ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1303/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 03 tháng 6 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018- 2020;
Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia han hành kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;
Căn cứ Quyết định số 2115/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025”;
Căn cứ Biên bản số 01/BB-HĐTV&KHCN ngày 09/3/2020 của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ về việc đánh giá và phê duyệt đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025”;
Theo đề nghị của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tại Tờ trình số 18/TTr-VPĐP-OCOP ngày 20/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025”, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Đề án: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.
2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.
3. Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan.
4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2025.
5. Phạm vi thực hiện: 145 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Chủ thể thực hiện: Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất có đăng ký kinh doanh.
- Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là các sản phẩm đặc trưng, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ.
a) Mục tiêu chung
Xây dựng và triển khai Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Kiên Giang nhằm phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn ở địa phương, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho Nhân dân tỉnh Kiên Giang và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
b) Mục tiêu cụ thể
* Năm 2020:
- Số sản phẩm hiện có đạt 3 sao trở lên: Từ 4-5 sản phẩm trở lên.
- Số sản phẩm hiện có đạt 5 sao cấp tỉnh: Từ 1-2 sản phẩm trở lên.
- Củng cố tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ hệ thống OCOP: Trên 3 tổ chức.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP: 50%.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp/HTX tham gia OCOP: 30%.
- Xây dựng và triển khai các dự án khai thác thế mạnh nông nghiệp kết hợp với du lịch của tỉnh như nông sản, thủy sản,... và thủ công mỹ nghệ: Trên 3 dự án.
- Xây dựng hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ ở địa phương (tỉnh, huyện, xã) thực hiện Chương trình OCOP - Kiên Giang.
- Tuyên truyền đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.
- Nâng cao năng lực cho 100% cán bộ quản lý Hợp tác xã (HTX), chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh về phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường,...
- Triển khai chu trình OCOP và nâng cấp các sản phẩm OCOP có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Tổng kết Chương trình, bài học kinh nghiệm của giai đoạn 2019 - 2020 và đề xuất nội dung mở rộng Chương trình OCOP - Kiên Giang giai đoạn tiếp theo đến 2025.
* Giai đoạn 2021-2025:
- Số sản phẩm hiện có đạt 3 sao trở lên: Từ 120 sản phẩm trở lên.
- Số sản phẩm hiện có đạt 5 sao cấp tỉnh: Từ 25-30 sản phẩm trở lên.
- Số sản phẩm đạt 5 sao cấp Quốc gia: Từ 5 sản phẩm trở lên.
- Số sản phẩm mới đạt 3 sao trở lên: Từ 80 sản phẩm trở lên.
- Củng cố tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ hệ thống OCOP: Trên 100 tổ chức.
- Phát triển mới tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP: Trên 50 tổ chức.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP: 100%.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp, HTX tham gia OCOP: 100%.
- Xây dựng và triển khai các dự án khai thác thế mạnh nông nghiệp kết hợp với du lịch của tỉnh như nông sản, thủy sản,... và thủ công mỹ nghệ: 30 dự án.
- Duy trì chu trình OCOP thường niên liên tục tại cấp tỉnh và cấp huyện. Hằng năm mỗi huyện, thành phố có ít nhất 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo Chu trình OCOP.
- Tiếp tục công tác tuyên truyền đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh để người dân và doanh nghiệp tích cực tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Kiên Giang.
- Tổng kết Chương trình, bài học kinh nghiệm của giai đoạn 2021 - 2025 và đề xuất nội dung mở rộng Chương trình OCOP Kiên Giang giai đoạn tiếp theo đến 2030.
a) Triển khai chu trình thực hiện chương trình OCOP: Chu trình phát triển sản phẩm OCOP Kiên Giang được thực hiện 06 bước theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: (1) Tuyên truyền, hướng dẫn về chương trình OCOP, (2) Nhận ý tưởng sản phẩm, xét chọn các ý tưởng sản phẩm đạt các tiêu chí trong chương trình, (3) Nhận kế hoạch kinh doanh, (4) Triển khai kế hoạch kinh doanh, (5) Đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP, (6) Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.
b) Xác định và phát triển các sản phẩm, dịch vụ OCOP: (1) Xác định sản phẩm, dịch vụ OCOP giai đoạn 2019 - 2020 có 7 sản phẩm, giai đoạn 2021- 2025 trên 100 sản phẩm và giới thiệu thêm nhiều sản phẩm mới; (2) Phát triển các sản phẩm, dịch vụ OCOP: Phát triển theo hưởng đáp ứng về số lượng, gia tăng về giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn cao của Việt Nam và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu
c) Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP: (1) Trước mắt tỉnh Kiên Giang sẽ áp dụng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm OCOP của Trung ương (Bộ tiêu chí theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Trong quá trình thực hiện sẽ điều chỉnh bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với nhóm sản phẩm, dịch vụ OCOP tỉnh Kiên Giang, (2) Toàn bộ sản phẩm đăng ký tham gia OCOP đều phải được đánh giá và xếp hạng dựa trên bộ tiêu chí thống nhất của quốc gia, (3) Xây dựng hệ thống dữ liệu chương trình OCOP của tỉnh, (4) Định kỳ kiểm tra, giám sát tình hình triển khai Chương trình OCOP tại các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh. Phối hợp với địa phương trong công tác kiểm tra tại các cơ sở về việc quản trị chất lượng trong sản xuất các sản phẩm OCOP.
d) Đào tạo nguồn nhân lực: (1) Tập huấn, đào tạo nhà quản lý, cán bộ điều hành Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở (tỉnh, huyện, xã); Tập huấn đào tạo nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX, người phụ trách kinh doanh, kế toán tham gia OCOP được đào tạo theo chương trình CEO mở rộng do các chuyên gia hoặc giảng viên các trường đại học/cao đẳng thực hiện; Tập huấn, đào tạo cho lao động trực tiếp thực hiện sản xuất sản phẩm OCOP tại các Doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác (THT)... (2) Tài liệu đào tạo: Thực hiện theo bộ tài liệu được ban hành của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương ban hành hoặc do tỉnh biên tập và phát hành.
đ) Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP: Quảng cáo, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện truyền thông, thương mại điện tử, sự kiện, hội chợ, triển lãm, tiếp xúc đầu tư tìm hiểu trực tiếp tại các tỉnh, khảo sát, dự báo, phân tích thị trường các sản phẩm để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp; Xây dựng hệ thống tổ chức và cơ chế cho hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (các trung tâm cấp tỉnh - huyện nhằm hỗ trợ cộng đồng trong tỉnh phát triển và thương mại hóa sản phẩm truyền thống), địa điểm tại các siêu thị, chợ truyền thống, khu dân cư, khách sạn, nhà hàng, tại trung tâm hành chính (cấp huyện, tỉnh..). Tiêu chí được thực hiện theo Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 16 tháng 4 năm 2019 của Bộ Công Thương.
e) Xây dựng và triển khai các dự án thành phần của chương trình: (1) Xác định, lựa chọn 1-2 sản phẩm chủ lực tại mỗi cấp huyện; các sản phẩm sau khi được xếp hạng đạt 4-5 sao cấp huyện được tập trung củng cố, nâng cấp chuỗi theo hướng gia tăng giá trị, chủ động phân phối, tiếp thị sẽ được lựa chọn tiếp tục nâng cấp hoàn thiện hơn để trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh, nội dung thực hiện bao gồm: (i) Thu thập và phân tích tài liệu liên quan, (ii) Khảo sát hiện trạng phát triển sản phẩm thế mạnh của tỉnh, (iii) Phân tích dữ liệu, xây dựng báo cáo đánh giá ưu thế và khả năng cạnh tranh và đề xuất giải pháp hỗ trợ phát triển một số sản phẩm OCOP; (2) Các dự án thành phần: Dự án khởi nghiệm OCOP, Dự án xây dựng mô hình mẫu về HTX, SMEs theo hướng cộng đồng; (3) Các dự án thành phần cấp huyện: Mỗi huyện xây dựng và triển khai từ 1 - 2 dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh của nông nghiệp và nông thôn cấp huyện (bao gồm các ngành nghề, dịch vụ), các dự án phải tạo ra ít nhất 1 sản phẩm OCOP chủ lực cấp huyện;
a) Về tuyên truyền nâng cao nhận thức:
Xác định đây là nhiệm vụ và giải pháp quan trọng, hàng đầu trong triển khai thực hiện OCOP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, hoạt động tuyên truyền cần chú trọng: Các cấp ủy, chính quyền các cấp; cộng đồng.
