THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 128/2001/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2001 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để thực hiện Quyết định số 98/2000/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2000, Quyết định số 1050/2000/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2000, Quyết định số 121/2000/QĐ-TTg và Quyết định số 122/2000/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 128/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)
I. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
1. Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
a) Căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, căn cứ vào tình hình thực tế, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng chiến lược chương trình, kế hoạch tổng thể về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi cả nước, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện các chương trình, kế hoạch về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty 91.
c) Nắm vững tình hình diễn biến của việc thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển của các doanh nghiệp nhà nước, có sơ kết, tổng kết, đánh giá, kiến nghị, kịp thời báo cáo (theo định kỳ hoặc đột xuất) và xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
d) Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ các mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn khách quan, phục vụ cho việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước theo yêu cầu của cải cách kinh tế.
đ) Sử dụng bộ phận giúp việc (Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ) để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
e) Thẩm định các đề án sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty 91.
g) Kiến nghị các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước.
2. Trưởng Ban.
a) Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Ban trước Thủ tướng Chính phủ.
b) Chỉ đạo xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi cả nước.
c) Chỉ đạo chung các hoạt động của Ban. Thông qua kế hoạch công tác, chủ trì các cuộc họp của Ban.
d) Uỷ quyền bằng văn bản cho Phó trưởng Ban thường trực, các ủy viên chuyên trách, kiêm nhiệm thay mặt Trưởng Ban giải quyết công việc khi cần thiết.
3. Phó trưởng Ban thường trực.
a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về lĩnh vực được phân công.
b) Thay mặt Trưởng Ban giải quyết công việc khi được ủy quyền và có trách nhiệm trực tiếp quản lý, điều hành Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, các ủy viên chuyên trách, kiêm nhiệm và sử dụng bộ phận giúp việc (Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ) hoạt động bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, đúng quy chế, có hiệu quả.
c) Tham khảo ý kiến các ủy viên, chủ động xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng của Ban và báo cáo kế hoạch công tác với Trưởng Ban để thông qua, làm cơ sở quản lý, điều hành hoạt động của Ban và của từng thành viên.
d) Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất, trực tiếp với Trưởng Ban về tình hình triển khai việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước để xin ý kiến chỉ đạo kịp thời.
đ) Ký các văn bản điều hành hoạt động của Ban và ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước khi được Trưởng Ban ủy quyền.
4. Các ủy viên chuyên trách.
a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về lĩnh vực được phân công.
b) Chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Trưởng Ban và của Phó trưởng Ban thường trực khi được Trưởng Ban ủy quyền.
c) Chủ động đề xuất ý kiến liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trên lĩnh vực đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước với Phó trưởng Ban thường trực (khi cần thiết có thể đề xuất trực tiếp với Trưởng Ban) để xin ý kiến chỉ đạo.
d) Thực hiện đúng quy định của chế độ báo cáo công tác; chế độ sinh hoạt giao ban công tác. Nếu vắng mặt phải báo cáo rõ lý do.
5. Các ủy viên kiêm nhiệm.
a) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về lĩnh vực được phân công.
b) Chịu sự quản lý, điều hành của Trưởng Ban, của Phó trưởng Ban thường trực khi được Trưởng Ban ủy quyền, trong phạm vi công việc được giao kiêm nhiệm.
c) Chủ động đề xuất ý kiến liên quan đến tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao trên lĩnh vực đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước với Phó trưởng Ban thường trực (khi cần thiết có thể đề xuất trực tiếp với Trưởng Ban) để xin ý kiến chỉ đạo.
d) Thực hiện đúng quy định của chế độ báo cáo công tác; chế độ sinh hoạt giao ban công tác. Nếu vắng mặt phải báo cáo rõ lý do.
II. CHẾ ĐỘ, PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC
Chế độ, phương pháp làm việc của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp phải bảo đảm nguyên tắc: Đúng chức năng, nhiệm vụ, đúng trách nhiệm và quyền hạn, không chồng chéo, có kế hoạch, tránh phiền hà và có hiệu quả.
1. Chế độ sinh hoạt giao ban công tác.
- Hàng tuần, Thường trực Ban (gồm Phó trưởng Ban thường trực, ủy viên chuyên trách, lãnh đạo Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp) tổ chức sinh hoạt giao ban công tác một lần. Hàng quý tổ chức giao ban công tác toàn Ban. Thời gian, địa điểm, thành phần họp giao ban (ngoài các thành viên của Ban) là do Trưởng ban hoặc Phó trưởng Ban thường trực quyết định và được thông báo trước.
- Nội dung sinh hoạt giao ban công tác, bao gồm: Mọi thành viên của Ban có trách nhiệm báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác được phân công, có đánh giá, góp ý, kiến nghị; cung cấp thông tin những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban; phổ biến kế hoạch công tác trong thời gian tới.
2. Chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất.
- Ban có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ và đột xuất trình Thủ tướng Chính phủ.
- Yêu cầu Trưởng Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của các cơ quản lý cấp trên của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện đúng quy định về chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban về tình hình thực hiện việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước (có đề xuất, kiến nghị).
- Các báo cáo định kỳ, đột xuất phải thể hiện dưới dạng văn bản để lưu giữ, theo dõi.
3. Chế độ đi công tác.
Trên cơ sở kế hoạch công tác hàng ngày hoặc đột xuất của Ban đã được thông qua, dưới sự sắp xếp, điều hành của Phó trưởng Ban thường trực, thành viên của Ban được sử dụng các điều kiện vật chất, tài chính, phương tiện... theo chế độ, chính sách hiện hành để phục vụ công tác do Văn phòng Chính phủ đảm nhiệm.
4. Chế độ chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi.
- Phân công các thành viên của Ban bám sát các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp nhà nước để chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước đạt yêu cầu của Chính phủ đề ra.
- Kịp thời đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn khách quan của quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Chế độ kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện.
- Phải bảo đảm việc kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, từ cơ sở đến Ban, từ Ban đến Thủ tướng Chính phủ là trung thực, công bằng, nghiêm túc.
- Đề xuất các hình thức, biện pháp động viên, khen thưởng các doanh nghiệp thực hiện tốt, có hiệu quả trong việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và ngược lại.
6. Chế độ hội họp.
- Để chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, Ban cần có kế hoạch triệu tập và chủ trì các cuộc họp, làm việc với các cơ quản lý cấp trên của các doanh nghiệp.
- Trong xây dựng kế hoạch công tác của Ban, có thể dự kiến các buổi hội thảo rộng rãi về những chủ đề liên quan đến kết quả, phương hướng của công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, trong đó các thành viên của Ban có trách nhiệm tham gia đầy đủ để kịp thời rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa đổi cho chương trình, kế hoạch công tác đã được duyệt.
- Tham gia các cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến lĩnh vực đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
- Việc tổ chức hội họp phải bảo đảm hiệu quả, tránh lãng phí.
7. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế, được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, có thể cử thành viên của Ban, cán bộ, công chức của bộ phận giúp việc Ban (Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ) tham gia các đoàn cán bộ đi học tập, nghiên cứu, khảo sát ở nước ngoài về những chương trình có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn của đội ngũ cán bộ làm công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, trong đó có các thành viên của Ban và cán bộ, công chức của Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
8. Chế độ hợp tác chuyên gia.
- Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, có thể mời các chuyên gia giỏi về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp ở trong và ngoài nước làm tư vấn cho Ban.
- Các thành viên của Ban có trách nhiệm tiếp xúc, làm việc, học hỏi trực tiếp với các chuyên gia để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm.
1. Quan hệ với các cơ quan quản lý cấp trên của doanh nghiệp nhà nước.
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp là cơ quan của Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước. Ban có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý cấp trên của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt các yêu cầu của Ban và các quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
- Các cơ quan quản lý cấp trên của các doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm chấp hành việc chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định của Ban, tạo điều kiện cho Ban hoàn thành nhiệm vụ.
2. Quan hệ với các cơ quan chức năng.
Là quan hệ phối hợp trong việc nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn khách quan, phục vụ cho việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước.
3. Quan hệ với Văn phòng Chính phủ.
- Là quan hệ phối hợp trong việc thống nhất ý kiến phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước.
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có trách nhiệm chủ động phối hợp với Văn phòng Chính phủ triển khai cụ thể chương trình, kế hoạch tổng thể về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước trong phạm vi cả nước đã được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Quan hệ với Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ.
- Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có nhiệm vụ giúp việc cho Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (Điều 2 của Quyết định số 98/2000/QĐ-TTg và Điều 2 của Quyết định số 122/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), vì vậy, Ban có trách nhiệm và quyền hạn dưới đây:
* Ban yêu cầu Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thực hiện công tác phục vụ (in ấn tài liệu, phát hành công văn...); theo dõi, báo cáo cụ thể tình hình chuẩn bị đề án để trình duyệt, thực hiện đề án về sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước đã được duyệt của các cơ quan quản lý cấp trên của các doanh nghiệp nhà nước; ý kiến đánh giá, nhận xét, kiến nghị.
* Ban có trách nhiệm đánh giá, nhận xét cán bộ, công chức của Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp trong phạm vi thực hiện chức năng, nhiệm vụ giúp việc cho Ban để phối hợp với Văn phòng Chính phủ trong việc thống nhất công tác quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng... đối với cán bộ, công chức của Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.
* Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp là một đơn vị trực thuộc Văn phòng Chính phủ, giúp việc cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ theo dõi về lĩnh vực sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước (Điều 2 của Quyết định số 122/2000/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ) theo quy định của Chính phủ và của Văn phòng Chính phủ, vì vậy, Vụ Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện tốt những nhiệm vụ giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, được quy định ở các mục a, b, c, d, đ phần 1 Điều 2 của Quyết định số 745/2000/QĐ-VPCP ngày 05 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đồng thời có trách nhiệm phục vụ tốt cho các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã được quy định trong Quyết định số 121/2000/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.
- 1 Quyết định 08/2008/QĐ-TTg bổ sung khoản 3 điều 4 Quyết định 01/2008/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Thông báo số 210/2005/TB-VPCP về việc kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 121/2000/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 98/2000/QĐ-TTg sắp xếp Ban Đổi mới quản lý Doanh nghiệp Trung ương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 1 Thông báo số 210/2005/TB-VPCP về việc kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Quyết định 121/2000/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Quyết định 08/2008/QĐ-TTg bổ sung khoản 3 điều 4 Quyết định 01/2008/QĐ-TTg về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 648/QĐ-TTg năm 2012 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành