UBND TỈNH NGHỆ AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1258/1999/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐẶT HÒM CÔNG ĐỨC, QUẢN LÝ SỬ DỤNG TIỀN CÔNG ĐỨC Ở CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ, DANH LAM THẮNG CẢNH ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994:
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách Nhà nước.
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ngày 31/3/1984 và Nghị định 288/HĐBT ngày 21/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Tài chsính Vật giá và ông Giám đốc Sở Văn hóa thông tin.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định tạm thời về việc đặt hòm công đức, quản lý sử dụng tiền công đức ở các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của UBND tỉnh trái với quyết định này đều không còn hiệu lực thi hành.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Vật giá, Giám đốc Sở Văn hoá thông tin, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| UBND TỈNH NGHỆ AN |
QUY ĐỊNH
TẠM THỜI VỀ VIỆC ĐẶT HÒM CÔNG ĐỨC, QUẢN LÝ SỬ DỤNG TIỀN CÔNG ĐỨC Ở CÁC KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ, DANH LAM THẮNG CẢNH ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1258/1998/QĐ-UB ngày 30/10/1998 của UBND tỉnh Nghệ An)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
1. Bản quy định này quy định việc đặt hòm công đức và quản lý sử dụng tiền hiện vật công đức ở các khu di tích lịch sử văn hoá danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Việc đặt hòm công đức, quản lý sử dụng tiền, hiện vật công đức phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và nội dung của bản quy định này.
Điều 2: Việc đặt hòm công đức ở các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh phải có quyết định của UBND tỉnh.
Điều 3: Phiếu công đức phải theo mẫu thống nhất do Sở Văn hoá thông tin phát hành. Sở Văn hoá thông tin, các Trung tâm văn hoá thông tin huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn được giao nhiệm vụ quản lý tiền, hiện vật công đức phải mở sổ sách kế toán theo dõi, quản lý đúng chế độ quy định.
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Hòm công đức được làm bằng gỗ hoặc bằng kim loại đảm bảo chắc chắn có lỗ để bỏ tiền vào, phía trong lỗ phải có lưỡi gà đảm bảo không thể lấy tiền ra được nếu không mở khoá.
2. Mỗi hòm công đức đều phải có hai khoá loại tốt, một khoá giao cho người đại diện UBND xã có di tích giữ chìa, một khoá giao cho đại diện của Trung tâm văn hoá thông tin huyện sở tại giữ chìa, đảm bảo hòm công đức khi cần mở phải có cả hai khoá cùng mở.
3. Mỗi tháng mở hòm công đức một lần và phải tuân theo quy định sau:
a) Khi mở hòm công đức phải có mặt đầy đủ các thành phần: hai thành viên giữ chìa khoá, đại diện Trung tâm VHTT huyện, thành phố thị xã sở tại (chủ trì) đại diện UBND xã, phường có di tích và đại diện tổ bảo vệ di tích.
b) Mỗi lần mở hòm công đức phải lập biên bản ghi rõ các thành viên có mặt, số tiền và hiện vật thu được và phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên. Biên bản được lập thành 4 bản, 1 bản gửi tổ bảo vệ di tích, 1 bản gửi UBND xã, 1 bản gửi Trung tâm VHTT huyện sở tại và 1 bản gửi Sở VHTT để theo dõi, quản lý. Toàn bộ số tiền thu được tại các di tích, danh thắng phải nộp về Trung tâm VHTT huyện, thành phố, thị xã sở tại gửi vào tài khoản của Trung tâm mở tại Kho bạc để phân phối và sử dụng theo điều 6 của quy định này. Đối với hiện vật thì tuỳ theo đặc điểm, tính chất trung tâm phối hợp với các cơ quan có liên quan để có hình thức quản lý thích hợp.
Điều 5: Các hình thức đóng góp công đức.
1. Các tổ chức, cá nhân đóng góp công đức có thể bằng tiền (tiền Việt Nam, tiền ngoại tệ, đá quý ... ) bằng hiện vật theo các hình thức sau đây:
a) Trực tiếo bỏ tiền vào hòm công đức (kể cả các trường hợp mua phiếu công đức)
b) Tiền, hiện vật đặt trên bàn thờ nơi tế lễ sau khi tế lễ xong được bỏ tiền vào hòm công đức để quản lý.
c) Tự nguyện nhận làm đồ tế khí, trùng tu, tôn tạo các hạng mục công trình của di tích theo sự hướng dẫn nghiệp vụ của Ban quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh.
d) Gửi tiền qua tài khoản của trung tâm VHTT huyện, thành phố, thị xã hoặc cơ quan tài chính địa phương.
2. Tổ chức, cá nhân đóng góp công đức được cấp giấy chứng nhận ghi rõ số tiền, hiện vật và được ghi tên vào sổ vàng của di tích (nếu tổ chức, cá nhân có để lại địa chỉ).
Điều 6: Phân phối, sử dụng quỹ công đức.
1. Về nguyên tắc tiền, hiện vật công đức thu được ở các di tích danh lam thắng cảnh nào thì được đầu tư trở lại toàn bộ để phục vụ cho di tích danh lam thắng cảnh đó. Số tiền thu được, sử dụng theo quy định cụ thể sau đây:
a) 65% hỗ trợ chi tu sửa, tôn tạo di tích danh lam thắng cảnh sau khi dự án được Sở VHTT và các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với những di tích, danh thắng do Sở VHTT trực tiếp quản lý thì kinh phí được chuyển về Sở VHTT quản lý, chi tiêu. Những di tích, danh thắng do Sở VHTT và UBND huyện, thành phố, thị xã đồng quản lý và những di tích, danh thắng do UBND huyện, thành phố, thị xã trực tiếp quản lý thì kinh phí được để lại Trung tâm VHTT huyện, thành phố, thị xã quản lý, chi tiêu; những di tích, danh thắng do UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý, kinh phí được chuyển về UBND xã, phường, thị trấn quản lý, chi tiêu.
c) 30% chi phí các ngày tế lế, chi phí cho tổ quản lý, bảo vệ di tích (kể cả chi phí cho những người trực tiếp viết giấy chứng nhận công đức), kinh phí được chuyển về UBND xã, phường, thị trấn có di tích quản lý, chi tiêu.
2. Thời gian phân phối định kỳ 3 tháng một lần.
1. Kho bạc Nhà nước tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Kho bạc Nhà nước địa phương hướng dẫn Sở VHTT, các Trung tâm VHTT huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn mở tài khoản tiền gửi công đức tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.
2. Các cơ sở được giao trách nhiệm quản lý quỹ công đức phải gửi toàn bộ số tiền công đức vào Kho bạc Nhà nước để quản lý. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm cấp lại tiền công đức cho các cơ sở được giao nhiệm vụ quản lý, chi tiêu theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng chế độ những quy định tại quyết định này. Nghiêm cấm các đơn vị toạ chi và để ngoài sổ sách kế toán quỹ công đức. Trường hợp đến cuối năm quỹ công đức còn dư, các cơ sở được phép chuyển sang năm sau để sử dụng.
3. Sau khi kết thúc năm các cơ sở được giao nhiệm vụ quản lý quỹ công đức phải lập báo cáo quyết toán thu, chi quỹ công đức và chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo quy đinh, UBND xã phải báo cáo quyết toán thu, chi quỹ công đức với Trung tâm văn hoá và phòng tài chính huyện để các cơ quan này tổng hợp baó cáo lên cơ quan chủ quản cấp trên. Sở VHTT có trách nhiệm lập và tổng hợp báo cáo quyết toán thu chi quỹ công đức toàn tỉnh gửi Sở Tài chính và UBND tỉnh.
Điều 8: Công tác kế toán và quyết toán.
1. Các cơ sở được giao quản lý quỹ công đức phải thực hiện công tác kế toán thống kế quy định tại Pháp lệnh kế toán thống kê ngày lo/5/1988; Nghị định 25/HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ tổ chức kế toán; Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách Nhà nước; Quyết định số 999/TC/QĐ-CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp và các văn bản hướng dẫn chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.
2. Sở VHTT, các Trung tâm VHTT huyện, thành phố, thị xã và UBND xã, phường, thị trấn phải mở sổ sách kế toán theo dõi riêng và hạch toán thu chi quỹ công đức theo các quy định pháp luật hiện hành.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nghiêm cấm mọi tổ chức cá nhân lợi dụng việc đặt hòm công đức ở các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để mưu cầu lợi ích riêng hoặc sử dụng vào các mục đích bất hợp pháp khác.
2. Tổ chức, cá nhân nào có thành tích trong việc thực hiện tốt bản quy định này sẽ được khen thưởng, nếu vi phạm thì tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Giao cho Sở VHTT chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung của bản quy định này.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các Trung tâm VHTT cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn nơi có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt nội dung của Bản quy định.
3. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các ngành, các cấp, các tổ chức cá nhân kịp thời phản ánh về Sở VHTT để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
- 1 Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 2 Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 1 Quyết định 18/2016/QĐ-UBND Quy định về tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2 Quyết định 999-TC/QĐ/CĐKT năm 1996 ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 4 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 5 Nghị định 25-HĐBT năm 1989 Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6 Pháp lệnh Kế toán và thống kê năm 1988 do Chủ tịch Hội đồng nhà nước ban hành
- 7 Nghị định 288-HĐBT năm 1985 thi hành pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 8 Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh năm 1984 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 1 Quyết định 5038/QĐ-UBND năm 2012 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2011 trở về trước
- 2 Quyết định 18/2016/QĐ-UBND Quy định về tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn công đức ở các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An