Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2011/QĐ-UBND

Biên Hoà, ngày 14 tháng 02 năm 2011 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÀI SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Đất đai ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1715/STC-GCS ngày 11/08/2010,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về giá bồi thường, hỗ trợ tài sản, cây trồng, vật kiến trúc và tài sản khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND ngày 14/4/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định về giá bồi thường tài sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Xây dựng Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Quốc Thái

 

QUY ĐỊNH

VỀ GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÀI SẢN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 14/02/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy định này quy định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về nhà ở, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) và một số loại tài sản khác (gắn liền với đất) khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004, Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ.

Điều 2. Đối với tài sản không đủ điều kiện bồi thường theo quy định của pháp luật thì tùy theo từng thường hợp cụ thể mà Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường cấp huyện (Hội đồng bồi thường cấp huyện hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất ở cấp huyện, sau đây gọi chung là tổ chức bồi thường cấp huyện có thể trình cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ, mức hỗ trợ tối đa bằng 100% theo bảng giá của Quy định này.

Chương II

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CỤ THỂ

Điều 3. Giá bồi thường nhà ở

1. Đơn giá bồi thường nhà ở thực hiện theo quy định tại Quyết định 72/2008/QĐ-UBND ngày 30/10/2008 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định đơn giá xây dựng nhà ở để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, để bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê, để định giá trong các vụ án của Tòa án, thi hành án và để định giá trong các nghiệp vụ kinh tế khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2. Đối với nhà tạm không được xếp là nhà dưới cấp 4, giá bồi thường tối đa là 407.000đ/m2.

Điều 4. Bồi thường vật kiến trúc

1. Giá bồi thường vật kiến trúc áp dụng

2. Giá bồi thường, hỗ trợ đối với các tài sản, vật kiến trúc không có trong danh mục tại Phụ lục I của Quy định này:

a) Đối với các tài sản, vật kiến trúc có đặc điểm cá biệt, chuyên dụng:

- Tài sản, vật kiến trúc phục vụ sản xuất kinh doanh hợp pháp thì được bồi thường. Đối với các tài sản này, nếu khi giải tỏa có thể di dời được như hệ thống máy móc, thiết bị, nhà tiền chế (lắp ghép)... thì chỉ bồi thường (hỗ trợ) phần móng của nhà xưởng hoặc chân đế của máy móc đã xây dựng trên đất (nếu có); bồi thường (hỗ trợ) chi phí tháo dỡ, di dời, hao hụt (sau đây gọi chung là chi phí di dời); không bồi thường, hỗ trợ toàn bộ giá trị tài sản.

- Đối với các tài sản, vật kiến trúc khác như mộ xây qui mô lớn có trang trí, những công trình kiến trúc đặc biệt như công trình văn hóa, đình chùa, miếu...thì được bồi thường hoặc hỗ trợ cho từng tài sản cụ thể.

Đối với hai trường hợp nêu tại tiết a điểm 4 của Điều này, Tổ chức bồi thường cấp huyện tính toán mức giá bồi thường, hỗ trợ (hoặc bồi thường, hỗ trợ chi phí di dời) cho từng tài sản cụ thể trình Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh quyết định giá bồi thường, hỗ trợ đối với tài sản (hoặc bồi thường, hỗ trợ chi phí di dời) có giá trị lớn hơn 20.000.000 đồng. Trong trường hợp Tổ chức bồi thường cấp huyện không tính toán được mức giá bồi thường, hỗ trợ thì Tổ chức bồi thường cấp huyện phối hợp với chủ dự án liên hệ với tổ chức thẩm định giá để xác định giá làm cơ sở để Tổ chức bồi thường cấp huyện trình Sở Tài chính thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt mức giá bồi thường, hỗ trợ.

b) Đối với các tài sản, vật kiến trúc đã lắp đặt, nếu tháo gỡ thì hư hỏng không sử dụng lại được như ống nhựa, ống nước.... đã có mức giá công bố tại Bảng Thông báo giá vật liệu xây dựng của Liên Sở Tài chính - Xây dựng, UBND tỉnh ủy quyền cho Tổ chức bồi thường cấp huyện được lập, trình duyệt phương án bồi thường theo mức giá tại Bảng thông báo giá của Liên Sở Tài chính - Xây dựng ở tháng gần nhất mà không phải trình UBND trình phê duyệt giá bồi thường đối với tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 20.000.000 đồng.

c) Đối với tài sản vật kiến trúc là tài sản phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình cá nhân khi giải tỏa có thể di dời được như cổng sắt, trụ điện, hàng rào (thép gai, lưới B40),..., UBND tỉnh chấp thuận cho phép bồi thường hoặc hỗ trợ giá trị tài sản đối với tài sản có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 5.000.000 đồng (vì các loại tài sản này không tái sử dụng lại được tại nơi tái định cư).

d) Đối với các tài sản, vật kiến trúc như trụ cổng, móng đá chẻ kết cấu bê tông, xây gạch hoặc đá... thuộc dạng hình khối thì tổ chức bồi thường cấp huyện được phép quy ra mét khối bằng bê tông hoặc bằng gạch xây để áp giá bồi thường theo mức giá quy định tại điểm 9 Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này.

e) Đối với nhà cửa, vật kiến trúc bị giải tỏa một phần thì bồi thường hoặc hỗ trợ phần bị giải tỏa đó. Đối với nhà và các loại công trình, vật kiến trúc khác mà khi tháo dỡ phần bị giải tỏa ảnh hưởng đến cấu trúc của phần còn lại thì tùy

f) Bồi thường hoặc bồi thường hỗ trợ chi phí di dời tài sản là các hạng mục hạ tầng kỹ thuật như hệ thống điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống máy móc thiết bị ... là việc bồi thường các tài sản có tính chất đặc biệt, chuyên dùng và thường có giá trị cao, Tổ chức bồi thường cấp huyện thực hiện tuần tự các bước công việc sau đây:

- Tổ chức bồi thường cấp huyện phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng (hoặc Phòng Quản lý đô thị) để xác định là bồi thường tài sản (hạng mục hạ tầng kỹ thuật) hay chỉ là bồi thường (hỗ trợ) chi phí di dời tài sản.

- Tổ chức bồi thường cấp huyện phối hợp với chủ dự

- Tổ chức bồi thường cấp huyện báo cáo Sở chuyên ngành để thẩm định về mặt kỹ thuật đối với kết quả xác định của đơn vị tư vấn. Đối với hạng mục hạ tầng kỹ thuật như hệ thống điện, hệ thống điện chiếu sáng thì báo cáo Sở Công thương; hệ thống đường giao thông báo cáo Sở Giao thông Vận tải; hệ thống đường cáp viễn thông báo cáo Sở Thông tin Truyền thông; hệ thống máy móc thiết bị báo cáo Sở Khoa học Công nghệ.

- Tổ chức bồi thường cấp huyện lập phương án giá bồi thường (hỗ trợ) gửi Sở Tài chính và các Sở ngành có liên quan thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt giá bồi thường (hỗ trợ) tài sản hoặc giá bồi thường (hỗ trợ) di dời tài sản có giá trị lớn hơn 20.000.000 đồng.

g) Những trường hợp vướng mắc khác về giá nhà cửa, vật kiến trúc và tài sản khác mà Tổ chức bồi thường cấp huyện không tự giải quyết được phải xin ý kiến Sở Xây dựng, Sở Tài chính.

Điều 5. Giá bồi thường tài sản khác

1. Quy định giá công đào ao cho các loại ao, hầm chứa nước:

a) Quy định giá công đào cho ao nuôi trồng thủy sản hoặc làm hầm chứa nước tưới đào thủ công (đào bằng tay) có thể tích nhỏ hơn hoặc bằng 1000 m3, mức giá bồi thường 25.000 đ/m3.

b) Quy định giá công đào cho ao nuôi trồng thủy sản hoặc làm hầm chứa nước tưới đào thủ công (đào bằng tay) có thể tích lớn hơn 1000m3, mức giá bồi thường 25.000 đ/m3 cho 1.000m3 đầu; mức giá bồi thường 12.000 đ/m3 cho mét khối thứ 1001 trở đi.

c) Quy định giá công đào cho ao nuôi trồng thủy sản hoặc làm hầm chứa nước tưới đào bằng máy, mức giá bồi thường 12.000 đ/m3

d) Đối với ao do cải tạo từ lòng suối, từ đầm phá, từ hố bom để thành ao nuôi trồng thuỷ sản hoặc làm hầm chứa nước tưới, tùy theo mức độ đầu tư của chủ hộ mà Tổ chức bồi thường cấp huyện tính toán mức bồi thường.cụ thể để trình cấp có thẩm quyền quyết định nhưng không lớn hơn 12.000đồng/ m3.

