THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1256/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2011 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 34/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội khóa XII để đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức, thanh tra và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 34/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH
Nâng cao năng lực của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh bảo đảm đủ năng lực quản lý, điều hành việc kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm;
2. Các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2015:
a) 90% Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh được xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và có đủ các trang thiết bị làm việc thiết yếu;
b) 100% các Chi cục được bố trí đủ biên chế cán bộ chuyên môn theo quy định;
c) 90% cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh được đào tạo, tập huấn chuyên môn về an toàn thực phẩm.
a) Xây dựng và ban hành các văn bản nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của hệ thống các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm trên cơ sở tăng cường phối hợp liên ngành, trong đó ngành y tế là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; đẩy mạnh việc phân cấp đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các địa phương trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm;
b) Tăng cường biên chế, đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo trụ sở làm việc, trang bị phương tiện làm việc cho các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm;
c) Xây dựng nội dung và hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ của các Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó chú trọng các chuyên ngành về thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, kiểm nghiệm, quản lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, thông tin giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm, phương pháp chế biến bảo quản thực phẩm, các quy phạm thực hành tiên tiến trong bảo đảm an toàn thực phẩm (ISO, HACCP, GMP,…) Mở rộng qui mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp thực tế, tình hình nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn lực của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tuyến tỉnh cả về số lượng và chất lượng. Từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu thực tế;
d) Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác đào tạo và chuyển giao công nghệ đối với các kỹ thuật mới, hiện đại trong công tác kiểm nghiệm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm nhằm ngăn ngừa và giảm tác hại của ngộ độc thực phẩm, thực phẩm kém chất lượng đối với sức khỏe cộng đồng. Xây dựng và triển khai hệ thống cảnh báo và xử trí kịp thời, chính xác các sự cố về an toàn thực phẩm, tiến tới chủ động trong quản lý an toàn thực phẩm dựa trên bằng chứng và thông tin khoa học;
đ) Tăng cường hợp tác quốc tế và huy động các nguồn lực trong nước để đầu tư trang thiết bị và đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm.
a) Tổng nguồn vốn đầu tư cho việc thực hiện Đề án dự kiến là 970 tỷ đồng (chín trăm bảy mươi tỷ đồng), trong đó:
- Mua sắm trang thiết bị thiết yếu: 179 tỷ đồng;
- Xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc: 703 tỷ đồng;
- Đào tạo, tập huấn chuyên môn: 88 tỷ đồng;
b) Nguồn vốn đầu tư được huy động từ các nguồn vốn sau:
- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí xây dựng trụ sở làm việc (bao gồm kinh phí giải phóng mặt bằng và mua sắm trang thiết bị gắn với công trình đầu tư xây dựng cơ bản), mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm;
- Ngân sách trung ương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu để:
+ Hỗ trợ xây dựng trụ sở làm việc và mua sắm trang thiết bị thiết yếu đối với một số địa phương khó khăn, không tự cân đối được ngân sách hàng năm;
+ Hỗ trợ việc đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm của các địa phương;
- Nguồn vốn ODA;
- Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án liên quan khác được triển khai trên địa bàn;
- Các nguồn huy động hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
1. Bộ Y tế chủ trì:
a) Ban hành nguyên tắc, tiêu chí sắp xếp, phân loại Chi cục, làm cơ sở cho việc bố trí biên chế, đầu tư xây dựng trụ sở và mua sắm thiết bị của các Chi cục;
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, trong đó có việc đề xuất nhu cầu hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và đào tạo cán bộ, trình duyệt theo quy định;
c) Làm việc với Bộ Nội vụ về việc bố trí chỉ tiêu biên chế cán bộ cho các Chi cục;
d) Phối hợp với các trường đại học, các viện nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về an toàn thực phẩm cho cán bộ Chi cục;
đ) Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Đề án theo đúng tiến độ và quy định hiện hành;
e) Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án, định kỳ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế tổng hợp nhu cầu hỗ trợ kinh phí của các địa phương, trình duyệt theo quy định; bố trí vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách trung ương cho việc đầu tư xây dựng và cải tạo trụ sở làm việc của các Chi cục ở địa phương theo kế hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt;
b) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ưu tiên bố trí phần vốn của địa phương để thực hiện Đề án;
c) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn về cơ chế tài chính để các địa phương bảo đảm nguồn vốn do địa phương bố trí thực hiện Đề án.
3. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan bố trí vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm để các đơn vị và địa phương triển khai thực hiện Đề án;
b) Phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án tại các địa phương.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng nội dung giáo dục an toàn thực phẩm kết hợp với các nội dung giáo dục khác.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Căn cứ các nguyên tắc, tiêu chí sắp xếp, phân loại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y tế ban hành để chỉ đạo việc điều chỉnh bổ sung hệ thống Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm vào quy hoạch phát triển mạng lưới y tế của địa phương, làm cơ sở cho việc xây dựng các dự án đầu tư xây dựng Chi cục theo đúng các quy định hiện hành;
b) Bố trí vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện Đề án theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; bố trí, điều động cán bộ cho các Chi cục; chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ các Chi cục;
c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương kiểm tra, giám sát chặt chẽ để bảo đảm việc triển khai thực hiện các dự án theo đúng quy định;
d) Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1 Công văn 4585/BYT-ATTP năm 2018 đề nghị giữ nguyên mô hình tổ chức hoạt động của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Y tế ban hành
- 2 Công văn 2575/BYT-ATTP năm 2017 về triển khai thực hiện Thông tư liên tịch 51/2015/TTLT-BYT-BNV do Bộ Y tế ban hành
- 3 Quyết định 734/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 34/2009/QH12 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Nghị quyết số 34/2009/NQ-QH12 đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Quốc hội ban hành
- 5 Nghị định 79/2008/NĐ-CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm
- 6 Luật Tổ chức Chính phủ 2001