ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2015/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 06 tháng 07 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT ngày 29/4/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT ngày 08/8/2014 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường GTNT;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác cầu và đường giao thông nông thôn, địa bàn tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC CẦU VÀ ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN, ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2015/QĐ-UBND ngày 06/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác và tổ chức giao thông trên cầu và đường giao thông nông thôn, địa bàn tỉnh Hà Nam.
2. Đối tượng áp dụng: Các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện), Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã); các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, vận hành, khai thác và tổ chức giao thông trên cầu và đường giao thông nông thôn, địa bàn tỉnh Hà Nam.
1. Đường giao thông nông thôn (sau đây viết tắt là đường GTNT) bao gồm: đường huyện, đường xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.
2. Cầu trên đường giao thông nông thôn bao gồm: cầu treo, cầu có kết cấu nhịp dạng dầm, dàn, khung, vòm được xây dựng trên các tuyến đường GTNT.
3. Cơ quan quản lý đường bộ là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT: là tên gọi chung của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, vận hành khai thác và sử dụng cầu, đường GTNT thuộc sở hữu nhà nước; chủ sở hữu đối với cầu, đường GTNT không thuộc sở hữu nhà nước; cộng đồng dân cư đối với cầu, đường GTNT do cộng đồng đóng góp hoặc các tổ chức, cá nhân đóng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành khai thác và bảo trì.
5. Đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành khai thác cầu, đường GTNT: là tổ chức, cá nhân được Chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT giao nhiệm vụ, ký kết hợp đồng thực hiện việc quản lý, vận hành khai thác, bảo dưỡng thường xuyên cầu, đường GTNT.
6. Công trình đặc biệt trên đường GTNT bao gồm: hầm đường bộ, bến phà đường bộ và đường ngầm trên đường GTNT.
Điều 3. Yêu cầu đối với công tác quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn
1. Việc quản lý, vận hành khai thác cầu, đường GTNT phải bảo đảm an toàn giao thông; an toàn cho công trình đường bộ; an toàn cho người, tài sản và công trình khác trong phạm vi hành lang an toàn của cầu, đường GTNT; phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
2. Cầu, đường GTNT khi đưa vào vận hành khai thác phải bảo đảm chất lượng theo quy định.
3. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi sau:
a) Tự ý tháo, lắp hoặc có hành vi phá hoại, làm mất tác dụng các bộ phận, hạng mục của công trình cầu, đường GTNT; viết, vẽ các nội dung không phù hợp, che khuất, xóa hoặc phá hủy biển báo hiệu, biển tên cầu, biển tên đường;
b) Lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn của cầu, đường GTNT;
c) Vi phạm quy định về tải trọng, khổ giới hạn, tốc độ cho phép đi trên cầu, đường; sử dụng các bộ phận, hạng mục thuộc công trình cầu, đường GTNT, đất của đường GTNT trái quy định;
d) Lắp đặt trái phép đường ống cấp nước, thoát nước, dây tải điện, cáp quang, cáp viễn thông và các công trình khác vào các bộ phận, hạng mục của cầu, đường GTNT hoặc trong phạm vi hành lang an toàn của cầu, đường GTNT.
Điều 4. Phân công, phân cấp quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn
1. Đối với cầu, đường thuộc sở hữu Nhà nước:
a) UBND cấp huyện làm Chủ quản lý sử dụng đối với:
- Đường huyện thuộc địa bàn quản lý do Nhà nước đầu tư hoặc nhận bàn giao do cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân đầu tư thuộc hệ thống đường huyện;
- Cầu trên hệ thống đường huyện;
- Cầu treo và cầu trên đường GTNT do xã quản lý có quy mô gồm: cầu dàn thép và cầu dầm có khẩu độ nhịp từ 50m trở lên; các cầu cấp II trở lên theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2013/TT-BXD).
b) UBND cấp xã làm Chủ quản lý sử dụng đối với:
- Đường GTNT (trừ đường huyện) thuộc địa bàn quản lý do Nhà nước đầu tư hoặc nhận bàn giao do cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân đầu tư trên các tuyến đường xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng;
- Các cầu trên đường GTNT do xã quản lý trừ các cầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Cầu, đường do cộng đồng dân cư hoặc tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng và các trường hợp không thuộc sở hữu Nhà nước thì Chủ sở hữu là Chủ quản lý sử dụng cầu, đường (đường trục thôn, đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư hoặc tương đương).
Trường hợp cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân sau khi đầu tư xây dựng xong không đủ khả năng làm Chủ quản lý sử dụng công trình thì căn cứ vị trí cầu, đường và quy mô công trình để thực hiện theo phân công, phân cấp quản lý và quy định tại Khoản 1- Điều này để thực hiện.
3. Đối với công trình được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên thống nhất để quyết định lựa chọn Chủ quản lý sử dụng.
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên hệ thống cầu, đường GTNT quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Quy định này.
b) Kiểm tra, rà soát các hạng mục, bộ phận công trình cầu, đường GTNT (bao gồm cả hướng dẫn quản lý vận hành khai thác các công trình đặc biệt, công trình cầu có yêu cầu lập quy trình vận hành khai thác) trước khi tiếp nhận, quản lý.
c) Tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt; quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường GTNT theo đúng quy định tại Điều 6, Điều 7 quy định này (trừ nội dung phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu treo).
d) Chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư và các cơ quan trực thuộc trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên hệ thống cầu, đường GTNT thuộc địa bàn theo quy định này.
e) Thống kê, phân loại cầu, đường GTNT trên địa bàn; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Sở Giao thông vận tải về tình hình quản lý, vận hành khai thác các cầu, đường GTNT; kiến nghị xử lý cầu, đường GTNT bị hư hỏng, xuống cấp.
f) Thực hiện trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng công trình cầu, đường GTNT trên địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 22/2012/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan để kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên cầu, đường GTNT thuộc địa bàn tỉnh. Quản lý sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn của cầu, đường theo quy định của pháp luật.
g) Hàng năm bố trí kinh phí quản lý, vận hành khai thác cầu và đường GTNT thuộc cấp huyện quản lý.
h) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ cầu, đường trên các tuyến đường bộ do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên hệ thống cầu, đường GTNT quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Quy định này.
b) Kiểm tra, rà soát các hạng mục, bộ phận công trình cầu, đường GTNT (bao gồm cả hướng dẫn quản lý vận hành khai thác các công trình đặc biệt, công trình cầu có yêu cầu lập quy trình vận hành khai thác) trước khi tiếp nhận, quản lý.
c) Tổ chức lập quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt; quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường GTNT theo đúng quy định tại Điều 6, Điều 7 quy định này.
d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cộng đồng dân cư trong việc thực hiện trách nhiệm đối với việc quản lý, vận hành và khai thác cầu, đường giao thông nông thôn thuộc quyền sở hữu của cộng đồng dân cư.
e) Thống kê, phân loại cầu, đường GTNT trên địa bàn; tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện về tình hình quản lý, vận hành khai thác các cầu, đường GTNT; kiến nghị xử lý cầu, đường GTNT bị hư hỏng, xuống cấp.
f) Hàng năm bố trí kinh phí quản lý, vận hành khai thác cầu và đường GTNT thuộc cấp xã quản lý.
g) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Sở, ban, ngành liên quan để tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường GTNT theo phân công, phân cấp quản lý.
h) Thực hiện trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng công trình cầu, đường GTNT trên địa bàn quản lý theo quy định tại Nghị định 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 22/2012/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam. Trong đó, UBND cấp xã là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản lý sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn của cầu, đường theo quy định của Pháp luật.
i) Tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn công trình cầu, đường GTNT.
3. Trách nhiệm của cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân góp vốn đầu tư xây dựng cầu, đường GTNT
a) Tổ chức thực hiện quản lý, vận hành khai thác cầu, đường do cộng đồng làm Chủ quản lý sử dụng phải thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã về thời gian đưa công trình cầu, đường GTNT vào khai thác sử dụng.
b) Thực hiện theo hướng dẫn, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền các cấp về quản lý, vận hành và khai thác cầu, đường GTNT.
c) Phát hiện, ngăn chặn các tổ chức cá nhân phá hoại công trình cầu, xâm phạm hành lang an toàn của cầu và các hành vi vi phạm khác.
d) Hàng năm tự bố trí kinh phí thực hiện công tác quản lý, vận hành khai thác cầu và đường GTNT.
4.Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
a) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, Chủ quản lý sử dụng cầu, đường GTNT theo thẩm quyền trong việc thực hiện các quy định về quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên hệ thống cầu, đường GTNT; thống kê, phân loại cầu, đường GTNT.
b) Phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan khác kiểm tra các công trình cầu, đường GTNT hư hỏng xuống cấp theo báo cáo của UBND cấp huyện, kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo xử lý.
c) Kiểm tra, thống nhất với UBND cấp huyện, Cộng đồng dân cư chủ đầu tư (Chủ quản lý sử dụng cầu) về Quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, quy trình quản lý, khai thác công trình đặc biệt trên đường GTNT. Phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu treo trên cơ sở đề nghị của UBND cấp huyện.
d) Phối hợp với UBND cấp huyện và các ngành liên quan để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, bảo trì công trình cầu, đường bộ nói chung và cầu, đường GTNT nói riêng.
e) Hàng năm, rà soát, thống kê, phân loại, tổng hợp tình hình quản lý, vận hành khai thác toàn hệ thống cầu, đường GTNT trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giao thông vận tải; danh sách các công trình cầu, đường GTNT bị hư hỏng, xuống cấp không đủ điều kiện khai thác an toàn để báo cáo, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.
5. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí cho các huyện, các xã để xử lý công trình cầu, đường GTNT bị hư hỏng xuống cấp (theo báo cáo của UBND cấp huyện, cấp xã, có ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền) để thực hiện quản lý, vận hành và khai thác cầu, đường GTNT thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam.
6. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp Sở Tài chính và các cấp, ngành liên quan để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí thực hiện quản lý, vận hành và khai thác cầu, đường GTNT thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam.
7. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác quản lý quy hoạch va các dự án thuộc thẩm quyền quản lý liên quan đến hệ thống cầu, đường GTNT thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam.
8. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất dọc hành lang an toàn hệ thống cầu, đường GTNT thuộc địa bàn tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản liên quan đến an toàn hệ thống cầu, đường GTNT thuộc địa bàn tỉnh Hà Nam.
Điều 6. Các loại công trình trên đường GTNT phải lập quy trình quản lý, vận hành khai thác
1. Công trình đặc biệt trên đường GTNT (bến phà, hầm đường bộ, đường ngầm).
2. Cầu treo có khẩu độ từ 70m trở lên; cầu dàn thép, cầu dầm có khẩu độ nhịp từ 50m trở lên; các cầu cấp II trở lên theo quy định tại Phụ lục I Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng.
3. Các trường hợp khác do Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng đường GTNT quy định.
1. Đối với công trình xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp:
Thực hiện đúng các nội dung tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 12/2014/TT-BGTVT và Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
2. Đối với công trình đã đưa vào khai thác:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
- Lập, thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác đối với cầu và công trình đặc biệt trên đường huyện thuộc sở hữu Nhà nước hoặc có sử dụng vốn Nhà nước để quản lý, vận hành khai thác;
- Thẩm định và phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác đối với cầu và công trình đặc biệt trên đường xã, đường trục thôn, đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng thuộc sở hữu Nhà nước hoặc có sử dụng vốn Nhà nước để quản lý, vận hành khai thác;
- Trước khi phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu, công trình đặc biệt trên đường GTNT phải thỏa thuận với Sở Giao thông vận tải.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
Tổ chức lập quy trình quản lý, vận hành khai thác đối với cầu và công trình đặc biệt trên đường xã, đường trục thôn, đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng thuộc sở hữu Nhà nước hoặc có sử dụng vốn Nhà nước để quản lý, vận hành khai thác.
c) Trường hợp cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân là Chủ đầu tư, Chủ quản lý sử dụng cầu, công trình đặc biệt trên đường GTNT có trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác; trước khi phê duyệt phải thỏa thuận với Sở Giao thông vận tải.
1. Các Sở, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có gì phát sinh, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân cần phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1 Quyết định 20/2016/QĐ-UBND Quy định việc phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 2715/QĐ-UBND năm 2015 đính chính nội dung khoản 5 Điều 8 Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định kèm theo Quyết định 20/2015/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 34/2015/QĐ-UBND ban hành quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn
- 4 Quyết định 24/2015/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên tuyến đường giao thông nông thôn; quy định việc phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 5 Quyết định 20/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 6 Quyết định 16/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7 Quyết định 04/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu
- 8 Thông tư 32/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, vận hành khai thác đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9 Luật Xây dựng 2014
- 10 Thông tư 12/2014/TT-BGTVT hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 11 Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 12 Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 13 Quyết định 22/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, tỉnh Hà Nam
- 14 Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
- 15 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 16 Luật giao thông đường bộ 2008
- 17 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 20/2016/QĐ-UBND Quy định việc phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2 Quyết định 2715/QĐ-UBND năm 2015 đính chính nội dung khoản 5 Điều 8 Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định kèm theo Quyết định 20/2015/QĐ-UBND
- 3 Quyết định 34/2015/QĐ-UBND ban hành quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn tỉnh Lạng Sơn
- 4 Quyết định 24/2015/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm quản lý, vận hành khai thác và tổ chức giao thông trên tuyến đường giao thông nông thôn; quy định việc phê duyệt Quy trình quản lý, vận hành khai thác công trình đặc biệt trên đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 5 Quyết định 20/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý, vận hành khai thác cầu, đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 6 Quyết định 16/2015/QĐ-UBND Quy định phân công, phân cấp và trách nhiệm về quản lý, vận hành khai thác cầu; phê duyệt quy trình quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7 Quyết định 04/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý, vận hành khai thác và bảo trì cầu trên đường giao thông nông thôn thuộc địa bàn tỉnh Lai Châu