b) Củng cố kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành thực hiện chương trình OCOP:
Bộ máy quản lý điều hành thực hiện chương trình OCOP: Hình thành trên nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với chỉ đạo chung và thực tế tại địa phương. Cấp tỉnh, huyện, xã lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ Ban Chỉ đạo nông nghiệp nông dân nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Thành lập Hội đồng tư vấn, Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP: Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP (cấp tỉnh, huyện); Thành lập Hội đồng tư vấn.
c) Xếp hạng sản phẩm OCOP
Tất cả các sản phẩm tham gia chương trình OCOP đều được phân hạng và đánh giá cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia (3-5 sao): Tổ chức xếp hạng sản phẩm cấp huyện đạt 3 - 5 sao chuyển lên thi cấp tỉnh. Tổ chức xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh đạt 4 - 5 sao chuyển lên thi cấp quốc gia.
d) Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ
- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là các nội dung của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP.
- Triển khai thực hiện, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tham gia Chương trình, ứng dụng khoa học quản lý trong xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP tại cộng đồng.
đ) Xây dựng và quản lý chất lượng sản phẩm OCOP
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP.
- Thực hiện thường xuyên, chặt chẽ công tác hướng dẫn, kiểm tra và giám sát từ khâu sản xuất đến khi đưa sản phẩm OCOP ra thị trường.
e) Bảo vệ môi trường
- Kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Xây dựng hệ thống tiêu chí về môi trường phục vụ cho việc thu hút đầu tư; công tác phê duyệt phương án môi trường trong các dự án đầu tư.
- Kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
g) Đào tạo nguồn nhân lực
- Tiếp tục chú trọng xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP; đặc biệt về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, quản trị doanh nghiệp, lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xúc tiến thương mại....
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên cán bộ tham gia nắm vững chu trình OCOP, cách thực hiện các bước để chương trình đạt hiệu quả.
- Công tác đào tạo nghề cần cải tiến để phù hợp với nhu cầu, đặc thù của ngành nghề. Có sự kết hợp linh hoạt giữa đào tạo nghề và đào tạo lao động nông thôn vì cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực nông thôn.
h) Phát triển thị trường sản phẩm OCOP
- Từng bước thực hiện đổi mới mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động hệ thống thông tin, xúc tiến thương mại công lập. Tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.
- Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng thông tin xúc tiến thương mại.
- Hình thành trung tâm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh, sản phẩm Chương trình OCOP.
i) Xây dựng các dự án đầu tư của chương trình
- Xây dựng các dự án đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phục vụ cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.
- Đào tạo tập huấn nhằm nâng cao năng lực xây dựng dự án cho các chủ thể.
j) Xây dựng phương án tổ chức lãnh thổ, phân bố sản xuất
- Đánh giá nhu cầu thị trường về ngành hàng, sản phẩm của tỉnh.
- Thực hiện tốt việc xây dựng vùng nguyên liệu cho những sản phẩm chủ lực đáp ứng trên cả 2 mặt chất lượng, số lượng gắn với các cơ sở chế biến.
k) Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP:
+ Hệ thống tư vấn OCOP
Nội dung tư vấn gồm: Xây dựng và triển khai các dự án thành phần của Chương trình. Xây dựng mô hình điểm tại các xã, huyện. Tư vấn phát triển sản phẩm. Tư vấn kỹ năng phân phối, xúc tiến thương mại. Tư vấn quản trị doanh nghiệp (SMEs, HTX). Tư vấn (R&D) kỹ thuật/công nghệ. Cách thức hoạt động: dưới dạng các hợp đồng tư vấn với Ban điều hành OCOP cấp tương ứng.
+ Hệ thống đối tác OCOP
Tổ chức Hội nghị đối tác OCOP thường niên. Hệ thống đối tác OCOP bao gồm: các tổ chức/cá nhân có quan hệ với các chủ thể OCOP theo cách hợp tác cùng có lợi ích.
l) Phát triển các tổ chức OCOP
- Phát triển tổ chức cho các đối tượng đã tham gia OCOP.
- Hỗ trợ các tổ chức OCOP nâng cao chất lượng quản trị, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.
m) Hợp tác trong nước và quốc tế về triển khai Chương trình OCOP
Định kỳ mỗi năm tổ chức từ 1 - 2 chuyến công tác đến các tỉnh, thành thực hiện tốt Chương trình OCOP.
n) Giải pháp về huy động nguồn lực thực hiện chương trình
- Nguồn lực từ các chủ thể: (1) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2014; (2) Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật HTX năm 2012; (3) Các tổ hợp tác và các hộ sản xuất (có đăng ký kinh doanh) theo Luật Doanh nghiệp 2014. Các nguồn lực từ chủ thể OCOP bao gồm: Tiền, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ.
- Nguồn vốn Nhà nước và các tổ chức tín dụng
o) Các chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho chương trình OCOP Kiên Giang
Chính sách hỗ trợ kinh phí cho các chủ thể tham gia OCOP: Chính sách hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng các dự án thế mạnh của nông nghiệp và nông thôn tham gia Chương trình OCOP. Chính sách nghiên cứu khoa học. Chính sách nghiên cứu đầu tư đổi mới công nghệ, thực hiện chuyển giao công nghệ. Chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP. Chính sách hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ nâng cao năng suất chất lượng, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy. Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại. Chính sách hỗ trợ hoạt động khuyến công và sản phẩm nông thôn tiêu biểu theo quy định của Sở Công Thương. Chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn. Chính sách khuyến nông. Một số chính sách cần thiết cần nghiên cứu hỗ trợ sản phẩm OCOP.
Chính sách hỗ trợ kinh phí điều hành OCOP cho các cấp tỉnh, huyện, xã từ nguồn chi ngân sách.
9.2. Giải pháp riêng cho từng nhóm sản phẩm
a) Đối với nhóm thực phẩm
Nâng cao nhận thức của các chủ thể sản xuất kinh doanh về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn chất lượng và thương hiệu sản phẩm. Khuyến khích các chủ thể tập trung đầu tư đổi mới công nghệ. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), xử lý môi trường. Riêng đối với các sản phẩm chế biến ngũ cốc, chế biến nông sản trong giai đoạn 2019-2020, một số giải pháp cần tập trung: (1) Công tác đánh giá chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm. (2) Thiết kế bao bì, nhãn hiệu gắn với truy suất nguồn gốc. (3) Nâng cao năng lực quản trị cho chủ thể.
b) Đối với nhóm đồ uống
Xác định quy mô vùng nguyên liệu, chất lượng đầu vào, chỉ dẫn địa lý, hỗ trợ công nghệ, kiểm định chặt chẽ chất lượng sản phẩm, nhất là đồ uống có cồn; Đào tạo tay nghề, trình độ chuyên môn về các quy chuẩn, quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm...; tăng cường vai trò kiểm tra kiểm soát, nhất là đồ uống có cồn.
c) Đối với nhóm thảo dược
Trước mắt, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với nhóm sản phẩm này. Về mặt lâu dài cần có hệ thống giải pháp, chính sách đồng bộ căn cơ từ vùng nguyên liệu, các cơ chế, chính sách, tổ chức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm dược liệu đảm bảo cung cấp được các sản phẩm có dược tính cao và sự phát triển đối với nhóm sản phẩm này.
d) Đối với nhóm thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất
Đổi mới công tác đào tạo nghề đối với nhóm sản phẩm này theo hướng gắn chặt giữa lý thuyết với thực tế (truyền nghề, dạy nghề trực tiếp tại cơ sở).
e) Đối với nhóm dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng
Tập trung củng cố các tuyến du lịch theo quy hoạch để gắn kết chặt chẽ các điểm du lịch trên tuyến. Nghiên cứu có chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng dẫn đến các điểm du lịch; hỗ trợ hướng dẫn tạo chuỗi liên kết giữa các điểm du lịch với các chủ thể OCOP. Tháo gỡ những khó khăn vướng mắc tạo điều kiện các điểm du lịch đẩy mạnh hoạt động. Để đáp ứng tốt nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch đòi hỏi trên cả hai mặt (kiến thức và kỹ năng), ngoài tổ chức tốt việc đào tạo về cách làm du lịch, kỹ năng phục vụ.
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án là: 326.779.392.000 đồng (Ba trăm hai mươi sáu tỷ bảy trăm bảy mươi chín triệu, ba trăm chín mươi hai ngàn đồng). Trong đó:
- Kinh phí từ ngân sách Nhà nước là 118.955.058.000 đồng.
- Kinh phí huy động là 207.824.334.000 đồng.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện theo quy định; tham mưu đề xuất kế hoạch, biện pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Giám đốc (Thủ trưởng) các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 583/QĐ-UBND năm 2020 về điều chỉnh nội dung Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- 2 Kế hoạch 100/KH-UBND về triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2020
- 3 Quyết định 16/2020/QĐ-UBND quy định về mức chi hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2020
- 4 Quyết định 542/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2020
- 5 Kế hoạch 32/KH-UBND thực hiện Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Cà Mau năm 2020
- 6 Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2020
- 7 Quyết định 2904/QĐ-UBND về Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8 Quyết định 1048/QĐ-TTg năm 2019 về Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 920/QĐ-BCT năm 2019 về tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 10 Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2019 về ban hành Quy chế tạm thời về quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “OCOP Quảng Nam”
- 11 Quyết định 3401/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt danh mục sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng sản phẩm OCOP cấp quốc gia giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 12 Quyết định 01/QĐ-BCĐTW năm 2018 về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 ban hành
- 13 Quyết định 490/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14 Quyết định 1760/QĐ-TTg năm 2017 về điều chỉnh Quyết định 1600/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Quyết định 414/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 32/2016/QH14 về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 16 Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 18 Luật Doanh nghiệp 2014
- 19 Luật hợp tác xã 2012
- 1 Quyết định 583/QĐ-UBND năm 2020 về điều chỉnh nội dung Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Điện Biên giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
- 2 Kế hoạch 100/KH-UBND về triển khai mô hình chỉ đạo điểm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội năm 2020
- 3 Quyết định 16/2020/QĐ-UBND quy định về mức chi hỗ trợ triển khai, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2020
- 4 Quyết định 542/QĐ-UBND về Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2020
- 5 Kế hoạch 32/KH-UBND thực hiện Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Cà Mau năm 2020
- 6 Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2019-2020
- 7 Quyết định 2904/QĐ-UBND về Đề án mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8 Quyết định 77/QĐ-UBND năm 2019 về ban hành Quy chế tạm thời về quản lý, sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “OCOP Quảng Nam”
- 9 Quyết định 3401/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt danh mục sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng sản phẩm OCOP cấp quốc gia giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành