THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2005/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 14 tháng 1 năm 2005 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2004 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong 2 năm 2004 - 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 45-CT/TW NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2004 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2005/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)
Ngày 22 tháng 10 năm 2004, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong 2 năm 2004 - 2005. Để triển khai thực hiện Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng quản trị các Tổng công ty nhà nước trong năm 2005 cần tập trung thực hiện tốt những việc sau đây:
a) Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời, trong Quý I năm 2005, hoàn thành rà soát, phân loại để bổ sung danh sách các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 (Khoá IX) và Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trong các nội dung kiểm điểm để bình xét hàng năm đối với cán bộ, đảng viên và đơn vị phải xét đến kết quả chỉ đạo, thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
b) Kiên quyết sắp xếp lại ngay trong năm 2005 đối với những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục theo các hình thức : cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể, phá sản. Những doanh nghiệp thua lỗ, không còn vốn nhà nước thì thực hiện bán đấu giá hoặc bán trực tiếp cho người lao động trong doanh nghiệp.
c) Những công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập của các tổng công ty nhà nước đủ điều kiện tiếp tục duy trì 100% vốn nhà nước theo quy định tại Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và phương án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh phải chuyển sang hoạt động theo chế độ công ty dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.
d) Thi hành đầy đủ, nghiêm các quy định của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần. Chỉ đạo giải quyết các tồn đọng về tài chính và lao động trước khi thực hiện cổ phần hoá; không cổ phần hoá khép kín nội bộ doanh nghiệp; thực hiện bán cổ phần của các công ty nhà nước cổ phần hoá, trước hết là các tổng công ty, công ty có quy mô lớn, hoạt động có hiệu quả trên thị trường chứng khoán để thu hút vốn đầu tư, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng về công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý;... Trên cơ sở tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước và phương án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa mà quyết định mức vốn điều lệ của công ty và mức vốn do Nhà nước nắm giữ. Đối với cổ phần hoá các tổng công ty nhà nước, trước mắt, Nhà nước giữ cổ phần chi phối.
đ) Các Bộ, địa phương, tổng công ty nhà nước có nông, lâm trường quốc doanh xây dựng xong Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trong Quý I năm 2005.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các Đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh của các Bộ, địa phương, tổng công ty trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xong trước tháng 6 năm 2005.
e) Hoàn thành phê duyệt sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động của các tổng công ty nhà nước phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước trong Quý II năm 2005. Phê duyệt chiến lược phát triển của các doanh nghiệp do mình quản lý.
a) Bộ Tài chính:
- Trong Quý I năm 2005, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước để thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước và chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước theo quy định tại Điều 60 của Luật Doanh nghiệp nhà nước.
- Nghiên cứu cải tiến các thủ tục, quy trình xử lý nợ tồn đọng bảo đảm thực hiện theo đúng quy định hiện hành, đồng thời tạo điều kiện đẩy nhanh hơn quá trình cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước.
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Trong Quý II năm 2005, trình Thủ tướng Chính phủ Quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc và kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng; hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng đối với người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác.
- Nghiên cứu việc xây dựng thị trường nhân lực quản trị doanh nghiệp; chương trình đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân có tay nghề đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.
c) Bộ Nội vụ, trong Quý II năm 2005, trình Thủ tướng Chính phủ Tiêu chí đánh giá cán bộ quản lý doanh nghiệp làm căn cứ tuyển chọn, ký hợp đồng và phân phối thu nhập đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong Quý II năm 2005, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2001/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
8. Đẩy nhanh tiến độ thí điểm các mô hình tổ chức quản lý mới.
a) Các Bộ Công nghiệp, Xây dựng, Giao thông vận tải có trách nhiệm:
- Chỉ đạo xây dựng đề án hình thành các tập đoàn trong lĩnh vực dầu khí, điện lực, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quý IV năm 2005.
- Chỉ đạo xây dựng đề án thí điểm Hội đồng quản trị ký hợp đồng với Tổng giám đốc, giám đốc ở 5 Tổng công ty : Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, Công nghiệp ô tô Việt Nam, Thiết bị kỹ thuật điện, Thủy tinh và gốm xây dựng, Xây dựng Sông Hồng, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý I năm 2005.
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ động nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ hình thành các tập đoàn kinh tế ngoài những lĩnh vực quy định tại điểm a mục này trong năm 2006.
9. Tổ chức sơ kết các mô hình tổ chức quản lý mới :
a) Trong Quý II năm 2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tổ chức sơ kết mô hình công ty mẹ - công ty con, rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh các quy định (nếu cần) và nhân rộng mô hình này.
b) Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trong Quý IV năm 2005 tổ chức sơ kết thí điểm mô hình Hội đồng quản trị ký hợp đồng với Tổng giám đốc, giám đốc.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân công chủ trì các đề án có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ đúng tiến độ quy định.
- 1 Nghị định 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần
- 2 Quyết định 155/2004/QĐ-TTg ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3 Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
- 4 Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 5 Nghị định 63/2001/NĐ-CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lá