- 1 Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2 Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3 Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 4 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 6 Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
- 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 8 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 9 Nghị quyết 182/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, khu vực và thế giới thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thể dục - thể thao; giải thưởng về khoa học và công nghệ, văn học - nghệ thuật, báo chí trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 10 Luật ngân sách nhà nước 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2023/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 10 tháng 4 năm 2023 |
BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT HÀNG NĂM TỈNH THANH HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2021;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị quyết số 182/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy định chính sách khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, khu vực và thế giới thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thể dục - thể thao; giải thưởng về khoa học và công nghệ, văn học - nghệ thuật, báo chí trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 5432/TTr-SVHTTDL ngày 22/11/2022 và Công văn số 1254/SVHTTDL-NVVH ngày 21/3/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 4 năm 2023.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XÉT GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT HÀNG NĂM TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2023/QĐ-UBND ngày 10/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Quy chế này quy định về nguyên tắc, thời gian, thẩm quyền, điều kiện, tiêu chí, thang điểm xét tặng, số lượng, cơ cấu giải thưởng; quyền và nghĩa vụ của tác giả được xét tặng, hội đồng xét tặng giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm (sau đây viết tắt là giải thưởng).
Quy chế này áp dụng đối với các tập thể, cá nhân tham dự xét giải thưởng: Các tác giả, nhóm tác giả là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa; Cá nhân trong và ngoài tỉnh có tác phẩm văn học - nghệ thuật sáng tác về quê hương, con người Thanh Hóa và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xét tặng giải thưởng.
1. Việc xét Giải thưởng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của tác giả và nhóm tác giả.
2. Đảm bảo đúng pháp luật, đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình theo quy định.
3. Công bằng, dân chủ, khách quan, công khai.
4. Một tác phẩm, công trình chỉ được đề nghị xét tặng Giải thưởng về một chuyên ngành văn học - nghệ thuật.
5. Tác giả, nhóm tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm, công trình để xét giải ở nhiều chuyên ngành theo quy định.
6. Tác phẩm, công trình dự xét giải sẽ không được hoàn trả lại cho tác giả, Hội đồng xét tặng giải thưởng được quyền sử dụng các tác phẩm, công trình được giải để phục vụ công tác tuyên truyền.
7. Tổ chức xét tặng Giải thưởng phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
8. Các trường hợp không được tham gia xét tặng
a) Tác phẩm, công trình có tư tưởng trái với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
b) Tác phẩm, công trình sao chép sản phẩm của tác giả khác.
c) Tác phẩm, công trình có tranh chấp về quyền tác giả, có đơn thư khiếu nại, tố cáo, chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
d) Tác phẩm, công trình có quyết định đình bản hoặc thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Tác phẩm, công trình viết bằng tiếng nước ngoài chưa dịch ra tiếng Việt hoặc bằng tiếng dân tộc thiểu số chưa dịch ra tiếng phổ thông, tác phẩm múa và ca khúc bằng nhạc nước ngoài, tranh, ảnh, kiến trúc miêu tả khung cảnh, thiết kế văn hóa nước ngoài
e) Tác phẩm, công trình in ấn không có giấy phép xuất bản, không xuất bản, ấn hành ở Nhà xuất bản trong nước.
g) Không thực hiện việc xét tặng Giải thưởng đối với tác giả, nhóm tác giả đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kỷ luật, vi phạm các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm văn học - nghệ thuật theo quy định.
h) Các tác phẩm, công trình đã được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học - nghệ thuật; đạt giải vàng, bạc, đồng, nhất, nhì, ba và khuyến khích trong các cuộc thi toàn quốc, khu vực, quốc tế; đạo diễn các vở chèo, tuồng, kịch nói, cải lương, đoàn ca múa nhạc, các tác giả kịch bản, nhạc sỹ, biên đạo múa, nhạc công, nghệ sĩ, diễn viên, thiết kế ánh sáng, thiết kế âm thanh, họa sỹ thiết kế phục vụ cho các vở diễn (đối với đoàn nghệ thuật, chương trình ca múa nhạc) đạt huy chương vàng, bạc, đồng; hoặc được xét Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong các cuộc thi âm nhạc, hội diễn sân khấu, liên hoan văn nghệ toàn quốc, khu vực và thế giới.
i) Tác phẩm, công trình Nhiếp ảnh là ảnh ghép, ảnh đã can thiệp photoshop (hoặc phần mềm khác có chức năng chỉnh sửa ảnh) làm sai lệch nội dung thực có.
Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm sẽ được xét vào quý III và công bố hàng năm 1 lần vào dịp tổng kết công tác Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa hàng năm.
Điều 5. Thẩm quyền công nhận Giải thưởng và thu hồi Giải thưởng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và quyết định công nhận các tác phẩm đạt giải theo đề nghị của Hội đồng xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi Giải thưởng đối với các trường hợp đã được công nhận kết quả nhưng bị phát hiện không trung thực, vi phạm bản quyền tác giả, đạo đức nghề nghiệp hoặc vi phạm các quy định của pháp luật và các quy định tại Quy chế này trong quá trình tham gia xét tặng Giải thưởng theo đề nghị của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa.
Điều 6. Số lượng, cơ cấu giải thưởng và mức thưởng
1. Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm có 11 chuyên ngành tương ứng với 11 loại hình Văn học - Nghệ thuật, bao gồm: Văn xuôi, Thơ, Lý luận phê bình văn học - nghệ thuật, Văn nghệ dân gian, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Múa, Kiến trúc.
2. Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm được trao cho tác giả/ nhóm tác giả đạt giải thuộc 11 loại hình Văn học - Nghệ thuật quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Số lượng, cơ cấu giải thưởng:
Có 10 Giải/ 1 loại hình, cơ cấu giải cho các chuyên ngành như sau:
01 giải A;
02 giải B;
03 giải C;
04 giải Khuyến khích.
Trong trường hợp tác phẩm dự xét giải ở các loại hình văn học, nghệ thuật có số lượng tác phẩm nhiều, Hội đồng thẩm định đánh giá có nhiều tác phẩm tốt, linh hoạt tăng số lượng giải thưởng ở các loại hình cho phù hợp. Trường hợp không có tác phẩm đủ điều kiện được giải A, thì được linh hoạt xét thêm giải B. Nếu không có giải A và cũng không có giải B thì tùy chất lượng xét thêm giải C và giải Khuyến khích.
4. Về mức thưởng: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 4 Nghị quyết số 182/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy định chính sách khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, khu vực và thế giới thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thể dục - thể thao; giải thưởng về khoa học và công nghệ, văn học - nghệ thuật, báo chí trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 7. Nghĩa vụ và quyền của tác giả, nhóm tác giả được xét tặng
1. Nghĩa vụ của tác giả, nhóm tác giả
a) Gửi hồ sơ tác phẩm, công trình đề nghị xét giải thưởng (trường hợp tác giả đã mất thì thân nhân hợp pháp được nộp hồ sơ), chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị xét Giải thưởng. Trường hợp phát hiện không trung thực trong quá trình đề nghị xét Giải thưởng, căn cứ theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
b) Chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm, công trình của mình theo quy định của pháp luật. Hội đồng xét tặng Giải thưởng không chịu trách nhiệm về những tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan.
c) Tác giả sau khi nhận Giải thưởng tiếp tục quảng bá rộng rãi tác phẩm công trình được giải đến độc giả, công chúng.
2. Quyền của tác giả, nhóm tác giả
Tác giả, nhóm tác giả (hoặc thân nhân hợp pháp đối với tác giả đã mất) được tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm của tỉnh Thanh Hóa sẽ được nhận Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và tiền thưởng theo quy định.
Điều 8. Quy đỉnh về việc khiếu nại, tố cáo
Với những trường hợp tác phẩm, công trình có đơn thư khiếu nại, tố cáo: Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm Quy chế xét giải thưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHÍ XÉT TẶNG
Tác phẩm, công trình của tác giả, nhóm tác giả đề nghị xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm phải đảm bảo điều kiện sau:
Đã được công bố và sử dụng dưới các hình thức xuất bản, xây dựng, triển lãm, biểu diễn, tác phẩm điện ảnh, phát thanh, truyền hình từ ngày 30/6 năm trước đến ngày 30/6 của năm xét giải, thuộc 11 loại hình Văn học - Nghệ thuật quy định tại Khoản 1, Điều 6 Quy chế này, cụ thể:
a) Văn xuôi: Gồm tiểu thuyết, truyện vừa, tập truyện ngắn, truyện ký, hồi ký, bút ký, ký sự, chân dung văn học, tùy bút được xuất bản thành sách (dưới các hình thức sách in, sách nghe, sách điện tử) do Nhà xuất bản trong nước ấn hành.
b) Thơ: Gồm tập thơ, trường ca, truyện thơ được xuất bản thành sách do Nhà xuất bản trong nước ấn hành.
c) Lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật: Là công trình hoặc cụm công trình lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật, nghiên cứu văn hóa được xuất bản thành sách do Nhà xuất bản trong nước ấn hành, hoặc công trình, biên khảo, nghiên cứu về văn hóa, văn nghệ đã được nghiệm thu hoặc được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Văn nghệ dân gian:
Các tác phẩm, công trình nghiên cứu, sưu tầm, các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian của các dân tộc ở tỉnh Thanh Hóa, văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam, hoặc văn hóa dân gian các vùng miền, do các tác giả, nhóm tác giả có quê quán hoặc đang cư trú tại tỉnh Thanh Hóa nghiên cứu, sưu tầm, khảo cứu, biên soạn thành công trình, cụm công trình đã được xuất bản thành sách, băng đĩa, hoặc đã được nghiệm thu, được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
đ) Mỹ thuật:
- Tác phẩm, công trình, cụm tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc, thiết kế mỹ thuật sân khấu, trang trí nội - ngoại thất, các tác phẩm mỹ thuật đương đại (nghệ thuật sắp đặt, trang trí, video art), công trình, cụm công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình, biên khảo, sưu tầm mỹ thuật đã tham gia triển lãm từ cấp tỉnh trở lên, hoặc đã công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng, in trên sách báo, phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình từ cấp tỉnh trở lên, được xây dựng hoặc được sản xuất thành tác phẩm, sản phẩm (nếu khuôn khổ tác phẩm quá lớn thì gửi phác thảo và có ảnh chụp tác phẩm kèm theo). Tác phẩm tranh, tượng phải được triển lãm hoặc in thành tập sách.
e) Nhiếp ảnh: Tác phẩm, công trình ảnh màu, đen trắng (ảnh chụp); công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình, sưu tầm nhiếp ảnh. Tác phẩm được triển lãm, in tập, in trên các sách, báo trong nước, nước ngoài (ưu tiên chùm ảnh từ 10 tác phẩm, tập ảnh theo chủ đề).
g) Sân khấu (bao gồm biên kịch, đạo diễn và diễn viên)
Đảm bảo một trong 3 tiêu chí sau:
- Là vở diễn dài từ 60 phút trở lên, hoặc 2 vở diễn ngắn mỗi vở từ 30 phút trở lên (kịch nói, cải lương, tuồng, chèo...).
- Tác phẩm, công trình đã được các đoàn nghệ thuật cấp tỉnh, Trung ương, hoặc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Trung ương dàn dựng và công bố (có giấy chứng nhận của đơn vị sử dụng kèm theo).
