UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2003/QĐ-UB | Lạng Sơn, ngày 20 tháng 6 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ” QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỘC CÁC DỰA ÁN ĐẦU TƯ TỈNH LẠNG SƠN”.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000; Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ;
Căn cứ thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản “Quy định quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư tỉnh Lạng Sơn”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các Ban, Nghành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn, các Chủ đầu tư, ban quản lý dự án chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN |
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUỘC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỈNH LẠNG SƠN.
( Ban hành kèm theo Quyết định số: 13/2003/QĐ-UB ngày 20/6/2003 của UBND tỉnh Lạng Sơn )
Để thực hiện cơ chế quản lý đối với công trình xây dựng thuộc các dự án đầu tư và xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước được quy định tại Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000; Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ, đồng thời nâng cao trách nhiệm của Chủ đầu tư, các Nhà thầu tư vấn, xây lắp, các cơ quan chức năng liên quan, trong quản lý đầu tư và xây dựng, ngoài các quy định của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định một số nội dung quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư và xây dựng tỉnh Lạng Sơn như sau:
I - QUY ĐỊNH CHUNG.
1- Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng ( kể cả vốn sản xuất ban đầu ) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư.
2- Tổng dự toán: Tổng dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật thi công;
Tổng dự toán công trình được người hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt là giới hạn tối đa chi phí xây dựng công trình, làm căn cứ để tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu và quản lý chi phí trong quá trình thực hiện dự án;
Tổng dự toán do người hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt không được vượt tổng mức đầu tư dự án đã được phê duyệt.
3- Dự toán xây lắp hạng mục công trình: Là chi phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp của hạng mục công trình được tính toán từ thiết kế kỹ thuật - thi công hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
4- Giá thanh toán công trình, gói thầu:
4.1- Đối với trường hợp đấu thầu:
a/ Loại hợp đồng có điều chỉnh giá: Giá thanh toán công trình là giá trúng thầu cùng các điều kiện được ghi trong hợp đồng, trên cơ sở nghiệm thu khối lượng, chất lượng từng kỳ thanh toán. Chênh lệch giá vật liệu chỉ được tính theo thông báo giá vật liệu của tỉnh đối với các khối lượng công việc thực hiện từ tháng thứ 13 trở đi tính từ thời điểm khởi công; Các khối lượng phát sinh không do nhà thầu gây ra, Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b/ Loại hợp đồng trọn gói: Giá thanh toán công trình là giá trúng thầu. Trường hợp có những phát sinh ngoài hợp đồng nhưng không do Nhà thầu gây ra, Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
4.2- Đối với trường hợp chỉ định thầu, tự làm hoặc được giao nhiệm vụ xây dựng công trình: Phải tuân thủ nguyên tắc quản lý đấu thầu, chỉ định thầu trong đầu tư và xây dựng theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
Giá thanh toán là giá trị dự toán hạng mục công trình, hoặc loại công tác xây lắp riêng biệt hay toàn bộ công trình đã được phê duyệt trên cơ sở nghiệm thu khối lượng và chất lượng từng kỳ thanh toán. Chênh lệch giá vật liệu chỉ được tính theo thông báo giá vật liệu của tỉnh đối với các khối lượng công việc thực hiện từ tháng thứ 13 trở đi tính từ thời điểm khởi công; Các khối lượng phát sinh không do nhà thầu gây ra, Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Trong mọi trường hợp: Đấu thầu, chỉ định thầu hay tự làm, việc thanh quyết toán công trình, gói thầu không được vượt tổng dự toán và tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Trường hợp phát sinh bất khả kháng vượt tổng dự toán hoặc tổng mức đầu tư được duyệt, phải tiến hành thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
II- QUY ĐỊNH CỤ THỂ.
5- Điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án:
5.1-Tổng mức đầu tư chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a/ Nhà nước ban hành những quy định mới, có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư và xây dựng:
+ Thay đổi giá điện, nước, tiền thuê đất, cước vận tải;
+ Thay đổi giá nhân công;
+ Thay đổi hoặc bổ sung các loại phí, thuế.
b/ Thay đổi tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam và đồng ngoại tệ đối với phần phải sử dụng ngoại tệ trong các dự án ( nếu trong tổng mức đầu tư ghi rõ phần ngoại tệ phải sử dụng ).
c/ Các trường hợp bất khả kháng gồm:
+ Bất khả kháng có tính chất khách quan như thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn; do thay đổi địa chất đột ngột, hoặc vật nổ, vật cản mà trong quá trình khảo sát, rà phá không phát hiện được;
+ Không đảm bảo khả năng huy động vốn hoặc cấp vốn ( đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ) mà không do lỗi của Chủ đầu tư.
