TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1258/QĐ-TLĐ | Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2001 |
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam sửa đổi.
- Căn cứ Nghị định số: 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Xét đề nghị của Ban Tổ chức Tổng Liên LĐVN
QUYẾT ĐỊNH
| TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LĐVN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1258/QĐ-TLĐ ngày 31 tháng 8 năm 2001 của Đoàn Chủ tịch TLĐ)
1. Quản lý và chỉ đạo trực tiếp CĐCS, CĐCS thành viên thuộc các thành phần kinh tế do địa phương quản lý.
2. Chỉ đạo phối hợp đối với CĐCS, CĐCS thành viên các đơn vị thuộc ngành Trung ương quản lý.
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP VÀ BIÊN CHẾ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
A. Điều kiện thành lập công đoàn các khu công nghiệp
Điều 6: Công đoàn các khu công nghiệp được thành lập khi có đủ điều kiện sau đây:
1. Có Ban quản lý các khu công nghiệp (do Chính phủ thành lập hoặc do Chính phủ uỷ viên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập).
2. Có từ 02 khu công nghiệp trở lên đang hoạt động.
3. Có trên 10 doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đi vào hoạt động.
4. Có trên 5.000 CNVC-LĐ trong các khu công nghiệp.
B. Biên chế cán bộ công đoàn chuyên trách tại Công đoàn các khu công nghiệp:
1. Từ trên 5.000 - 10.000 CNVC-LĐ biên chế 02 cán bộ.
2. Từ 10.000 CNVC-LĐ trở lên biên chế không quá 03 cán bộ.
3. Từ 20.000 CNVC-LĐ trở lên biên chế không quá 04 cán bộ.
4. Từ 30.000 - 40.000 CNVC-LĐ biên chế không quá 05 cán bộ.
5. Trên 40.000 CNVC-LĐ trở lên, cứ thêm 15.000 CNVC-LĐ được tăng thêm 01 biên chế, nhưng mức tối đa không quá 07 cán bộ.
1. Khu công nghiệp ở cách xa trụ sở Công đoàn các khu công nghiệp từ 10 km trở lên có trên 10.000 CNVC-LĐ được biên chế 01 cán bộ công đoàn chuyên trách làm đại diện tại khu công nghiệp.
2. Các khu công nghiệp liền kề nhau, có dưới 10.000 CNVC-LĐ, ở cách xa trụ sở Công đoàn các khu công nghiệp, có thể bố trí 01 cán bộ công đoàn chuyên trách làm đại diện theo cụm các khu công nghiệp.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÔNG ĐOÀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Điều 9: Công đoàn các khu công nghiệp có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Phát triển đoàn viên, thành lập (hoặc giải thể) CĐCS, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, quản lý và chỉ đạo CĐCS, CĐCS thành viên thuộc các thành phần kinh tế, không phân biệt cấp quản lý (Trung ương - địa phương) đang hoạt động trong các khu công nghiệp theo quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
2. Phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp, cơ quan quản lý lao động địa phương và công đoàn cấp trên kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, pháp luập lao động, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của CNVC-LĐ và giải quyết tranh chấp lao động tại các khu công nghiệp.
3. Hướng dẫn các CĐCS, CĐCS thành viên trong các khu công nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ trong các doanh nghiệp; xây dựng, thương lượng ký thoả ước LĐTT. Tham gia xây dựng nội quy lao động, thành lập Hội đồng hoà giải cơ sở.
4. Tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương công tác của LĐLĐ tỉnh, thành phố; Chỉ thị, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng (nếu có), Nghị quyết Đại hội công đoàn cấp mình. Tham gia với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn có khu công nghiệp về các chủ trương phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh trật tự xã hội có liên quan đến việc làm, đời sống CNVC-LĐ trong các khu công nghiệp.
5. Tham gia với Ban quản lý các khu công nghiệp trên các lĩnh vực quản lý lao động, dịch vụ việc làm, an ninh trật tự, về quy hoạch xây dựng các công trình và hoạt động dịch vụ phục vụ CNVC-LĐ trong các khu công nghiệp. Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa Ban quản lý và Công đoàn các khu công nghiệp.
6. Vận động đoàn viên, CNVC-LĐ trong các khu công nghiệp tham gia các hoạt động xã hội; hướng dẫn các CĐCS, CĐCS thành viên tổ chức chăm lo, cải thiện đời sống, tuyên truyền giáo dục pháp luật, chấp hành nội dung lao động, kỷ luật lao động trong CNVC-LĐ.
7. Tổ chức các phong trào thi đua lao động giỏi, phong trào an toàn vệ sinh lao động, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội trong CNVC-LĐ ở các khu công nghiệp.
8. Thực hiện công tác quản lý, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ theo phân cấp của LĐLĐ tỉnh, thành phố.
9. Quản lý thu, chi tài chính theo phân cấp của LĐLĐ tỉnh, thành phố và quy định của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.