THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1362/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2019 |
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội khóa XIII về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 5 năm 2017 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN
1. Xóa bỏ mọi rào cản tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển, không hạn chế quy mô, có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
2. Phát triển doanh nghiệp khu vực tư nhân hiệu quả, bền vững, đảm bảo kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
3. Ưu tiên hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khu vực tư nhân có quy mô nhỏ và vừa; Khuyến khích xây dựng các thương hiệu lớn của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN
Thúc đẩy doanh nghiệp khu vực tư nhân tăng trưởng chất lượng và hiệu quả, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khu vực tư nhân, phấn đấu có ít nhất 1,5 triệu doanh nghiệp vào năm 2025 và 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030.
b) Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường liên kết trong doanh nghiệp khu vực tư nhân. Đến năm 2030, thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng tỷ lệ doanh nghiệp tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ngang bằng với các nước dẫn đầu trong khối ASEAN (ASEAN-4).
c) Giai đoạn 2021-2030, doanh nghiệp khu vực tư nhân có mức tăng trưởng bình quân số lao động đạt khoảng 6-8%/năm; tăng trưởng bình quân thu nhập của người lao động đạt khoảng 25-30%/năm; tăng trưởng bình quân mức đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt khoảng 23-25%/năm.
III. CÁC NHÓM NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhóm giải pháp 1: Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư kinh doanh bền vững của doanh nghiệp khu vực tư nhân
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan tập trung triển khai quyết liệt, nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp tại:
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;
- Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020;
- Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2017 ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
- Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và đề xuất, kiến nghị giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
c) Bộ Tài chính tiếp tục nâng cao chất lượng quản lý thuế và hải quan, kịp thời giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp;
d) Bộ Công Thương chủ động và có chiến lược đàm phán các cam kết song phương, đa phương phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân Việt Nam phát triển; theo dõi, đôn đốc tình hình triển khai Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) theo Quyết định số 121/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 01 năm 2019.
đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 trình Quốc hội vào năm 2020; rà soát, đánh giá thực thi các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định tuân thủ bảo vệ môi trường trong khu vực doanh nghiệp và đề xuất sửa đổi các quy định về tuân thủ pháp luật môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019.
e) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục thực hiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và triển khai Chương trình hành động thúc đẩy thực hiện liêm chính trong kinh doanh.
2. Nhóm giải pháp 2: Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, xây dựng chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khu vực tư nhân áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn 2030, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020.
b) Bộ Tài chính chủ trì hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện báo cáo phi tài chính, trong đó tích hợp các yếu tố môi trường và xã hội vào báo cáo thường niên và công bố tỷ lệ tuân thủ của doanh nghiệp hàng năm.
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện các quy định về bảo vệ môi trường, thực hiện công bố thường niên về tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung được quan trắc tự động, kết nối trực tuyến với cơ quan quản lý môi trường vận hành đạt yêu cầu về môi trường; tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
d) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xây dựng Đề án nhân rộng áp dụng bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững, đảm bảo nguyên tắc không làm tăng thủ tục hành chính và chi phí cho doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020.
3. Nhóm giải pháp 3: Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan tập trung triển khai quyết liệt, nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì:
- Khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ trong năm 2019 Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ để bổ sung 04 ngành nghề ưu đãi đầu tư, gồm: đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư kinh doanh cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư kinh doanh khu làm việc chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và đầu tư kinh doanh cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề xuất phương án xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP nhằm nâng cao hiệu quả triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019 Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị,
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019.
c) Bộ Tài chính:
- Chủ trì trình Chính phủ báo cáo Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội năm 2020 việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chủ trì nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm mô hình nền tảng gọi vốn cộng đồng, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019.
d) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 844 về hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; Tập trung hợp tác theo chiều sâu với các cộng đồng khởi nghiệp trong và ngoài nước để thúc đẩy kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp khởi nghiệp các nước.
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương đề xuất xây dựng Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo để thúc đẩy, kết nối và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn.
