ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1310/QĐ-UBND | Bắc Giang, ngày 19 tháng 08 năm 2016 |
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 447/2013/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 314/2014/QĐ-UBND ngày 09/6/2014 của UBND tỉnh về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 447/2013/QĐ-UBND; bãi bỏ một số điều của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 448/2013/QĐ-UBND ngày 05/9/2013 của UBND tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 40/TTr-STP ngày 15/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tư pháp; Xây dựng; Y tế (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tư pháp; Xây dựng; Y tế tham mưu UBND tỉnh xử lý kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo thẩm quyền.
Giao Sở Tư pháp kiểm tra, đôn đốc các sở, cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Xây dựng; Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 19/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)
I. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. Thủ tục đề nghị xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị bổ sung thời hạn giải quyết.
Lý do: Hiện tại Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH ngày 10/10/2014 của liên bộ: Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” chưa quy định cụ thể thời hạn giải quyết đối với Sở Lao động - TB&XH và Sở Nội Vụ, dẫn tới không thống nhất về thời hạn giải quyết trong việc thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và không thể hẹn trả kết quả cho công dân.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị 03 bộ: Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu bổ sung vào Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH ngày 10/10/2014 quy định về thời hạn giải quyết đối với thủ tục đề nghị xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu vinh dự “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, cụ thể:
- Thời gian Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, tổ chức thực hiện việc xác nhận liệt sĩ, thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: 10 ngày làm việc.
- Thời gian Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh) thẩm định: 5 ngày làm việc.
- Thời gian Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét trình Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương): 5 ngày làm việc.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Bảo đảm quy định rõ thời gian, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc phối hợp giải quyết TTHC.
2. Thủ tục xác nhận và hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị không yêu cầu cung cấp bản chính mà cung cấp bản sao có chứng thực giấy tờ: “Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X, Y, Z; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30/4/1975 trở về trước”.
Lý do: Đối với thành phần hồ sơ “Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X, Y, Z; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30/4/1975 trở về trước” quy định nộp bản gốc như hiện nay là không phù hợp vì, thường bản gốc chỉ được cấp 01 bản, mà đối với những giấy tờ quan trọng liên quan đến chế độ, chính sách công dân sẽ phải sử dụng nhiều lần. Do đó, việc yêu cầu nộp bản gốc khi thực hiện TTHC là không hợp lý.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 27 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH như sau: “2. Bản sao có chứng thực Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X, Y, Z; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30/4/1975 trở về trước”.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Bảo đảm công dân được lưu, giữ các giấy tờ có liên quan đến quyền lợi của công dân để thực hiện các TTHC khác mà cơ quan nhà nước vẫn giải quyết được TTHC.
II. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1. Thủ tục xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Bỏ thành phần hồ sơ: Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Lý do: Hiện nay, Bộ Tài chính chưa có văn bản quy định về phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính này. Tuy nhiên, trong thành phần hồ sơ lại yêu cầu cá nhân, tổ chức phải nộp “Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí” là không hợp lý.
- Giảm thời hạn giải quyết từ 10 ngày xuống còn 7 ngày.
Lý do: Thời hạn giải quyết đối với quy trình Sở Nông nghiệp và PTNN kiểm tra xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của các cá nhân, tổ chức có thể giảm đi 3 ngày mà vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện TTHC này.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ điểm d khoản 1 và điểm c, khoản 2 Điều 10 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Sửa đổi khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT thành: “1. Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân”.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC; giảm thời gian giải quyết, chi phí thực hiện TTHC cho cá nhân tổ chức. Đồng thời giảm chi phí tuân thủ TTHC:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.557.900 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.211.700 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 346.200 đồng/năm;
- Tỉ lệ cắt giảm chi phí: 22%/ năm.
2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Bỏ thành phần hồ sơ: “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế Trang trại (bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)”.
Lý do: Trong thành phần hồ sơ của thủ tục xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đã yêu cầu tổ chức nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nên đối với TTHC này không cần thiết phải yêu cầu nộp lại thành phần hồ sơ này.
- Giảm thời gian giải quyết từ 15 ngày xuống còn 12 ngày
Lý do: Qua thực tế giải quyết TTHC thì Sở Nông nghiệp và PTNN thẩm tra hồ sơ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế tại cơ sở có thể giảm đi 3 ngày mà vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện TTHC này.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ điểm b khoản 3 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Sửa đổi điểm c khoản 4 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT theo hướng như sau: “c) Trong thời hạn 12 (mười hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, xếp loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở (trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại) và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC; giảm thời gian giải quyết, chi phí thực hiện TTHC cho cá nhân tổ chức.
3. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩn nông lâm thủy sản đối với trường hợp giấy chứng nhận sắp hết hạn
3.1. Nội dung đơn giản hóa
- Bỏ thành phần hồ sơ: “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế Trang trại (bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu)”.
Lý do: Trong thành phần hồ sơ của thủ tục xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đã yêu cầu tổ chức nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nên đối với TTHC này không cần thiết phải yêu cầu nộp lại thành phần hồ sơ này.
- Giảm thời gian giải quyết từ 15 ngày xuống còn 10 ngày
Lý do: Thời hạn giải quyết đối với quy trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm tra hồ sơ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế tại cơ sở có thể giảm đi 5 ngày mà vẫn đảm bảo các yêu cầu để thực hiện TTHC này.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ điểm b khoản 3 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT theo hướng quy định thời hạn giải quyết của TTHC này là 10 ngày.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC; giảm thời gian giải quyết, chi phí thực hiện TTHC cho cá nhân tổ chức.
1. Nhóm TTHC liên quan đến hoạt động Văn phòng công chứng gồm: Thủ tục thành lập văn phòng công chúng; thủ tục hợp nhất văn phòng công chứng; thủ tục sáp nhập văn phòng công chứng; thủ tục chuyển nhượng văn phòng công chứng; thủ tục chuyển đổi Văn phòng công chứng do một công chứng viên thành lập; thủ tục thành lập hội công chứng viên.
1.1. Phương án đơn giản hóa
Đề nghị bỏ nội dung “Gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định” tại bước 2 trong trình tự thực hiện TTHC.
Lý do:
Việc quy định Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định tại bước 2 trong trình tự thực hiện TTHC là không phù hợp, vì nó làm phát sinh thêm một bước trong trình tự thực hiện TTHC so với quy định tại Điều 23 Luật công chứng năm 2014; khoản 2 Điều 13 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP; khoản 2 Điều 14 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP; khoản 2 Điều 15 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP; khoản 2 Điều 19 Thông tư số 06/2015/TT-BTP; khoản 2 Điều 24 Nghị định số 29/2015/NĐ-CP, thì cơ quan chuyên môn là đơn vị trực tiếp thẩm định, trình UBND tỉnh.
Trong trình tự thực hiện TTHC đối với nhóm TTHC này, Sở Nội vụ có 03 ngày làm việc để thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định, nhưng trên thực tế thời gian Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh đa số vượt quá thời gian nêu trên, do đó dẫn đến tình trạng hồ sơ trả quá hạn nhiều.
Khi bỏ nội dung Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định tại bước 2 trong trình tự thực hiện TTHC và để cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước trực tiếp thẩm định và trình UBND tỉnh thì hồ sơ vẫn đảm bảo tính pháp lý, đồng thời hạn chế được việc trả kết quả quá hạn.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 5 Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 23/01/2013 của UBND tỉnh ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tỉnh Bắc Giang như sau: “a) Chủ trì xây dựng đề án thành lập; sáp nhập; tổ chức lại; chia, tách; giải thể; đổi tên phòng, ban chuyên môn theo quy định của pháp luật gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và chủ trì xây dựng hoặc thẩm định đề án thành lập; sáp nhập; tổ chức lại; chia, tách; giải thể tổ chức trực thuộc theo quy định của pháp luật trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định”.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Giảm một bước trong trình tự thực hiện TTHC, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước chủ động trong việc giải quyết TTHC. Đồng thời bảo đảm thống nhất quy định của pháp luật về TTHC.
- Khắc phục được tình trạng chậm giải quyết TTHC.
2. Nhóm TTHC liên quan đến lĩnh vực luật sư gồm: Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới của Đoàn luật sư; Phê chuẩn kết quả Đại hội Đoàn luật sư
2.1. Phương án đơn giản hóa
Đề nghị bỏ nội dung “Gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định” tại bước 2 trong trình tự thực hiện TTHC.
Lý do:
Việc quy định “Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định” tại bước 2 trong trình tự thực hiện TTHC là không phù hợp, vì nó làm phát sinh thêm một bước trong trình tự thực hiện TTHC so với quy định Khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư số 20/2012/QH13; Điều 20 Nghị định 123/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư; Điều 21 Nghị định 123/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/10/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật luật sư, thì cơ quan chuyên môn là đơn vị trực tiếp thẩm định, trình UBND tỉnh.
Trong trình tự thực hiện TTHC đối với nhóm TTHC này, Sở Nội vụ có 05 ngày làm việc để thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định, nhưng trên thực tế thời gian Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh đa số vượt quá thời gian nêu trên, do đó dẫn đến tình trạng hồ sơ trả quá hạn nhiều.
Khi bỏ nội dung Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định” tại bước 2 trong trình tự thực hiện TTHC và để cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước trực tiếp thẩm định và trình UBND tỉnh thì hồ sơ vẫn đảm bảo tính pháp lý, đồng thời hạn chế được việc trả kết quả quá hạn.
2.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi điểm a Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 23/01/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tỉnh Bắc Giang như sau: “a) Chủ trì xây dựng đề án thành lập; sáp nhập; tổ chức lại; chia, tách; giải thể; đổi tên phòng, ban chuyên môn theo quy định của pháp luật gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và chủ trì xây dựng hoặc thẩm định đề án thành lập; sáp nhập; tổ chức lại; chia, tách; giải thể tổ chức trực thuộc theo quy định của pháp luật trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định”.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Giảm một bước trong trình tự thực hiện TTHC, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước chủ động hơn trong việc giải quyết TTHC.
- Hạn chế được tình trạng hồ sơ giải quyết quá hạn.
3. Nhóm TTHC liên quan đến lĩnh hoạt động văn phòng giám định tư pháp: Thay đổi, bổ sung lĩnh vực giám định của Văn phòng giám định tư pháp; Chuyển đổi loại hình Văn phòng giám định tư pháp
3.1. Phương án đơn giản hóa
Đề nghị bỏ nội dung “Gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định” tại bước 2 trong trình tự thực hiện TTHC.
Lý do:
Việc quy định “Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định” tại bước 2 trong trình tự thực hiện TTHC là không phù hợp, vì nó làm phát sinh thêm một bước trong trình tự thực hiện TTHC so với quy định tại Điều 19 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Điều 17 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, thì cơ quan chuyên môn là đơn vị trực tiếp thẩm định, trình UBND tỉnh.
Trong trình tự thực hiện TTHC đối với nhóm TTHC này, Sở Nội vụ có 05 ngày làm việc để thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định, nhưng trên thực tế thời gian Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh đa số vượt quá thời gian nêu trên, do đó dẫn đến tình trạng hồ sơ trả quá hạn nhiều.
Khi bỏ nội dung Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định” tại bước 2 trong trình tự thực hiện TTHC và để cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước trực tiếp thẩm định và trình UBND tỉnh thì hồ sơ vẫn đảm bảo tính pháp lý, đồng thời hạn chế được việc trả kết quả quá hạn.
3.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 5 Quyết định số 26/2013/QĐ-UBND ngày 23/01/2013 của UBND tỉnh ban hành quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước tỉnh Bắc Giang như sau: “a) Chủ trì xây dựng đề án thành lập; sáp nhập; tổ chức lại; chia, tách; giải thể; đổi tên phòng, ban chuyên môn theo quy định của pháp luật gửi Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và chủ trì xây dựng hoặc thẩm định đề án thành lập; sáp nhập; tổ chức lại; chia, tách; giải thể tổ chức trực thuộc theo quy định của pháp luật trình UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định”.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Giảm một bước trong trình tự thực hiện TTHC, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước chủ động hơn trong việc giải quyết TTHC.
- Hạn chế được tình trạng hồ sơ giải quyết quá hạn.
4. Thủ tục đăng ký khai tử
4.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị sửa đổi thành phần hồ sơ “Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay cho giấy báo tử”.
Lý do: Đối với thành phần hồ sơ “Giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay cho giấy báo tử” chỉ phù hợp với trường hợp chết do tai nạn, chết tại cơ sở y tế còn đối với trường hợp chết tại địa phương cư trú do già yếu, bệnh tật là không phù hợp với tình hình thực tế, gây phiền hà cho công dân.
4.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi điểm d khoản 2 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch như sau: “đ) Đối với người chết không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d của Khoản này thì nội dung đăng ký khai tử được xác định theo Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người chết và tờ khai đăng ký khai tử của công dân”.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi thực hiện thủ tục đăng ký khai tử, giảm chi phí đi lại cho người dân.
1. Nhóm thủ tục liên quan đến cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ.
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Sửa đổi thành phần hồ sơ: “Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai” thành “Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.
Lý do: Việc quy định giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là “quy định mở” nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức có thể thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng khi chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định của Luật đất đai thì có rất nhiều loại giấy tờ để chứng minh về quyền sử dụng đất. Do vậy, việc này cũng gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền về cấp giấy phép xây dựng trong việc xác định các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất. Điều này dẫn đến sự không thống nhất của cơ quan có thẩm quyền về cấp giấy phép xây dựng khi yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất khi thực hiện cấp giấy phép xây dựng. Mặt khác, việc quy định như vậy sẽ dễ xảy ra các trường hợp đất đang có sự tranh chấp về quyền sử dụng nhưng vẫn được cấp giấy phép xây dựng. Điều này sẽ kéo theo nhiều hệ lụy không tốt cho xã hội.
- Bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao tệp tin chứa bản chụp chính Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phần đất dự án theo quy định của pháp luật đất đai” trong thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình theo tuyến trong đô thị.
Lý do: Do đây là thành phần hồ sơ để chứng minh nhà nước đã giải phóng mặt bằng phần đất thực hiện dự án tuy nhiên việc này là không cần thiết do đã có thành phần hồ sơ “Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.
- Sửa đổi từ 02 bộ thành 01 bộ có 02 bộ bản vẽ.
Lý do: Hồ sơ được lưu duy nhất tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nên chỉ cần 01 bộ. Đối với 02 bản vẽ thì 01 bản lưu tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép và 01 bộ trả lại cho tổ chức, cá nhân sau khi được cấp giấy phép để làm căn cứ thực hiện.
- Đề nghị quy định thống nhất thời gian giải quyết là “ngày” và giảm thời gian thực hiện cấp giấy phép xây dựng công trình từ 30 ngày xuống 25 ngày.
Lý do: Theo quy định tại Điều 102 Luật Xây dựng thì quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng quy định đồng thời cả “ngày làm việc” và “ngày” trong thời hạn giải quyết hồ sơ của các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có liên quan nên khó xác định thời hạn giải quyết thủ tục về cấp giấy phép xây dựng.
Mặc khác để tạo thuận lợi cho tổ chức khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng thì thời hạn thực hiện có thể rút ngắn từ 30 ngày xuống còn 25 ngày.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13:
+ Sửa điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 95 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 theo hướng như sau: “b) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;”.
+ Bỏ điểm c khoản 3 Điều 95 Luật Xây dựng.
+ Sửa điểm b khoản 2 Điều 97 Luật Xây dựng theo hướng như sau: “Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.
+ Sửa đổi điểm c khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều 95 Luật Xây dựng theo hướng như sau: “02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng”.
+ Sửa đổi khoản 3 Điều 96 Luật Xây dựng theo hướng như sau: “ 02 bộ Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.”.
+ Sửa đổi khoản 3 Điều 97 Luật Xây dựng theo hướng như sau: “02 bộ Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính; 02 bộ bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến.”.
+ Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 98 Luật Xây dựng theo hướng như sau: “02 bộ Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;”
+ Sửa đổi điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 102 Luật Xây dựng theo hướng như sau: Sửa đổi điểm a khoản 1: “a) Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;”. Sửa điểm a khoản 2: “a) Chủ đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;”.
+ Sửa đổi điểm đ khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng theo hướng như sau: “đ) Trong thời gian 7 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.”.
+ Sửa đổi điểm e khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng theo hướng như sau: “e) Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 25 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.”.
- Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
+ Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 8 như sau: “b) Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”.
+ Sửa đổi điểm đ khoản 1 Điều 8 như sau: “d) Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hợp đồng thuê đất hoặc hợp đồng thuê công trình đối với trường hợp thuê đất hoặc thuê công trình để xây dựng công trình trạm, cột phát sóng.
+ Sửa đổi điểm b, khoản 2 Điều 8 như sau: “b) Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến.”
+ Bỏ điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư số 15/2016/TT-BXD.
+ Sửa đổi điểm b, khoản 5 Điều 8 như sau: “b) Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;”.
+ Sửa đổi điểm b, khoản 6 Điều 8; điểm b, khoản 1 Điều 9 Thông tư số 15/2016/TT-BXD như sau: “b) Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”.
+ Sửa đổi điểm b, khoản 2 Điều 9 Thông tư số 15/2016/TT-BXD như sau: “b) Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến;”.
+ Bỏ điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư số 15/2016/TT-BXD.
+ Sửa đổi khoản 2 Điều 10 Thông tư số 15/2016/TT-BXD theo hướng như sau: “2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;”.
+ Sửa đổi khoản 2 Điều 11 Thông tư số 15/2016/TT-BXD theo hướng như sau: “2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;”.
+ Sửa đổi khoản 2 Điều 13 Thông tư số 15/2016/TT-BXD theo hướng như sau: “2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật.”
+ Bỏ khoản 8 Điều 8 và khoản 3 Điều 9, Thông tư số 15/2016/TT-BXD.
+ Bỏ cụm từ: “Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định” trong khoản 3 Điều 10 và khoản 3 Điều 11 Thông tư số 15/2016/TT-BXD.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Phương án đơn giản hóa kiến nghị quy định rõ ràng về giấy tờ của các thủ tục về cấp giấy phép xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC và tạo sự thống nhất trong giải quyết thủ tục của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời giảm chi phí tuân TTHC:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 93.315.000 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 88.342.000 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 4.972.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 5,3 %.
1. Cấp Chứng chỉ hành nghề dược
1.1. Nội dung phương án đơn giản hóa
- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: “Bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân nếu hồ sơ gửi bằng đường bưu điện hoặc bản chụp và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân bản gốc”.
Lý do: Trong đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề dược đã có phần tự khai báo về số Giấy chứng minh nhân dân và cam kết kê khai đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình. Mặt khác, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi chuẩn bị hồ sơ.
- Giảm thời gian thực hiện TTHC từ 30 ngày xuống còn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Thực tế thực hiện TTHC trên chỉ cần 20 ngày, thời gian thẩm định được rút ngắn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các yêu cầu để giải quyết TTHC này.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ điểm đ khoản 2 Điều 16 Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược.
- Điều chỉnh thời gian thực hiện từ 30 ngày làm việc xuống còn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC;
- Giảm thời gian giải quyết, chi phí thực hiện TTHC cho cá nhân tổ chức;
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 302.590.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 285.690.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 16.900.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí 5,6%;
2. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
2.1. Nội dung phương án đơn giản hóa
- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ sau:
+ Bảng kê khai địa điểm và trang thiết bị của cơ sở kinh doanh thuốc (Mẫu số 7/KKĐĐ-TTB);
+ Bản tự kiểm tra GPP theo Danh mục kiểm tra.
Lý do: Các cơ sở kinh doanh thuốc đã kê khai địa điểm kinh doanh trong nội dung Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (Mẫu số 4a/ĐĐN-ĐĐKKD);
Đối với Bản kê khai về trang thiết bị của cơ sở kinh doanh thuốc: Việc kê khai trang thiết bị của cơ sở kinh doanh thuốc chỉ mang tính hình thức. Trong quá trình thẩm định thực tế, Đoàn kiểm tra phải tiến hành thống kê, kiểm tra các đầu mục theo theo quy định tại Biên bản kiểm tra đạt hay không đạt để có kết luận cấp hay không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
Đối với Bản tự kiểm tra GPP theo Danh mục kiểm tra: Do các cơ sở kinh doanh thuốc đang thực hiện có tính chiếu lệ, hình thức và khi đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở vẫn phải tiến hành kiểm tra, đánh giá đạt hay không đạt. Vì vậy, các cơ sở kinh doanh thuốc tự thực hiện và đế tại cơ sở, để đoàn kiểm tra thực tế và đối chiếu với cơ sở những phần chấm điểm, thống nhất giữa hai bên, đảm bảo tính dân chủ, khách quan;
- Thời hạn giải quyết: điều chỉnh từ 40 ngày làm việc xuống còn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Trên thực tế, thời hạn giải quyết TTHC là 20 ngày đảm bảo để thực hiện thẩm định. Ngoài ra, rút ngắn thời gian thời gian chờ đợi cấp phép hoạt động và để doanh nghiệp sớm thực hiện kinh doanh.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 28 Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược.
- Điều chỉnh thời gian thực hiện tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược;
- Bãi bỏ một phần “Bản kê khai về trang thiết bị của cơ sở kinh doanh thuốc” khoản 2 khoản 3 Điều 2 Hồ sơ đăng ký kiểm tra điều kiện bán lẻ thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” của Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y tế ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”.
2.3. Chi phí cắt giảm khi đơn giản hóa
- Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC;
- Giảm thời gian giải quyết, chi phí thực hiện TTHC cho cá nhân, tổ chức.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 776.000.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 692.400.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 83.600.000 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí 10,8 %;
3. Cấp gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
3.1. Nội dung phương án đơn giản hóa
- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ:
+ Bản chính Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn về dược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh;
+ Bảng kê khai địa điểm và trang thiết bị của cơ sở kinh doanh thuốc (Mẫu số 7/KKĐĐ-TTB).
Lý do: Bản chính Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn về dược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh đang được lưu giữ tại hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc do Sở Y tế cấp. Do vậy việc yêu cầu cá nhân nộp bản chính Chứng chỉ hành nghề dược là không hợp lý và cá nhân không có để nộp.
Đối với Bảng kê khai địa điểm và Bản kê khai trang thiết bị của cơ sở kinh doanh thuốc đã có trong Đơn đề nghị gia hạn và hồ sơ lưu đã cấp Giấy chứng nhận kinh doanh thuốc trước đây.
- Giảm thời hạn giải quyết TTHC từ 40 ngày xuống còn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuốc sớm thực hiện kinh doanh, rút ngắn thời gian chờ đợi.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ điểm c, d, khoản 3 Điều 28 Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược.
- Điều chỉnh thời gian thực hiện tại điểm a, khoản 1 Điều 30 Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược.
- Bãi bỏ một phần “Bản kê khai về trang thiết bị của cơ sở kinh doanh thuốc” khoản 2 khoản 3 Điều 2 Hồ sơ đăng ký kiểm tra điều kiện bán lẻ thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” của Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y tế ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”.
3.3. Chi phí cắt giảm khi đơn giản hóa
- Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC;
- Giảm thời gian giải quyết, chi phí thực hiện TTHC cho cá nhân, tổ chức.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 180.750.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 159.850.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 20.900.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí là 11,6%.
4. Thủ tục cấp bổ sung phạm vi kinh doanh trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc/Thay đổi địa điểm, điều kiện kinh doanh
4.1. Nội dung phương án đơn giản hóa
- Bỏ thành phần hồ sơ:
+ Bảng kê khai địa điểm và trang thiết bị của cơ sở kinh doanh thuốc (Mẫu số 7/KKĐĐ-TTB);
+ Tài liệu kỹ thuật tương ứng với điều kiện kinh doanh theo quy định của Bộ Y tế đối với trường hợp phải thẩm định cơ sở kinh doanh thuốc,
Lý do: Các cơ sở kinh doanh thuốc đã kê khai địa điểm kinh doanh trong nội dung Đơn đề nghị đề nghị bổ sung phạm vi kinh doanh trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh/Thay đổi địa điểm, điều kiện kinh doanh (Mẫu số 4b/ĐĐN-ĐĐKKD). Do vậy, không cần thiết phải yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp thêm bản kê khai địa điểm
Đối với Bản kê khai về trang thiết bị của cơ sở kinh doanh thuốc và tài liệu kỹ thuật tương ứng với điều kiện kinh doanh thuốc, trong quá trình thẩm định, đoàn kiểm tra vẫn phải tiến hành thống kê, kiểm tra các đầu mục theo theo quy định tại Biên bản kiểm tra đạt hay không đạt để có kết luận cấp hay không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Việc kê khai trang thiết bị của cơ sở kinh doanh thuốc chỉ mang tính chất chiếu lệ, hình thức.
- Giảm thời hạn giải quyết TTHC từ 40 ngày xuống còn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuốc sớm thực hiện kinh doanh, rút ngắn thời gian chờ đợi.
4.2. Kiến nghị thực thi
- Bãi bỏ điểm c khoản 2 Điều 28 Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược.
- Điều chỉnh thời gian thực hiện tại điểm a khoản 1 Điều 30 Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật dược.
- Bãi bỏ một phần “Bản kê khai về trang thiết bị của cơ sở kinh doanh thuốc” khoản 2 khoản 3 Điều 2 Hồ sơ đăng ký kiểm tra điều kiện bán lẻ thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” của Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 của Bộ Y tế ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà Thuốc”.
4.3. Chi phí cắt giảm khi đơn giản hóa
- Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC;
- Giảm thời gian giải quyết, chi phí thực hiện TTHC cho cá nhân, tổ chức.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.107.370.000 đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 886.950.000 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 220.420.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí là 17,4%.
- 1 Quyết định 3979/QĐ-UBND năm 2016 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực công, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- 2 Quyết định 3860/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 3656/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- 4 Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 5 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch
- 6 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7 Thông tư 06/2015/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư Pháp ban hành
- 8 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
- 9 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10 Luật Hộ tịch 2014
- 11 Thông tư liên tịch 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 12 Luật Công chứng 2014
- 13 Luật Xây dựng 2014
- 14 Quyết định 314/2014/QĐ-UBND bổ sung Quy định kiểm soát thủ tục hành chính kèm theo Quyết định 447/2013/QĐ-UBND, 448/2013/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 15 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương ban hành
- 16 Luật đất đai 2013
- 17 Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật luật sư
- 18 Quyết định 447/2013/QĐ-UBND về kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 19 Nghị định 85/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp
- 20 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 21 Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 22 Quyết định 26/2013/QĐ-UBND về Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công, viên chức Nhà nước tỉnh Bắc Giang
- 23 Luật Luật sư sửa đổi 2012
- 24 Nghị định 89/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 79/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược
- 25 Thông tư 46/2011/TT-BYT về Nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc do Bộ Y tế ban hành
- 26 Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 27 Nghị định 79/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Dược
- 1 Quyết định 3979/QĐ-UBND năm 2016 về thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực công, viên chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- 2 Quyết định 3860/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
- 3 Quyết định 3656/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa