Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1323/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 6 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam);

Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015);

Căn cứ Quyết định số 1188/QĐ-UBND ngày 14/6/2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Định hướng chiến lược Phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Chương trình Nghị sự 21 tỉnh Thái Nguyên);

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 608/TTr-SKHĐT ngày 30/5/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020 (chi tiết theo nội dung đính kèm).

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành ở tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Như Điều 2 (để thực hiện);
- TT. Tỉnh uỷ; TT. HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Uỷ ban MTTQ tỉnh và các Đoàn thể cấp tỉnh;
- Huyện uỷ, Thị uỷ, Thành uỷ thành phố;
- HĐND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm thông tin tỉnh;
- Các chuyên viên NCTH;
- Lưu: VT, TH .
truongtx/QĐ31/110b

CHỦ TỊCH




Dương Ngọc Long

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số:1323/QĐ-UBND ngày 25/6/ 2012 của UBND tỉnh)

I. Mục tiêu và những định hướng ưu tiên phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020

1. Mục tiêu tổng quát: vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững, phấn đấu đến trước năm 2020 Thái Nguyên trở thành một tỉnh công nghiệp; nguồn lực con người được phát huy cao độ; nguồn lực khoa học - công nghệ, kết cấu hạ tầng và tiềm lực kinh tế được tăng cường; nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả trên cơ sở không ngừng được cải thiện, nâng cao giá trị, tính đa dạng nhờ một hệ thống bảo vệ môi trường có tính pháp lý đồng bộ; nâng cao vị thế của Thái Nguyên để tỉnh thực sự là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và đô thị của vùng trung du miền núi phía bắc và có vị thế trong cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể

- Về kinh tế: đạt được tốc độ tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý; khai thác, sản xuất hiệu quả và sử dụng tiết kiệm mọi nguồn lực; đẩy mạnh các giải pháp thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế đi đôi với không ngừng nâng cao thu nhập và mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phấn đấu để Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, là tỉnh công nghiệp trước năm 2020 và thực hiện được chiến lược phát triển bền vững.

- Về xã hội: thực hiện nâng cao trình độ mọi mặt cho dân cư, phát huy vai trò tích cực của nhân dân và các đoàn thể xã hội trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thực hiện công bằng dân chủ rộng rãi và tạo việc làm cho nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện để người dân được học tập và được chăm sóc sức khỏe cộng đồng; đấu tranh có hiệu quả với các tệ nạn xã hội, các hoạt động tội phạm, xóa bỏ tệ nạn buôn bán và sử dụng ma túy, giảm thiểu tai nạn giao thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành động trong toàn xã hội về chương trình phát triển bền vững; thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; xây dựng một xã hội văn minh hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có tài, có đức, tận tâm phục vụ nhân dân.

- Về môi trường: sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đô thị bền vững; Phòng ngừa, kiểm soát, xử lý, kiềm chế, tiến tới giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường; Cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học; Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

3. Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá

a) Hệ thống chỉ tiêu về kinh tế

- GDP bình quân đầu người

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Cơ cấu các ngành kinh tế

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động

- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) (số đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng GDP)

- Tỷ lệ ODA + FDI so với đầu tư xã hội

- Tỷ lệ đầu tư cho R&D so với GDP (ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế)

- Tỷ lệ đầu tư giáo dục so với GDP

- Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa

- Tiêu thụ năng lượng/GDP

- Chỉ số giá tiêu dùng CPI

- Tỷ lệ trợ cấp chi ngân sách từ trung ương/tổng chi

b) Hệ thống chỉ tiêu về xã hội

- Tổng dân số; Tỷ lệ tăng dân số

- Tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo

- Hệ số Gini (Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập)

- Tỷ lệ giới tính khi sinh (trai/100 gái)

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tử vong dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng

- Tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ/1 vạn trẻ em đẻ ra sống

- Tỷ lệ thất nghiệp thành thị/nông thôn

- Tỷ lệ % dân số được sử dụng nước sạch

- Tỷ lệ người lớn biết chữ/Số năm đi học bình quân

- Tỷ lệ phổ cập THCS đối với trẻ em trong độ tuổi

- Tỷ lệ sinh viên đại học/1.000 dân

- Tỷ lệ lao động được đào tạo

- Tỷ lệ dân số tiếp cận các phương tiện truyền thông hiện đại

- Diện tích nhà ở bình quân đầu người ở thành phố

- Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

- Số tội phạm trong năm /10 vạn dân

- Số lượng tai nạn giao thông/10 vạn dân

- Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới

c) Hệ thống chỉ tiêu về môi trường

- Tỷ lệ che phủ rừng

- Tỷ lệ đất nông nghiệp được tưới, tiêu

- Tỷ lệ đất bị suy thoái hàng năm

- Tỷ lệ khai khoáng (số lượng khai thác/trữ lượng khoáng sản)

- Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, xử lý rác thải

- Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14001

- Tỷ lệ tái chế và tái sử dụng rác thải

- Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn

- Hệ sinh thái đang bị đe dọa và các loài có nguy cơ tuyệt chủng

(Chi tiết các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020 theo Phụ lục số 1)

4. Những định hướng ưu tiên phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020

a) Về Kinh tế

- Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường; Thực hiện "công nghiệp hóa sạch".

- Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.

b) Về xã hội

- Xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

- Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số.

- Đẩy mạnh phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo, dạy nghề.

- Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an toàn thực phẩm, cải thiện điều kiện và vệ sinh môi trường lao động.

- Phát triển đô thị gắn với bảo vệ môi trường bền vững.

- Phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam.

c) Lĩnh vực sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm

- Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; Sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước và các tài nguyên khoáng sản khác.

- Bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Quản lý chặt chẽ chất thải rắn và chất thải độc hại.

- Kiểm soát ô nhiễm môi trường.

III. Kế hoạch hành động: (Chi tiết theo Phụ lục số 2)

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: tham mưu trình UBND tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ đạo phát triển bền vững tỉnh và Hội đồng Phát triển bền vững tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng phát triển bền vững tỉnh có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các cơ quan hữu quan tổ chức lồng ghép, hài hòa mục tiêu phát triển bền vững vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch phát triển bền vững tỉnh; định kỳ hàng năm kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình báo cáo Hội đồng phát triển bền vững tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Các Sở, ban, ngành: thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu về phát triển bền vững theo phân công tại Phụ lục số 1. Chủ trì, phối hợp các ngành và địa phương theo dõi, giám sát và đánh giá các chỉ tiêu về phát triển bền vững; chủ động lồng ghép chỉ tiêu phát triển bền vững vào quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án do đơn vị quản lý; tổng hợp tình hình thực hiện, kiến nghị các biện pháp và chính sách phù hợp để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra để báo cáo UBND tỉnh, đồng thời gửi sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh.

3. UBND các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công chỉ đạo xây dựng Kế hoạch phát triển bền vững của địa phương phù hợp tình hình thực tế và lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm để tổ chức, hướng dẫn thực hiện. Phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đoàn thể quần chúng và cộng đồng dân cư có thể thực hiện được những mục tiêu của các phong trào vì sự phát triển bền vững.

4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư: có trách nhiệm tham mưu huy động và cân đối các nguồn kinh phí, bảo đảm thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.

5. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đoàn thể quần chúng tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và huy động sự tham gia rộng rãi của nhân dân vào việc thực hiện mục tiêu Phát triển bền vững./.