e) Đối với các huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Trảng Bom, Thống Nhất và thị xã Long Khánh, nếu ao đào hoặc ao cải tạo trên đất đồi, đất gò có đá (đất khó đào) thì được tính theo mức giá quy định tại điểm a

2. Giá bồi thường lắp đặt thủy điện kế, điện thoại:

- Đồng hồ điện chính: 800.000đ/cái

- Đồng hồ điện phụ: 400.000đ/cái

- Đồng hồ nước chính: 400.000đ/cái

- Đồng hồ nước phụ: 200.000đ/cái

- Điện thoại bàn hữu tuyến thuê bao: 1.200.000đ/cái

- Bồi thường đồng hồ điện, nước là đồng hồ chính có hợp đồng lắp đặt với điện lực, cấp nước và chỉ bồi thường nếu đồng hồ phải di chuyển, tháo dỡ không còn sử dụng được. Trường hợp chủ hộ có giấy tờ chứng minh đã lắp đặt đồng hồ nước, điện kế, điện thoại có mức chi phí cao hơn mức trên đây thì được bồi thường

- Nếu là đồng hồ phụ, được bồi thường bằng 50% mức giá trên. Nếu dịch chuyển vị trí của đồng hồ thì không được bồi thường 100% giá trị mà chỉ được bồi thường công tháo dỡ lắp đặt, hao hụt vật liệu bằng 30% đến 40% mức bồi thường nêu trên.

- Đối với những hộ đóng góp để làm bình hạ thế, đường điện mà có hồ sơ giấy tờ để chứng minh thì được bồi thường

Điều 6. Giá bồi thường cây lâu năm

1. Cây phân tán

a) Đơn giá bồi thường (hỗ trợ) cây phân tán có quá trình sinh trưởng bình thường (không phải là cây chiết, cây ghép).

- Mức giá bồi thường (hỗ trợ) cho cây loại A là cây ở thời kỳ cho

Cây loại B là cây sắp

Cây loại C là cây đạt từ 40% đến 80%

Cây loại D lá cây đạt từ 20% đến 40% chu kỳ xây dựng cơ bản, được tính bằng 12

Cây loại E là cây đạt dưới 20% chu kỳ xây dựng cơ bản, được tính bằng 6

Việc phân loại A, B, C, D,

Người bị Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà Tổ chức bồi thường cấp huyện có thể trình cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ hoặc không hỗ trợ cho số lượng cây vượt quá mật độ quy định Nếu trong vườn cây có một hoặc nhiều loại cây nhưng chưa đạt loại A thì được tính tăng mật độ lên 50% do chưa phủ tán hoặc có thể tính thêm số lượng cây được xem là trồng xen.

Mật độ quy định như sau:

+ Tràm, bạch đàn: 5.000 cây/ha.

+ Tràm phèn: 10.000 cây/ha

+ Teck: 3.750 cây/ha.

+ Sao, dầu, gỗ lớn khác: 832 cây/ha.

+ Cao su, bưởi, cam, chôm chôm: 770 cây/ha

+ Cà phê, chanh: 1.600 cây/ha.

+ Đước, sú vẹt: 7.500 cây/ha

+ Tiêu nọc gỗ: 3.000 nọc/ha

+ Tiêu nọc xây: 1.600 nọc/ha.

+ Điều, dừa: 312 cây/ha.

+ Mít, xoài, vú sữa, nh∙n: 500 cây/ha.

Mật độ các cây khác nếu có phát sinh do Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Sở Tài chính thông báo.

- Đơn giá bồi thường (hỗ trợ) cây phân tán có quá trình sinh trưởng bình thường (không phải là cây chiết, cây ghép) cho năng suất cao hơn mức bình thường hoặc vườn cây chuyên canh cây lấy quả cao sản thì được tính bằng mức giá quy định tại tiết 1 điểm a khoản 1 của Điều này nhân (x) hệ số 1

- Nếu vườn cây không cho thu hoạch hoặc năng suất chỉ đạt dưới 50% năng suất bình quân của cây cùng loại thì tính bằng mức giá được tính bằng mức giá quy định tại tiết 1 điểm a khoản 1 của Điều này nhân (x) hệ số 0,7.

Phương pháp tính giá được áp dụng

- Đối với cây lấy quả cao sản cho năng suất cao đặc biệt hoặc cây cảnh có giá trị cao, Tổ chức bồi thường cấp huyện tính toán mức bồi thường cụ thể trình Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi trình UBND tỉnh quyết định.

