UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1293/QĐ-UBND | Phủ Lý, ngày 26 tháng 10 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH HÀ NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Chỉ thị số 35/2006/CT-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Nam trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn tổ chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý người nghèo tỉnh Hà Nam. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được Trợ giúp pháp lý theo quy định trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Nam:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch Trợ giúp pháp lý dài hạn và hàng năm trên địa bàn tỉnh trình Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
2. Thực hiện tư vấn pháp luật, cử người tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các hình thức Trợ giúp pháp lý khác cho người được Trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 34 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP, ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ;
3. Thực hiện Trợ giúp pháp lý lưu động và các hoạt động Trợ giúp pháp lý khác quy định tại Điều 35, 36, 37, 40, 41 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP, chịu trách nhiệm và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác truyền thông về Trợ giúp pháp lý cho nhân dân;
4. Quản lý, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng Trợ giúp pháp lý cho tổ cộng tác viên của Trung tâm; hướng dẫn hoạt động đối với Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý và các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý khác;
5. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và các quy tắc Trợ giúp nghề nghiệp, Trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của trung tâm, hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
6. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội thảo, toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm;
7. Quản lý, theo dõi, kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên và các cán bộ khác của Trung tâm theo thẩm quyền;
8. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc Trợ giúp pháp lý; thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên tham gia Trợ giúp pháp lý; phối hợp với các tổ chức thực hiện Trợ giúp pháp lý khác để xác minh vụ việc Trợ giúp pháp lý;
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện Trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm;
10. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi mình gây ra trong quá trình thực hiện Trợ giúp pháp lý cho người được Trợ giúp pháp lý;
11. Giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp về trợ giúp pháp lý theo thẩm quyền;
12. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 07/2007/NĐ-CP;
13. Thực hiện sơ kết, tổng kết chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức, hoạt động trợ giúp pháp lý, đề xuất việc thi đua khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý ở địa phương;
14. Quản lý tổ chức, cán bộ, viên chức, lao động, tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của nhà nước và phân cấp của tỉnh;
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tư pháp giao.
Điều 3. Trung tâm do Giám đốc phụ trách, 01 Phó Giám đốc giúp việc và có cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ. Biên chế của Trung tâm có từ 06 đến 07 người thuộc biên chế sự nghiệp khác được tỉnh giao hàng năm.
Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với các ngành chức năng có trách nhiệm sắp xếp tổ chức, biên chế, bổ nhiệm cán bộ, chuẩn bị cơ sở vật chất cho Trung tâm hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước.
Điều 4. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1012/QĐ-UB, ngày 19 tháng 10 năm 1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý người nghèo.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tư pháp, Nội vụ, Tài chính; Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hà Nam và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1 Nghị định 07/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý
- 2 Luật trợ giúp pháp lý 2006
- 3 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4 Quyết định 591/2002/QĐ-UBND thành lập trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Tuyên Quang
- 5 Quyết định 79/2001/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6 Quyết định 71/1998/QĐ-UB về quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm trợ giúp Pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 1 Quyết định 71/1998/QĐ-UB về quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm trợ giúp Pháp lý Nhà nước thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành
- 2 Quyết định 79/2001/QĐ-UB về Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3 Quyết định 591/2002/QĐ-UBND thành lập trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước tỉnh Tuyên Quang