩm quyền xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các vấn đề phát sinh, kịp thời đề xuất các nội dung cần điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến thị trường trong thời gian áp dụng biện pháp bình ổn giá.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Tổ chức thực hiện biện pháp bình ổn giá tại địa phương theo quy định; Hướng dẫn các chi phí khác có liên quan theo thẩm quyền trong phạm vi mức tối đa theo quy định;
- Tiếp nhận đề nghị về giá tối đa và đăng ký giá, thực hiện kiểm soát chi phí hình thành giá tối đa, kiểm soát việc đăng ký giá theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá trên địa bàn theo thẩm quyền;
- Công khai mức giá tối đa sản phẩm sữa của tổ chức, cá nhân thuộc diện đăng ký giá trên địa bàn theo thẩm quyền;
- Báo cáo kết quả thực hiện biện pháp bình ổn giá hàng tháng và trường hợp có yêu cầu khác về Bộ Công Thương;
- Chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường và các lực lượng khác có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong phạm vi quản lý có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện bình ổn giá quy định tại Quyết định này; xử lý các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý.
3. Đề nghị các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan chức năng có liên quan phối hợp với cơ quan quản lý giá các cấp triển khai Quyết định này.
4. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức mình phối hợp thực hiện Quyết định này, kịp thời phản ảnh thông tin tình hình về Bộ Công Thương để phối hợp giải quyết.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành đến hết thời gian áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa.
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 645/LĐTBXH-TE hướng dẫn công tác trẻ em năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Nghị quyết 113/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2016
- 3 Nghị định 149/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá
- 4 Công văn 6230/BTC-QLG năm 2015 về hướng dẫn thực hiện bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Quyết định 857/QĐ-BTC năm 2015 sửa đổi Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6 Công văn 2286/TCT-TTr năm 2014 thực hiện biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi do Tổng cục Thuế ban hành
- 7 Công văn 160/CQLG-NLTS năm 2014 về thực hiện biện pháp bình ổn giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi do Cục quản lý giá ban hành
- 8 Công văn 135/CQLG-THPTDB năm 2014 thực hiện biện pháp bình ổn giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi do Cục Quản lý ban hành
- 9 Quyết định 1079/QĐ-BTC năm 2014 áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10 Công văn 6544/BTC-QLG năm 2014 hướng dẫn thực hiện biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi do Bộ Tài chính ban hành
- 11 Nghị định 177/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá
- 12 Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 13 Luật giá 2012
- 1 Công văn 135/CQLG-THPTDB năm 2014 thực hiện biện pháp bình ổn giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi do Cục Quản lý ban hành
- 2 Công văn 2286/TCT-TTr năm 2014 thực hiện biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Công văn 160/CQLG-NLTS năm 2014 về thực hiện biện pháp bình ổn giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi do Cục quản lý giá ban hành
- 4 Quyết định 857/QĐ-BTC năm 2015 sửa đổi Quyết định 1079/QĐ-BTC về áp dụng biện pháp bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 645/LĐTBXH-TE hướng dẫn công tác trẻ em năm 2017 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6 Công văn 8297/VPCP-KGVX năm 2021 về Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận lô hàng sữa cho trẻ em do Văn phòng Chính phủ ban hành