BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 127/QĐ-LĐTBXH | Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2017 |
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra Bộ, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TỔNG KẾT 10 NĂM THI HÀNH LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 127/QĐ-LĐTBXH ngày 07 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Ngày 29/11/2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Sự ra đời của Luật đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta đến lĩnh vực này. Việc ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và hệ thống các văn bản hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ để điều chỉnh hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế, tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng thời tăng cường công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tuy nhiên, sau 10 năm thực hiện, một số quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế như vướng mắc, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp và công tác quản lý của nhà nước, chưa điều chỉnh hết mọi đối tượng đi làm việc ở nước ngoài, chế tài chưa đủ mạnh, một số quy định chưa có sự tương thích với luật pháp nước tiếp nhận lao động và các luật mới ban hành đã tạo không ít khó khăn khi tổ chức thực hiện, thiếu những quy định cụ thể tạo điều kiện tái hòa nhập khi người lao động hết hạn hợp đồng về nước... Ngoài ra, Luật cũng bộc lộ những quy định không còn phù hợp với thực tiễn đòi hỏi phải nghiên cứu sửa đổi bổ sung như: Quy định về hình thức đi làm việc ở nước ngoài, về điều kiện cấp, đổi giấy phép cho các doanh nghiệp; về số lượng và các giới hạn hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp, về nội dung thu và mức thu phí của người lao động, vấn đề tuyển chọn và tạo nguồn lao động v.v... Những vấn đề bất cập nêu trên đã ảnh hưởng đến kết quả, mục tiêu đặt ra trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thời gian qua, dẫn tới số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa tương xứng với nhu cầu thực tế của thị trường tiếp nhận và tiềm năng về nguồn lao động; chất lượng nguồn lao động chưa cao, tình trạng lao động vi phạm hợp đồng, bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp ở nhiều thị trường vẫn ở tỷ lệ cao, thị trường phát triển chậm và thiếu ổn định.
Để đánh giá kết quả đạt được, những vướng mắc, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, tìm ra các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích
a) Tổng kết, đánh giá toàn diện về tình hình thực hiện và tác động của việc thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các văn bản hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, trong đó bao gồm: việc tổ chức triển khai những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân xuất phát từ việc thực hiện các quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Đánh giá sự phù hợp của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với Hiến pháp năm 2013 và sự thống nhất, đồng bộ của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan; đánh giá sự tương thích của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; sự tương thích với luật pháp các nước tiếp nhận;
c) Đề xuất giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế làm cơ sở để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thiện hệ thống thực thi chính sách, pháp Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Yêu cầu
a) Việc tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, toàn diện trên phạm vi toàn quốc và tại từng Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương; bảo đảm đúng nội dung, mục đích và tiến độ đề ra; bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả;
b) Đánh giá đúng tình hình 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Làm rõ những kết quả, thành tựu đã đạt được, những mặt còn hạn chế, tồn tại. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, triển khai các quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Phân công nhiệm vụ hợp lý, nêu cao tinh thần trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nội dung tổng kết;
d) Kết quả tổng kết phải có sự tham khảo ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và người dân trong cộng đồng và kết quả nghiên cứu, đánh giá có liên quan của các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế.
II. PHẠM VI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG TỔNG KẾT
1. Phạm vi
a) Tổng kết việc triển khai thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành kể từ ngày Luật có hiệu lực đến ngày 30/4/2017 trên phạm vi toàn quốc.
b) Đánh giá công tác triển khai thi hành và tác động của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các văn bản hướng dẫn Luật tại các Bộ, ngành và địa phương; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.
c) Đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Hình thức và hoạt động tổng kết
a) Căn cứ quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tùy theo tính chất và khối lượng công việc có thể quyết định tổ chức Hội nghị tổng kết hoặc lấy ý kiến, tổng hợp báo cáo từ cơ sở để xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
b) Căn cứ theo tình hình thực tế, thực hiện điều tra, khảo sát việc thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại một số Bộ, ngành và địa phương làm căn cứ thực tiễn cho việc tổng kết. Đặc biệt khuyến khích các Viện nghiên cứu, tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: nghiên cứu, đánh giá để cung cấp thông tin phục vụ thực hiện tổng kết; tham vấn, tư vấn trong quá trình xây dựng đề cương hướng dẫn báo cáo tổng kết; xây dựng báo cáo và triển khai hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
c) Các Bộ, ngành và địa phương phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Báo cáo tổng hợp và tổ chức hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên phạm vi toàn quốc.
