BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2005/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP CHÍNH.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ nghị định số 86/2003/NĐCP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy đinh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Danh mục giống cây lâm nghiệp chính", bao gồm giống của các loài:
1. Bạch đàn: urophylla, tereticornis, camaldulensis, brassiana, bạch đàn lai.
2. Keo: keo lai, keo lưỡi liềm, keo tai tượng, keo lá tràm.
3. Thông: thông caribaea, thông nhựa, thông 3 lá, thông mã vĩ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chiu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005).
a) Bạch đàn urophylla: Các dòng PN14 (trồng đại trà), U6, PN3d (trồng thử nghiệm trên diện rộng); PN10, PN46, PN47 (vùng Trung tâm); các xuất xứ Lembata, Mt. Egon, Lewotobi.
b) Bạch đàn tereticornis: các xuất xứ Sirinumu, Oro Bay, Laura river.
c) Bạch đàn camaldulensis: Các xuất xứ Katherine, Kennedy river, Morehead river, Petford area, Gibb river.
d) Bạch đàn brassiana: Xuất xứ Jackey Jackey
đ) Bạch đàn lai: 31 cây trội thuộc 8 tổ hợp U29E1, U29E2, U29C3, U29C4, U29U24, U29U26, U15C4, U30E5.
a) Keo lai: các dòng BV10, BV16, BV32 (trồng đại trà); BV5, BV27, BV29, BV33 (trồng khảo nghiệm trên diện rộng); TB03, TB05, TB06, TB12 (trồng thử trên diện rộng tại các tỉnh phía Nam); KL2 (trồng ở Đông Nam bộ).
b) Keo lưỡi liềm (A. crassicarpa): các xuất xứ Mala, Periden, Dimisisi.
c) Keo tai tượng (A. mangium): các xuất xứ Pongaki, Cardwell, Iron range.
d) Keo lá tràm (A. auriculiformis): các xuất xứ Coen river, Mibini, Morehead river.
a) Thông caribaea var. hondurennsis: giống từ các xuất xứ Cardwell (vùng trồng Đại Lải, Hà Tây); Byfield (vùng trồng Đông Hà, Pleyku, Lang Hanh, Sông Mây); Poptun 3 (vùng trồng Sông Mây, Đại Lải); Alamicamba (vùng trồng Pleyku, Lang Hanh). Giống từ các nguồn giống của Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ - Quảng Bình.
b) Thông nhựa: Giống từ các vườn giống vô tính, rừng giống hữu tính, rừng giống chuyển hóa thông nhựa vùng cao (Lâm Đồng) và thông nhựa vùng thấp (Bố Trạch - Quảng Bình). Giống từ các rừng giống chuyển hóa ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh.
c) Thông ba lá: Giống từ các vườn giống vô tính, rừng giống hữu tính, rừng giống chuyển hóa ở Lâm Đồng.
d) Thông mã vĩ: Giống từ các vườn giống vô tính, rừng giống chuyển hóa ở Đình Lập và Lộc Bình (Lạng Sơn)./.
- 1 Thông tư 44/2015/TT-BNNPTNT về Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 3 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018
- 1 Thông tư 44/2015/TT-BNNPTNT về Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 469/QĐ-BNN-PC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến hết ngày 31/12/2018