ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/2002/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP LỰC LƯỢNG THANH TRA XÂY DỰNG HÀNH PHỐ VÀ BỐ TRÍ CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG - ĐÔ THỊ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND va UBND;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra ngày 1 tháng 4 năm 1990;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 1997 về xử phạt hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình hạ tầng đô thị và Nghị định số 04/CP ngày 10 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai;
Căn cứ Quyết định số 100/2002/QĐ0-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập Thanh tra chuyên ngành xây dựng thành phố Hà Nội.
Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 5 – khoá XIII của HĐND Thành phố về tăng cường quản lý trật tự xây dựng đô thị;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức chính quyền Thành phố, Giám đốc sở Xây dựng và Chủ tịch UBND các Quận, Huyện;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Thí điểm thành lập lực lượng Thanh tra xây dựng Thành phố Hà Nội gồm 02 cấp: Cấp thành phố và cấp quận, huyện.
1- Cấp thành phố: Thành lập Thanh tra xây dựng Thành phố trên cơ sở tổ chức lại Thanh tra sở Xây dựng.
Thanh tra xây dựng Thành phố là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở cửa tài khoản tại kho bạc Nhà nước, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp, Thanh tra xây dựng Thành phố chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Giám đốc sở Xây dựng, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra Thành phố Hà Nội và Thanh tra xây dựng Bộ xây dựng.
2- Cấp quận, huyện: Thành lập Thanh tra xây dựng trực thuộc UBND các quận, huyện. Thanh tra xây dựng quận huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp, toàn diện của Chủ tịch UBND quận, huyện, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra xây dựng Thành phố. Thanh tra xây dựng quận, huyện là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và sử dụng con dấu riêng theo quy định hiện hành.
Điều 2: Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của Thanh tra xây dựng Thành phố:
1. Chức năng:
Thanh tra xây dựng Thành phố thực hiện hai chức năng:
- Chức năng thanh tra nhà nước theo điều 19 của Pháp lệnh Thanh tra do Hội đồng Nhà nước công bố ngày 01/4/1990 và điều 5 - Nghị định số 244/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Chức năng thanh tra chuyên ngành về xây dựng, gồm: kiểm tra, thanh tra, phúc tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý xây dựng, xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng theo thẩm quyền do pháp luật quy định; phối hợp xử lý các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực có liên quan, góp phần lập lại trật tự, kỷ cương và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng, quản lý nhà và công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thành phố.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về xây dựng: Thực hiện theo Điều 5- Nghị định số 244/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
2.2. Nhiệm vụ thanh tra xây dựng Thành phố:
a- Hướng dẫn các Tổ chức và nhân dân thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
b- Kiểm tra phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn Thành phố, bao gồm: xây dựng công trình mới, cải tạo, sửa chữa vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý xây dựng; vi phạm: chỉ giới đường đỏ đã cắm mốc; chỉ giới xây dựng, không gian kiến trúc; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện; khu vực bảo vệ các công trình quốc phòng, an ninh, khu di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng và các khu vực khác mà Nhà nước quy định không được phép xây dựng; Phối hợp với các tổ chức Thanh tra khác để xử lý các hành vi vi phạm có liên quan trong quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.
c- Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời theo dõi, kiểm tra hoạt động của lực lượng Thanh tra xây dựng các quận, huyện. Phối hợp với các quận, huyện và các Sở, ngành có liên quan trong hoạt động quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự xây dựng.
d- Phúc tra các vụ vi phạm trật tự xây dựng đã được xử lý nhưng còn khiếu kiện, hoặc theo yêu cầu của công tác quản lý.
e- Tổng hợp tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố, giúp Giám đốc Sở Xây dựng tham mưu, đề xuất với UBND Thành phố các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố.
g- Tổ chức tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
3 - Tổ chức bộ máy và biên chế
a- Lãnh đạo: - Chánh Thanh tra xây dựng Thành phố.
- Từ 1-2 Phó Chánh Thanh tra xây dựng Thành phố.
b- Các Tổ công tác:
- Tổ tổng hợp (Gồm: Hành chính, quản trị; theo dõi địa bàn, tiếp dân giải quyết khiếu tố; tổng hợp chuyên môn...).
- Tổ kiểm tra cơ động.
c- Biên chế của Thanh tra xây dựng Thành phố: 15 người.
Điều 3: Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và biên chế của Thanh tra xây dựng quận, huyện:
1- Chức năng:
Thanh tra xây dựng quận, huyện thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra, phúc tra, xử lý theo thẩm quyền và đề xuất để UBND quận, huyện xử lý các vi phạm vượt quá thẩm quyền trong lĩnh vực trật tự xây dựng theo quy định của Chính phủ và UBND Thành phố.
2- Nhiệm vụ:
a- Hướng dẫn, vận động các Tổ chức và nhân dân trên địa bàn chấo hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và Thành phố về quản lý trật tự xây dựng. Phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức thanh tra khác thực hiện chức năng, nhiện vụ được giao trong công tác quản lý trật tự xây dựng, xử lý các hành vi vi phạm có liên quan trong quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.
b- Kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng của chủ đầu tư, nếu phát hiện việc cấp giấy phép xây dựng không đúng thẩm quyền hoặc sai quy định, cần kịp thời thông báo cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng giải quyết; trường hợp chủ đầu tư không có giấy phép xây dựng, hoặc xây dựng sai với giấy phép xây dựng, phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn lập biên bản xác định lỗi vi phạm, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý.
c- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ đối với bộ phận chuyên môn của các xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý và xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng. Phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn các phòng, ban chuyên môn của quận, huyện có liên quan trong hoạt động quản lý và xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn.
d- Tổ chức thực hiện việc cưỡng chế dỡ bỏ công trình vi phạm và công trình phải di chuyển để giải phóng mặt bằng theo sự chỉ đạo của UBND quận, huyện.
g- Tổ chức phúc tra các trường hợp do xã, phường, thị trấn xử lý nhưng còn khiếu kiện.
h- Tổng hợp tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn quận, huyện, giúp Chủ tịch UBND quận, huyện tham mưu, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
i- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra xây dựng.
3. Tổ chức bộ máy và biên chế:
a- Lãnh đạo: - Chánh Thanh tra
- Từ 1 đến 2 Phó Chánh Thanh tra.
b- Thanh tra xây dựng quận, huyện được tổ chức thành các Tổ công tác:
- Tổ Văn phòng gồm: Cán bộ tổng hợp và tiếp dân, nhân viên hành chính - quản trị - tài vụ, lái xe - biên chế từ 3 đến 4 người.
- Tổ công tác địa bàn: Gồm các Thanh tra viên và chuyên viên được bố trí theo dõi thường xuyên tại các xã, phường, thị trấn, biên chế Tổ từ 07 đến 11 người.
- Tổ xử lý cưỡng chế: Tổ trưởng, Tổ phó là Thanh tra viên hoặc chuyên viên và được sử dụng 10 đến 15 lao động hợp lý.
c- Biên chế của Thanh tra xây dựng các Quận, Huyện:
- Quận: Hòa Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy; Huyện: Gia Lâm, Từ Liêm: Biên chế 15 người; Lao động hợp đồng từ 10 - 15 người.
- Thanh tra xây dựng của Hai Bà Trưng: Biên chế 18 người; Lao động hợp đồng từ 15-20 người.
- Thanh tra xây dựng của Huyện Thanh Trì, Sóc Sơn, Đông Anh: Biên chế 12 người; Lao động hợp đồng từ 10-12 người.
Điều 4: Thí điểm bố trí cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng ở xã, phường, thị trấn.
1- Bố trí ở mỗi xã, phường, thị trấn một cán bộ quản lý trật tự xây dựng chuyên trách.
2- Cán bộ chuyên trách quản lý trật tự xây dựng ở xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ:
a)- Hướng dẫn, vận động các tổ chức và nhân dân trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước và Thành phố về quản lý trật tự xây dựng.
b)- Kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng của chủ đầu tư các công trình xây dựng nhà, tường rào, công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, điện) nếu phát hiện việc cấp giấy phép xây dựng không đúng thẩm quyền hoặc sai quy định, cần kịp thời thông báo cho cơ quan cấp phép xây dựng giải quyết; trong trường hợp chủ đầu tư không có giấy phép xây dựng, hoặc xây dựng sai trái với giấy phép xây dựng, phải lập biên bản và báo cáo ngay với UBND xã, phường, thị trấn và đội Thanh tra xây dựng quận, huyện để xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý.
c)- Tham mưu cho UBND xã phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc cưỡng chế dỡ bỏ công trình vi phạm và công trình phải di chuyển để giải phóng mặt bằng theo sự chỉ đạo của UBND quận, huyện.
d)- Tổng hợp tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, giúp Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Điều 5: Chế độ chính sách đối với lực lượng Thanh tra xây dựng.
1- Chế độ chính sách đối, quyền lợi nghĩa vụ đối với Cán bộ công chức thuộc Lực lượng Thanh tra xây dựng Thành phố thực hiện theo Pháp lệnh Cán bộ công chức được Quốc hội thông qua ngày 26/2/1998, các quy định hiện hành của Nhà nước và của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế quản lý công chức, biên chế, tiền lương khu vực hành chính sự nghiệp; Lực lượng nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
2- Chế độ tiền lương và phụ cấp:
- Cán bộ, công chức được hưởng chế độ tiền lương theo quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.
- Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra xây dựng Thành phố hưởng phụ cấp chức vụ như trưởng, phó phòng Sở.
- Chánh thanh tra, phó Chánh thanh tra xây dựng quận, huyện hưởng phục cấp chức vụ như Trưởng, Phó phòng UBND cấp quận, huyện.
- Cán bộ, công chức, nhân viên công tác tại Thanh tra xây dựng Thành phố, Thanh tra xây dựng quận, huyện và cán bộ quản lý trật tự xây dựng chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được hưởng phụ cấp lưu động (hệ số 0,6) theo Thông tư 19/LĐTBXH-TT ngày 2/6/1993 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động.
- Cán bộ Thanh tra xây dựng và các lực lượng tham gia cưỡng chế dỡ bỏ công trình xây dựng trái phép được hưởng phụ cấp bằng 10% mức tiền lương tối thiểu tháng cho 01 ngày công tác.
3- Trang phục, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu:
- Cán bộ Thanh tra xây dựng Thành phố, Thanh tra xây dựng quận, huyện và cán bộ quản lý trật tự xây dựng chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được cấp một năm 02 bộ sắc phục. Trang sắc phục, kiểu cách, mẫu mã tùy theo quy định của UBND Thành phố.
- Phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu của lực lượng Thanh tra xây dựng do UBND Thành phố quy định
Điều 6: Trang bị cơ sở vật chất.
- Thanh tra xây dựng Thành phố và Thanh tra xây dựng quận, huyện được cấp trang thiết bị văn phòng như các đơn vị hành chính sự nghiệp.
- Từng bước đầu tư trang thiết bị, phương tiện để thực thi nhiệm vụ như sau:
+ Phương tiện cơ giới để tuần tra
+ Phương tiện chuyên chở
+ Các máy móc phục vụ tháo dỡ
+ Phương tiện thông tin liên lạc
+ Các trang thiết bị kỹ thuật cần thiết khác
Điều 7: Điều khoản thi hành
1- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quyết định trước đây trái với quyết định này đều bị bãi bỏ.
2- Trong quá trình thực hiện: nếu có vướng mắc các Sở Ngành, Quận, Huyện phản ánh bằng văn bản về Ban TCCQ Thành phố để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
3- Chánh Văn phòng HĐND và UBND Thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chính quyền Thành phố. Giám đốc sở Xây dựng, Thủ tướng các Sở, Ngành có liên quan và Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
- 1 Quyết định 99/2007/QĐ-UBND về việc kiện toàn, củng cố về tổ chức thanh tra xây dựng quận, huyện và thí điểm thành lập thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 3385/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (trước đây) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 3385/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (trước đây) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 1 Chỉ thị 30/2003/CT-UB về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 100/2002/QĐ-TTg về việc thí điểm thành lập thanh tra chuyên ngành xây dựng thành phố Hà Nội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội năm 2000
- 4 Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 5 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 6 Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 7 Nghị định 04-CP năm 1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai
- 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 9 Thông tư 19/LĐTBXH-TT năm 1993 hướng dẫn chế độ phụ cấp lưu động do Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 10 Nghị định 25-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
- 11 Chỉ thị 21/CT-UB năm 1991 về tiến hành thanh tra quản lý xây dựng cơ bản do tỉnh An Giang ban hành
- 12 Nghị định 244-HĐBT năm 1990 về việc tổ chức của hệ thống Thanh tra Nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 13 Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 1 Chỉ thị 30/2003/CT-UB về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Quyết định 99/2007/QĐ-UBND về việc kiện toàn, củng cố về tổ chức thanh tra xây dựng quận, huyện và thí điểm thành lập thanh tra xây dựng xã, phường, thị trấn tại thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Quyết định 3385/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây (trước đây) ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Chỉ thị 21/CT-UB năm 1991 về tiến hành thanh tra quản lý xây dựng cơ bản do tỉnh An Giang ban hành