- 1 Luật Đê điều 2006
- 2 Nghị định 113/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đê điều
- 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 4 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 5 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 6 Nghị định 24/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8 Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- 9 Luật Thủy lợi 2017
- 10 Nghị định 104/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều
- 11 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa
- 12 Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 13 Văn bản hợp nhất 36/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Thủy lợi do Văn phòng Quốc hội ban hành
- 14 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 15 Quyết định 5055/QĐ-UBND năm 2012 về cấp phép đối với hoạt động liên quan đến đê điều: Xây dựng công trình kè bờ sông Đuống bảo vệ bến xuất nhập xăng dầu do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 16 Quyết định 937/QĐ-UBND phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Công trình Kè chống xói lở bờ sông Cầu đoạn qua xã Yên Đĩnh và thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn
- 17 Quyết định 62/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và khai thác công trình kè trên địa bàn tỉnh An Giang
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1251/QĐ-UBND.HC | Đồng Tháp, ngày 25 tháng 8 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và được sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014 và ngày 10 tháng 12 năm 2018;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thủy lợi ngày 10 tháng 12 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2071/TTr-SNN ngày 28 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Quy chế phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về biển báo, phao phân luồng và camera giám sát bảo vệ công trình kè trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Giao thông vận tải, Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIỂN BÁO, PHAO PHÂN LUỒNG VÀ CAMERA GIÁM SÁT BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Quyết định số 1251/QĐ-UBND-HC ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Quy chế này quy định đối tượng, nguyên tắc, trách nhiệm và nội dung phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc quản lý nhà nước về biển báo, phao phân luồng đường thủy nội địa và camera giám sát bảo vệ công trình kè trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Quy chế này được áp dụng đối với:
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đường thủy nội địa, khoáng sản, thủy sản, thủy lợi; bao gồm các Sở, ngành Tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến việc quản lý và khai thác công trình kè trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 3. Nguyên tắc phối hợp quản lý
1. Công tác phối hợp dựa trên cơ sở thực hiện trong chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị liên quan; đồng thời, đảm bảo tính đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, không chồng chéo; không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mỗi cơ quan, đơn vị.
2. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ trong quy chế, theo chức năng, trách nhiệm và quyền hạn chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan đảm bảo ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi, hiện tượng ảnh hưởng đến an toàn công trình kè ven sông, kênh, rạch trên địa bàn Tỉnh; đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện, gặp khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét.
3. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện phải được bàn bạc, thống nhất giải quyết theo đúng quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan liên quan.
TRÁCH NHIỆM VÀ NỘI DUNG PHỐI HỢP
Điều 4. Trách nhiệm Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Cung cấp thông tin bằng văn bản cho các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với địa phương có lắp đặt hệ thống biển bá o, phao phân luồng đường thủy nội địa và camera giám sát hỗ trợ bảo vệ công trình kè trên địa bàn Tỉnh.
2. Phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình kè.
3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về khai thác, quản lý công trình kè; về hành lang bảo vệ công trình kè theo quy định.
4. Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành Tỉnh, địa phương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế này trên địa bàn toàn tỉnh; báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh việc thực hiện Quy chế này và kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp quy định hiện hành và tình hình thực tế của địa phương.
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Giao thông và Vận tải
1. Phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Sở, ngành Tỉnh có liên quan trong công tác lắp đặt báo hiệu đường bộ và đường thủy nội địa đối với công trình kè nằm trên tuyến đường thuộc phạm vi đơn vị quản lý.
2. Phối hợp Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam và Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát, đề xuất, tham mưu kinh phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, báo hiệu về lĩnh vực giao thông đường thuỷ, đường bộ trong hành lang bảo vệ công trình kè nằm trên tuyến đường thuộc phạm vi đơn vị quản lý trên địa bàn tỉnh.
3. Chủ trì, phối hợp các sở, ngành Tỉnh có liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp huyện thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng về lĩnh vực giao thông - vận tải và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Hàng năm, phối hợp các Sở, ngành Tỉnh có liên quan và địa phương kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác khai thác cát, nước mặt, nước ngầm có nguy cơ ảnh hưởng đến các công trình kè để giảm thiểu các thiệt hại do sạt lở gây ra.
2. Tích cực phối hợp với các đơn vị liên quan về việc lập Quy hoạch, quản lý Quy hoạch để bảo vệ hành lang an toàn các công trình ven sông trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Hướng dẫn công tác thanh toán, quyết toán kinh phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị phao phân luồng, biển hiệu, biển cảnh báo và camera giám sát bảo vệ công trình kè trên địa bàn tỉnh.
Điều 8. Trách nhiệm của Công an Tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thường xuyên kiểm tra, theo dõi trích xuất hình ảnh vi phạm từ camera giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, thủy lợi, thủy sản, tài nguyên hoặc các hoạt động trái phá p luật có ảnh hưởng đến an toàn công trình kè.
2. Chỉ đạo đơn vị cấp dưới thường xuyên tổ chức tuần tra, trinh sát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Thủy lợi, giao thông đường thủy nội địa.
3. Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp thông tin số liệu, danh sách các trường hợp vi phạm pháp luật về lĩnh vực thủy lợi hoặc cung cấp thông tin kết quả xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật được xử phạt từ camera giám sát bảo vệ công trình kè trên địa bàn tỉnh.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:
1. Quản lý, khai thác, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị hỗ trợ bảo vệ an toàn công trình kè (bao gồm công trình kè và các biển báo, biển hiệu, phao phân luồng, camera giám sát hỗ trợ bảo vệ công trình kè ) trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương; R à soát, đề xuất, tham mưu kinh phí bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị theo định kỳ hàng năm.
2. Phối hợp Sở Giao thông Vận tải, Chi cục đường thủy nội địa phía Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác quản lý, khai thác các biển báo, biển hiệu, phao phân luồng về lĩnh vực giao thông đường thủy thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
3. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp lắp đặt biển báo hiệu cấm đỗ, báo hiệu cấm thả neo, biển hạn chế tạo sóng, biển cấm buộc tàu thuyền đối với các công trình kè trên các tuyến đường thủy thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy chế này đến ủy ban nhân dân cấp xã và nhân dân trên địa bàn biết và thực hiện; Chỉ đạo Đài truyền thanh địa phương thường xuyên tuyên truyền các quy định của pháp luật về các hành vi trái pháp luật liên quan đến hoạt động thủy lợi và giao thông đường thủy trên địa bàn.
5. Phối hợp các Sở, ngành Tỉnh có liên quan: thường xuyên kiểm tra, theo dõi trích xuất hình ảnh vi phạm từ camera giám sát nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, thủy lợi, thủy sản, khoáng sản hoặc các hoạt động trái pháp luật; tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về lĩnh vực thủy lợi, kiên quyết xử lý triệt để các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm, làm hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình kè và các công trình phụ trợ nhằm đảm bảo an toàn công trình kè; cung cấp thông tin về nhiệm vụ được giao theo quy chế phối hợp này khi có yêu cầu.
6. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, thường xuyên phân công cán bộ phụ trách theo dõi, kiểm tra, kịp thời phát hiện lập biên bản vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình kè và các công trình hỗ trợ đã được đầu tư trên địa bàn nhằm sớm phát hiện những nguy cơ gây mất an toàn công trình và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra sự cố.
7. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thường xuyên chủ động kiểm tra phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu các hành vi vi phạm pháp luật về hành lang bảo vệ công trình kè và các công trình phụ trợ như: xây dựng các công trình, nhà trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình kè; đánh bắt thủy sản, khai thác khoáng sản trái phép, các phương tiện neo đậu trong phạm vi bảo vệ công trình kè… và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm theo thẩm quyền; Nếu vượt thẩm quyền, kịp thời lập biên bản vi phạm đồng thời báo cáo nhanh về Ủy ban nhân dân cấp huyện để kịp thời xử lý theo đúng quy định pháp luật.
8. Chịu trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo trì, bảo dưỡng các công trình kè và các thiết bị, phương tiện hỗ trợ bảo vệ công trình kè được giao trên địa bàn quản lý.
1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các đơn vị thực hiện theo chức năng nhiệm vụ tại quy chế này.
2. Định kỳ hàng năm (hoặc đột xuất) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp Công an Tỉnh, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá những khó khăn, vướng mắc, đề xuất hướng giải quyết; trình Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, bất cập, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế./.
- 1 Quyết định 5055/QĐ-UBND năm 2012 về cấp phép đối với hoạt động liên quan đến đê điều: Xây dựng công trình kè bờ sông Đuống bảo vệ bến xuất nhập xăng dầu do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 937/QĐ-UBND phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Công trình Kè chống xói lở bờ sông Cầu đoạn qua xã Yên Đĩnh và thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn
- 3 Quyết định 62/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và khai thác công trình kè trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4 Quyết định 2448/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng Hệ thống camera giám sát tỉnh Yên Bái