ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1298/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2018 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT 05 NĂM THI HÀNH LUẬT THỦ ĐÔ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủ đô ngày 21 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP;
Căn cứ Kế hoạch số 720/KH-BTP-UBNDTPHN ngày 09 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về phối hợp thực hiện tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 395/TTr-STP ngày 07 tháng 3 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔNG KẾT 05 NĂM THI HÀNH LUẬT THỦ ĐÔ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1298/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Thực hiện Luật Thủ đô (sau đây gọi Luật) và các văn bản quy định chi tiết, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn Thành phố Hà Nội như sau:
1. Mục đích
Đánh giá đầy đủ, toàn diện kết quả đạt được sau 05 năm thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xác định những khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong thi hành từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thi hành và hoàn thiện các quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô.
2. Yêu cầu
a) Việc tổng kết 05 năm thi hành Luật đảm bảo khoa học, khách quan, toàn diện xác định những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thi hành Luật Thủ đô, qua đó nêu rõ nguyên nhân và kiến nghị, đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật các quy định.
b) Xác định rõ các nội dung tổng kết, trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, Ban, Ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố.
1. Phạm vi tổng kết.
Các quy định của Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ; các Bộ, ngành; HĐND và UBND thành phố Hà Nội.
Các Sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức tổng kết việc thi hành các quy định thuộc lĩnh vực, phạm vi trách nhiệm của đơn vị mình quản lý. Trong đó, tập trung đánh giá đầy đủ, toàn diện các quy định về chính sách xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô (quy định từ Điều 8 đến Điều 21 Chương II Luật và các văn bản quy định chi tiết) (Chi tiết tại Phụ lục 1).
UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tổng kết tình hình thi hành Luật theo địa bàn quản lý, trong đó tập trung đánh giá cụ thể việc thi hành chính sách xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô (quy định từ Điều 8 đến Điều 21 Chương II Luật và các văn bản quy định chi tiết).
2. Nội dung tổng kết.
a) Đánh giá về công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Thủ đô thuộc trách nhiệm của Thành phố.
b) Đánh giá về tổ chức triển khai Luật và các văn bản quy định chi tiết:
- Công tác ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành.
- Công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô các văn bản hướng dẫn thi hành cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố.
- Tình hình tuân thủ pháp luật của người dân, tổ chức trên địa bàn Thành phố.
c) Đánh giá các cơ chế, chính sách được quy định trong Luật và tác động trong việc xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô.
d) Những vấn đề đặt ra trong tổ chức thi hành Luật.
- Về các quy định của Luật Thủ đô với các quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Về những cơ chế, chính sách chưa được quy định trong Luật Thủ đô cần được đề xuất bổ sung.
e) Đánh giá cơ chế, chính sách để xây dựng chính quyền đô thị và quản lý đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội.
3. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát.
a) Điều tra, khảo sát chính sách xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô theo quy định Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết tại các Sở, ban, ngành của Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã.
- Nội dung điều tra, khảo sát: Công tác tham mưu xây dựng văn bản hướng dẫn Luật Thủ đô và văn bản quy định chi tiết. Việc áp dụng các quy định của Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các điều kiện đảm bảo thi hành Luật. Khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thi hành và đề xuất, kiến nghị.
- Kết quả điều tra, khảo sát là các báo cáo phân tích chuyên đề và báo cáo tổng hợp kết quả điều tra.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2018.
b) Đánh giá hiệu quả về liên kết phát triển vùng Thủ đô theo quy định tại Điều 23 Luật Thủ đô, (các tỉnh thuộc vùng Thủ đô bao gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình).
- Mục đích: Nhằm đẩy mạnh hợp tác với các địa phương trong Vùng Thủ đô, phát huy vai trò dẫn dắt và điều phối phát triển vùng, tạo sức hút mạnh mẽ về cung cầu và sức lan tỏa về công nghệ, sáng tạo trong toàn vùng, góp phần hạn chế tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải. Tận dụng lợi thế, tiềm năng theo hướng lấy cụm ngành làm trung tâm để phát triển Thủ đô bền vững, tăng trưởng xanh.
- Hình thức tổ chức: Tổ chức Hội thảo, Tọa đàm tại Hà Nội và tại một số tỉnh trong vùng Thủ đô.
- Thời gian thực hiện: Tháng 6 năm 2018.
c) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát và trao đổi kinh nghiệm tại một số nước về cơ chế, chính sách để xây dựng chính quyền đô thị và quản lý đô thị vệ tinh.
Thời gian thực hiện: Tháng 6 năm 2018.
4. Khen thưởng cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết.
- Hình thức khen thưởng: Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố.
- Thời gian: Xong trước ngày 15/7/2018.
5. Tổ chức Hội nghị Tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô.
Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô, dự kiến trong tháng 9 năm 2018.
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã:
a) Căn cứ Kế hoạch này tổ chức tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô theo các nội dung quy định tại Khoản 1, 2 Mục II Kế hoạch này, báo cáo kết quả gửi về Sở Tư pháp trước ngày 15/6/2018.
Việc tổ chức tổng kết được triển khai thực hiện trên cơ sở các hoạt động, hình thức phù hợp với đơn vị, địa phương.
b) Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo, Tọa đàm, điều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Thủ đô tại Điểm a, Khoản 3 Mục II Kế hoạch này.
c) Các Sở, ban, ngành Thành phố báo cáo chuyên đề theo các Phụ lục 1 và 2; UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Kế hoạch.
2. UBND Thành phố thành lập Tổ công tác tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô.
a) Tổ công tác tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô, gồm:
- Chủ tịch UBND Thành phố - Tổ trưởng;
- Phó Chủ tịch UBND thành phố - Tổ phó thường trực;
- Giám đốc Sở Tư pháp - Tổ phó;
- Các thành viên:
+ Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội;
+ Phó Giám đốc Sở Tư pháp - Trưởng bộ phận thường trực;
+ Đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Văn phòng UBND Thành phố, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc, Giao thông Vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa và Thể thao, Khoa học và Công nghệ, Công an Thành phố.
+ Mời đại diện lãnh đạo các cơ quan: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Văn phòng Thành ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, các Ban của HĐND Thành phố, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư.
b) Căn cứ yêu cầu tổ chức các nhiệm vụ tổng kết, Giám đốc Sở Tư pháp quyết định thành lập Bộ phận thường trực của Tổ công tác do Phó Giám đốc Sở Tư pháp là Trưởng Bộ phận, đại diện các Sở, ngành: Văn phòng UBND Thành phố, Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Quy hoạch - Kiến trúc, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa và Thể thao, Khoa học và Công nghệ, Công an Thành phố, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.
3. Sở Tư pháp.
a) Là cơ quan Thường trực của Tổ công tác tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết.
b) Tổ chức điều tra, khảo sát theo quy định tại điểm a Khoản 3 Mục II của Kế hoạch này.
c) Phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ tổ chức nghiên cứu, khảo sát và trao đổi kinh nghiệm tại một số nước về cơ chế, chính sách để xây dựng chính quyền đô thị và quản lý đô thị vệ tinh theo quy định tại điểm c Khoản 3 Mục II của Kế hoạch này.
d) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố và các Sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã xây dựng Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô; Xây dựng Kế hoạch chi tiết tổ chức và phân công nhiệm vụ thành viên Tổ công tác tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô, chuẩn bị các nội dung cho Hội nghị tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô trình lãnh đạo UBND Thành phố phê duyệt trong tháng 8 năm 2018.
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức đánh giá hiệu quả về liên kết phát triển vùng Thủ đô theo quy định tại Điều 23 Luật Thủ đô theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Mục II của Kế hoạch này.
e) Đề xuất về số lượng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thi hành Luật đề nghị Chủ tịch UBND Thành phố tặng Bằng khen.
g) Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ban, ngành Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã tổ chức tổng kết theo Mục II Kế hoạch này.
h) Xây dựng Dự toán Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao.
4. Sở Nội vụ.
Phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng hướng dẫn tiêu chí khen thưởng; trình UBND Thành phố khen thưởng trước tháng 7/2018.
Phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố, Sở Tư pháp đề xuất địa điểm tổ chức nghiên cứu, khảo sát và trao đổi kinh nghiệm về cơ chế, chính sách để xây dựng chính quyền đô thị và quản lý đô thị vệ tinh theo quy định tại điểm c Khoản 3 Mục II của Kế hoạch này
5. Sở Ngoại vụ.
Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND Thành phố chuẩn bị các nội dung phục vụ Đoàn nghiên cứu, khảo sát và trao đổi kinh nghiệm tại một số nước về cơ chế, chính sách để xây dựng chính quyền đô thị và quản lý đô thị vệ tinh theo quy định tại điểm c Khoản 3 Mục II của Kế hoạch này.
6. Sở Tài chính.
Có trách nhiệm bố trí kinh phí đảm bảo các hoạt động triển khai nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Tổ công tác và Bộ phận thường trực giúp việc tổng kết 05 năm thi hành luật Thủ đô, các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan; hướng dẫn chế độ chi và thanh quyết toán theo đúng quy định.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị thành viên, Đoàn đại biểu Quốc hội, các Ban của HĐND Thành phố, Hội Luật Gia, Đoàn Luật sư phối hợp đánh giá kết quả 05 năm thi hành Luật thông qua hoạt động giám sát của cơ quan, đơn vị. Phối hợp cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan phổ biến nội dung đánh giá kết quả 05 thi hành Luật cho nhân dân.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này nếu khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND Thành phố thông qua Sở Tư pháp để được giải quyết./.
DANH MỤC CÁC NỘI DUNG TỔNG KẾT 05 NĂM THI HÀNH LUẬT THỦ ĐÔ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2018 của UBND Thành phố ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô)
STT | Nội dung tổng kết | Cơ quan chủ trì | Đơn vị phối hợp | Sản phẩm |
1 | Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Thủ đô của Thành phố. | Sở Tư pháp | Các Sở, Ban, ngành của Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
2 | Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết. | Sở Tư pháp | Các Sở, Ban, ngành của Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
3 | Công tác tổ chức theo dõi thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết. | Sở Tư pháp | Các Sở, Ban, ngành của Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
4 | Danh hiệu công dân danh dự Thủ đô (Điều 7 Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết). | Sở Nội vụ |
| Báo cáo chuyên đề |
5 | Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô (Điều 8 Luật thủ đô). | Sở Quy hoạch Kiến trúc | - Các Sở: Tài nguyên và môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
6 | Biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch (Điều 9 Luật thủ đô). | Sở Quy hoạch Kiến trúc | - Các Sở: Tài nguyên và môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
7 | Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị (Điều 10 Luật Thủ đô). | Sở Quy hoạch Kiến trúc | - Các Sở: Tài nguyên và môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
8 | Bảo tồn và phát triển văn hóa (Điều 11 Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết). | Sở Văn hóa và Thể thao | - Các Sở: Quy hoạch kiến trúc, Tài nguyên và môi trường, Xây dựng và các Sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
9 | Tình hình thi hành Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND Thành phố quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. | Sở Văn hóa và Thể thao | - Sở Tư pháp, Công an Thành phố và các Sở, ngành liên quan. - UBND các quận. | Báo cáo chuyên đề |
10 | Phát triển giáo dục và đào tạo (Điều 12 Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết). | Sở Giáo dục và đào tạo | - Sở: Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch kiến trúc. - UBND các quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
11 | Phát triển Khoa học và Công nghệ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Thủ đô và Nghị quyết số 04/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của HĐND Thành phố. | Sở Khoa học và Công nghệ | - Sở: Nội vụ, Tài chính. - UBND các quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
12 | Chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô theo quy định Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của HĐND Thành phố. | Sở Nội vụ | - Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính. - UBND các quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
13 | Quản lý và bảo vệ môi trường (Điều 14 Luật Thủ đô). | Sở Tài nguyên và Môi trường | - Sở, ngành: Công an Thành phố, Khoa học và công nghệ, Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc, Tài chính và các sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
14 | Quản lý đất đai (Điều 15 Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết). | Sở Tài nguyên và Môi trường | - Sở, ngành: Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Công an Thành phố, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố và các Sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
15 | Các biện pháp bảo đảm thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thành phố theo quy định Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013. | Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố | - Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Quy hoạch kiến trúc, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Công an Thành phố và các sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
16 | Phát triển và quản lý nhà ở (Điều 16 Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết) | Sở Xây dựng | - Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch kiến trúc, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải, Công an Thành phố và các Sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
17 | Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật (Điều 17 Luật Thủ đô). | Sở Xây dựng | - Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch kiến trúc, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải, Công an Thành phố và các Sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
19 | Phát triển và quản lý giao thông vận tải (Điều 18 Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết). | Sở Giao thông vận tải | - Sở, ngành: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch kiến trúc, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Công an Thành phố và các sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
20 | Về chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành (Khoản 2 Điều 19 Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết). | Sở Xây dựng | - Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch kiến trúc, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Giao thông vận tải, Công an Thành phố và các sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
21 | Quản lý dân cư (Theo quy định Khoản 1, 3, 4 Điều 19 Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết). | Công an Thành phố | - Sở, ngành: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch kiến trúc, Tài chính, Kế hoạch và đầu tư và các Sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
22 | Tình hình thi hành Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND Thành phố quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. | Sở Xây dựng | - Sở Tư pháp và các Sở, ngành liên quan. - UBND các quận. | Báo cáo chuyên đề |
23 | Chính sách, cơ chế về tài chính (Điều 21 Luật Thủ đô). | Sở Tài chính | - Sở: Kế hoạch và đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch kiến trúc, Khoa học và công nghệ, Nội vụ và các Sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
24 | Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng và phát triển và quản lý Thủ đô. | Sở Kế hoạch và đầu tư | - Sở: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch kiến trúc, Khoa học và công nghệ, Nội vụ và các sở, ngành liên quan. - UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
25 | Kết quả thực hiện Đề án “nghiên cứu, rà soát tổng thể, xác định những nội dung quy định trong Luật Thủ đô và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Trung ương khi triển khai vào thực tiễn chưa phù hợp để đề nghị Trung ương sửa đổi, bổ sung và tiếp tục đề xuất với Trung ương cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù để phục vụ sự nghiệp phát triển Thủ đô” | Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội |
| Báo cáo kết quả thực hiện Đề án |
26 | Báo cáo kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi tiết Luật Thủ đô | - Ban Pháp chế. - Ban Kinh tế - Ngân sách. - Ban Văn hóa xã hội. - Ban Đô thị. | Các Sở, Ban, ngành của Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
27 | Báo cáo kết quả giám sát thi hành Luật Thủ đô của các Ban của HĐND Thành phố. | - Ban Pháp chế. - Ban Kinh tế - Ngân sách. - Ban Văn hóa xã hội. - Ban Đô thị. | Các Sở, Ban, ngành của Thành phố và UBND quận, huyện, thị xã. | Báo cáo chuyên đề |
GỢI Ý ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CỦA SỞ, NGÀNH
Tổng kết 05 năm thi hành Luật thủ đô và các văn bản quy định chi tiết
(Từ ngày 01/7/2013 đến 30/6/2018)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2018 của UBND Thành phố ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô)
I. VỀ CÔNG TÁC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THI HÀNH.
1. Kết quả việc tham mưu cho UBND Thành phố ban hành hoặc trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết theo nội dung Luật giao (Nghị định, Quyết định, Thông tư, Nghị quyết); các văn bản chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết (Các Kế hoạch, Chương trình, Công văn...)
Báo cáo cụ thể số lượng văn bản được giao chủ trì hoặc phối hợp soạn thảo; lập danh mục tổng hợp số lượng văn bản, thời gian ban hành, thẩm quyền ban hành, hình thức văn bản, hiệu lực pháp lý của văn bản (thống kê theo các Biểu số 1, 2, 3, 4 và 5), trường hợp chưa được ban hành nêu rõ lý do.
2. Đánh giá nội dung của văn bản quy định chi tiết: phù hợp/không phù hợp, chồng chéo, không thống nhất với quy định của Hiến pháp, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và văn bản của Thành phố; những cơ chế, chính sách, biện pháp được cụ thể hóa trong các văn bản quy định chi tiết để bảo đảm thi hành Luật Thủ đô...
3. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết (nội dung vấn đề quy định chi tiết phức tạp hay trùng lắp...; trình tự ban hành văn bản; các điều kiện đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản).
II. VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VÀ VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT
1. Kết quả thực hiện các quy định của Luật và văn bản quy định chi tiết thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành
- Việc triển khai thực hiện các quy định của Luật và văn bản quy định chi tiết: triển khai đồng bộ, khả thi/ không khả thi, còn hạn chế yếu kém, còn xảy ra sai phạm và lý giải cụ thể nguyên nhân dẫn đến sai phạm (nêu ví dụ điển hình). Những hạn chế khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện (công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết, ý thức pháp luật của người dân...).
- Kết quả đạt được trong xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô. Có số liệu cụ thể về kết quả đạt được khi thi hành Luật và văn bản chi tiết thuộc lĩnh vực quản lý của ngành (đánh giá, so sánh trước và sau khi Luật có hiệu lực thi hành).
2. Những thuận lợi và khó khăn trong tổ chức thi hành Luật và các văn bản quy định chi tiết.
- Những tồn tại, hạn chế và khó khăn vướng mắc trong quá trình thi hành Luật và văn bản quy định chi tiết. Nêu rõ quy định tại các Điều, khoản, điểm nào của pháp luật, Luật Thủ đô và các văn bản chi tiết còn hạn chế, vướng mắc, khó thực hiện (tổng hợp theo Biểu số 6).
- Các biện pháp khắc phục đối với những tồn tại, hạn chế và khó khăn vướng mắc của Luật và các văn bản quy định chi tiết phát sinh trong thực tế triển khai xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô.
III. NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ
1. Đánh giá kết quả thực hiện các quy định của Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở, ban, ngành
Đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế đối với:
- Việc ban hành văn bản quy định chi tiết việc thi hành Luật Thủ đô;
- Việc thực hiện quy định của Luật và văn bản quy định chi tiết trên địa bàn Thành phố.
2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và những bất cập, hạn chế
- Nguyên nhân của những kết quả đạt được (đối với từng nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của Sở, Ban, ngành);
- Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập: Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan.
3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Trách nhiệm của các cấp chính quyền Thành phố trong chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc ban hành văn bản và tổ chức thực hiện.
4. Những kiến nghị, giải pháp
- Đề xuất những biện pháp tổ chức có hiệu quả Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết;
- Đề xuất kiến nghị, giải pháp trong công tác ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô trong thời gian tới.
- Đề xuất những nội dung trong Luật và văn bản quy định chi tiết cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
- Đề xuất những chính sách cần được bổ sung nhằm tạo điều kiện cho việc xây dựng phát triển và quản lý Thủ đô (chưa được quy định trong Luật và văn bản quy định chi tiết).
(Lưu ý: ngoài những nội dung gợi ý nêu trên, tùy theo tình hình thực tế các cơ quan, đơn vị có thể báo cáo về những nội dung có liên quan thi hành Luật và văn bản chi tiết)
GỢI Ý ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CỦA UBND QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ
Tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết
(Từ ngày 01/7/2013 đến 30/6/2018)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2018 của UBND Thành phố ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô)
I. VỀ CÔNG TÁC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THI HÀNH.
1. Kết quả công tác phối hợp tham gia xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô (phối hợp xây dựng, tham gia ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Thủ đô). Đánh giá các văn bản quy định chi tiết về sự phù hợp/không phù hợp, chồng chéo, không thống nhất với quy định của Hiến pháp, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; những cơ chế, chính sách, biện pháp được cụ thể hóa trong các văn bản quy định chi tiết để bảo đảm thi hành Luật Thủ đô...
2. Ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết (Các Kế hoạch, Chương trình, Công văn...) tại địa bàn quản lý (thống kê số lượng văn bản theo Biểu số 5).