Phương pháp tính giá được áp dụng

b) Đơn giá bồi thường (hỗ trợ) cây phân tán là cây chiết, cây ghép được tính bằng mức giá quy định tại tiết 1 điểm a khoản 1 của Điều này nhân (x) hệ số 0

- Mật độ cây quy định bằng mật độ quy định tại tiết 1 điểm a khoản 1 của Điều này nhân (x) hệ số 1

- Phương pháp tính giá được áp dụng

c) Các cây khác nếu có phát sinh không nằm trong bảng giá quy định tại Phụ lục II Phụ lục III của Quy định này do Tổ chức bồi thường cấp huyện tính toán trình Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định để trình UBND tỉnh quyết định.

2. Cây tập trung

Quy định giá bồi thường, hỗ trợ cây tập trung áp dụng cho các loại cây tràm, bạch đàn, xoan, so đũa, đước, sú, vẹt, bình bát, keo (lá tràm) trồng tập trung có diện tích trồng lớn hơn hoặc bằng 1.000m2, được bồi thường bằng chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất công l∙i 40% tính trên chi phí đầu tư. Mức bồi thường như sau:

 

Năm tuổi

Mức giá bồi thường (đ/ha)

1

17.356.000

2

24.288.000

3

29.588.000

4

30.412.000

5

31.236.000

6

32.058.000

- Riêng cây tràm trên 05 năm tuổi, cây bạch đàn trên 04 năm tuổi chưa khai thác lần nào thì được tính thêm chi phí tái sinh bằng chi phí trồng của năm thứ nhất là 7.444.000đ/ha.

- Đối với cây tràm lai trồng bằng dâm hom, mức bồi thường như sau:

Năm tuổi

Mức giá bồi thường (đ/ha)

1

25.704.000

2

30.844.800

3

35.128.800

4

37.984.800

5

52.264.800

- Năm thứ 5 chưa khai thác được tính thêm chi phí tái sinh năm thứ nhất là 10.200.000đ/ha.

Các loại cây được quy định bồi thường tại khoản 2 của Điều này (bồi thường cây tập trung thì không áp giá tính toán bồi thường

Điều 7. Giá bồi thường cây hàng năm

Mức giá bồi thường (hỗ trợ) được áp dụng

Cây chuối, đu đủ, thơm (dứa) cũng được tính phân loại A, B, C, D, E như quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này.

Điều 8. Giá bồi thường vật nuôi (nuôi trồng thủy sản)

1. Bồi thường thiệt hại ngừng sản xuất đối với ao tôm:

- Ao quảng canh cải tiến là 15.000.000 đ/ha/vụ, ao thâm canh là 20.000.000 đ/ha/vụ.

2. Bồi thường thiệt hại ngừng sản xuất đối với ao cá:

- Ao quảng canh cải tiến là 12.000.000 đ/ha/vụ, ao thâm canh là 17.000.000 đ/ha/vụ.

Chương III

ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Tổ chức thực hiện

Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã Long Khánh, Thành phố Biên Hòa tổ chức thực hiện đúng quy định này.

Trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết./.

PHỤ LỤC 1

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VẬT KIẾN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 14/02/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai) 

STT

Tên tài sản

ĐVT

Đơn giá (đồng)

1

Giếng nước F0,8 - 1m, sâu 10m)

 

 

 

- Giếng đào thủ công (đất dễ đào)

đ/m

85.000

 

- Giếng đào thủ công (đất khó đào)

"

125.000

 

- Giếng đào thủ công (đất khó đào, có đá)

"

170.000

 

- Giếng sâu trên 11 m thì mét thứ 11 trở đi trở đi được tính thêm 50% mức giá trên

 

 

2

- Nền ciment dày 5cm, sân hè, nền lát gạch tàu

đ/m2

36.000

 

- Nền ciment đá dăm dày 10cm

"

72.000

 

- Nền lát gạch ceramic

"

90.000

3

Giếng thả ống ciment (kể cả lắp đặt)

 

 

 

- ống 1 m F 1,2m

đ/c

216.000

 

- ống 1 m F 1m

"

192.000

 

- ống 1 m F 0,8m

"

158.000

4

Giếng khoan thủ công F 60

đ/m

43.000- 72.000

 

Giếng khoan thủ công F 90

"