5.2- Khi cần điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án, Chủ đầu tư có trách nhiệm trình sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.
5.3- Xử lý các trường hợp điều chỉnh tổng mức đầu tư:
a/ Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng quá 10% so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì phải tổ chức thẩm định lại dự án;
b/ Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng từ 5% đến 10% so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định báo cáo Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh, xem xét, quyết định;
c/ Trường hợp tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng không quá 5% hoặc giảm đi so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, sở Kế hoạch và đầu tư thẩm định, báo cáo UBND tỉnh, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực xem xét, quyết định.
6- Thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán:
Các sở: Xây dựng, Giao thông – Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp – Thủ công nghiệp trước khi tiến hành thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán phải kiểm tra hồ sơ thiết kế công trình, nếu hồ sơ thiết kế công trình có quy mô, tổng dự toán vượt quy mô và tổng mức đầu tư đã được phê duyệt phải yêu cầu Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn chỉnh sửa thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán cho phù hợp với các nội dung được duyệt tại Quyết định đầu tư;
Quy mô và tổng dự toán công trình sau khi thẩm định không được vượt quy mô và tổng mức đầu tư dự án đã được phê duyệt;
Trường hợp chỉnh sửa dự án mà vẫn không đảm bảo được yêu cầu trên thì phải tổ chức thẩm định lại dự án.
7- Điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán:
7.1- Trong quá trình thi công, Chủ đầu tư chỉ được phép thay đổi thiết kế, tổng dự toán công trình hoặc dự toán hạng mục công trình sau khi thống nhất với tổ chức tư vấn và được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra, cho phép bằng văn bản;
Trường hợp thực sự cần thiết phải xử lý ngay việc thay đổi thiết kế thì Chủ đầu tư được phép quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
7.2- Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình hoặc công tác xây lắp riêng biệt có thể được điều chỉnh trong một số trường hợp sau, nhưng không được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt:
a/ Trường hợp được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép thay đổi thiết kế một số bộ phận, hạng mục công trình, khi lập lại dự toán cho các bộ phận hạng mục đó theo cùng một mặt bằng giá của tổng dự toán đã được phê duyệt làm vượt tổng dự toán ( bao gồm cả chi phí dự phòng ) đã được phê duyệt thì Chủ đầu tư phải lập lại tổng dự toán và thực hiện thẩm định lại để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b/ Trường hợp được người hoặc cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép thay đổi thiết kế một số bộ phận, hạng mục công trình, khi lập lại dự toán cho các bộ phận, hạng mục đó theo cùng một mặt bằng giá của tổng dự toán đã được phê duyệt mà không vượt tổng dự toán ( bao gồm cả chi phí dự phòng ) đã được phê duyệt thì Chủ đầu tư thực hiện thẩm định dự toán các bộ phận hạng mục đó, trình người, cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c/ Khi có sự thay đổi về giá cả vật tư, vật liệu xây dựng, tiền lương và các chế độ chính sách khác có liên quan do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ban hành, việc điều chỉnh tổng dự toán, dự toán công trình thực hiện bằng cách xác định mức bù trừ chênh lệch hoặc điều chỉnh riêng từng khoản mục chi phí trong dự toán, sau đó tổng hợp lại để xác định mức điều chỉnh của tổng dự toán công trình, tổng dự toán mới phải được thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7.3- Trường hợp tổng dự toán lập lại theo quy định tại các khoản a; c điểm 7.2 trên vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì Chủ đầu tư phải trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án theo quy định tại Mục 5.
8- Thanh toán chi phí tư vấn:
Khi dự án chưa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, Chủ đầu tư chỉ được thanh toán tối đa 60% chi phí tư vấn cho tổ chức tư vấn, phần chi phí tư vấn còn lại để xử lý các vấn đề bắt buộc phải phát sinh ( nếu có ) do lỗi của tổ chức tư vấn trong khảo sát lập dự án, thiết kế.
9- Bổ sung hạng mục và xử lý khối lượng phát sinh:
9.1- Bổ sung hạng mục: Trong quá trình thực hiện dự án, nếu cần thiết phải bổ sung hạng mục công trình, Chủ đầu tư phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra và cho phép bằng văn bản;
Hạng mục bổ sung phải có thiết kế kỹ thuật thi công và dự toán được duyệt mới được tổ chức thi công;
Hạng mục, các hạng mục bổ sung tuỳ theo tính độc lập hoặc liên quan phụ thuộc, không tách rời khỏi công trình chính mà được tổ chức thực hiện đấu thầu hoặc chỉ định thầu.
9.2- Xử lý các khối lượng phát sinh:
a/ Khối lượng phát sinh bất khả kháng: Chủ đầu tư phải báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư tổ chức kiểm tra, cho phép bằng văn bản;
Trường hợp thực sự cần thiết phải xử lý ngay các khối lượng phát sinh (Khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, sự cố công trình ) thì Chủ đầu tư được phép quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
b/ Khối lượng phát sinh do các nguyên nhân khác:
+ Khối lượng phát sinh do lỗi của tư vấn thiết kế: Tổ chức tư vấn phải chịu chi phí để thực hiện các khối lượng phát sinh này như quy định tại Mục 8. Phần chi phí tư vấn được giữ lại không đủ thanh toán khối lượng phát sinh do lỗi của tổ chức tư vấn, Chủ đầu tư trình Sở Kế hoạch và đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định;
+ Các khối lượng phát sinh do tiên lượng mời thầu tính thiếu:
Trường hợp có khối lượng phát sinh do tiên lượng mời thầu tính thiếu so với thiết kế kỹ thuật được duyệt xử lý như sau:
- Nếu trong hồ sơ trúng thầu có đề cập đến khối lượng mời thầu tính thiếu thì Chủ đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định;
- Nếu trong hồ sơ trúng thầu không đề cập đến khối lượng này thì Nhà thầu phải chịu kinh phí thi công đúng thiết kế được duyệt;
+ Khối lượng phát sinh do hồ sơ thiết kế được duyệt vẽ, tính thiếu bộ phận, cấu kiện, hạng mục công trình mà trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ trúng thầu không phát hiện, không đề cập đến, khi thi công mới phát hiện được thì Chủ đầu tư phối hợp với tổ chức tư vấn trình cơ quan thẩm định và cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Chi phí thực hiện khối lượng này tổ chức tư vấn phải chịu theo quy định tại Mục 8.
9.3- Việc bổ sung hạng mục công trình và xử lý các khối lượng phát sinh nếu làm thay đổi tổng mức đầu tư dự án thì Chủ đầu tư phải thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định tại Mục 5.
10- Thanh toán khối lượng bổ sung, phát sinh, thay đổi thiết kế:
+ Các khối lượng bổ sung, phát sinh, thay đổi thiết kế, nếu thực hiện đấu thầu thì thanh toán theo phương thức thực hiện hợp đồng như quy định tại Điểm 4.1; Mục 4
+ Các khối lượng bổ sung phát sinh, thay đổi thiết kế, nếu được chỉ định thầu thì khi thanh toán phải giảm trừ giá trị theo tỷ lệ phần trăm chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá trị dự toán được duyệt của công trình, gói thầu.
11- Đối với các dự án được phân cấp:
Các dự án được phân cấp theo quy định tại Quyết định số 27/2001/QĐ-UB ngày 21/6/2001 của UBND tỉnh thực hiện theo quy định này ở cấp quyết định đầu tư.
III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Các ngành, các cấp, các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện quy định này.
Các sở: Kế hoạch và đầu tư, Tài chính – Vật giá, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông – Vận tải, Công nghiệp – Thủ công nghiệp; Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn phối hợp theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện quy định này.
Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc báo cáo bằng văn bản cho UBND tỉnh hoặc cho các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính – Vật giá, Xây dựng, các sở có xây dựng chuyên ngành tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1 Quyết định 21/2013/QĐ-UBND về phân cấp Quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng; Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quản lý cấp giấy phép xây dựng; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 2 Quyết định 1788/2012/QĐ-UBND về Quy định lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3 Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công nhiệm vụ và phân cấp quản lý trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 4 Quyết định 05/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, lập quy hoạch xây dựng và dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 29/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 5 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 6 Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
- 7 Quyết định 27/2001/QĐ-UB quy định phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 8 Thông tư 09/2000/TT-BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư do Bộ Xây dựng ban hành
- 9 Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp
- 10 Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 1 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2 Quyết định 05/2011/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, lập quy hoạch xây dựng và dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 29/2010/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3 Quyết định 18/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công nhiệm vụ và phân cấp quản lý trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành
- 4 Quyết định 1788/2012/QĐ-UBND về Quy định lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 5 Quyết định 22/2007/QĐ-UBND công bố văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành đã hết hiệu lực pháp luật
- 6 Quyết định 21/2013/QĐ-UBND về phân cấp Quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng; Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quản lý cấp giấy phép xây dựng; Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình