ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1328/QĐ-UBND | Phú Yên, ngày 19 tháng 8 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ, CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020” TỈNH PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”;
Căn cứ Quyết định số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”;
Căn cứ Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 17/7/2013 của UBND tỉnh Phú Yên về kế hoạch triển khai Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 của tỉnh Phú Yên;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Phú Yên (tại Tờ trình số 07/TTr-HKH ngày 06/8/2014),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án triển khai “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” tỉnh Phú Yên (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung sau đây:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Triển khai việc đẩy mạnh các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua việc xây dựng và triển khai các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “ Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”, góp phần xây dựng xã hội học tập trong địa bàn tỉnh Phú Yên.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Nghiên cứu thực trạng và đặc thù của địa phương đối với mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”, để xây dựng mô hình phù hợp với đặc thù vùng, miền ở địa phương.
b) Tham khảo tiêu chí đánh giá chung các mô hình cả nước, vận dụng vào tình hình thực tế của địa phương để xây dựng thí điểm hình thành tiêu chí đánh giá các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng trong 2 năm 2014 và 2015. Tổ chức tổng kết đánh giá và nhân rộng các mô hình từ năm 2016 đến năm 2020.
c) Phấn đấu đến năm 2020:
- Giai đoạn từ năm 2014-2016: 100% cán bộ Hội phải tập huấn; 30% gia đình học tập, 20% dòng họ học tập, 30% cộng đồng học tập được công nhận trong giai đoạn làm thí điểm.
- Giai đoạn từ năm 2017-2020:
+ 100% cán bộ, Hội viên của Hội Khuyến học tỉnh Phú Yên được tập huấn nâng cao nhận thức về xã hội học tập và các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng;
+ 50% gia đình được công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”; 30% dòng họ được công nhận Danh hiệu “Dòng họ học tập”; 60% cộng đồng (thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương) đạt Danh hiệu “Cộng đồng học tập”. Đối với các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các tỷ lệ tương đương giảm 10% so với yêu cầu chung;
+ 50% các tổ chức, cơ quan, trường học, đơn vị. Doanh nghiệp đạt Danh hiệu “Đơn vị học tập”.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng và thí điểm các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” phù hợp với đặc thù vùng miền, địa bàn địa phương. Tỉnh chọn 2 huyện Đông Hòa và huyện Đồng Xuân làm điểm để chỉ đạo. Thời gian tổng kết thí điểm quý 2 năm 2016; sau đó sẽ nhân rộng mô hình toàn Tỉnh.
a) Tổ chức nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm của địa phương, của tỉnh bạn, của nước ngoài về việc thúc đẩy các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân, đề xuất các mô hình và tổ chức Hội thảo lấy ý kiến rộng rãi của các địa bàn, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức… về các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng để hoàn thiện dần trong từng giai đoạn.
b) Triển khai, giám sát, đánh giá, tổng kết việc thí điểm các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở các địa bàn khác nhau; dần dần khẳng định các tiêu chí đánh giá từng mô hình để hoàn thiện đến năm 2020.
c) Tổ chức biên soạn và in ấn tài liệu, hướng dẫn tuyên truyền tập huấn cho cán bộ chủ chốt, hội viên và nhân rộng các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xã hội học tập, về mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng:
a) Tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống mạng lưới cơ sở và hội viên Hội Khuyến học các cấp; thông qua hệ thống báo chí, bản tin, tập san của Hội Khuyến học.
b) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và Trung ương.
c) Tổ chức tuyên truyền thông qua sự phối hợp với các tổ chức xã hội khác.
3. Phát động phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng:
a) Tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết 29/NQ-TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” và Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” và tiêu chí đánh giá Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” và “Cộng đồng học tập” cho các cấp Hội Khuyến học.
b) Tổ chức nghiên cứu thực tế về gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị ở địa phương để xác định các mô hình gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị phù hợp với thực trạng các vùng miền, triển khai nhân rộng các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng; đơn vị ở các địa bàn trong tỉnh.
c) Giám sát, kiểm tra việc nhân rộng các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở địa phương, tổ chức các Hội nghị sơ kết việc triển khai nhân rộng các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở các địa bàn trong tỉnh.
d) Phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, cơ quan, đơn vị để xây dựng tiêu chí đánh giá các mô hình “Học tập suốt đời” và triển khai các mô hình “Học tập suốt đời” trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng.
e) Tổ chức Đại hội biểu dương các gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đạt Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học lập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” tiêu biểu ở các xã, phường, huyện, thành phố và tỉnh. Cử đại biểu tiêu biểu xuất sắc dự Đại hội biểu dương toàn quốc.
4. Phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo các cấp để duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, góp phần đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng ở cơ sở:
a) Xây dựng, vận động cán bộ, hội viên các cấp tham gia quản lý, giảng dạy chương trình, biên soạn, in ấn tài liệu và tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động tại Trung tâm học tập cộng đồng cơ sở cùng với ngành Giáo dục và Đào tạo.
b) Tham gia tập huấn và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin chuyển giao kỹ thuật, tổ chức hoạt động thể thao văn hóa… ở các Trung tâm học tập cộng đồng cơ sở.
5. Tổ chức đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”:
a) Tham gia góp ý xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá, công nhận các Danh hiệu với Trung ương Hội.
b) Biên soạn và in ấn tài liệu hướng dẫn đánh giá, công nhận các Danh hiệu ở địa phương.
c) Tập huấn tổ chức đánh giá, công nhận các Danh hiệu.
d) Tổ chức đánh giá, công nhận các Danh hiệu.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Hội Khuyến học tỉnh:
- Căn cứ Quyết định 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ, UBND Tỉnh giao Hội Khuyến học tỉnh Phú Yên chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan đoàn thể của tỉnh Phú Yên để xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Hội Khuyến học các cấp tổ chức triển khai việc đánh giá thực trạng, xây dựng các mô hình phù hợp với các địa bàn, vùng, miền để tổ chức thực hiện hàng năm.
- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” ở địa bàn xã, phường, huyện, thị, thành phố. Hội xây dựng Website để tuyên truyền.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện của các địa bàn (huyện, thị, thành phố, xã, phường) báo cáo định kỳ cho UBND - Ban Chỉ đạo xây dựng XHHT tỉnh Phú Yên và Trung ương Hội khuyến học Việt Nam.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Hội Khuyến học tổ chức thí điểm và nhân rộng các mô hình “Học tập suốt đời” trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Phối hợp trong việc củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn và Trung tâm Giáo dục thường xuyên các huyện, thị xã, thành phố.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Hội khuyến học tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng thông qua các tổ chức, mạng lưới của mình.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Phối hợp với Hội khuyến học trong việc đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” và “Cộng đồng học tập” kết hợp với đánh đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa” “Ấp văn hóa”, “Tổ dân phố Văn hóa” và tương đương góp phần xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
5. Sở Tài chính: Bố trí nguồn kinh phí thường xuyên hàng năm để thực hiện việc triển khai Đề án theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động của Đề án, phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án theo nguồn kinh phí được cấp và phân bổ cho cấp huyện, thị, thành phố.
6. Ủy ban nhân dân các cấp:
- Có trách nhiệm bố trí ngân sách thực hiện Đề án đã được phê duyệt. Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương phối hợp với Hội Khuyến học các cấp trong việc triển khai thực hiện Đề án ở địa phương quản lý.
- Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo chí của địa phương xây dựng chuyên mục tuyên truyền về xây dựng xã hội học tập trong đó tuyên truyền về mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng.
- Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học cùng cấp kiểm tra đánh giá, công nhận Danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” và “Cộng đồng học tập” tại địa phương.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu giáo chức, Hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân tỉnh… phối hợp với Hội Khuyến học các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động,… thuộc cơ quan, tổ chức của mình được học thường xuyên, học suốt đời, tích cực tuyên truyền vận động xây dựng “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Phú Yên, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Phú Yên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 5070/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 2 Kế hoạch 3009/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 3 Quyết định 4816/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4 Quyết định 1150/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 theo Quyết định 281/QĐ-TTg do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5 Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 6 Quyết định 1509/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án “ Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 7 Quyết định 733/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
- 8 Quyết định 281/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10 Quyết định 89/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 12 Luật Giáo dục 2005
- 13 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1150/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 theo Quyết định 281/QĐ-TTg do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2 Quyết định 1509/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án “ Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 3 Quyết định 733/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Kế hoạch đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020
- 4 Kế hoạch 3009/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5 Quyết định 5070/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 6 Quyết định 4816/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Đề án Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 7 Quyết định 665/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Hà Nam