3. Công tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn nội dung của Luật và văn bản chi tiết của đơn vị, địa phương (Tình hình thức tổ chức, đối tượng, tính kịp thời và hiệu quả của công tác này tại địa phương).
II. VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VÀ VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT
1. Kết quả tổ chức thực hiện các quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết trên địa bàn. Trong đó, tập trung đánh giá đầy đủ, toàn diện các quy định về chính sách xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô (quy định từ Điều 8 đến Điều 21 Chương II Luật và các văn bản quy định chi tiết), cụ thể:
- Việc triển khai các quy định của Luật và văn bản quy định chi tiết: triển khai đồng bộ, khả thi/không khả thi, còn hạn chế yếu kém, còn xảy ra sai phạm và lý giải cụ thể nguyên nhân dẫn đến sai phạm (nêu ví dụ điển hình). Những hạn chế khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện (công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản quy định chi tiết, ý thức pháp luật của người dân...).
- Kết quả đạt được trong xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô ở địa phương. Có số liệu cụ thể về kết quả đạt được và so sánh trước và sau khi thi hành Luật và văn bản chi tiết thuộc lĩnh vực quản lý của ngành.
2. Những thuận lợi và khó khăn trong thi hành Luật và các văn bản quy định chi tiết
- Những tồn tại, hạn chế và khó khăn vướng mắc trong quá trình thi hành Luật và văn bản quy định chi tiết. Nêu rõ quy định tại các Điều, Khoản, Điểm của pháp luật, Luật Thủ đô và các văn bản chi tiết còn hạn chế, vướng mắc, khó thực hiện (tổng hợp theo Biểu số 6).
- Các biện pháp khắc phục đối với những tồn tại, hạn chế và khó khăn vướng mắc của Luật và các văn bản quy định chi tiết phát sinh trong thực tế phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh ở địa phương.
III. NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ
1. Đánh giá kết quả thực hiện các quy định của Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở, ban, ngành
Đánh giá ưu điểm và những tồn tại hạn chế đối với:
- Việc ban hành văn bản quy định chi tiết việc thi hành Luật Thủ đô;
- Việc thực hiện quy định của Luật và văn bản quy định chi tiết trên địa bàn quận, huyên, thị xã.
2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và những bất cập, hạn chế
- Nguyên nhân của những kết quả đạt được.
- Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập: Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan.
3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Trách nhiệm của chính quyền Thành phố (HĐND, UBND và các sở, ngành) trong chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc ban hành văn bản và tổ chức thực hiện.
- Trách nhiệm của chính quyền các quận, huyện, thị xã trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện Luật và các văn bản quy định chi tiết.
4. Những kiến nghị, giải pháp
- Đề xuất những biện pháp tổ chức có hiệu quả Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết;
- Đề xuất kiến nghị, giải pháp trong công tác ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô trong thời gian tới.
- Đề xuất những nội dung trong Luật và văn bản quy định chi tiết cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
- Đề xuất những chính sách cần được bổ sung nhằm tạo điều kiện cho việc xây dựng phát triển và quản lý Thủ đô (chưa được quy định trong Luật và văn bản quy định chi tiết).
(Lưu ý: ngoài những nội dung gợi ý nêu trên, tùy theo tình hình thực tế các địa phương có thể báo cáo về những nội dung có liên quan thi hành Luật và văn bản chi tiết)
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THỦ ĐÔ ĐÃ BAN HÀNH
(Kèm theo Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 15/3/2018 về ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô của UBND Thành phố Hà Nội)
STT | Tên loại văn bản, số ký hiệu của văn bản, trích yếu, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành | Quy định chi tiết điều, khoản nào của Luật Thủ đô | Hiệu lực pháp lý của văn bản |
I | VĂN BẢN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN NGANG BỘ |
|
|
1 | Nghị định…… |
|
|
2 | Quyết định….. |
|
|
3 | Thông tư….. |
|
|
II | VĂN BẢN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
|
|
1 | Nghị quyết.... |
|
|
2 | Quyết định…. |
|
|
(Kèm theo Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 15/3/2018 về ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô của UBND Thành phố Hà Nội)
STT | Tên loại văn bản, số ký hiệu của văn bản, trích yếu, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành | Quy định chi tiết điều, khoản nào của Luật Thủ đô | Thời hạn dự kiến ban hành |
I | VĂN BẢN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN NGANG BỘ |
|
|
1 | Nghị định…… |
|
|
2 | Quyết định…… |
|
|
3 | Thông tư….. |
|
|
II | VĂN BẢN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
|
|
1 | Nghị quyết.... |
|
|
2 | Quyết định….. |
|
|
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐÃ BAN HÀNH NGOÀI NHỮNG NỘI DUNG ĐƯỢC LUẬT THỦ ĐÔ GIAO
(Kèm theo Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 15/3/2018 về ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô của UBND Thành phố Hà Nội)
STT | Tên loại văn bản, số ký hiệu của văn bản, trích yếu, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành | Căn cứ pháp lý | Hiệu lực pháp lý của văn bản |
I | VĂN BẢN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN NGANG BỘ |
|
|
1 | Nghị định……… |
|
|
2 | Quyết định……….. |
|
|
3 | Thông tư……… |
|
|
II | VĂN BẢN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
|
|
1 | Nghị quyết.... |
|
|
2 | Quyết định…… |
|
|
(Kèm theo Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 15/3/2018 về ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô của UBND Thành phố Hà Nội)
STT | Tên loại văn bản, số ký hiệu của văn bản, trích yếu, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành | Ghi chú |
I | VĂN BẢN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH, CƠ QUAN NGANG BỘ |
|
1 | Quyết định |
|
2 | Kế hoạch |
|
3 | Chỉ thị, Công văn, Chương trình... |
|
II | VĂN BẢN CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
|
1 | Quyết định |
|
2 | Kế hoạch |
|
3 | Chỉ thị, Công văn, Chương trình... |
|
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG VĂN BẢN TỔ CHỨC THI HÀNH LUẬT THỦ ĐÔ TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Kèm theo Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 15/3/2018 về ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô của UBND Thành phố Hà Nội)
STT | Tên loại văn bản, số ký hiệu của văn bản, trích yếu, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành | Ghi chú |
1 | Quyết định |
|
2 | Kế hoạch |
|
3 | Chỉ thị, Công văn, Chương trình... |
|
(Kèm theo Quyết định số 1298/QĐ-UBND ngày 15/3/2018 về ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Thủ đô của UBND Thành phố Hà Nội)
STT | Tên văn bản Luật, văn bản quy định chi tiết | Điều khoản không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ | Căn cứ pháp lý xác định nội dung không bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi | Tình trạng xử lý | Ghi chú | ||
Đã xử lý theo thẩm quyền | Đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý | Đã phát hiện nhưng chưa xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý | |||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1 Quyết định 7165/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch theo dõi thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2017
- 2 Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021
- 3 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4 Quyết định 75/2014/QĐ-UBND phê duyệt cơ chế thực hiện tiền lương và tạo nguồn cải cách tiền lương đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao theo Luật Thủ đô do thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Nghị quyết 07/2014/NQ-HĐND quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng do thành phố Hà Nội ban hành
- 6 Nghị quyết 08/2014/NQ-HĐND quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa do thành phố Hà Nội ban hành
- 7 Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Hiến pháp 2013
- 9 Nghị quyết 09/2013/NQ-HĐND biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Hà Nội
- 10 Nghị quyết 14/2013/NQ-HĐND chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô
- 11 Nghị quyết 04/2013/NQ-HĐND chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Hà Nội
- 12 Luật Thủ đô 2012
- 13 Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 1 Quyết định 75/2014/QĐ-UBND phê duyệt cơ chế thực hiện tiền lương và tạo nguồn cải cách tiền lương đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao theo Luật Thủ đô do thành phố Hà Nội ban hành
- 2 Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021
- 3 Quyết định 7165/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch theo dõi thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2017
- 4 Kế hoạch 63/KH-UBND về đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô và nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2021 do thành phố Hà Nội ban hành