- Là kịch bản in thành sách trong đó có một phần được các Đoàn chuyên nghiệp và không chuyên từ cấp tỉnh trở lên dàn dựng và biểu diễn.
h) Điện ảnh (bao gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên)
Là tác phẩm, công trình phim truyện nhựa, phim truyền hình, phim ca nhạc, phim khoa học, phim phóng sự, phim tài liệu từ 60 phút trở lên hoặc 2 bộ phim ngắn, mỗi bộ phim có từ 30 phút trở lên hoặc phóng sự từ 15 phút trở lên, đã được công chiếu hoặc phát sóng các Đài Phát thanh - Truyền hình của Nhà nước (tại địa phương hoặc Trung ương), hoặc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giới thiệu công chiếu tại nước ngoài (có giấy chứng nhận của đơn vị sử dụng).
i) Âm nhạc:
- Tác phẩm, công trình, cụm tác phẩm thuộc thể loại nhạc: Giao hưởng, hợp xướng, thính phòng, ca khúc, nhạc kịch, nhạc phim, nhạc múa, nhạc vở diễn sân khấu và các hình thức khí nhạc, công trình, cụm công trình nghiên cứu lý luận, phê bình, biên khảo, sưu tầm âm nhạc.
- Phải được in ấn, băng đĩa, dàn dựng biểu diễn, phát sóng của các tổ chức có tư cách pháp nhân về xuất bản hoặc các đơn vị có chức năng tổ chức biểu diễn nghệ thuật, đơn vị nghệ thuật từ cấp tỉnh trở lên (có kèm theo văn bản chứng minh đã được in ấn, công bố).
- Độ dài của Nhạc múa độc lập, hoặc tổ khúc múa có độ dài tối thiểu từ 7 đến 10 phút/1 tác phẩm trở lên.
k) Múa (gồm biên kịch, biên đạo và diễn viên)
Là vũ kịch, tổ khúc múa, thơ múa, múa độc lập hoặc chùm 3 tác phẩm múa độc lập có độ dài tối thiểu từ 7 đến 10 phút/1 tác phẩm trở lên (kể cả tác phẩm múa trong vở diễn). Tác phẩm, công trình đã được các đoàn nghệ thuật cấp tỉnh, Trung ương, hoặc Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Trung ương dàn dựng và công bố (có giấy chứng nhận của đơn vị thực hiện, sử dụng kèm theo)
l) Kiến trúc gồm các thể loại: Đồ án, quy hoạch xây dựng, thiết kế công trình, thiết kế nội - ngoại thất có giá trị sử dụng, tính thẩm mỹ cao hoặc công trình nghiên cứu, lý luận phê bình kiến trúc đã được xuất bản.
Điều 11. Tiêu chí và thang điểm xét tặng
1. Tác phẩm, công trình đề nghị xét tặng Giải thưởng phải đạt các tiêu chí sau:
a) Tác phẩm, công trình xuất sắc, có giá trị cao về nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật; có tác dụng tốt trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa phát triển toàn diện, hướng đến chân, thiện, mỹ; phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp; đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực, những thói hư tật xấu, những lệch chuẩn trong đời sống…; t ừng bước xây dựng, hình thành các giá trị mới của con người Thanh Hóa; góp phần vào sự nghiệp phát triển nền văn học- nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa và của đất nước.
b) Tác phẩm, công trình có đề tài về quê hương, con người Thanh Hóa, ưu tiên các mảng đề tài: Lịch sử dựng nước và giữ nước, phong trào cách mạng, kháng chiến cứu nước, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và truyền thống văn hóa dân tộc, công cuộc đổi mới trong xây dựng và bảo vệ đất nước; thiếu niên, nhi đồng, tri thức trẻ; dân tộc thiểu số; ca ngợi, biểu dương những nhân tố tích cực, những con người tiêu biểu trong xã hội.
c) Tác phẩm, công trình tuyển chọn thành tập sách, tuyển tập, album, CD, VCD hoặc DVD thể hiện nhiều mảng đề tài khác nhau thì số lượng tác phẩm có đề tài về quê hương, đất nước, con người phải chiếm tối thiểu 50%.
2. Việc chấm điểm các tác phẩm, công trình theo các tiêu chí về giá trị của tác phẩm, xếp loại từ cao xuống thấp với thang điểm 100, cụ thể như sau:
a) Giá trị nội dung, tư tưởng (tối đa 50 điểm): Tất cả các tác phẩm, công trình phải có nội dung rõ ràng, trong sáng, lành mạnh, giàu chất dân tộc, nhân văn, dân chủ, khoa học không trái với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và lợi ích của nhân dân; Mang tư tưởng tiến bộ, phản ánh cuộc sống, đất nước, con người Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng; Thể hiện truyền thống vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; Phản ánh công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và phát triển bền vững.
b) Giá trị nghệ thuật (tối đa 30 điểm): Có tính thẩm mỹ cao, thể hiện sự tìm tòi sáng tạo của cá nhân về cấu trúc tác phẩm, hình tượng nghệ thuật và ngôn ngữ biểu hiện, trên cơ sở phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, văn hiến Việt Nam, bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc tỉnh Thanh Hóa.
c) Giá trị sử dụng (tối đa 20 điểm): Tác phẩm,công trình mang đến cho độc giả và người tiếp nhận một thế giới mới hơn, rộng lớn và sâu sắc hơn khẳng định được sức sống trong lòng công chúng, được công chúng thưởng thức mến mộ và đọng lại những giá trị về tư tưởng, thẩm mỹ và tính nhân văn trong lòng công chúng.
3. Khung điểm cho các giải thưởng:
a) Giải A: đạt điểm 91 đến 100.
b) Giải B: đạt điểm từ 81 đến 90.
c) Giải C: đạt điểm từ 71 đến 80.
d) Giải Khuyến khích: đạt điểm từ 60 đến 70.
- Trường hợp nếu số lượng tác phẩm văn học, nghệ thuật ở các loại hình có số điểm cùng 1 loại giải vượt quá số lượng trong cơ cấu giải thưởng quy định thì Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành và Hội đồng Chung khảo xét tặng sẽ xem xét, có thể bổ sung số lượng giải hoặc thống nhất xét chuyển xếp tác phẩm có tổng số điểm thấp hơn xuống hạng giải thấp hơn liền kề nhất.
- Trường hợp nếu có 2 tác phẩm trở lên bằng điểm nhau đối với giải A hoặc vị trí cuối cùng trong cơ cấu giải đối với giải B, giải C, giải Khuyến khích thì Hội đồng giám khảo thẩm định, thảo luận và bỏ phiếu quyết định kết quả.
- Nếu số điểm cùng chấm cho 1 tác phẩm, chênh lệch từ 20 điểm trở lên thì Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành sẽ đưa ra thảo luận để quyết định điểm tác phẩm.
- Trong trường hợp cá biệt đối với tác phẩm không đủ điểm xếp giải thưởng nhưng xét thấy tác phẩm, có yếu tố trội đáng chú ý, cần động viên khuyến khích kịp thời, thì Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành và Hội đồng Chung khảo có thể xem xét bổ sung giải khuyến khích cho tác giả, tác phẩm đó.
- Sau khi tổng hợp kết quả điểm của các tác phẩm đoạt giải, và được công bố trước 15 ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, trường hợp nếu tác phẩm nào còn có ý kiến khác nhau (chưa nhất trí cao) thì Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành và Hội đồng Chung khảo xét tặng giải thưởng xem xét, trao đổi thảo luận để thống nhất và quyết định theo đa số.
Điều 12. Hội đồng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm
1. Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành
a) Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành do Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh quyết định thành lập gồm 11 Ban chuyên ngành (có từ 03 đến 05 người/01 chuyên ngành). Thành viên có tác phẩm tham gia xét tặng giải thưởng thì không tham gia hội đồng.
- Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành là trưởng các ban chuyên ngành hoặc là người có uy tín chuyên môn cao của chuyên ngành đó.
- Thành viên Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành: Đại diện lãnh đạo 11 Ban Chuyên ngành và một số thành viên của các Hội Văn học Nghệ thuật chuyên ngành Trung ương có uy tín được Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo mời (nếu cần).
b) Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành có nhiệm vụ:
- Thành lập bộ phận giúp việc Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành để chuẩn bị nội dung và các vấn đề cần xin ý kiến tại các cuộc họp Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành. Bộ phận giúp việc Hội đồng gồm cán bộ, viên chức, hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.
- Nhận xét, đánh giá, chấm điểm (Phiếu chấm điểm) tất cả các tác phẩm, công trình tham dự xét Giải thưởng của tác giả, nhóm tác giả của từng chuyên ngành để xét chọn ra những tác phẩm đạt tiêu chuẩn điều kiện tham dự vòng Chung khảo.
c) Hoạt động của Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành được tiến hành theo các bước:
- Từng thành viên Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành sẽ được cung cấp tác phẩm, công trình để nghiên cứu, tối thiểu 10 ngày trước ngày họp bỏ phiếu sơ khảo.
- Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành tiến hành họp, xem xét, chấm điểm chọn lựa tác phẩm, công trình đủ tiêu chuẩn để giới thiệu tham dự xét giải thưởng Chung khảo.
- Tác phẩm, công trình được giới thiệu tham dự xét giải thưởng Chung khảo phải có điểm trung bình từ 60 điểm trở lên của tổng số thành viên Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành tham gia chấm điểm.
- Căn cứ kết quả xét giải thưởng theo biên bản họp của Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành, Cơ quan Thường trực Hội đồng xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa) thông báo kết quả xét Sơ khảo chuyên ngành công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành. Sau đó, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành trình kết quả xét giải Sơ khảo lên Hội đồng Chung khảo.
- Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành lập hồ sơ các tác phẩm, công trình đủ điều kiện gửi Cơ quan Thường trực Hội đồng để tổng hợp trình Hội đồng Chung khảo.
2. Hội đồng Chung khảo
a) Hội đồng Chung khảo xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập.
- Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.
- Thành viên Hội đồng gồm các Chủ tịch hội đồng các Ban chuyên ngành; Các Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa. (Trường hợp các đồng chí trong Ban Chấp hành có tác phẩm dự xét giải ở chuyên ngành nào thì không được bỏ phiếu đối với tác phẩm của mình ở chuyên ngành đó).
b) Hội đồng Chung khảo có nhiệm vụ:
- Thành lập bộ phận giúp việc Hội đồng để chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, nội dung và các vấn đề cần xin ý kiến tại các cuộc họp Hội đồng Chung khảo. Bộ phận giúp việc Hội đồng gồm cán bộ, viên chức của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh.
- Thực hiện các công việc: Nhận xét, chấm điểm, đánh giá tác phẩm đã được vào Chung khảo; thực hiện các bước Chung khảo để chọn ra những tác phẩm, công trình Văn học - Nghệ thuật đạt tiêu chuẩn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định tặng Bằng khen và tiền thưởng theo quy định.
c) Hoạt động của Hội đồng Chung khảo được tiến hành theo các bước:
- Từng thành viên Hội đồng Chung khảo được cung cấp tác phẩm, công trình để nghiên cứu, tối thiểu 10 ngày trước ngày bỏ phiếu Chung khảo.
- Hội đồng Chung khảo tiến hành họp, xem xét, thảo luận, bỏ phiếu kín (Phiếu chấm điểm, Phiếu bầu) để chọn lựa tác phẩm, công trình đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khen thưởng.
- Tác phẩm, công trình đủ điều kiện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khen thưởng phải đạt từ 80% trở lên số phiếu tán thành của tổng số thành viên Hội đồng Chung khảo tham gia bỏ phiếu.
Điều 13. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
1. Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành và Hội đồng Chung khảo được thành lập theo từng đợt xét tặng và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Tác giả có tác phẩm tham gia xét tặng Giải thưởng thì không được tham gia thành viên Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành và Hội đồng Chung khảo xét tặng Giải thưởng.
3. Hội đồng làm việc tập thể, trao đổi, thảo luận, thống nhất đối với từng tác phẩm, công trình theo tiêu chí quy định tại Điều 11 của Quy chế này và theo các bước quy định vòng Sơ khảo chuyên ngành, Chung khảo để chọn ra những tác phẩm, công trình đạt tiêu chuẩn, xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, theo cơ cấu giải thưởng để đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khen thưởng.
4. Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp (nếu trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì Phó Chủ tịch Hội đồng nếu được sự ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng sẽ chủ trì phiên họp).
5. Hội đồng Chung khảo chỉ xem xét tác phẩm, công trình được Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành giới thiệu.
1. Kinh phí thực hiện công tác khen thưởng cho tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm, công trình đạt giải từ nguồn thi đua khen thưởng của tỉnh hàng năm, thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 182/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
2. Kinh phí tổ chức xét tặng và công bố trao Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
1. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa
a) Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa là Cơ quan chủ trì Hội đồng xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm, Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quyết định thành lập Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành và Hội đồng Chung khảo xét tặng Giải thưởng theo quy định tại Điều 12 của Quy chế này.
b) Ban hành Hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
c) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành, Chung khảo và thực hiện các nhiệm vụ tại Quy chế này.
d) Thông báo rộng rãi đến các hội viên về các nội dung liên quan đến giải thưởng. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
đ) Giải quyết khiếu nại và trả lời bằng văn bản theo quy định, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thu hồi giải thưởng và xử lý theo quy định nếu phát hiện có hành vi vi phạm các quy định tại Quy chế này và văn bản pháp luật có liên quan.
e) Chỉ đạo các Ban Chuyên ngành phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương để quảng bá các tác phẩm,công trình văn học - nghệ thuật đạt giải thưởng.
g) Sau khi có kết quả của các tác giả, nhóm tác giả đạt giải, Hội Văn học Nghệ thuật lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng theo Nghị quyết số 182/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa
a) Phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa tổ chức thực hiện những việc liên quan.
b) Tổ chức tuyên truyền về xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật hàng năm.
c) Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động xét Giải thưởng theo quy định của Pháp luật.
3. Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa
a) Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng cho các tác giả, nhóm tác giả đạt Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm theo quy định tại Nghị quyết số 182/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
b) Phối hợp với cơ quan chủ trì xét tặng Giải thưởng tổ chức lễ công bố quyết định đạt giải và trao thưởng cho các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm, công trình đạt giải.
4. Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa
Chủ trì, phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa tham mưu cấp thẩm quyền bố trí kinh phí, tổ chức xét giải và trao giải thưởng trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Quy chế này; hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí giải thưởng theo chế độ hiện hành.
5. Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ tỉnh Thanh Hóa
Phối hợp với cơ quan chủ trì xét tặng giải thưởng thẩm tra, xác minh tư cách các tác giả, nhóm tác giả là công dân Việt Nam tham gia giải thưởng (Khi có đề nghị).
6. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hóa
Phối hợp với cơ quan Thường trực của Hội đồng tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền về xét Giải thưởng và các tác phẩm đạt giải.
7. Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh: Dành thời lượng tuyên truyền các nội dung về xét tặng Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật hàng năm; đưa tin, bài, phóng sự về các tác giả, tác phẩm Văn học - Nghệ thuật có giá trị và đạt giải; kịp thời biểu dương những tác giả có những cống hiến tiêu biểu trong sự nghiệp phát triển Văn học - Nghệ thuật.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa a) Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến về Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật đến toàn thể văn nghệ sĩ đang sinh sống tại địa phương.
b) Phối hợp với cơ quan chủ trì xét tặng Giải thưởng, xác minh các tác giả, nhóm tác giả là công dân tại địa phương (khi có đề nghị).
Trong quá trình thực hiện Quy chế này nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
- 1 Quyết định 32/2021/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học, nghệ thuật tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 33/2021/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Hồ Xuân Hương do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3 Quyết định 49/2022/QĐ-UBND về Quy chế xét tặng Giải thưởng văn học nghệ thuật hàng năm tỉnh Đồng Nai