86.000

 

Giếng khoan công nghiệp (có dàn khoan):

 

 

 

- ống nhựa, ống sắt 49 – 60

"

173.000

 

- ống nhựa, ống sắt 90 – 110

"

288.000

5

Bể nước xây gạch, tô ciment, có tâm đan nắp đậy, xây nổi

đ/m3

216.000- 360.000

6

Hồ chứa (hố phân, hầm cầu...) xây gạch, lát đáy

đ/m3

101.000-240.000

7

Mái che, mái hiên

đ/m2

72.000- 259.000

8

Tường xây cao trên 2m, trang trí đẹp (không tính phần lưới B40 hoặc kẽm gai phía trên):

đ/m2

288.000

 

- Tường xây cao 1,6m - 2m

"

216.000

 

- Tường xây cao dưới 1,6 m

"

144.000

9

Trụ cổng, bờ kè và các loại tài sản khác có kết cấu:

 

 

 

- Bằng bê tông không có cốt thép

đ/m3

1.000.000

 

- Bằng bê tông cốt thép

"

2.000.000

 

- Bằng gạch xây tô, xây đá

"

800.000

10

Chuồng heo, chuồng bò:

 

 

 

- Xây gạch cao 1 m, nền bê tông kiên cố, lợp ngói hoặc tole fibro ciment

đ/m2

428.000

 

- Xây cao 1 m, bán kiên cố, lợp ngói hoặc tole fibro ciment

"

266.000

 

- Chuồng lợp lá, bán kiên cố Chuồng gà

"

43.000 - 266.000

 

- Khung cây, mái lá, nền đất

"

150.000

 

- Khung cây, mái tôn, nền đất

 

225.000

11

Đất san nên

đ/m2

30.000

12

Mồ mả:

 

 

 

- Mộ đất

đ/cái

3.160.000

 

- Mộ đá ong

"

4.600.000

 

- Mộ xây đơn giản

"

5.320.000-

6.760.000

 

- Miếu thờ dọc đường, bàn thiên

"

144.000 - 432.000

 

PHỤ LỤC II

GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ CÂY LÂU NĂM (CÂY PHÂN TÁN)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 14/02/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai)

STT

Loại cây

ĐVT

Đơn giá (đồng)

1

Cây tiêu nọc cây

đ/nọc

200.000

 

Tiêu nọc xây gạch

"

300.000

2

Cây điều cao sản có đường kính gốc >25cm

đ/cây

350.000

 

Cây điều thường có đường kính gốc >25cm

"

300.000

3

Cà phê, ca cao có đường kính gốc >10cm

"

120.000

4

Cao su có đường kính gốc >25cm

"

200.000

5

ổi thường có đường kính gốc > 10cm

"

15.000

6

ổi xá lị có đường kính gốc >7cm

"

32.000

7

Ngũ trảo, Nhàu

"

70.000

8

Dừa, Thiên tuế có đường kính gốc >25cm; Cọ, Kè Wasington, Chà là cảnh có đường kính gốc >35cm

"

220.000

9

Nh∙n, Vải thiều, Đào ăn quả, Mũ trộm có đường kính gốc > 15 cm; M∙ng cầu xiêm, m∙ng cầu ta có đường kính gốc > 10cm; Quế, Chay có đường kính gốc >25cm;

"

200.000

10

Chanh, Tắc có đường kính gốc >10cm

"

100.000

11

Xoài cát Hoà Lộc có đường kính gốc >20cm Các loại xoài khác có đường kính gốc >25cm

"

450.000

450.000

12

Mít thường có đường kính gốc >25cm

"

200.000

13

Mít tố nữ, hoa Ngọc lan có đường kính gốc >20cm

"

250.000

14

Chôm chôm có đường kính gốc >25cm

"

500.000

15

Táo các loại có đường kính gốc >10cm

"

75.000

16

Sầu riêng có đường kính gốc >25cm

"

900.000

17

Dâu da có đường kính gốc >15cm

"

200.000

18

Vú sữa, Móng bò có đường kính gốc >25cm, Quế có đường kính gốc >15cm, Lựu có đường kính gốc > 15cm, Sơ ri có đường kính gốc > 10 cm; Cò kè có đường kính gốc >20cm

"

300.000

19

Cam, Quýt, Ôliu, Mù u, Hoa sữa có đường kính gốc >15cm, Cây Sơn có đường kính gốc > 15 cm