4. Nhóm giải pháp 4: Hỗ trợ nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp.
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tiếp tục phát triển Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam, tăng cường đội ngũ chuyên gia hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các nhóm chuyên gia tình nguyện từ nước ngoài, kết nối với các Việt kiều, các sinh viên Việt Nam tu nghiệp ở nước ngoài; cử các kỹ sư, chuyên gia của Việt Nam sang tham gia làm việc và học hỏi các nước.
b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu thực hành tốt về năng suất làm cơ sở để doanh nghiệp so sánh, đối chiếu và cải tiến hoạt động.
c) Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì:
- Tiếp tục triển khai thí điểm chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao theo các bộ chương trình chuyển giao từ các nước tiên tiến trên thế giới và tổ chức nhân rộng, bảo đảm hiệu quả; thúc đẩy sự gắn kết giữa doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Hoàn thiện Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019; tiếp tục đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cao.
d) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì:
- Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết đào tạo giữa nhà trường với các cơ sở, doanh nghiệp; giáo dục ở bậc đại học, cần gắn chặt với nhu cầu xã hội thông qua các đơn đặt hàng của các cơ sở thực tế, bảo đảm cân đối giữa các ngành, nghề; đẩy mạnh công tác hướng nghiệp từ bậc phổ thông đến bậc đại học.
- Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo rèn luyện các kỹ năng mềm cho người lao động để nâng cao khả năng hội nhập và phối hợp làm việc với hiệu quả cao nhất.
- Xây dựng Chương trình thu hút các chuyên gia trong và ngoài nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào các hoạt động, chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ năm 2019.
5. Nhóm giải pháp 5: Khuyến khích doanh nghiệp khu vực tư nhân ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0.
a) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì:
- Tăng cường tích hợp và chia sẻ nguồn thông tin cơ sở về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), nâng cao năng lực dịch vụ công cộng thông tin sở hữu trí tuệ, cung cấp thông tin sở hữu trí tuệ chính xác, kịp thời, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng dịch vụ sở hữu trí tuệ.
- Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ đánh giá sự phù hợp để tạo ra mạng lưới các tổ chức: thử nghiệm, chứng nhận, kiểm định, giám định đủ về số lượng và mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; tăng cường thực hiện quản lý Nhà nước trong phát triển lĩnh vực đánh giá sự phù hợp sản phẩm và hàng hóa ở Việt Nam; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020;
- Xây dựng cơ chế khuyến khích các cơ sở kinh doanh, các viện nghiên cứu và trường đại học tăng cường liên kết trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất, kinh doanh; đề xuất giải pháp khuyến khích và giảm chi phí liên quan đến chuyển giao công nghệ của các cơ sở kinh doanh trong nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019.
- Xác định nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh; đề xuất các giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa được chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ trong một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì hoàn thiện Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0, trình Chính phủ trong năm 2019.
c) Ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ trì:
- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng được phát triển trên nền tảng công nghệ số.
- Nghiên cứu và xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động của công ty Fintech trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính và cắt giảm chi phí sử dụng dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019.
6. Nhóm giải pháp 6: Tăng cường vai trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển hiệu quả, bền vững.
a) Các bộ, ngành và địa phương chủ động thực hiện rà soát và đề xuất phương án thí điểm chuyển giao một số dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước cho các tổ chức hiệp hội thực hiện giai đoạn 2021-2025, gửi Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020.
b) Bộ Nội vụ chủ trì rà soát, đề xuất hoàn thiện khung pháp luật, chính sách đối với việc hình thành và hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, hiệp hội ngành nghề nhằm tạo điều kiện để các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, hiệp hội ngành nghề phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả trong công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp hội viên phát triển.
c) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì xây dựng Báo cáo đánh giá tình hình thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam, đề xuất kiến nghị Chính phủ các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh giai đoạn 2020-2030, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2019.
d) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các tổ chức hiệp hội khác:
- Tăng cường hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp hội viên nâng cao trách nhiệm xã hội trong cộng đồng doanh nghiệp khu vực tư nhân
- Tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để khuyến nghị chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia; nhân rộng các mô hình quản lý, quản trị hiệu quả, bền vững giúp giải quyết các thách thức phát triển bền vững.
- Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức, tôn vinh các doanh nghiệp tư nhân có đóng góp lớn về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội.
Danh mục các chương trình, đề án cụ thể được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.
2. Ngân sách nhà nước ở Trung ương: Bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động chung của Kế hoạch ở Trung ương, các nhiệm vụ, đề án do Trung ương quản lý.
3. Ngân sách nhà nước ở địa phương: Bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động chung của Kế hoạch ở địa phương.
Để triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2030, các Bộ, ngành, địa phương cần lồng ghép các nội dung, giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân với các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, các chương trình mục tiêu của các Bộ, ngành, địa phương liên quan nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì theo dõi, khảo sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ hàng năm về tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch, nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả Kế hoạch.
- Tổng hợp, xem xét, cân đối và báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển hỗ trợ triển khai thực hiện các giải pháp trong Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân theo quy định.
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong năm 2019 thiết lập cơ chế phối hợp xác định phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn, từng bước xây dựng hệ thống kết nối liên thông để phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Bộ Tài chính xem xét, cân đối và báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố kinh phí chi thường xuyên cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ để triển khai thực hiện các giải pháp trong Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân theo quy định.
3. Các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện hiệu quả các nội dung, nhóm giải pháp nêu tại Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Chủ động xây dựng, lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân trong các chương trình, kế hoạch, đề án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của địa phương và xây dựng lộ trình thực hiện, bố trí nhân lực, ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.
- Phối hợp với các Bộ, ngành để thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
- Giao trách nhiệm cho đơn vị đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân đến năm 2025, tầm nhìn 2030 tại địa phương, kịp thời gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch để có giải pháp xử lý.
5. Các tổ chức hiệp hội chủ động tìm kiếm nguồn lực, xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân, phát triển.
6. Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức hiệp hội doanh nghiệp có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực và địa bàn đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
| THỦ TƯỚNG |
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP KHU VỰC TƯ NHÂN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1362/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Tên chương trình, đề án | Cơ quan chủ trì thực hiện | Kết quả | Thời gian trình cấp có thẩm quyền | Giai đoạn thực hiện |
1 | Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và đề xuất, kiến nghị giải pháp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp đến năm 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Báo cáo Chính phủ | Năm 2020 | 2020 |
2 | Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Quốc hội | Năm 2020 |
|
3 | Chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khu vực tư nhân áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bảo vệ môi trường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ | Năm 2020 | 2021-2025 tầm nhìn 2030 |
4 | Đề án nhân rộng áp dụng bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp | Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam | Đề án trình Thủ tướng Chính phủ | Năm 2020 | 2020-2030 |
5 | Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ để bổ sung 04 ngành nghề: “Đầu tư kinh doanh chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư kinh doanh cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư kinh doanh khu làm việc chung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo” | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Nghị định của Chính phủ | Năm 2019 |
|
6 | Đề án thí điểm mô hình nền tảng gọi vốn cộng đồng | Bộ Tài chính | Đề án trình Thủ tướng | Năm 2019 |
|
7 | Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP nhằm nâng cao hiệu quả triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Nghị định của Chính phủ | Năm 2020 |
|
8 | Chương trình hỗ trợ DNNVV giai đoạn 2021- 2025, tập trung vào nội dung hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia cụm liên kết, chuỗi giá trị. | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ | Năm 2019 | 2021-2025 |
9 | Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Đề án trình Thủ tướng Chính phủ | Năm 2019 |
|
10 | Chương trình thu hút các chuyên gia trong và ngoài nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào các hoạt động, chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ | Năm 2019 | 2020-2025 |
11 | Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Chiến lược trình Chính phủ | Năm 2019 |
|
12 | Đề án thí điểm chuyển giao một số dịch vụ công cho các tổ chức hiệp hội nhằm tạo điều kiện để các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả trong công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành viên phát triển. | Bộ Nội vụ | Đề án | Năm 2019 | 2020-2030 |
13 | Báo cáo đánh giá tình hình thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh ở Việt Nam, đề xuất kiến nghị Chính phủ các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh giai đoạn 2020-2030 | Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ | Năm 2019 | 2020-2030 |
- 1 Quyết định 121/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do Chính phủ ban hành
- 3 Nghị quyết 139/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
- 4 Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2018 về tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- 6 Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 7 Nghị quyết 98/NQ-CP năm 2017 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Chính phủ ban hành
- 8 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017
- 9 Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 10 Quyết định 622/QĐ-TTg năm 2017 Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11 Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2017 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ ban hành
- 12 Nghị quyết 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Quốc hội ban hành
- 13 Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 14 Nghị quyết 142/2016/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 do Quốc hội ban hành
- 15 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư
- 16 Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 17 Luật đất đai 2013
- 18 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013
- 19 Quyết định 820/QĐ-BCT năm 2012 về thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Doanh nghiệp tư nhân Phi Long do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- 20 Công văn 1857/TCT-CS vướng mắc về cấp hóa đơn lẻ cho doanh nghiệp tư nhân giải thể chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- 21 Công văn 4190/LĐTBXH-LĐTL thực hiện Nghị định 107/2010/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1 Công văn 4190/LĐTBXH-LĐTL thực hiện Nghị định 107/2010/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Công văn 1857/TCT-CS vướng mắc về cấp hóa đơn lẻ cho doanh nghiệp tư nhân giải thể chuyển nhượng bất động sản do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Quyết định 820/QĐ-BCT năm 2012 về thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của Doanh nghiệp tư nhân Phi Long do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành