ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1304/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 04 tháng 07 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Thông tư số 01/2012/TT-BKH ngày 9/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 8/5/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ra biên giới, đường hành lang biên giới Việt - Trung;
Căn cứ Quyết định số 1221/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của UBND tỉnh Hà Giang V/v phê duyệt đề cương, dự toán quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tại tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 83/NQ-HĐND ngày 26/4/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang, Thông qua Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 110/TTr-GTVT ngày 12/8/2012; Báo cáo thẩm định số 273/BC-HĐTĐ ngày 28/11/2012 của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030 và Tờ trình số 48/TTr-KHĐT, ngày 19/6/2013 Sở Kế hoạch Đầu tư về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Cơ quan phê duyệt: Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
3. Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Giang.
4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2013 đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
1. Quan điểm:
a) Quy hoạch phát triển giao thông vận tải phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH vùng, chiến lược và quy hoạch phát triển giao thông vận tải Quốc gia, các quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt, những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; đảm bảo thực hiện tốt Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015 cùng các chương trình mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh; đảm bảo quốc phòng, an ninh.
Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với bước đột phá mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu GTVT đi trước một bước; tập trung đầu tư dứt điểm những công trình quan trọng bức thiết có vai trò động lực phát triển kinh tế-xã hội; phát triển nhanh và bền vững; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phải phù hợp với phát triển phương tiện vận tải; ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông.
b) Phát triển hệ thống giao thông một cách đồng bộ, đảm bảo gắn kết với quy hoạch dân cư nhằm từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn; gắn kết với tiềm năng phát triển du lịch và với các địa phương trong và ngoài tỉnh; chú trọng phát triển giao thông vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc có điều kiện sống khó khăn.
c) Phát triển vận tải theo hướng thị trường, cạnh tranh lành mạnh; nâng cao chất lượng dịch vụ, chi phí hợp lý và giá cả hợp lý, an toàn; sử dụng phương tiện tiết kiệm năng lượng và năng lượng sạch để giảm thiểu tác động môi trường; tạo điều kiện để phát triển các cơ sở công nghiệp GTVT; từng bước phát triển các ngành dịch vụ vận tải tiên tiến, đa phương thức.
d) Phát huy nội lực từ nhiều nguồn khác nhau, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển GTVT dưới nhiều hình thức; chú trọng công tác bảo trì nhằm khai thác có hiệu quả năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có; phát triển nhanh và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xây dựng và quản lý giao thông; dành quỹ đất hợp lý cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường công tác đảm bảo hành lang an toàn giao thông; kiềm chế tiến tới giảm thiểu tai nạn giao thông; chủ động ứng phó có hiệu quả đối với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu của quy hoạch:
a) Giai đoạn 2013-2015
Tập trung cho bảo trì các tuyến giao thông trọng yếu của đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường xã; đầu tư hoàn thiện các tuyến đường ra các xã biên giới và các đường tuần tra biên giới; đầu tư xây dựng các tuyến đường quan trọng thật cần thiết khi có điều kiện nguồn vốn.
Khuyến khích và đẩy mạnh phát triển vận tải hành khách và hàng hóa; quy hoạch xây dựng hệ thống bến bãi vận tải hàng hóa và hành khách.
b) Giai đoạn 2016-2020
Về vận tải: Đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện lợi, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Khối lượng vận tải hàng hóa đến 2020 đạt 5,97 triệu tấn, tăng bình quân 17,1%/năm. Khối lượng vận chuyển hành khách đến 2020 đạt 6,4 triệu lượt hành khách, tăng bình quân 18%/năm.
Về kết cấu hạ tầng giao thông
Đường bộ:
+ Ưu tiên đầu tư và cải tạo nâng cấp các tuyến QL4 (đoạn Hà Giang - Lào Cai: 120km), QL2, QL4C, QL279. Xây dựng các tuyến quốc lộ tránh các thị trấn Việt Quang huyện Bắc Quang, thị trấn Tam Sơn huyện Quản Bạ, thị trấn Yên Minh và thị trấn Vị Xuyên.
+ Đưa vào cấp hệ thống quốc lộ và đường tỉnh hiện có: Quốc lộ tối thiểu đạt cấp IV, 100% được thảm bê tông nhựa hoặc láng nhựa, thay thế toàn bộ cầu yếu; đường tỉnh tối thiểu đạt cấp V, 100% mặt đường được nhựa hóa, thay thế cầu yếu và công tạm. Nâng cấp một số tuyến đường tỉnh thành quốc lộ.
+ Nâng cấp một số tuyến đường huyện quan trọng lên đường tỉnh, tối thiểu đạt cấp V, 100% mặt đường được nhựa hóa; xây dựng các tuyến tránh các đường quốc lộ qua các thị trấn huyện.
+ Xây dựng cầu Bình Vàng vượt sông Lô nối QL2 với ĐT Hà Giang-Kim Ngọc.
+ Giao thông nông thôn: Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường huyện, đường ra các cửa khẩu đảm bảo lưu thông quanh năm; nâng cấp một số các tuyến đường liên xã, đường xã trọng yếu lên đường huyện; cải tạo, mở mới các tuyến giao thông kết nối đến trung tâm các cụm xã, vùng kinh tế trọng điểm và thôn bản. Đến 2020 100% đường huyện, tối thiểu 80% đường liên xã, đường trục xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V và đường trục xã đạt tối thiểu cấp VI; 60% đường trục thôn, xóm được cứng hóa, đạt chuẩn tối thiểu loại 13; 100% đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa (trong đó 50% được cứng hóa mặt) và 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, các tuyến đường này đều đạt tiêu chuẩn cấp C. Các tuyến đường huyện, đường xã từng bước được thực hiện bảo trì theo quy trình.
+ Giao thông đô thị: Phát triển, nâng cao chất lượng giao thông đô thị theo hướng hiện đại và phải tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt; 100% các tuyến giao thông trong các khu dân cư tập trung, thị trấn, thị tứ được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, hoàn thiện hệ thống cống, rãnh thoát nước, lát gạch vỉa hè. Chỉ tiêu quỹ đất giành cho giao thông đô thị đối với đô thị loại III đạt 18-20%; đô thị loại IV loại V đạt 16-18% đất xây dựng đô thị.
Đường thủy: Nghiên cứu xây dựng bến (cảng) đường thủy nội địa tại huyện Bắc Mê phục vụ du lịch và vận chuyển hàng hóa trên vùng hồ thủy điện Na Hang theo tuyến Bắc Mê - Na Hang (Tuyên Quang).
Đường hàng không: Nghiên cứu quy hoạch cảng hàng không nội địa ở Tân Quang, đạt tiêu chuẩn 3C.
c) Giai đoạn 2021-2030
Về vận tải: Thỏa mãn được nhu cầu và dịch vụ vận tải của xã hội với chất lượng cao, giá thành hợp lý và cạnh tranh, nhanh chóng và an toàn; hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông; giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khối lượng vận tải hàng hóa đến 2030 đạt 15,50 triệu tấn, tăng bình quân 10%/năm. Khối lượng vận chuyển hành khách đến 2030 đạt 16,6 triệu lượt hành khách, tăng trưởng bình quân 10%/năm.
Về KCHT giao thông: Cơ bản hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh; tiếp tục phát triển các công trình kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch. Nhựa hóa và bê tông hóa 100% đường tỉnh đường huyện và đường xã; đường tỉnh tối thiểu cấp IV, đường huyện tối thiểu đạt cấp V; đường xã tối thiểu đạt cấp VI, 100% đường thôn xóm được cứng hóa đạt tối thiểu loại A giao thông nông thôn. Nghiên cứu khả năng xây dựng đoạn tuyến đường sắt Quốc gia nối đến Hà Giang.
Nâng cấp một số tuyến đường tỉnh lên quốc lộ, đường huyện lên đường tỉnh và đường xã lên đường huyện khi thay cần thiết.
Nghiên cứu quy hoạch phát triển cảng hàng không nội địa để trước hết là phục vụ vận tải taxi ở Tân Quang, đạt tiêu chuẩn 3C và nghiên cứu khả năng xây dựng đoạn tuyến đường sắt Quốc gia nối đến Hà Giang nếu có đủ điều kiện.
3. Quy hoạch phát triển KCHTGT
a) Đường bộ
* Hệ thống quốc lộ:
Thực hiện theo Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
+ Quốc lộ 2: Giai đoạn 2012-2020, duy trì tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III; xây dựng các đoạn tránh phù hợp với quy hoạch không gian đô thị được duyệt đoạn qua TP.Hà Giang, TT.Việt Quang và Vị Xuyên. Giai đoạn 2021 - 2030 duy trì tuyến.
+ Quốc lộ 279: Giai đoạn 2013-2020, nâng cấp toàn tuyến đạt tối thiểu cấp mặt bê tông nhựa; thay cầu yếu theo tiêu chuẩn HL93; Nghiên cứu xây dựng tuyến kết nối từ đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai đến TP.Hà Giang, tuyến cơ bản theo hướng tuyến QL279, QL2 đi TP.Hà Giang, cải tạo cắt cua, hạ dốc, xây dựng tuyến tránh TT.Việt Quang, TT.Vị Xuyên kết nối với đường vành đai TP. Hà Giang. Đạt tiêu chuẩn cấp III. Giai đoạn 2021-2030: Duy trì tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa; hoàn thành thay thế các cầu yếu theo tiêu chuẩn HL93.
+ Quốc lộ 34: Giai đoạn 2012-2020, Nâng cấp các đoạn Km4-Km53, Km55-Km73 đạt cấp IV, mặt bê tông nhựa. Giai đoạn 2021-2030 duy trì tuyến.
+ Quốc lộ 4C: Giai đoạn 2013-2020, nâng cấp các đoạn Km12-Km23, Km26-Km46, Km49-Km96, Km99-Km110, Km113-Km119, Km122-Km142, Km145-Km163, Km166-Km200 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, mặt bê tông nhựa; xây dựng các đoạn tuyến tránh TT.Quản Bạ, TT.Yên Minh, TT.Đồng Văn theo tiêu chuẩn đường cấp III với mặt bê tông nhựa; từng bước thay thế các cầu yếu theo tiêu chuẩn HL93. Giai đoạn 2021-2030: duy trì tuyến, hoàn thành thay thế các cầu yếu theo tiêu chuẩn HL93.
+ Quốc lộ 4 (đoạn nối Hà Giang - Lào Cai): Giai đoạn 2013-2020 hoàn thành xây dựng tuyến đạt cấp IV; xây dựng các cầu trên tuyến đạt tiêu chuẩn HL93. Giai đoạn 2021-2030: duy trì tuyến.
+ Tuyến nối đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Hà Giang - Hùng An - Tiên Kiều - Vĩnh Phúc - Yên Thế - Khánh Hòa - Nút giao IC.15): Tổng chiều dài tuyến 165,8km. Trong đó đoạn tuyến đi trùng với QL2 dài 75,4km, đoạn đi theo dự án Hùng An - Tiên Kiều - Vĩnh Phúc là tuyến mới chiều dài 29,4km. Đoạn đi chung với QL2 giữ nguyên. Các đoạn còn lại làm mới và nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi; Vtkế= 60km/h, Bnền = 9m, Bmặt= 7m.
+ Nâng một số tuyến lên quốc lộ:
- Tuyến từ Xín Mần - Yên Bình - Đồng Yên (Yên Bái): Tuyến xuất phát từ điểm giao với QL4 tại Xín Mần theo ĐT178 đến Yên Bình, cắt qua QL279 theo ĐT183 đến Đồng Yên và theo đường huyện nối vào ĐT171 (Yên Bái) và kết nối với QL70 với tổng chiều dài khoảng 94km (địa phận Hà Giang). Giai đoạn 2013-2020 nâng tuyến lên quốc lộ, nâng cấp cải tạo tuyến đạt cấp IV, kết cấu mặt bê tông nhựa. Giai đoạn 2021 -2030: nâng cấp cải tạo tuyến đạt cấp III, mặt bê tông nhựa.
- Tuyến Na Hang - Minh Ngọc - Mậu Duệ - Mèo Vạc: Tuyến xuất phát từ QL279 theo ĐT176 (Tuyên Quang) tiếp đó theo đường Na Hang - Bắc Mê gặp QL34, sau đó đi trùng với QL34 đến Minh Ngọc (điểm giao với QL34), đi ngược lên phía Bắc đến Mậu Duệ, gặp ĐT176, theo ĐT176 đến TT.Mèo Vạc gặp QL4C tổng chiều dài tuyến khoảng 125km. Đây là tuyến quan trọng kết nối QL279 và QL4C đóng vai trò trục dọc phía Bắc để kết nối cũng như phát triển kinh tế xã hội các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và tránh thế độc đạo của QL4C. Giai đoạn 2013-2020 nâng cấp cải tạo tuyến đạt cấp IV, mặt đường bê tông nhựa. Giai đoạn 2021-2030 nâng cấp cải tạo tuyến đạt cấp III, mặt đường bê tông nhựa.
* Hệ thống đường tỉnh
+ ĐT176 (Yên Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc): Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp V, mặt rải nhựa. Ưu tiên đoạn km29-km47; xây cầu Muôn Vải đạt tiêu chuẩn HL93, khổ 9m.
+ ĐT177 (Đường tỉnh Bắc Quang-Xín Mần): Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp V, rải nhựa; xây dựng mới: cầu km12, cầu Nậm Dịch, cầu Suối Đỏ, cầu km83 và cầu Cốc Pài đạt tiêu chuẩn HL93, khổ 7-9m.
+ ĐT178 (Yên Bình - Cốc Pài): Nâng cấp toàn tuyến dài 63km đạt cấp V, rải nhựa; xây dựng mới: cầu Nậm Tráng, cầu Khâu Lầu, cầu Bản Ngò đạt tiêu chuẩn HL93, khổ 7-9m.
+ ĐT183 (Vĩnh Tuy - Đông Yên - Yên Bình): Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp V, rải nhựa.
+ ĐT184 (Kim Ngọc - Hà Giang): Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp V, rải nhựa.
- Nâng một số tuyến đường huyện thành đường tỉnh:
+ Minh Ngọc - Mậu Duệ (dài 73km). Giai đoạn 2013-2020; Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp VI, rải nhựa; ưu tiên đoạn km0 - km38.
+ Bắc Mê - Na Hang (dài 31km). Giai đoạn 2013-2020: Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp V, rải nhựa, ưu tiên nâng cấp đoạn km21 - km31.
+ Ngọc Đường (TP.Hà Giang)-Tùng Bá-Tráng Kìm(Quản Bạ) (dài 51km). Giai đoạn 2013-2020: Nâng cấp toàn tuyến đạt cấp VI, rải nhựa.
+ Việt Lâm (Vị Xuyên) - Tùng Sán (Hoàng Su Phì) (dài 36,5km). Giai đoạn 2013-2020: Nâng cấp rải nhựa đoạn Thượng Sơn-Tùng Sán 17km, đạt cấp VI.
+ Nậm Dịch (Hoàng Su Phì)-Nà Chì (Xín Mần) (dài 48,3km): Nâng cấp rải nhựa đoạn Hồ Thầu-Quảng Nguyên 20km đạt cấp VI; nâng cấp rải nhựa đoạn Quảng Nguyên-Nà Chì dài 14,3km đạt cấp IV.
* Hệ thống đường giao thông nông thôn:
Thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Hoàn thiện hệ thống đường liên thôn bản, thôn bản, phấn đấu ít nhất 80% đường ô tô đi được; tập trung xây dựng mới kết hợp với cải tạo, nâng cấp hệ thống đường phục vụ công tác quản lý biên giới.
Đường huyện 100% và tối thiểu 80% đường trục xã được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng; đường huyện tối thiểu đạt cấp VI, đường xã tối thiểu cấp VI. Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch. 60% đường thôn bản được cứng hóa, đạt loại B-GTNT trở lên. 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt tiêu chuẩn cấp C. Đảm bảo công tác bảo trì đường huyện, đường xã theo quy định.
Giai đoạn 2021 - 2030: Tiếp tục đầu tư mở mới và nâng cấp các tuyến GTNT, đối với đường huyện đảm bảo tối thiểu đạt kỹ thuật đường cấp V và mặt được trải nhựa, đối với tuyến đường xã đảm bảo tối thiểu đạt cấp VI và mặt được cứng hóa rải nhựa hoặc BTXM, đối với đường thôn bản tối thiểu đạt loại B - GTNT và mặt được cứng hóa.
* Hệ thống đường đô thị:
Xây dựng hệ thống giao thông theo quy hoạch đô thị đã phê duyệt. Đảm bảo quỹ đất cho đường và giao thông tĩnh đạt 20-25% đất xây dựng đô thị; trục tuyến chính đạt quy mô 4 làn xe trở lên; Xây dựng đường vành đai TP.Hà Giang; mở mới các đoạn tránh khu vực đô thị của quốc lộ và đường tỉnh phù hợp với quy hoạch không gian đô thị đã phê duyệt.
* Quy hoạch kết cấu hạ tầng bến bãi, điểm đỗ dừng xe:
- Bến xe: Giai đoạn 2013-2020 Xây dựng bến xe khách tại khu vực phía nam TP.Hà Giang, xóa bỏ các bến xe tạm. Mỗi huyện có ít nhất một bến xe loại 5; xây dựng bến xe loại 4 đối với các huyện có các tuyến xe liên tỉnh. Mỗi cụm xã hoặc xã cần có điểm dừng, đỗ xe trên các tuyến đường. Giai đoạn 2021-2030: Bến xe tại các huyện cần xây dựng đạt tối thiểu loại 4.
- Bãi đỗ xe: Quy hoạch xây dựng các bến, bãi đỗ xe tĩnh để đáp ứng nhu cầu dừng đỗ. Mỗi thị trấn có ít nhất một bãi đỗ cho xe ô tô con và một bãi đỗ xe cho xe tải, mỗi xã nơi tập trung đông dân cư cần có một bãi đỗ xe tải chở hàng, quy mô bãi đỗ căn cứ vào lượng xe trên từng thị trấn, từng xã. Riêng TP.Hà Giang, mỗi phường cần xây dựng bãi đỗ cho xe con và bãi đỗ xe tải gần các trung tâm thương mại, chợ đầu mối hoặc các vị trí trên đường vành đai.
Từng bước hình thành các điểm dừng xe, trạm nghỉ trên hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ căn cứ theo nhu cầu thực tế và quy hoạch được duyệt.
* Đường hành lang biên giới và đường tuần tra biên giới:
Thực hiện theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 8/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống đường ra biên giới, đường hành lang biên giới Việt-Trung và Quyết định 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 phê duyệt Đề án quy hoạch xây dựng đường TTBG đất liền giai đoạn 2006-2010 và các giai đoạn tiếp theo.
Đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới và hoàn chỉnh tuyến đường hành lang biên giới dựa trên QL4C và QL4 dài khoảng 330km. Xây dựng đường ra cửa khẩu: 5 tuyến/100km quy mô loại A đến cấp VI, đường nối đường hành lang biên giới với đường tuần tra biên giới: 23 tuyến/319km quy mô loại A đến cấp VI. Tiếp tục triển khai xây dựng đường tuần tra biên giới.
* Xây dựng cầu lớn: Xây dựng cầu Bình Vàng vượt sông Lô nối QL2 với ĐT Hà Giang - Kim Ngọc.
b) Đường thủy nội địa: Xây dựng bến (cảng) tại huyện Bắc Mê phục vụ du lịch và vận chuyển hàng trên vùng hồ thủy điện Na Hang theo tuyến Bắc Mê - N hang; khi các vùng hồ thủy điện hình thành, nghiên cứu phát triển các bến thủy để khai thác và phục vụ du lịch lòng hồ.
c) Đường hàng không: Nghiên cứu quy hoạch xây dựng sân bay tại Tân Quang (Bắc Giang) sau năm 2020.
d) Đường sắt: Giai đoạn đến 2020 xây dựng đường sắt tới Hà Giang là chưa khả thi vì các điều kiện kinh tế - kỹ thuật. Cần nghiên cứu quy hoạch sau 2020 khi có nhu cầu vận tải cao, đặc biệt khi ngành khai khoáng và công nghiệp phát triển.
4. Quy hoạch phát triển vận tải và phương tiện:
a) Vận tải:
* Đường bộ:
+ Vận tải hàng hóa: Tập trung đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng các luồng tuyến vận tải liên tỉnh và nội tỉnh qua các quốc lộ và đường tỉnh.
+ Vận tải hành khách: Duy trì và phát triển các tuyến hiện có, mở mới các tuyến vận tải nếu có nhu cầu trên nguyên tắc: Kinh doanh vận tải đúng tuyến, đón trả khách tại bến, đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách. Tăng cường các chuyến vận tải khách chất lượng cao.
* Đường thủy nội địa: Khai thác vận tải đường thủy Bắc Mê - Na Hang, khi một số hồ thủy điện hình thành cần nghiên cứu để khai thác du lịch lòng hồ.
b) Phương tiện vận tải
- Đường bộ: Đưa vào sử dụng các loại xe chất lượng cao, kiên quyết loại bỏ xe quá niên hạn sử dụng gây mất ATGT.
- Đường thủy nội địa: Phát triển các phương tiện thủy có trọng tải nhỏ khai thác phù hợp với đặc điểm sông nhỏ và hẹp độ dốc lớn.
c) Tổ chức giao thông đô thị: Sử dụng công nghệ và các trang thiết bị hiện đại như tín hiệu, đài điều khiển, hệ thống camera…. đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu tổ chức giao thông công cộng nội thị bằng xe buýt tại TP. Hà Giang. Nghiên cứu tổ chức các tuyến xe buýt công cộng từ TP. Hà Giang tới các trung tâm huyện và các khu đầu mối giao thông lớn, các cụm xã, các xã và kết nối với các huyện, tỉnh liền kề.
5. Công nghiệp vận tải:
Củng cố các cơ sở hiện có, tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động công nghiệp GTVT tại địa phương. Nâng cấp và xây dựng xưởng sửa chữa nhỏ ôtô tải và khách tại mỗi huyện. Phát triển một số cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy tải trọng nhỏ.
6. Trung tâm đăng kiểm, đào tạo sát hạch điều khiển phương tiện
a) Trung tâm đăng kiểm cơ giới đường bộ: Chuyển Trung tâm đăng kiểm Hà Giang hiện tại đến vị trí mới có diện tích thích hợp. Nâng cấp, hiện đại hóa Trung tâm.
b) Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật để người dân thấy được sự cần thiết về việc đăng ký và kiểm tra quản lý các phương tiện thủy nội địa hoạt động trên sông hồ.
c) Các cơ sở sát hạch, đào tạo lái xe: Nâng cấp, đầu tư hiện đại hóa các trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe hiện có. Xây dựng mới thêm 01 trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe loại 3 tại TT. Việt Quang.
7. Công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Thực hiện chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ đến 2020 và tầm nhìn đến 2030; Nghị quyết 88/NQ-CP về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm TT, ATGT. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trật tự ATGT. Tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự ATGT. Duy trì, thường xuyên các chiến dịch xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trật tự ATGT.
II NHU CẦU VỀ QUỸ ĐẤT CHO GTVT:
Dự tính quỹ đất giành cho giao thông: Giai đoạn 2011-2020: Tổng quỹ đất 1.6080,3 ha, trong đó: đất nền: 5.855,6 ha; đất bảo trì: 1.976,6 ha; đất hành lang an toàn đường bộ: 8.248.2ha. Giai đoạn 2021-2030: Tổng quỹ đất 16.279 ha, trong đó: Đất nền: 5.970,5 ha; đất bảo trì: 1.974,2 ha; đất hành lang an toàn đường bộ: 8,334,3 ha.
1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư (vốn xây dựng cầu, đường giao thông, bao gồm cả xây dựng mới và đầu tư nâng cấp, bảo trì): 49.576,2 tỷ đồng. Trong đó:
- Đường quốc lộ | 9.387,2 tỷ đồng |
- Đường tỉnh | 13.660,4 tỷ đồng |
- Đường huyện | 17.127,7 tỷ đồng |
- Đường xã | 7.680,0 tỷ đồng |
- Đầu tư xây dựng cầu lớn | 1.223,9 tỷ đồng |
- Bến xe khách, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ | 367,0 tỷ đồng |
- Đường thủy nội địa (bến, cảng) | 35,0 tỷ đồng |
- Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe | 50,0 tỷ đồng |
- Trung tâm đăng kiểm | 45,0 tỷ đồng |
2. Phân kỳ vốn đầu tư:
- Giai đoạn 2011-2020: 24.501,6 tỷ (Quốc lộ: 8.175,8 tỷ đồng; đường địa phương: 16.325,8 tỷ đồng). Chia ra:
- Giai đoạn 2011-2015: 9.150,9 tỷ đồng (Quốc lộ: 2.785,1 tỷ đồng; đường địa phương: 6.365,9 tỷ đồng).
- Giai đoạn 2016-2020: 15.350,7 tỷ đồng (Quốc lộ: 5.417,7 tỷ đồng; đường địa phương: 9.933 tỷ đồng).
- Giai đoạn 2021-2030: 25.074,6 tỷ (Quốc lộ: 1.184,4 tỷ đồng; đường địa phương: 23.890,3 tỷ đồng).
IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
- Giải pháp, chính sách quản lý quy hoạch: Căn cứ vào điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Giao thông vận tải giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2030, các huyện, thành phố cần xây dựng quy hoạch phát triển GTVT và cụ thể hóa thành kế hoạch 5 năm và hàng năm và xác định và cắm mốc chỉ giới, giành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp các công trình giao thông sau này.
- Giải pháp, chính sách về vốn: Khai thác và phát huy hiệu quả tối đa các nguồn nội lực gắn với cơ chế thu hút đầu tư thông qua các công trình, dự án. Tăng cường công tác quản lý, thực hiện phân cấp quản lý vốn trong đầu tư xây dựng, thực hiện đúng các quy định và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nâng cao hiệu quả công việc, rà soát thứ tự ưu tiên đầu tư. Khuyến khích các thành phần kinh tế nhằm huy động tối đa các nguồn vốn vào đầu tư phát triển KCHT giao thông. Đẩy mạnh việc huy động vốn từ khai thác quỹ đất dọc các công trình giao thông, đặc biệt tại các khu vực đông dân cư. Vốn phát triển phương tiện, các dịch vụ vận tải do doanh nghiệp và tư nhân đầu tư.
- Giải pháp chính sách bảo trì đường bộ: Bảo trì KCHTGT theo đúng quy trình, quy định. Nghiên cứu áp dụng hình thức khoán quản lý, bảo trì đường bộ theo mục tiêu chất lượng. Đối với GTNT cần phân chia rõ trách nhiệm quản lý, bảo trì giữa các cấp; sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng dân cư địa phương để bảo trì theo quy trình kỹ thuật.
- Giải pháp chính sách đảm bảo an toàn giao thông; Tăng cường công tác quản lý đường bộ, bảo vệ hành lang an toàn giao thông. Quản lý tốt các hoạt động chở khách đường bộ và đường thủy; lập hệ thống cứu hộ, cứu nạn giao thông. Tăng cường kiểm soát đường điều khiển phương tiện cơ giới. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết những quy định về TT, ATGT.
- Giải pháp chính sách khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường: Khuyến khích và sử dụng và áp dụng công nghệ tiên tiến trong xây dựng, bảo trì các công trình giảm TNGT và ô nhiễm môi trường. Khuyến khích phát triển mặt đường BTXM với hệ thống đường xã, thôn, xóm và đường có tải trọng thấp.
- Giải pháp chính sách phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp huyện; ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa cán bộ phụ trách giao thông có trình độ chuyên môn.
1. Sở Giao thông vận tải:
- Công bố Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nội dung theo quy hoạch đã được phê duyệt; theo dõi, đôn đốc việc triển khai các dự án đầu tư. Tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án, công trình do Trung ương quản lý theo quy hoạch được duyệt; theo dõi; đề xuất kịp thời việc điều chỉnh bổ sung, quy hoạch đã được phê duyệt để đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả.
2. Các Sở, ngành và đơn vị liên quan:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính: Có nhiệm vụ phối hợp cân đối vốn ngân sách theo kế hoạch 5 năm và hàng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ theo quy hoạch giao thông vận tải được duyệt.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tổ chức phổ biến nội dung quy hoạch đến các cơ quan có liên quan trên địa bàn, đến các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông và rộng rãi cho nhân dân. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai xây dựng các dự án giao thông vận tải theo thẩm quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Nghị quyết 118/2014/NQ-HĐND Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 1081/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 09/2014/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030
- 4 Nghị quyết 28/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 5 Nghị quyết 83/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030
- 6 Quyết định 540/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- 7 Quyết định 356/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8 Nghị quyết 30/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 9 Quyết định 1531/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 10 Quyết định 2478/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải huyện Điện Bàn giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 11 Quyết định 692/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2025
- 12 Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 13 Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2011 về tăng cường thực hiện giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Chính phủ ban hành
- 14 Quyết định 1327/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 16 Quyết định 230/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 17 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 18 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 19 Nghị quyết 62/2006/NQ-HĐND về Kế hoạch đầu tư phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010
- 20 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Nghị quyết 118/2014/NQ-HĐND Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 2 Quyết định 1081/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030
- 3 Quyết định 09/2014/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bình Phước đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030
- 4 Nghị quyết 28/2013/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 5 Quyết định 540/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- 6 Nghị quyết 30/2012/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 7 Quyết định 1531/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8 Quyết định 2478/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải huyện Điện Bàn giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành
- 9 Quyết định 692/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2025
- 10 Quyết định 230/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
- 11 Nghị quyết 62/2006/NQ-HĐND về Kế hoạch đầu tư phát triển giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010