"

160.000

20

Mận, Lựu, Lý, Sa kê, Sung, Trâm, Trâm bầu có đường kính gốc > 15 cm

"

120.000

21

Bơ, Cau, Cau kiểng, Cau bầu, Dừa kiểng, Sứ kiểng, Ngâu, Liễu, Đủng đỉnh, Chuỗi ngọc lớn, Hoàng anh, Hoàng nam, Mai chiếu thủy, Nguyệt quế, Mai nhật (Osaka); Mai có đường kính gốc > 3cm; Đười ươi, Sò do cam, Long n∙o có đường kính gốc > 15cm

"

100.000

22

Bưởi có đường kính gốc >25cm

"

200.000

23

Bưởi Tân Triều (trồng tại xã Tân Bình) có đường kính gốc >25cm

"

1.000.000

24

Me có đường kính gốc >25cm

"

120.000

25

Gấc

đ/gốc

90.000

26

Măng cụt có đường kính gốc > 25cm

đ/cây

600.000

27

Bòn bon

"

240.000

28

Hồng quân có đường kính gốc >20cm

"

100.000

29

Sapoche có đường kính gốc >15cm

"

120.000

30

Thanh long

đ/nọc

150.000

31

Cây Cóc có đường kính gốc >25cm; Tầm giuộc có đường kính gốc > 15 cm; Cây Sung có đường kính gốc >25cm; Cây Sa kê có đường kính gốc >15cm

đ/cây

120.000

32

Đa đọt đỏ có đường kính gốc >15cm

"

80.000

33

Khế, Gòn, Lekima, Bàng, B∙ đậu, Phượng, Bông lài, Chè, Lòng mứt, Đào tiên, Ômôi, Trứng cá, Đinh hương, Phi lao có đường kính gốc >20cm

"

45.000

34

- Sao, Gõ, Dầu, Vên vên, Cẩm lai, Trầm hương (Gió bầu), Thông, Tùng, Đa, Bình linh, Gió đen, Si, Gáo, Lộc vừng, Trường, Gừa, Bồ đề, Bằng lăng, Lim, Muồng đen, Giá tỵ, Đuôi công, Thúi có đường kính gốc >25cm; - Xà cừ có đường kính gốc > 30.cm

"

452.000

35

Cây vông có đường kính gốc > 15cm, Dâu tằm có đường kính gốc >5cm

"

15.000

36

Điệp, Đinh lăng, Anh đào, Bông giấy, Phát tài, Cua đồng, Bướm bạc

"

30.000

37

Cây trúc

"

800

38

Tre (làm VLXD) có đường kính gốc >12cm; Xương rồng, Bông giấy làm hàng rào

"

4.000

39

Tràm, Bạch đàn, Xoan, So đũa, Bình bát, Cây keo (lá tràm), Điệp rừng, Lá cách, Chòi mòi Dừng, Bần có đường kính gốc >20cm

"

20.000

40

Càri

"

120.000

41

Hàng rào cây xanh

đ/m

10.000

42

Dừa nước

đ/m2

7.000

43

Thầu dầu

đ/cây

25.000

44

Cây kiểng các loại, Tre tàu

"

5.000

45

Chuỗi ngọc nhỏ

đ/m2

95.000

46

Bông trang

"

112.000

47

Cỏ đậu

"

25.000

48

Cây óc ó

"

35.000

49

Cỏ lá gừng

"

7.000

50

Dền đỏ

"

137.000

51

Cây tầm vông có đường kính gốc >5cm

đ/cây

3.000

52

Đại soái

đ/cây

70.000

53

Cây bàng Đài loan có đường kính gốc > 12cm

đ/cây

38.000

54

Cây Viết có đường kính gốc > 4cm

đ/cây

60.000

 

PHỤ LỤC III

BẢNG GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ CÂY HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2011/QĐ-UBND ngày 14/02/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai)

STT

Loại cây

ĐVT

Đơn giá (đồng)

1

Lúa, Bắp, Khoai mì, Đậu và rau các loại, Cỏ (phục vụ chăn nuôi bò, trâu, dê ... )

đ/m2

2.000

2

Mía cây

"

3.000

3

Thuốc lá

"

3.000

4

Thơm (dứa thương)

"

2.000

5

Cây Đu đủ

đ/c

25.000

6

Cây chuối các loại

"

15.000

7

Dứa Cayen (giống nhập khẩu)

đ/c

3.000