BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1238/QĐ-BNN-TCLN | Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định một số Điều của Luật du lịch và Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;
Căn cứ Quyết định số 1520/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc Tam Đảo giai đoạn 2010-2020;
Xét đề nghị của Tổng cục Lâm nghiệp tại Tờ trình số: 613/TTr-TCLN-BTTN ngày 26/4/2014 về việc xin phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch sinh thái - Vườn quốc gia Tam Đảo”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch sinh thái - Vườn quốc gia Tam Đảo” gồm những nội dung cơ bản sau:
1. Tên đề án: “Phát triển du lịch sinh thái - Vườn quốc gia Tam Đảo”
2. Mục tiêu
- Bảo tồn hệ sinh thái rừng gắn với việc khai thác tiềm năng môi trường sinh thái tự nhiên của rừng đặc dụng một cách hợp lý để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại Vườn quốc gia Tam Đảo.
- Từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật; thiết lập các tuyến du lịch, tạo dựng các điểm đến hấp dẫn làm cơ sở đưa Vườn quốc gia Tam Đảo là một trong những Vườn tiêu biểu của Việt Nam và quốc tế.
- Thông qua hoạt động du lịch sinh thái, giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường; thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích đối với người dân bản địa, gắn với phát triển du lịch sinh thái; tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho người dân vùng đệm thông qua các dự án phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
- Nhằm tạo nguồn thu bền vững, trước mắt tự trang trải và đảm bảo chi cho quản lý, bảo vệ rừng từ nguồn thu từ việc cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái.
3. Nội dung
a) Quản lý, bảo vệ diện tích rừng
- Xác định rõ ranh giới, diện tích khu vực cho thuê môi trường rừng ngoài thực địa và trên bản đồ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật thông tin diễn biến tài nguyên rừng cho từng lô trạng thái, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng.
- Tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; hoàn thiện các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm phát hiện sớm cháy rừng, huy động lực lượng chữa cháy kịp thời.
- Tổ chức bảo vệ, thường xuyên tuần tra, phát hiện sâu bệnh hại rừng; ngăn chặn kịp thời các hành động chặt phá cây rừng, chăn thả gia súc, săn bắn bẫy bắt động vật hoang dã và các hành vi xâm hại đến rừng; hướng dẫn khách du lịch thực hiện các nội quy của Vườn quốc gia, khu du lịch sinh thái.
b) Diện tích sử dụng để phát triển du lịch sinh thái
Diện tích cho thuê môi trường rừng đến năm 2020 là 1.703,90 ha, trong đó:
- Phân khu hành chính - dịch vụ: 1.033,9 ha, gồm các khu: Hồ Xạ Hương - Thung lũng Chắt Dậu: 107,0 ha; Khu Hồ Làng Hà - Rừng Lim: 28,3 ha; Khu km 15-18: 100,6 ha; Khu chân đỉnh Rùng Rình: 37,8 ha; Khu Tây Thiên: 300,1 ha; Khu Lũng Vinh Ninh: 50 ha; Khu Tam Đảo II: 300,5 ha. Các khu khác: 109,6 ha.
- Phân khu Phục hồi sinh thái: 670,0 ha, gồm: Khu Bến Tắm (Đạo Trù): 100,0 ha; Khu Vĩnh Ninh (Đạo Trù): 100,0 ha; Khu Bản Long-Thác Thậm Thình (Minh Quang): 100,0 ha; Khu ven Hồ Thanh Lanh (Trung Mỹ): 100,0 ha; Khu Đá Đen (Quân Chu): 100,0 ha; Khu ven Hồ Vai Miếu (Ký Phú): 70 ha; Khu ven hồ Vai Bành (Phú Xuyên): 50 ha; Khu Suối Kẹm (La Bằng): 50 ha.
- Mức độ tác động của hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng diện tích được thuê môi trường rừng đặc dụng, trong đó cho phép sử dụng là 5% tổng diện tích được thuê để làm đường mòn, điểm dừng chân, xây dựng văn phòng, nhà làm việc, cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí và khu công năng phục vụ dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng... Phần diện tích được thuê phải được xác định rõ trên bản đồ và phân định rõ ngoài thực địa thông qua hệ thống biển báo.
c) Các tuyến du lịch sinh thái kết hợp tuần tra bảo vệ rừng
- Tuyến 1: Văn phòng Vườn quốc gia Tam Đảo - Khu du lịch sinh thái km 15 đến km 18 - Thị trấn Tam Đảo (Tam Đảo I) - Tam Đảo II (ba đỉnh Tam Đảo);
- Tuyến 2: Văn phòng Vườn quốc gia Tam Đảo - Thung lũng Chắt Dậu - Núi Con Trâu 2 - Hồ Xạ Hương;
- Tuyến 3: Bến Tắm - Tam Đảo II (ba đỉnh Tam Đảo) - Chùa Địa Ngục - Thị trấn Tam Đảo (Tam Đảo I);
- Tuyến 4: Văn phòng Vườn quốc gia Tam Đảo - Khu danh thắng Tây Thiên (Đền Mẫu - Thiền viện Trúc Lâm - Đền Thượng Tây Thiên) - Tam Đảo II (ba đỉnh Tam Đảo);
- Tuyến 5: Các tuyến nhỏ kết nối sân golf Tam Đảo - Hồ Xạ Hương - Hồ Làng Hà - Thung lũng Chắt Dậu, Thác Bản Long, Hồ Đại Lải,...và các điểm khác thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo;
- Tuyến 6: Kết hợp bên trong Vườn và vùng đệm là Văn phòng Vườn - Thái Nguyên (các khu di tích lịch sử, các khu du lịch sinh thái) - Tuyên Quang (Tân Trào, Sơn Dương và các điểm du lịch sinh thái).
d) Quy hoạch các công trình phục vụ đề án
- Văn phòng, nhà làm việc, cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí và khu công năng phục vụ dịch vụ du lịch sinh thái.
- Đường tuần tra, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng kết hợp với đường công vụ từ thị trấn Tam Đảo đến các khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.
- Hệ thống đường đi bộ, đường tuần tra bảo vệ rừng qua các hệ sinh thái rừng đặc sắc, kết nối các điểm cảnh quan tự nhiên, các điểm di tích, các đền chùa và các hệ sinh thái rừng đặc trưng.
- Hệ thống bể chứa phòng cháy chữa cháy rừng kết hợp cấp nước sinh hoạt.
4. Giải pháp thực hiện
a) Về quản lý bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản và các động vật hoang dã, tăng cường kiểm soát lửa rừng.
- Đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng phù hợp với điều kiện sinh thái; giao khoán bảo vệ rừng đối với các hộ gia đình ở vùng đệm. Phục hồi, phát triển vốn rừng và không ngừng nâng cao chất lượng, độ che phủ của rừng.
- Nâng cao năng lực bảo tồn thiên nhiên, xây dựng các cơ sở dữ liệu, lập các chương trình, kế hoạch bảo tồn các loại động vật đặc hữu, quý, hiếm.
- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế thực hiện các chương trình, dự án bảo tồn, hỗ trợ cộng đồng tại khu vực.
b) Về bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái
- Xây dựng các tuyến, điểm du lịch sinh thái nhằm khai thác tốt cảnh quan thiên nhiên theo nguyên tắc: không làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, không gây tác động xấu đến tài nguyên động thực vật hoặc làm giảm tính đa dạng sinh học và gây ô nhiễm môi trường. Đảm bảo phát triển bền vững đối với bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Tam Đảo.
- Tổ chức tuyên truyền giáo dục, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, khách du lịch, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn; kết hợp hài hòa giữa giáo dục, động viên khen thưởng đi đôi với các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, nhằm bảo vệ có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hóa, môi trường sinh thái.
c) Về cơ chế, chính sách
- Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông đường trên cao (cáp treo), đường bộ và nâng cấp các tuyến đường đến các điểm du lịch của Vườn quốc gia Tam Đảo để tạo thuận lợi phát triển du lịch sinh thái.
- Khuyến khích đầu tư phát triển các khu vui chơi giải trí hiện đại; đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút được các nhà đầu tư tham gia hoạt động du lịch sinh thái dưới các hình thức như: góp vốn cổ phần với doanh nghiệp nhà nước, hình thành công ty du lịch dựa trên sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước với tư nhân.
- Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư; bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
d) Về giảm thiểu tác động môi trường
- Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về đánh giá tác động môi trường; bố trí xây dựng các công trình đảm bảo yêu cầu về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
- Phải có phương án giám sát chặt chẽ về bảo vệ rừng hiện có và trồng rừng bổ sung.
- Tuân thủ thực hiện các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng.
- Có các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường khi Đề án hoạt động.
e) Về thu hút vốn đầu tư
- Khuyến khích (bằng nhiều hình thức) các doanh nghiệp có chức năng kinh doanh du lịch để đầu tư phát triển du lịch sinh thái.
- Tăng nguồn thu từ các hoạt động cho thuê môi trường rừng và cơ chế phát triển sạch để tạo nguồn vốn tiếp tục đầu tư vào quản lý bảo vệ rừng và các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
- Dự án cho thuê môi trường rừng phải phù hợp với quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc Tam Đảo giai đoạn 2010-2020 tại Quyết định số 1520/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xác lập ranh giới cụ thể diện tích cho thuê môi trường rừng, liên kết đầu tư và diện tích đất xây dựng công trình hạ tầng và các công trình lâm sinh theo quy chế quản lý rừng đặc dụng.
- Đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án đối với công tác quản lý bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên tại các khu vực dự kiến cho thuê môi trường rừng.
f) Về hạ tầng giao thông
- Hoàn thiện hệ thống đường bộ phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ rừng kết hợp với đường công vụ đi từ thị trấn Tam Đảo I đến Tam Đảo II và các khu du lịch sinh thái trong Vườn.
- Xây dựng hệ thống đường đi bộ, các hệ thống cáp treo, đường hầm phục vụ phát triển du lịch: thiết kế và xây dựng hệ thống đường đi bộ qua các hệ sinh thái đặc trưng, kết nối các điểm cảnh quan tự nhiên, di tích, đền chùa.
5. Khái toán đầu tư và nguồn vốn
- Tổng mức đầu tư khoảng 13.808 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 khoảng 2.736 tỷ đồng; giai đoạn 2 khoảng 11.072 tỷ đồng.
- Nguồn vốn: Huy động từ nguồn xã hội hóa từ các doanh nghiệp và nguồn thu từ việc cho doanh nghiệp thuê dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.
6. Phân kỳ đầu tư và kế hoạch thực hiện
- Đề án được thực hiện theo 2 giai đoạn, giai đoạn 1: 2014 - 2015; giai đoạn 2: 2016 - 2020.
- Kế hoạch thực hiện giai đoạn 1: Phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái; tiến hành triển khai các nội dung theo Đề án cho thuê môi trường rừng được phê duyệt.
- Triển khai thực hiện các Dự án ưu tiên: Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng cao cấp và vui chơi giải trí Tam Đảo II- Bến Tắm; khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng và tâm linh tại khu vực ba ngọn Tam Đảo; hệ thống cáp treo từ Bến Tắm lên Tam Đảo II.
- Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, kỹ thuật phục vụ hoạt động phát triển du lịch sinh thái.
- Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2: Tiếp tục triển khai các nội dung còn lại của Đề án, phù hợp với quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tam Đảo đã được phê duyệt.
7. Phương thức tổ chức, phân chia lợi nhuận
Đối với hình thức hoạt động liên doanh, liên kết: phương thức phân chia theo các hình thức góp vốn, trách nhiệm, mức độ tham gia quản lý vận hành, liên kết và cung cấp sản phẩm; trang thiết bị, thương hiệu và sáng kiến.
Đối với hình thức cho doanh nghiệp thuê dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch thực hiện theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng.
Đối với hình thức tự tổ chức: Thực hiện theo quy định hiện hành.
Nguồn thu từ hoạt động liên doanh, liên kết, thuê môi trường rừng được quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
Giao Tổng cục Lâm nghiệp hướng dẫn, chỉ đạo Vườn quốc gia Tam Đảo lập các dự án đầu tư du lịch sinh thái phù hợp với Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2010-2020 và Đề án này.
Vườn quốc gia Tam Đảo xác lập vị trí ranh giới diện tích cho thuê môi trường rừng; phối hợp hướng dẫn xây dựng dự án, kiểm tra, giám sát đơn vị thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng Đề án cho thuê môi trường rừng và quy định của pháp luật. Báo cáo Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Giám đốc Vườn quốc gia Tam Đảo và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Thông báo 19/TB-VPCP năm 2019 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội thảo toàn quốc “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới” do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 11249/VPCP-NN năm 2018 về tổ chức Hội thảo toàn quốc Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 123/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4 Công văn 635/TTg-KTN năm 2014 về chuyển mục đích sử dụng đất rừng Vườn quốc gia Núi Chúa sang xây dựng Khu du lịch sinh thái Sơn Long Thuận tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 2969/VPCP-KTN năm 2014 về đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch sinh thái thị trấn Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 7 Nghị định 180/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật du lịch
- 8 Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9 Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 10 Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
- 11 Quyết định 104/2007/QĐ-BNN về quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12 Nghị định 92/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Du lịch
- 13 Nghị định 48/2007/NĐ-CP về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng
- 1 Thông báo 19/TB-VPCP năm 2019 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội thảo toàn quốc “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới” do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 11249/VPCP-NN năm 2018 về tổ chức Hội thảo toàn quốc Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 123/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 4 Công văn 635/TTg-KTN năm 2014 về chuyển mục đích sử dụng đất rừng Vườn quốc gia Núi Chúa sang xây dựng Khu du lịch sinh thái Sơn Long Thuận tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Công văn 2969/VPCP-KTN năm 2014 về đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch sinh thái thị trấn Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ do Văn phòng Chính phủ ban hành