ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1243/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 12 tháng 10 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM CHO RAU, THỊT, CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2011- 2015
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH
- Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 tại kỳ họp thứ 7 khóa 12;
- Căn cứ Quyết định số 147/2008/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đáp ứng nghĩa vụ thành viên WTO;
- Căn cứ Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng Nông, Lâm, Thủy sản và muối giai đoạn 2011-2015;
- Căn cứ Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/9/2010 của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Căn cứ Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường;
- Xét đề nghị của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại công văn số 741/TTr-NN ngày 03.10.2011 về việc phê duyệt đề án bảo đảm an toàn thực phẩm cho rau, thịt cá trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề án bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) cho rau, thịt cá trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
1. Phương hướng
Xây dựng hệ thống sản xuất rau, thịt, cá đảm bảo ATTP có sự quản lý chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất và góp phần đảm bảo sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu
Quản lý ATTP từ sản xuất đến lưu thông, tập trung tại công đoạn rủi ro cao nhất; Chứng nhận, kiểm soát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATTP và tăng cường xúc tiến thương mại.
Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015
- 70% diện tích trồng rau được sản xuất theo quy tắc an toàn (trong đó 30% sản lượng rau được chứng nhận VietGAP).
- 60% cơ sở chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (trong đó kiểm soát được: 50% thịt lợn, 70% thịt đại gia súc, 20% gia cầm).
- 100% vùng nuôi thủy sản tập trung được giám sát dư lượng hóa chất độc hại (trong đó 30% diện tích nuôi trồng thủy sản được công nhận an toàn).
- 70% cơ sở chế biến nông sản, áp dụng quản lý chất lượng theo HACCAP.
3. Các giải pháp chủ yếu
3.1. Quy hoạch, phát triển vùng sản xuất
- Quy hoạch và phát triển các vùng sản xuất rau an toàn.
- Quy hoạch, phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư theo hướng an toàn sinh học gắn với giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm (đã có đề án riêng).
- Phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung gắn với an toàn thực phẩm.
3.2. Nguồn nhân lực
- Hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân sự của hệ thống QLCL Nông lâm sản & Thủy sản từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.
- Đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ năng lực để quản lý tốt chất lượng nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu, nhiệm vụ.
3.3. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
3.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về an toàn thực phẩm
3.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng
Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản.
3.6. Chính sách hỗ trợ sản xuất rau, thịt và cá đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện theo các quy định của Trung ương và của Tỉnh.
3.7. Chế biến và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn
- Xây dựng các chợ đầu mối.
- Hình thành các siêu thị, cửa hàng chuyên bán thực phẩm an toàn.
- Tăng cường xúc tiến thương mại thông qua các hội thi, hội chợ.
- Xây dựng các cơ sở nhà xưởng để thu gom, sơ chế, bao gói, bảo quản sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ.
3.8. Từng bước xây dựng và ban hành các quy định về quản lý chất lượng nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Quy định về hoạt động kinh doanh nông sản thực phẩm trong các siêu thị, chợ (Chỉ được bán sản phẩm an toàn, đã có chứng nhận chất lượng).
- Quy định về việc sử dụng nông sản thực phẩm trong các nhà hàng, khách sạn: chỉ được phép sử dụng nguyên liệu nông sản thực phẩm an toàn trong chế biến.
3.9. Phân cấp quản lý
- Cấp tỉnh: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; Kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP tại các siêu thị, chợ đầu mối; Trực tiếp kiểm tra, chứng nhận chất lượng, ATTP nông lâm thủy sản tiêu thụ nội địa.
- Cấp huyện: Tổ chức thực hiện qui hoạch, kế hoạch và các chương trình mục tiêu về ATTP; Kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ.
- Cấp xã, phường, thị trấn: Quản lý chất lượng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thực phẩm và ATTP nông lâm sản và thủy sản.
4. Tổ chức thực hiện
- Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị, thành phố triển khai, hướng dẫn thực hiện Đề án đảm bảo đúng quy định của Nhà nước.
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan liên tổ chức thực hiện việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch & đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kinh phí theo quy định.
- Sở Công thương xây dựng các quy định về hoạt động kinh doanh nông sản thực phẩm trong các siêu thị, chợ, các nhà hàng, khách sạn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện theo quy định.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan liên quan; Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản căn cứ quyết định thi hành./.
| KT.CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 67/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020
- 2 Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với cơ sở Trồng hoa và các loại cây lá trang trí, cây giống hoa tại số 450 Nguyên Tử Lực, phường 8, thông Đá Qúy, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt và xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đông
- 3 Quyết định 2019/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại hoạt động các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 4 Quyết định 809/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và muối giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật an toàn thực phẩm 2010
- 6 Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 7 Thông tư 56/2009/TT-BNNPTNT về kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản trước khi đưa ra thị trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8 Quyết định 147/2008/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) đáp ứng nghĩa vụ thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 2019/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại hoạt động các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 2 Quyết định 2102/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết đối với cơ sở Trồng hoa và các loại cây lá trang trí, cây giống hoa tại số 450 Nguyên Tử Lực, phường 8, thông Đá Qúy, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt và xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đông
- 3 Quyết định 67/2016/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020