1. Tổng kết tình hình triển khai thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó tập trung vào các nội dung chính sau:
a) Xây dựng ban hành chương trình, kế hoạch triển khai, ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành;
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
d) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức và cán bộ doanh nghiệp trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
f) Tái hòa nhập thị trường lao động; bình đẳng giới
g) Tổ chức thực hiện
2. Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, trong đó tập trung vào các nội dung: ban hành các quy định, hướng dẫn triển khai và việc thực hiện thống kê số liệu liên quan lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Nêu ra những hạn chế, vướng mắc, những khoảng trống giữa quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và việc thực thi trong thực tế, đồng thời phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, vướng mắc; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cần được điều chỉnh.
4. Rà soát, đánh giá mối quan hệ giữa những quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với những quy định của Hiến pháp năm 2013, các bộ luật/luật hiện hành và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, những vấn đề mới phát sinh cần được điều chỉnh.
5. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
1. Đối với các đơn vị thuộc Bộ
a) Cục Quản lý lao động ngoài nước
- Chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên phạm vi toàn quốc, cụ thể:
+ Xây dựng đề cương hướng dẫn báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Hướng dẫn, đôn đốc hoạt động tổng kết thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ở các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp;
+ Tổng hợp kết quả báo cáo của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong việc chủ trì và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật, tình hình tổ chức bộ máy thực hiện công tác quản lý lao động làm việc ở nước ngoài, tình hình phối hợp theo thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương, tình hình ký kết các Hiệp định và Thỏa thuận cung ứng lao động với các nước, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Đánh giá việc tổ chức, thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của các đối tượng (doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp trúng thầu nhận thầu đầu tư ra nước ngoài, người lao động), tình hình các thị trường có lao động Việt Nam làm việc;
b) Vụ Pháp chế
- Phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước tổ chức các hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên phạm vi toàn quốc;
- Trên cơ sở đánh giá, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
c) Thanh tra Bộ
- Đánh giá việc tổ chức, thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của các doanh nghiệp dịch vụ thông qua hoạt động thanh kiểm tra.
- Đề xuất các nội dung cần sửa đổi.
d) Viện Khoa học - Lao động và Xã hội
Phối hợp với Cục Quản lý lao động ngoài nước thực hiện điều tra, khảo sát việc thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại một số Bộ, ngành, địa phương làm căn cứ thực tiễn cho việc xây dựng báo cáo tổng kết.
2. Về tiến độ xây dựng Báo cáo tổng kết và triển khai hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
a) Xây dựng Báo cáo tổng kết
- Căn cứ vào báo cáo của các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương, Cục Quản lý lao động ngoài nước tổng hợp, xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trình Bộ trưởng xem xét quyết định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước tháng 8/2017
b) Tổ chức hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Cục Quản lý lao động ngoài nước phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ tổ chức hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vào Quý II năm 2017 (tùy theo điều kiện thực tế).
Kinh phí thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được bố trí từ ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.
STT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ | ĐƠN VỊ PHỐI HỢP | THỜI GIAN |
1 | Xây dựng đề cương hướng dẫn báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước) | Các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | 01/2017 |
2 | Gửi công văn đến các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương yêu cầu thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (kèm đề cương hướng dẫn báo cáo tổng kết) | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước) | Các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | 02/2017 |
3 | Xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương | Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương |
| 02/2017 - 4/2017 |
4 | Điều tra, khảo sát việc thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại một số Bộ, ngành và địa phương làm căn cứ thực tế cho việc xây dựng báo cáo tổng kết | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Cục QLLĐNN, Hiệp hội XKLĐ, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan, viện nghiên cứu | 01/2017 - 04/2017 |
5 | Gửi báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương |
| 04/2017 |
6 | Tổng hợp và xây dựng báo cáo tổng hợp 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
| 05/2017 - 06/2017 |
7 | Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
| 07/2017 |
- 1 Nghị định 38/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- 2 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5 Thông tư 16/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6 Nghị định 119/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo
- 7 Hiến pháp 2013
- 8 Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 9 Quyết định 503/QĐ-LĐTBXH năm 2010 ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban điều hành Đề án và phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong doanh nghiệp nhà nước và lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
- 1 Nghị định 38/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- 2 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Thông tư 16/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4 Nghị định 119/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo
- 5 Quyết định 503/QĐ-LĐTBXH năm 2010 ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban điều hành Đề án và phê duyệt Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong doanh nghiệp nhà nước và lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành