ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1309/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 03 tháng 6 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI về việc thực hiện 10 chương trình và 4 đề án phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ;
Căn cứ Kế hoạch số 10-KH/TU ngày 05 tháng 3 năm 2005 của Ban Thường vụ Thành ủy lâm thời thành phố Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị;
Căn cứ Biên bản số 18/BB-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc họp Hội đồng thẩm định Chương trình xây dựng và phát triển khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại buổi họp nghe báo cáo thông qua Chương trình xây dựng và phát triển khoa học và công nghệ thành phố Cần Thơ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ngày 12 tháng 10 năm 2006 tại Văn phòng Thành ủy Cần Thơ;
Theo đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 248/TTr-SKHĐT ngày 28 tháng 5 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
1.1. Dài hạn (tầm nhìn đến 2020):
- Khoa học và công nghệ trở thành một trong những động lực chính trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong đó có một số lĩnh vực đi vào nền kinh tế tri thức một cách vững chắc;
- Hình thành và phát triển các khu công nghệ cao; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ trọng điểm có khả năng phát triển đi trước và nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế;
- Thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm khoa học và công nghệ của vùng đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2015 về tiềm lực và tổ chức hoạt động đầu mối theo các chương trình cấp vùng, cấp quốc gia. Sau năm 2015, một số lĩnh vực trọng điểm có khả năng vươn đến tầm khu vực.
1.2. Đến năm 2010:
Khoa học, công nghệ vừa phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực nội sinh trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và tăng hàm lượng khoa học, công nghệ trong phát triển bền vững theo chiều sâu; vừa chuẩn bị cho những bước tăng trưởng mạnh mẽ và vươn lên thành trung tâm khoa học, công nghệ của vùng sau năm 2010. Cụ thể:
- Phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;
- Một số nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, cung ứng nguyên liệu công nghệ - kỹ thuật cao được thực hiện ở cấp độ liên tỉnh hoặc cấp vùng;
- Thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm tập trung tiềm lực khoa học, công nghệ lớn, nơi trú đóng của các cơ sở khoa học, công nghệ Trung ương, của vùng; là đầu mối phát triển các dịch vụ khoa học, công nghệ, đào tạo nhân lực cấp vùng, trong đó một số lĩnh vực trọng điểm ở tầm hợp tác quốc tế;
- Hình thành và phát triển thị trường khoa học, công nghệ, xã hội hóa nguồn đầu tư; xây dựng một số cơ sở quan trọng về công nghệ cao và chuẩn bị cho những bước phát triển mạnh sau năm 2010.
2. Định hướng phát triển khoa học và công nghệ:
2.1. Tầm nhìn phát triển khoa học công nghệ đến năm 2020:
- Đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ hữu hiệu định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong từng giai đoạn phát triển;
- Tập trung phát triển các lĩnh vực công nghệ có lợi thế so sánh, công nghệ chủ đạo hỗ trợ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo chiều sâu bao gồm các ngành: công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản và chế biến nông sản, công nghệ thông tin - truyền thông, công nghệ cơ khí - chế tạo máy, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới,...; trong đó, công nghệ sinh học sẽ đạt mức công nghệ cao; là ngành công nghệ mũi nhọn của thành phố;
- Xây dựng và phát triển hệ thống tư vấn công nghệ trong công tác lựa chọn, thẩm định công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước, cải tiến công nghệ,... để áp dụng phù hợp với địa phương;
- Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp, đóng vai trò trung tâm thông tin, tư vấn công nghệ, thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh, làm nền tảng cho quá trình hội nhập và tiến vào nền kinh tế tri thức;
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về xây dựng và phát triển hệ thống chính trị, quản lý nhà nước, phát triển các thành phần kinh tế trong điều kiện phát triển cụ thể của thành phố Cần Thơ. Giải quyết tốt các vấn đề về xã hội và nhân văn; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và địa phương trong quá trình phát triển và hội nhập với thế giới, giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội và nhân văn trong quá trình tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhằm nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trường;
- Phát triển mạnh và đa dạng tiềm lực khoa học và công nghệ, thị trường khoa học - công nghệ, đưa thành phố Cần Thơ thành trung tâm khoa học công nghệ cấp vùng và hình thành sàn giao dịch công nghệ sau năm 2015;
- Thể hiện được vai trò trung tâm khoa học công nghệ cấp vùng, làm đầu mối về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các lĩnh vực khoa học thế mạnh cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thông qua hệ thống các nghiên cứu hợp tác cấp vùng, cấp quốc gia và quốc tế; thu hút mạnh đầu tư và lực lượng khoa học, công nghệ từ trung ương và từ các tỉnh thành, vùng khác; hình thành các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, triển khai khoa học công nghệ cấp vùng với sự tham gia của nhiều tổ chức khoa học công nghệ các cấp;
- Phát triển mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ, trong đó một phần quan trọng nguồn đầu tư cho khoa học công nghệ sẽ xuất phát từ các quỹ phát triển khoa học công nghệ.
2.2. Đến năm 2010:
- Tập trung nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ tích cực về mặt khoa học công nghệ cho các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, phát triển tiềm lực nội tại khoa học công nghệ của thành phố;
- Chú trọng phát triển công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản chế biến nông sản, công nghệ cơ khí, công nghệ vật liệu xây dựng và xây dựng, công nghệ hóa học; tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới;
- Đẩy mạnh hơn nữa, tiến tới hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý nhà nước các cấp, bước đầu đưa hệ thống thông tin khoa học, công nghệ về các doanh nghiệp chủ lực;
- Nghiên cứu các vấn đề về quản lý nhà nước, phát triển hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, các vấn đề xã hội và môi trường cụ thể của thành phố Cần Thơ trong bối cảnh chuyển dịch, hội nhập kinh tế và chuẩn bị tiến vào nền kinh tế tri thức;
- Xây dựng các nền tảng để phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ;
- Bước đầu hình thành thị trường khoa học công nghệ thông qua việc hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, các doanh nghiệp dẫn xuất và tổ chức các phiên chợ công nghệ, chuẩn bị một số cơ sở nền tảng để hình thành sàn giao dịch công nghệ sau năm 2010;
- Mở rộng và phát triển các mối hợp tác cấp tỉnh, thành, cấp liên vùng, cấp quốc gia và quốc tế thông qua việc tổ chức và kêu gọi đồng đầu tư, hợp tác nghiên cứu triển khai các chương trình khoa học công nghệ;
- Vận động xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ; bước đầu hình thành và xây dựng các định chế cho các Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ.
3. Các nhiệm vụ cụ thể phục vụ các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010:
- Xây dựng hệ thống các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, phát triển công nghệ - kỹ thuật cao, thẩm định và chuyển giao công nghệ đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; đồng thời, đáp ứng một số nhiệm vụ liên tỉnh tiến đến cấp vùng;
- Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ như: cơ sở nghiên cứu - ứng dụng - đào tạo các cấp, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ, kiện toàn tổ chức cấp quản lý nhà nước và hiệp hội, phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ, phát triển khoa học công nghệ cấp cơ sở, cải thiện trình độ công nghệ doanh nghiệp chủ lực, hỗ trợ phát triển các tổ chức và doanh nghiệp khoa học - công nghệ, đa dạng hóa nguồn đầu tư khoa học công nghệ;
- Phát triển đa dạng các hoạt động khoa học công nghệ như: dịch vụ tư vấn khoa học, công nghệ và kỹ thuật với quy mô hoạt động cấp vùng, các hoạt động gia công, đại lý, sản xuất, cung ứng một số sản phẩm công nghệ cao chủ lực cho thành phố và vùng;
- Tham gia xây dựng một số định chế công nghệ - kỹ thuật cao như: hình thành và phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao (trước năm 2010); xây dựng khu công nghệ cao và tổ hợp viện, trường hỗ trợ cho khu (sau năm 2010);
- Hình thành mô hình đạo tạo nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và kỹ thuật các cấp;
- Hình thành và phát triển mạnh các phiên chợ công nghệ (trước năm 2010), hình thành và phát triển sàn giao dịch công nghệ (sau năm 2010);
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp có liên quan đến môi trường, khai thác tài nguyên tự nhiên, sử dụng năng lượng, phòng chống thiên tai và sự cố môi trường, dự báo và giải quyết các vấn đề môi trường xã hội,... nhằm bảo đảm phát triển bền vững;
- Nghiên cứu mục tiêu, định hướng phát triển các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất các giải pháp hỗ trợ về khoa học, công nghệ phù hợp;
- Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thường kỳ của ngành.
4. Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ (theo phương án 2):
Tổng vốn đầu tư thời kỳ 2006 - 2020 là 12.521 tỷ đồng (giá thời điểm 2005), chiếm 1,4% tổng thu nhập GDP.
4.1. Về nguồn vốn đầu tư:
a. Ngân sách đầu tư: 3.944,4 tỷ đồng, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư, trong đó:
- Vốn Trung ương đầu tư: 2.685,8 tỷ đồng, chiếm 21,45% tổng vốn đầu tư, bao gồm:
. Hỗ trợ địa phương 233,9 tỷ đồng;
. Đầu tư thông qua các đơn vị Trung ương: 2.451,9 tỷ đồng;
- Vốn ngân sách thành phố: 1.258,6 tỷ đồng, chiếm 10,05% tổng vốn đầu tư.
b. Vốn huy động ngoài ngân sách: 8.576,6 tỷ đồng, chiếm 68,5% tổng vốn đầu tư, trong đó:
- Vốn huy động từ doanh nghiệp: 5.710,3 tỷ đồng, chiếm 45,60% tổng vốn đầu tư;
- Quỹ Phát triển khoa học công nghệ: 519,2 tỷ đồng, chiếm 4,1% tổng vốn đầu tư;
- Hợp tác nước ngoài: 353,5 tỷ đồng, chiếm 2,8% tổng vốn đầu tư;
- Vốn tín dụng: 1.993,6 tỷ đồng, chiếm 16% tổng vốn đầu tư.
4.2. Hạng mục đầu tư:
a. Đầu tư cho ngành khoa học công nghệ thành phố: 1.401 tỷ đồng, chiếm 11,2% tổng vốn đầu tư.
b. Đầu tư cho các tổ chức khoa học công nghệ của Trung ương trú đóng trên địa bàn thành phố: 2.452 tỷ đồng, chiếm 19,6% tổng vốn đầu tư.
c. Đầu tư của các doanh nghiệp cho nhu cầu nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ: 8.668 tỷ đồng, chiếm 69,2% tổng vốn đầu tư.
4.3. Phân kỳ đầu tư:
a. Giai đoạn 2006 - 2010: 1.013,4 tỷ đồng, chiếm 8,1%;
b. Giai đoạn: 2011 - 2015: 2.807,8 tỷ đồng, chiếm 22,4%;
c. Giai đoạn 2016 - 2020: 8.699,8 tỷ đồng, chiếm 69,5% tổng vốn đầu tư.
5. Các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cần tập trung triển khai thực hiện:
Bao gồm 5 chương trình nhánh trọng điểm với 26 đề án:
- Chương trình nghiên cứu và triển khai ứng dụng các công nghệ trọng điểm: 6 đề án;
- Chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng: 4 đề án;
- Chương trình xây dựng và phát triển nguồn lực khoa học, công nghệ: 10 đề án;
- Chương trình đổi mới tổ chức hoạt động khoa học công nghệ : 3 đề án;
- Chương trình xây dựng và phát triển thị trường khoa học, công nghệ: 3 đề án.
6.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách phát triển khoa học - công nghệ:
- Cải thiện Hội đồng Khoa học, Hội đồng nghiệm thu - xét duyệt; tăng cường hiệu quả các đề tài, đề án, dự án;
- Các chính sách tạo lập và phát triển thị trường khoa học công nghệ, bao gồm: Chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia chợ công nghệ, các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp cải tiến đổi mới công nghệ và tiêu chuẩn hóa, doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D);
- Các chính sách về đầu tư và thu hút đầu tư khoa học công nghệ: tạo lập quỹ đất cho Khu công nghệ cao, Khu nông nghiệp công nghệ cao, công viên phần mềm, Khu Tổ hợp Campus Viện Trường và xây dựng các cơ sở hạ tầng để thu hút các tổ chức nghiên cứu triển khai đào tạo khoa học công nghệ, các doanh nghiệp khoa học công nghệ đến trú đóng, đầu tư và hoạt động tại thành phố;
- Nghiên cứu các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, trong đó cần lưu ý các chính sách ưu đãi về tài chính (tín dụng, thuế, giá thuê đất...), tạo điều kiện làm việc thuận lợi (làng chuyên gia, các kết cấu hạ tầng tương thích, đặc biệt là trang bị công nghệ thông tin...); hỗ trợ về thông tin khoa học công nghệ, thị trường, tiêu chuẩn hóa, xây dựng và bảo vệ thương hiệu...;
- Các chính sách về nguồn nhân lực: có chính sách hỗ trợ liên quan đến đào tạo, sử dụng, thu hút và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao; chú ý các chính sách hỗ trợ ba nội dung: hỗ trợ đào tạo cập nhật kiến thức - thông tin, tạo điều kiện làm việc và tư vấn việc làm cho cán bộ khoa học công nghệ thuộc khu vực tư;
- Chính sách về tài chính: nghiên cứu huy động các nguồn vốn nhằm tăng chi ngân sách cho khoa học công nghệ trong giai đoạn đột phá 2006 - 2010;
- Chính sách tăng khả năng của bộ phận công quyền: ban hành các quy định tăng cường năng lực bộ máy quản lý điều hành khoa học công nghệ và tính minh bạch của bộ máy công quyền; cơ chế tạo điều kiện hoạt động và phối hợp hoạt động cho bộ phận khoa học công nghệ thuộc các sở ngành; phối hợp tổ chức triển khai giữa trung ương, Bộ và thành phố trong thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ.
6.2. Nhóm giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất:
- Cân đối khả năng đầu tư từ ngân sách vào các công trình trọng điểm;
- Tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, đặc biệt là đầu tư Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học cấp vùng;
- Lập quy hoạch, kế hoạch, tiến độ đầu tư để hình thành sớm cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao, có chính sách ưu đãi để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài thành phố cho các hạng mục trang bị cơ sở vật chất khoa học công nghệ đầu tư;
- Thu hút các cơ sở khoa học, công nghệ Trung ương, nước ngoài đến trú đóng tại thành phố, xây dựng cơ sở vật chất và trang bị các trang thiết bị nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ;
- Thực hiện các chính sách ưu đãi tài chính (tín dụng, hỗ trợ thẩm định, miễn giảm thuế,...) cho các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới các trang thiết bị theo công nghệ hiện đại.
6.3. Nhóm giải pháp về tài chính:
6.3.1. Ngân sách thành phố: chủ yếu cấp kinh phí cho việc thực hiện phần lớn các đề tài, đề án, dự án và các cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ thuộc thành phố.
6.3.2. Ngân sách nhà nước Trung ương:
- Đầu tư trực tiếp cho ngành khoa học - công nghệ địa phương có liên quan đến nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ thuộc Chương trình quốc gia do các Bộ ngành quản lý; triển khai các đề tài, đề án, dự án cấp trung ương trên địa bàn thành phố và nhất là cho các cơ sở vật chất khoa học công nghệ cấp vùng trên địa bàn thành phố;
- Đầu tư trực tiếp thông qua các tổ chức khoa học công nghệ trú đóng trên địa bàn bao gồm các Viện Trường thuộc trung ương, nhất là chi nhánh của Viện Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Nguồn kinh phí này nhằm tổ chức nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ và trang bị các cơ sở vật chất khoa học công nghệ.
6.3.3. Nguồn vốn ngoài ngân sách:
- Đầu tư của doanh nghiệp: bao gồm các đầu tư cải tiến trang thiết bị và công nghệ, đầu tư cho các khâu sản xuất có liên quan đến khoa học công nghệ (R&D, KCS), đầu tư phối hợp trong một số dự án triển khai khoa học công nghệ, đầu tư thực hiện một số đề tài, dự án cấp cơ sở, Quỹ dự phòng, Quỹ phát triển sản xuất trong các doanh nghiệp khoa học công nghệ, đầu tư vào khu công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao, các cơ sở khám chữa bệnh và chẩn đoán kỹ thuật cao;
- Tín dụng: thực hiện vay ngân hàng theo chế độ ưu đãi để đổi mới công nghệ, trang thiết bị và các ưu đãi đối với loại hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
- Quỹ phát triển khoa học công nghệ: dự kiến sẽ khởi động Quỹ phát triển Khoa học công nghệ trong khoảng 2008 và chính thức hoạt động sau năm 2010. Trong giai đoạn đầu, phần đóng góp của ngân sách vào Quỹ dự kiến sẽ chiếm tỷ trọng lớn (>35%) cho các đề tài dự án triển khai xuống các doanh nghiệp, xem như là khởi động cho việc huy động từ nhiều nguồn của xã hội và hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ. Sau năm 2015, phấn đấu phần đóng góp ngoài ngân sách chiếm trên 85%;
- Hợp tác quốc tế và khu vực: đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tiếp nhận các nguồn vốn ODA (không hoàn lại) đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe, môi trường, năng lượng và chính sách lao động; các hợp tác nghiên cứu quốc tế.
6.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:
Dự báo trong 15 năm, nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ chuyên hoạt động khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố sẽ tăng gấp 7,5 lần (trong đó khoảng 74 -78% là thuộc khu vực tư). Dự kiến có khoảng 2.850 người vào năm 2010; 5.316 người vào năm 2015 và 10.614 người vào năm 2020.
6.4.1. Đối với khu vực công:
- Nâng cấp lực lượng hiện có: tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nguồn nhân lực về các mặt: quản lý khoa học công nghệ, kiến thức chuyên ngành, đạo đức tác phong làm việc; tạo điều kiện nâng cao trình độ quản lý khoa học công nghệ thông qua việc: tổ chức tu nghiệp ngắn hạn trong và ngoài nước, đưa vào làm thành viên trong các chương trình hợp tác nghiên cứu, các dự án tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ;
- Tuyển chọn tại chổ và đào tạo: tuyển chọn từ nguồn lực hiện có tại chỗ kết hợp tuyển người mới (ưu tiên cho các sinh viên giỏi của các trường); phân bổ một tỷ lệ hợp lý để luân phiên tổ chức đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi đào tạo ở các trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu trong nước và ngoài nước. Công tác đào tạo cần gắn liền với các dự án, đề án triển khai khoa học công nghệ, các dự án tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ;
- Thu hút nguồn nhân lực từ nơi khác thông qua các chính sách đãi ngộ như ký kết hợp đồng làm việc dài hạn trong các tổ chức khoa học công nghệ công, ký kết hợp đồng làm việc ngắn hạn trong các chương trình nghiên cứu, dự án, đề án; đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực từ việc thu hút các cơ sở khoa học, công nghệ trung ương và nước ngoài trú đóng và hoạt động tại thành phố.
6.4.2. Đối với khu vực tư:
- Phát triển mạnh thị trường khoa học, công nghệ; có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ nhằm vận động nguồn nhân lực trình độ cao tại chỗ chuyển sang hoạt động khoa học công nghệ; đồng thời, thu hút nguồn nhân lực từ nơi khác đến;
- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và trung hạn nhằm cập nhật kiến thức, nâng cấp trình độ lao động trong các tổ chức nghiên cứu triển khai khoa học - công nghệ, các doanh nghiệp có bộ phận R&D;
- Tạo điều kiện cho các tổ chức nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, các doanh nghiệp có bộ phận R&D được tham gia trong các đề tài dự án nhằm nâng cao trình độ của lao động trong công việc thực tiển nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ;
- Tổ chức các hội thi sáng kiến, diễn đàn khoa học công nghệ,... nhằm phát hiện và hỗ trợ đào tạo các nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ… Thử nghiệm và ứng dụng các hình thức tổ chức câu lạc bộ, nhóm nghiên cứu,... để xây dựng và triển khai mô hình hỗ trợ đào tạo đa cấp trên công việc và đề tài, dự án nghiên cứu.
6.5. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện:
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu trên địa bàn thành phố để điều phối hoạt động chung một cách đồng bộ;
- Tiến hành rà soát, xây dựng Quy hoạch (hoặc Chiến lược) phát triển khoa học và công nghệ của thành phố Cần Thơ đến 2010 và tầm nhìn tới 2020, làm cơ sở phát triển ngành theo định hướng được đồng bộ hóa trong Chương trình;
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoa học công nghệ. Hoàn thiện quan hệ với các tổ chức nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ;
- Nghiên cứu thành lập các tổ chức nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật theo cơ chế tổ chức nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí và được những ưu đãi về miễn giảm thuế, sau năm 2010 sẽ tổ chức thành dạng doanh nghiệp khoa học công nghệ với một số ưu đãi, hỗ trợ ban đầu đến năm 2015;
- Thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ thuộc khu vực công (trực thuộc Viện, Trường) và khu vực tư nhằm sớm tạo lập thị trường khoa học công nghệ. Khuyến khích và hỗ trợ việc hình thành các bộ phận khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp trọng điểm như các Lab, Tổ nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ;
- Hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ trong các tổ chức phong trào như Liên hiệp Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật,...; đẩy mạnh phong trào sáng kiến, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật trong doanh nghiệp, thanh niên sinh viên, cơ quan quản lý nhà nước;
- Phát triển quan hệ với các tổ chức nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ trong và ngoài nước;
- Nghiên cứu xây dựng và hoàn chỉnh các mô hình nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ.
Trong quá trình thực hiện, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi để báo cáo và đề xuất giải pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét quyết định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN
(Ban hàn kèm theo Quyết định số 1309/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Đơn vị: triệu đồng (giá 2005)
Hạng mục | 2006 - 2010 | 2011 - 2015 | 2016 - 2020 | Tổng cộng |
I. NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ | 10.915 | 42.225 | 121.465 | 174.605 |
1. Công nghệ sinh học | 4.120 | 12.700 | 30.670 | 47.490 |
Công nghệ gen | 450 | 1.350 | 3.150 | 4.950 |
Công nghệ in vitro | 500 | 1.000 | 2.250 | 3.750 |
Nuôi cấy phôi | 150 | 850 | 1 500 | 2 500 |
Chế phẩm nông sinh học | 650 | 2.600 | 2.600 | 5.850 |
Vi sinh - Enzym | 250 | 500 | 2.000 | 2.750 |
Vaccin | 450 | 900 | 3.150 | 4.500 |
Y sinh học | 450 | 1.350 | 5.850 | 7.650 |
Bảo quản - chế biến nông sản | 570 | 2.850 | 6.270 | 9.690 |
Xử lý môi trường | 650 | 1.300 | 3.900 | 5.850 |
2. Công nghệ chế biến nông sản thực phẩm | 1.780 | 7.300 | 14.580 | 23.660 |
Công nghệ sơ chế | 450 | 1.350 | 1.350 | 3.150 |
Công nghệ bảo quản | 350 | 1.050 | 2.450 | 3.850 |
Công nghệ chế biến | 980 | 4.900 | 10.780 | 16.660 |
3. Công nghệ thông tin truyền thông | 2.740 | 9.230 | 22.980 | 34.950 |
Khu vực công | 820 | 1.640 | 3.280 | 5.740 |
Hỗ trợ doanh nghiệp | 350 | 1.750 | 10.500 | 12.600 |
Công nghệ phần mềm | 620 | 4.340 | 6.200 | 11.160 |
Cơ sở hạ tầng | 950 | 1.500 | 3.000 | 5.450 |
4. Công nghệ cơ khí chế tạo máy | 1.815 | 6.815 | 22.715 | 31.345 |
Công nghệ phục vụ nông nghiệp | 365 | 365 | 365 | 1.095 |
Công nghệ phục vụ công nghiệp | 1.300 | 4.550 | 19.500 | 25.350 |
Nghiên cứu công nghệ nguồn | 150 | 1.900 | 2.850 | 4.900 |
5. Công nghệ tự động hóa | 460 | 3.780 | 11.320 | 15.560 |
Công nghệ điều khiển số | 460 | 1.840 | 2.300 | 4.600 |
Công nghệ tích hợp tự động hóa | 0 | 710 | 4.970 | 5.680 |
Công nghệ phần mềm nhúng | 0 | 270 | 1.890 | 2.160 |
Công nghệ mô phỏng | 0 | 960 | 2.160 | 3.120 |
6. Công nghệ cao cấp | 0 | 2.400 | 19.200 | 21.600 |
Công nghệ cơ điện tử | 0 | 650 | 5.200 | 5.850 |
Công nghệ vật liệu tiên tiến | 0 | 950 | 7.600 | 8.550 |
Công nghệ năng lượng | 0 | 800 | 6.400 | 7.200 |
II. ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ | 22.540 | 63.260 | 132.060 | 217.860 |
1. Cải thiện sản phẩm chủ lực | 14.500 | 45.400 | 93.250 | 153.150 |
Điều tra công nghệ | 1.250 | 650 | 1.250 | 3.150 |
Nghiên cứu công nghệ | 2.000 | 1.000 | 2.000 | 5.000 |
Triển khai ứng dụng | 11.250 | 40.000 | 73.750 | 125.000 |
Triển khai công nghệ cao cấp | 0 | 3.750 | 16.250 | 20.000 |
2. Phục vụ giáo dục y tế văn hóa | 3.350 | 10.950 | 28.250 | 42.550 |
Tổ hợp Campus-Viện-Trường | 750 | 0 | 0 | 750 |
Công nghệ thông tin trong đào tạo | 750 | 2.750 | 8.750 | 12.250 |
Khoa học thể dục thể thao | 350 | 700 | 750 | 1.800 |
Khoa học công nghệ y tế | 1.500 | 7.500 | 18.750 | 27.750 |
3. Phục vụ môi trường và phát triển bền vững | 2.800 | 5.400 | 7.750 | 16.050 |
Nghiên cứu tài nguyên môi trường | 750 | 1.200 | 1.500 | 3.450 |
Xử lý phát thải | 650 | 2.600 | 4.550 | 7.800 |
Các vấn đề văn hóa xã hội | 1.400 | 1.600 | 1.800 | 4.800 |
4. Phục vụ kinh tế - xã hội | 1.890 | 1.510 | 2.810 | 6.210 |
Dự báo kinh tế - xã hội | 850 | 950 | 1.750 | 3.550 |
Chiến lược phát triển ngành | 960 | 480 | 960 | 2.400 |
An ninh quốc phòng | 80 | 80 | 100 | 260 |
III. NGUỒN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ | 186.850 | 215.450 | 390.300 | 792.600 |
1. Nguồn nhân lực | 1.850 | 3.950 | 6.050 | 11.850 |
Điều tra | 650 | 300 | 650 | 1.600 |
Khu vực công | 950 | 1.900 | 1.900 | 4.750 |
Khu vực tư | 250 | 1.750 | 3.500 | 5.500 |
2. Lab CN sinh học | 75.000 | 38.500 | 44.000 | 157.500 |
3. Trung tâm kỹ thuật - Lab tổng hợp | 70.000 | 70.500 | 43.250 | 183.750 |
4. Trung tâm thông tin khoa học công nghệ | 5.000 | 8.500 | 10.000 | 23.500 |
5. Công viên phần mềm | 5.000 | 7.500 | 4.000 | 16.500 |
6. Y tế công nghệ cao | 5 000 | 20 000 | 59 000 | 84.000 |
7. Nông nghiệp công nghệ cao | 15.000 | 22.500 | 40.000 | 77.500 |
8. Công nghiệp công nghệ cao | 0 | 35.000 | 157.000 | 192.000 |
9. Trung Tâm tư vấn và hỗ trợ khoa học và công nghệ | 5.000 | 5.000 | 8.000 | 18.000 |
10. Viện nghiên cứu phát triển | 5.000 | 4.000 | 19.000 | 28.000 |
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | 5.600 | 17.250 | 20.950 | 43.800 |
1. Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật | 950 | 950 | 0 | 1.900 |
Bổ sung cơ sở vật chất | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổ chức hoạt động | 950 | 950 | 0 | 1.900 |
2. Hợp tác khoa học và công nghệ | 2.150 | 11.050 | 18.700 | 31.900 |
Cơ sở - luận cứ | 450 | 0 | 0 | 450 |
Hoạt động liên tỉnh | 850 | 7.650 | 12.750 | 21.250 |
Hợp tác phát triển | 850 | 3.400 | 5.950 | 10.200 |
3. Hội đồng khoa học và công nghệ | 2.500 | 5.250 | 2.250 | 10.000 |
Tăng cường Hội đồng cấp thành phố | 500 | 1.500 | 2.250 | 4.250 |
Thành lập Hội đồng cơ sở | 2.000 | 3.750 | 0 | 5.750 |
V. THỊ TRƯỜNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | 3.300 | 14.250 | 45.800 | 63.350 |
1. Thị trường khoa học và công nghệ | 2.150 | 7.450 | 18.700 | 28.300 |
Thu hút Viện Trường | 350 | 650 | 0 | 1.000 |
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ | 1.000 | 4.250 | 12.750 | 18.000 |
Doanh nghiệp dẫn xuất khoa học và công nghệ | 800 | 2.550 | 5.950 | 9.300 |
2. Sàn giao dịch khoa học và công nghệ | 1.000 | 5.000 | 23.500 | 29.500 |
Chợ công nghệ | 1.000 | 1.500 | 8.500 | 11.000 |
Sàn giao dịch khoa học và công nghệ | 0 | 3.500 | 15.000 | 18.500 |
3. Quỹ khoa học và công nghệ | 150 | 1.800 | 3.600 | 5.550 |
CỘNG | 229.205 | 352.435 | 710.675 | 1.292.315 |
DỰ KIẾN KINH PHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1309/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Đơn vị: triệu đồng (giá 2005)
Hạng mục | 2006 - 2010 | 2011 - 2015 | 2015 - 2020 | 2006 - 2020 |
I. NGÀNH KHCN ĐỊA PHƯƠNG |
|
|
|
|
Đầu tư khoa học và công nghệ | 242.580 | 378.382 | 780.147 | 1.401.108 |
Ngành khoa học và công nghệ | 229.205 | 352.435 | 710.675 | 1.292.315 |
Ngành khác | 13.375 | 25.947 | 69.472 | 108.793 |
%/chi ngân sách | 1,8% | 1,5% | 1,6% | 1,6% |
II. NGÀNH KHCN KHÔNG THUỘC ĐỊA PHƯƠNG |
|
|
|
|
Đầu tư khoa học và công nghệ | 347.708 | 590.363 | 1.513.828 | 2.451.899 |
Cơ sở hiện có | 119.821 | 200.123 | 644.182 | 964.126 |
Cơ sở mới | 227.887 | 390.240 | 869.646 | 1.487.773 |
Địa phương | 1,43 | 1,56 | 1,94 | 1,75 |
III. KHU VỰC DOANH NGHIỆP |
|
|
|
|
Khả năng đầu tư | 423.141 | 1.839.051 | 6.405.864 | 8.668.056 |
%/đầu tư trong dân | 1,2% | 2,1% | 3,3% | 2,7% |
IV. TỔNG CHI TOÀN XÃ HỘI CHO KHCN |
|
|
|
|
Tổng đầu tư | 1.013.430 | 2.807.795 | 8.669.839 | 12.521.063 |
%/GDP | 0,9% | 1,2% | 1,6% | 1,4% |
Cơ cấu |
|
|
|
|
Địa phương | 24% | 13% | 9% | 11% |
Khu vực nhà nước TW trên địa bàn | 34% | 21% | 17% | 20% |
Khu vực doanh nghiệp và trong dân | 42% | 65% | 74% | 69% |
PHÂN NGUỒN ĐẦU TƯ |
|
|
|
|
NGÂN SÁCH | 687.813 | 998.417 | 2.258.167 | 3.944.396 |
Trung ương | 469.325 | 659.001 | 1.557.492 | 2.685.817 |
Hỗ trợ địa phương | 121.617 | 68.638 | 43.664 | 233.918 |
Thông qua các đơn vị TW | 347.709 | 590.362 | 1.513.828 | 2.451.899 |
Thành phố | 218.487 | 339.416 | 700.675 | 1.258.579 |
NGOÀI NGÂN SÁCH | 325.617 | 1.819.378 | 6.441.672 | 8.576.666 |
Doanh nghiệp | 224.231 | 1.261.402 | 4.224.662 | 5.710.295 |
Quỹ phát triển KHCN | 0 | 71.120 | 448.089 | 519.209 |
Hợp tác nước ngoài | 4.063 | 53.874 | 295.572 | 353.509 |
Tín dụng | 97.323 | 422.982 | 1.473.349 | 1.993.653 |
NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1309/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Đơn vị: Người
Năm | 2005 | 2010 | 2015 | 2020 |
I. Nhu cầu lao động có trình độ toàn xã hội | 54.774 | 91.922 | 127.024 | 174.907 |
II.Lao động có trình độ ngành khoa học công nghệ | 1.415 | 2.850 | 5.316 | 10.614 |
Tỷ lệ/lao động ngành nghề | 0,29% | 0,5% | 0,79% | 1,3% |
Tỷ lệ/lao động khu vực 3 | 0,89% | 1,3% | 1,82% | 2,83% |
Tỷ lệ/lao động có trình độ | 2,58% | 3,10% | 4,19% | 6,07% |
- 1 Quyết định 1680/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Cà Mau đến năm 2020
- 2 Quyết định 16/2012/QĐ-UBND Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển ngành khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4 Quyết định 40/2007/QĐ-UBND điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ năm 2007 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5 Quyết định 617/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Chương trình phát triển khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020
- 6 Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 7 Quyết định 51/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ của thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010
- 8 Nghị quyết 45-NQ/TW năm 2005 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1680/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Cà Mau đến năm 2020
- 2 Quyết định 16/2012/QĐ-UBND Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển ngành khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- 3 Quyết định 40/2007/QĐ-UBND điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ năm 2007 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4 Quyết định 617/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Chương trình phát triển khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020
- 5 Quyết định 51/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ của thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010