 


PHỤ LỤC SỐ 1

CÁC CHỈ TIÊU GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Số
TT

Nội dung chỉ tiêu

Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

2011

2015

2020

 

 

Về kinh tế

 

 

 

 

 

KT-01

GDP bình quân đầu người

- Chủ trì: Cục Thống kê

- Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư

22,3

triệu đồng

 

 

 

KT-02

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Chủ trì: Cục Thống kê

- Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư

9,36%

Giai đoạn 2011-2015: 12-13%/năm

Giai đoạn 2016-2020: 11-12%/năm

 

KT-03

Cơ cấu các ngành kinh tế Công nghiệp Xây dựng - Dịch vụ - Nông lâm thủy sản

- Chủ trì: Cục Thống kê

- Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư

46%; 33,77%; 20,23%

46,5%; 38,5%; 15%

47-48%; 42-43%; 9-10%

 

KT-04

Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động

- Chủ trì: Cục Thống kê

- Phối hợp: Sở Nông nghiệp & PTNT

 

 

 

 

KT-05

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) (số đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng GDP)

- Chủ trì: Cục Thống kê

- Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

 

 

 

KT-06

Tỷ lệ ODA + FDI so với đầu tư xã hội

- Chủ trì: Cục Thống kê

- Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư

 

 

 

 

KT-07

Tỷ lệ đầu tư cho R&D so với GDP (ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế)

- Chủ trì: Cục Thống kê

- Phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ

 

 

 

 

KT-08

Tỷ lệ đầu tư giáo dục so với GDP

- Chủ trì: Cục Thống kê

- Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

 

 

KT-09

Cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa

Sở Công Thương

 

 

 

 

KT-10

Tiêu thụ năng lượng/GDP

Sở Công Thương

 

 

 

KT-11

Chỉ số giá tiêu dùng CPI

Cục Thống kê

19,37%

 

 

 

KT-12

Tỷ lệ trợ cấp chi ngân sách từ trung ương/tổng chi

Sở Tài chính

 

 

 

 

 

Về xã hội

 

 

 

 

 

XH-01

Tổng dân số; Tỷ lệ tăng dân số

Sở Lao động Thương binh và xã hội

 

 

 

 

XH-02

Tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo

Sở Lao động Thương binh và xã hội

 

 

 

 

XH-03

Hệ số Gini (Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập)

Cục Thống kê

 

 

 

 

XH-04

Tỷ lệ giới tính khi sinh (trai/100 gái)

Sở Y tế

 

 

 

 

XH-05

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tử vong dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng

Sở Y tế

 

 

 

 

XH-06

Tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ/1 vạn trẻ em đẻ ra sống

Sở Y tế

 

 

 

 

XH-07

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị/nông thôn

Sở Lao động Thương binh và xã hội

 

 

 

 

XH-08

Tỷ lệ % dân số được sử dụng nước sạch

Sở Nông nghiệp & PTNT (khu vực nông thôn); Sở Xây dựng (khu vực đô thị)

 

 

 

 

XH-09

Tỷ lệ người lớn biết chữ/Số năm đi học bình quân

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

 

 

XH-10

Tỷ lệ phổ cập THCS đối với trẻ em trong độ tuổi

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

 

 

XH-11

Tỷ lệ sinh viên đại học/1.000 dân

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

 

 

XH-12

Tỷ lệ lao động được đào tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo

 

 

 

 

XH-13

Tỷ lệ dân số tiếp cận các phương tiện truyền thông hiện đại

Sở Thông tin và Truyền thông

 

 

 

 

XH-14

Diện tích nhà ở bình quân đầu người ở thành phố

Sở Xây dựng

 

 

 

 

XH-15

Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

- Chủ trì: Sở Lao động Thương binh và xã hội

- Phối hợp: Bảo hiểm XH tỉnh

 

 

 

 

XH-16

Số tội phạm trong năm /10 vạn dân

Công an tỉnh

 

 

 

 

XH-17

Số lượng tai nạn giao thông/10 vạn dân

Sở Giao thông vận tải

 

 

 

 

XH-18

Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới

Sở NN&PTNT

 

 

 

 

 

Về môi trường

 

 

 

 

 

MT-01

Tỷ lệ che phủ rừng

Sở NN&PTNT

50,33%

 

 

 

MT-02

Tỷ lệ đất nông nghiệp được tưới, tiêu

Sở NN&PTNT

 

 

 

 

MT-03

Tỷ lệ đất bị suy thoái hàng năm

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

 

 

 

MT-04

Tỷ lệ khai khoáng (số lượng khai thác/trữ lượng khoáng sản)

Sở Tài nguyên và Môi trường

 

 

 

 

MT-05

Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, xử lý rác thải

- Chủ trì: Sở Công Thương

- Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường

 

 

 

 

MT-06

Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14001

Sở Khoa học và Công nghệ

 

 

 

 

MT-07

Tỷ lệ tái chế và tái sử dụng rác thải

- Chủ trì: Sở Công Thương

- Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường

 

 

 

 

MT-08

Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn

- Chủ trì: Sở Xây dựng

- Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường

 

 

 

 

MT-09

Hệ sinh thái đang bị đe dọa và các loài có nguy cơ tuyệt chủng

- Chủ trì: Sở NN&PTNT

- Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 2

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Số TT

Nhiệm vụ, Chương trình, Đề án

Thời gian hoàn thành

Đơn vị chủ trì thực hiện

1

Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên; Hội đồng phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên và xây dựng Quy chế hoạt động

2012

Sở Kế hoạch và Đầu tư

2

Xây dựng và tổ chức áp dụng, lồng ghép hệ thống chỉ tiêu đánh giá theo phát triển bền vững vào quy hoạch, kế hoạch dài hạn, chương trình, dự án theo ngành, địa phương

Cả giai đoạn

Theo phân công tại Phụ lục số 1; UBND các huyện, thành phố, thị xã

3

Triển khai Chương trình phát triển thương mại - du lịch theo Quyết định đã phê duyệt, trong đó có lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững

Hàng năm

Sở Công Thương

4

Chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, các xã vùng ATK, đồng bào dân tộc thiểu số

Hàng năm

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Lao động Thương binh và Xã hội;

Ban Dân tộc tỉnh

5

Triển khai Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề theo Quyết định đã phê duyệt, trong đó có lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững

Hàng năm

Sở Công Thương

6

Triển khai Chương trình phát triển nông thôn mới

Hàng năm

Sở NN&PTNT

7

Xây dựng Đề án phát triển sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường

2012 - 2013

Sở Công Thương

8

Xây dựng kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2020

2012

Sở Y tế

9

Xây dựng Đề án tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, đảm bảo phát triển bền vững

2012

Sở Tài nguyên và Môi trường

10

Triển khai Đề án Nâng cấp cơ sở sản xuất giống nông, lâm, thuỷ sản theo Quyết định đã phê duyệt, trong đó có lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững

Hàng năm

Sở NN&PTNT

11

Triển khai Đề án Phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè theo Quyết định đã phê duyệt, trong đó có lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững

Hàng năm

Sở NN&PTNT

12

Triển khai Đề án Đào tạo nghề và giải quyết việc làm theo Quyết định đã phê duyệt, trong đó có lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững

Hàng năm

Sở Lao động TBXH

13

Tiếp tục thực hiện Đề án đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Hàng năm

Sở Nội vụ

14

Tiếp tục thực hiện Đề án Cải thiện môi trường đầu tư và Hội nhập kinh tế quốc tế

Hàng năm

Sở Kế hoạch và Đầu tư

15

Triển khai Đề án Phát triển kinh tế hợp tác xã theo Quyết định đã phê duyệt, trong đó có lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững

Hàng năm

Liên minh HTX tỉnh

16

Thực hiện Đề án Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý

Hàng năm

Công an tỉnh

17

Thực hiện Đề án Kiềm chế và đẩy lùi tai nạn giao thông

Hàng năm

Sở Giao thông vận tải