ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1346/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 13 tháng 8 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chỉ thị số: 12/CT-TTg ngày 23/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải đường bộ;
Căn cứ Quyết định số: 4132/2001/QĐ-BYT về việc ban hành “Tiêu chuẩn sức khỏe người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới”;
Căn cứ Thông tư số: 14/2013/TT-BYT ngày 6/5/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe;
Căn cứ Công văn số: 702/KCB-BVSK ngày 14/7/2014 của Cục quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế về việc tăng cường việc kiểm tra ma túy và các chất kích thích của lái xe kinh doanh vận tải;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số: 791/TTr-SYT ngày 21/7/2014 và đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định hoạt động của Tổ Kiểm tra việc sử dụng các chất ma túy đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải lưu hành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ KIỂM TRA VIỆC SỬ DỤNG CÁC CHẤT MA TÚY ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE KINH DOANH VẬN TẢI LƯU HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1346/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về tổ chức và hoạt động của Tổ Kiểm tra việc sử dụng các chất ma túy đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải lưu hành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Các quy định trong Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến công tác kiểm tra, xử lý đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải sử dụng các chất ma túy và kiến nghị đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp quản lý người điều khiển xe kinh doanh vận tải không bảo đảm sức khỏe.
- Tổ khám sức khỏe và kiểm tra việc sử dụng các chất ma túy đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải là đơn vị phối hợp liên ngành, chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh.
- Phối hợp cùng với Cảnh sát giao thông tổ chức tuần tra, kiểm soát nắm bắt tình hình, phát hiện lái xe có dấu hiệu vi phạm để kiểm tra. Kiểm tra lưu động, đột xuất người điều khiển xe kinh doanh vận tải lưu hành trên địa bàn tỉnh, ưu tiên với người điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách.
- Kiểm tra đúng đối tượng, đúng quy trình chuyên môn theo quy định của pháp luật.
- Được phép sử dụng con dấu của Thanh tra Sở Y tế trong các hoạt động của tổ công tác.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra, phát hiện các hành vi sử dụng các chất ma túy; người điều khiển xe kinh doanh vận tải có dương tính với test thử nhanh các chất ma túy lưu hành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Lập biên bản các trường hợp điều khiển xe kinh doanh vận tải có dương tính với test thử nhanh các chất ma túy, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
1. Tổ Kiểm tra việc sử dụng các chất ma túy đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải lưu hành trên địa bàn tỉnh hoạt động theo kế hoạch đã được Ban An toàn giao thông tỉnh phê duyệt.
2. Phối hợp chặt chẽ với các tổ công tác của các lực lượng tuần tra, kiểm soát giao thông, công an các huyện, thị xã, các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức trong việc kiểm tra việc sử dụng các chất ma túy đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải.
3. Tổng hợp, lưu trữ các số liệu liên quan đến người điều khiển xe sử dụng các chất ma túy để báo cáo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định hoặc được yêu cầu.
Cơ cấu tổ chức của Tổ Kiểm tra các chất ma túy đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh gồm các thành viên như sau:
1. Tổ trưởng: Sở Y tế: 01 người (Chánh Thanh tra Sở Y tế tỉnh);
2. Tổ phó: Sở LĐTBXH: 01 người (Lãnh đạo phòng Phòng chống TNXH);
3. Sở Giao thông Vận tải: 01 người (Thanh tra Sở GTVT);
4. Công an tỉnh: 03 người (CSGT, PC 47, PC64);
5. Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội: 02 người (Khoa Chăm sóc sức khỏe cộng đồng).
Điều 6. Xây dựng kế hoạch kiểm tra
1. Tổ Kiểm tra chất ma túy đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện cả năm hoặc theo từng đợt trình Ban An toàn giao thông tỉnh phê duyệt.
2. Tùy theo tình hình thực tế, Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thống nhất nội dung, phê duyệt kế hoạch thực hiện.
3. Kế hoạch kiểm tra việc sử dụng các chất ma túy đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải phải quy định rõ phạm vi, đối tượng kiểm tra, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng, tổ phó và các thành viên trong tổ.
Điều 7. Nhiệm vụ của các lực lượng trong Tổ kiểm tra
1. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh
a) Có nhiệm vụ dừng xe, tiến hành kiểm tra, kiểm soát theo đúng quy định hiện hành. Thông báo cho đối tượng biết về nội dung kiểm tra.
b) Phối hợp với Thanh tra Giao thông Vận tải, kiểm soát phát hiện và dừng xe theo quy định.
c) Lập biên bản về hành vi không chấp hành, chống lại người thi hành công vụ.
2. Nhiệm vụ của lực lượng y tế
a) Thanh tra Sở Y tế:
- Tổ trưởng Tổ kiểm tra, chịu trách nhiệm tổ chức điều hành các hoạt động của tổ và thông báo cho đối tượng biết về nội dung kiểm tra; chịu tránh nhiệm trước cấp trên trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Tiến hành lập biên bản với tất cả các trường hợp lái xe có dương tính với test thử nhanh các chất ma túy.
- Giám sát quy trình chuyên môn với viên chức Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội trong thi hành nhiệm vụ.
b) Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội:
- Lập dự trù kinh phí, vật tư, test kiểm tra các chất ma túy và các vật tư thiết bị y tế liên quan đảm bảo cho hoạt động của tổ.
- Phối hợp với các lực lượng trong tổ công tác, kiểm tra phát hiện và giám sát việc lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra.
- Thực hiện đúng quy trình xét nghiệm (test nhanh) các chất ma túy và đọc kết quả.
- Làm thư ký, tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra các chất ma túy sau khi kết thúc đợt kiểm tra.
3. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát trật tự (PC64) - Công an tỉnh:
a) Kiểm tra chứng minh nhân dân và giấy phép lái xe, lập biên bản vi phạm (nếu có).
b) Phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông giải quyết các trường hợp gây rối an ninh trật tự tại nơi kiểm tra.
c) Phối hợp với các lực lượng trong tổ công tác, kiểm tra phát hiện, giám sát việc lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra.
4. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) - Công an tỉnh:
a) Đấu tranh, khai thác đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải dương tính với test các chất ma túy khi kiểm tra.
b) Phối hợp với các lực lượng trong tổ công tác, kiểm tra phát hiện, giám sát việc lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra.
5. Nhiệm vụ của lực lượng Thanh tra giao thông, Sở Giao thông Vận tải:
a) Tham gia Tổ Kiểm tra các chất ma túy.
b) Phối hợp cùng Cảnh sát giao thông dừng, kiểm soát phát hiện và dẫn xe vào địa điểm kiểm tra đúng quy định.
6. Nhiệm vụ của lực lượng Phòng Phòng chống tệ nạn xã hội - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
a) Phối hợp với các lực lượng trong tổ công tác, kiểm tra phát hiện, giám sát việc lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra.
b) Phối hợp Thanh tra Sở Y tế trong điều hành triển khai nhiệm vụ và xử lý các vi phạm (nếu có).
7. Các lực lượng tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ sự phân công, điều hành trực tiếp của Tổ trưởng. Quá trình giải quyết và xử lý vụ việc nếu có ý kiến khác nhau giữa các thành viên thì Tổ trưởng là người quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp vượt quá thẩm quyền phải kịp thời báo cáo cấp trên để giải quyết. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên sẽ giao rõ trong kế hoạch.
8. Vị trí triển khai và kiểm tra sức khỏe, test thử các chất ma túy của Tổ công tác: Trên tuyến quốc lộ, tỉnh lộ do Sở Y tế và Sở Giao thông Vận tải thống nhất đưa vào kế hoạch để thuận lợi cho việc khám sức khỏe và kiểm tra các chất ma túy. Trước mắt, tạm thời bố trí tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn nằm trên các tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh.
Điều 8. Chế độ thông tin, báo cáo
Tổ trưởng Tổ Kiểm tra có trách nhiệm tổng hợp, lưu trữ các số liệu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Y tế theo từng đợt công tác và hàng tháng, quý hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 9. Nguồn kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Tổ Kiểm tra các chất ma túy đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước cấp qua Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
1. Trách nhiệm của Sở Y tế:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan xây dựng, ban hành Kế hoạch khám sức khỏe và kiểm tra việc sử dụng các chất ma túy đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch.
b) Cử cán bộ tham gia Tổ Kiểm tra.
c) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh kinh phí đảm bảo hoạt động của Tổ Kiểm tra theo kế hoạch.
d) Chỉ đạo công tác tổng hợp báo cáo, tổ chức sơ, tổng kết, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh những điểm bất hợp lý, để hoàn thiện trong quá trình hoạt động của Tổ Kiểm tra.
2. Trách nhiệm của Công an tỉnh:
a) Bố trí lực lượng tham gia Tổ Kiểm tra khi có kế hoạch.
b) Chỉ đạo lực lượng Công an đảm bảo an ninh trật tự, dừng phương tiện để kiểm tra theo quy định; tham gia kiểm tra phát hiện người điều khiển xe kinh doanh vận tải sử dụng ma túy (dương tính với test thử các chất ma túy), lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
Cử cán bộ tham gia hoạt động tại Tổ kiểm tra khi có kế hoạch.
4. Trách nhiệm của Sở Giao thông Vận tải:
Cử cán bộ tham gia hoạt động tại Tổ Kiểm tra khi có kế hoạch.
5. Trách nhiệm của Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh:
a) Cử cán bộ tham gia giám sát việc thực hiện của Tổ Kiểm tra việc sử dụng các chất ma túy và đề xuất kiến nghị các giải pháp để các ngành thực hiện.
b) Tổng hợp dự toán kinh phí hoạt động của Tổ kiểm tra gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
c) Tham mưu Ban An toàn giao thông tỉnh chỉ đạo các cơ quan thành viên, Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã phối hợp trong các hoạt động của tổ kiểm tra; tổ chức tuyên truyền lồng ghép trong các kế hoạch tuyên truyền của đơn vị.
6. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của Tổ kiểm tra các chất ma túy đối với người điều khiển xe kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
7. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:
Phối hợp với Tổ Kiểm tra trong việc thực thi nhiệm vụ cử lực lượng phối hợp trong quá trình thực hiện; đặc biệt là cử người giám sát quá trình lấy mẫu nước tiểu đảm bảo đúng đối tượng.
1. Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và giám sát thực hiện Quy chế này.
2. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc các đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh về Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, giải quyết theo quy định./.
- 1 Quyết định 2100/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ kiểm tra việc sử dụng các chất ma túy đối với người điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải lưu hành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2 Quyết định 2100/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ kiểm tra việc sử dụng các chất ma túy đối với người điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải lưu hành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1 Quyết định 25/2015/QĐ-UBND quy định mức đóng góp và chế độ miễn, giảm, hỗ trợ đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Bắc Kạn và cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2 Công văn 702/KCB-BVSK năm 2014 tăng cường việc kiểm tra ma túy và chất kích thích của lái xe kinh doanh vận tải do Cục quản lý khám, chữa bệnh ban hành
- 3 Quyết định 3178/QĐ-UBND năm 2014 thành lập Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động trên đường bộ thành phố Đà Nẵng
- 4 Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2014 tổ chức chiến dịch tuyên truyền và triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy
- 5 Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2013 tăng cường thực hiện giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8 Quyết định 4132/2001/QĐ-BYT ban hành tiêu chuẩn sức khoẻ người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1 Quyết định 3178/QĐ-UBND năm 2014 thành lập Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động trên đường bộ thành phố Đà Nẵng
- 2 Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2014 tổ chức chiến dịch tuyên truyền và triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy
- 3 Quyết định 25/2015/QĐ-UBND quy định mức đóng góp và chế độ miễn, giảm, hỗ trợ đối với người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Bắc Kạn và cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 4 Quyết định 2100/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ kiểm tra việc sử dụng các chất ma túy đối với người điều khiển phương tiện kinh doanh vận tải lưu hành trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn