- 1 Luật cán bộ, công chức 2008
- 2 Luật Kiểm toán nhà nước 2015
- 3 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019
- 4 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019
- 5 Thông tư 2/2021/TT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư do Bộ Nội vụ ban hành
- 6 Thông tư 06/2022/TT-BNV sửa đổi Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1369/QĐ-KTNN | Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2023 |
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày 24 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư và Thông tư số 06/2022/TT-BNV ngày 28 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11 tháng 6 năm 2021 quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
| TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
CHỨC DANH, MÃ SỐ NGẠCH VÀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1369/QĐ-KTNN ngày 09 tháng 11 năm 2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về chức danh, mã số ngạch, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên nhà nước; là căn cứ để thực hiện việc chuyển ngạch, nâng ngạch, sử dụng và quản lý công chức của Kiểm toán nhà nước.
2. Quy định này không áp dụng đối với các chức danh Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý.
Điều 2. Chức danh và mã số các ngạch Kiểm toán viên nhà nước, gồm:
1. Ngạch Kiểm toán viên | Mã số ngạch: | 06.043 |
2. Ngạch Kiểm toán viên chính | Mã số ngạch: | 06.042 |
3. Ngạch Kiểm toán viên cao cấp | Mã số ngạch: | 06.041 |
1. Kiểm toán viên nhà nước phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 21 Luật Kiểm toán nhà nước quy định về tiêu chuẩn chung của Kiểm toán viên nhà nước.
2. Kiểm toán viên nhà nước phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung về phẩm chất công chức theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương đối với các ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư.
CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ VÀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
1. Chức trách
Kiểm toán viên là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản của Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán viên được giao thực hiện các nghiệp vụ kiểm toán chi tiết, kiểm toán tổng hợp. Khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán viên phải tuân thủ pháp luật, chuẩn mực, hướng dẫn, quy trình, nguyên tắc kiểm toán, các quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Kiểm toán nhà nước và thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản có liên quan;
b) Tham gia xây dựng kế hoạch kiểm toán năm, kế hoạch kiểm toán của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán nhà nước (sau đây gọi tắt là Đoàn kiểm toán);
c) Tham gia lập biên bản kiểm toán và báo cáo kiểm toán; kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán; tham gia trả lời kiến nghị, khiếu nại trong báo cáo kiểm toán (nếu có); tham gia thẩm định dự thảo: Kế hoạch kiểm toán, báo cáo kiểm toán và các văn bản khác theo nhiệm vụ được phân công; kiểm soát chất lượng kiểm toán;
d) Tham gia hoặc chủ trì xây dựng các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực kiểm toán được phân công;
đ) Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho thành viên Đoàn kiểm toán không phải là Kiểm toán viên nhà nước của Đoàn kiểm toán khi được phân công;
e) Kiểm toán viên khi được phân công làm Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền phân công.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Kiểm toán viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung tại Điều 3 của quy định này và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
b) Nắm được quy trình, nghiệp vụ, chuẩn mực kiểm toán nhà nước;
c) Có khả năng độc lập tổ chức công việc hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương;
c) Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước.
5. Yêu cầu đối với công chức dự thi chuyển ngạch
Thực hiện theo quy định tại Quy chế chuyển ngạch Kiểm toán viên nhà nước của Kiểm toán nhà nước.
Điều 5. Ngạch Kiểm toán viên chính
1. Chức trách
Kiểm toán viên chính là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao của Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán viên chính được giao thực hiện các nghiệp vụ kiểm toán, lập biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán và các tài liệu kiểm toán khác theo phân công. Khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán viên chính phải tuân thủ pháp luật, chuẩn mực, hướng dẫn, quy trình, nguyên tắc kiểm toán, các quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Kiểm toán nhà nước và thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản có liên quan;
b) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm toán của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán, kế hoạch kiểm toán năm của đơn vị;
c) Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán trong phạm vi trách nhiệm được phân công; chủ trì hoặc tham gia lập biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán;
d) Tham gia thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán hoặc tái thẩm định báo cáo kiểm toán theo kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, đề xuất xử lý các kiến nghị, khiếu nại về báo cáo kiểm toán khi được phân công;
đ) Tham gia tổng kết, đánh giá về công tác kiểm toán;
e) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực kiểm toán được phân công;
g) Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với Kiểm toán viên, thành viên Đoàn kiểm toán không phải là Kiểm toán viên nhà nước khi được phân công;
h) Kiểm toán viên chính khi được phân công làm Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Thành viên Đoàn kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền phân công.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Kiểm toán viên chính phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung tại Điều 3 của quy định này và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
b) Nắm vững và áp dụng thành thạo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước;
c) Có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược phát triển ngành, kế hoạch kiểm toán (năm, trung hạn, dài hạn) và khả năng về tổng kết, nghiên cứu lý luận chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán; có khả năng xây dựng và kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy trình, chuẩn mực kiểm toán nhà nước; có khả năng xây dựng tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho Kiểm toán viên;
d) Hiểu biết các thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
c) Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch Kiểm toán viên chính.
5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch, chuyển ngạch
a) Dự thi nâng ngạch Kiểm toán viên chính
- Đang giữ ngạch Kiểm toán viên; có thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên đủ 05 năm trở lên hoặc có tổng thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên và tương đương đủ 08 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
- Trong thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên hoặc tương đương đã tham gia xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
b) Dự thi chuyển ngạch Kiểm toán viên chính
Thực hiện theo quy định tại Quy chế chuyển ngạch Kiểm toán viên nhà nước của Kiểm toán nhà nước.
Điều 6. Ngạch Kiểm toán viên cao cấp
1. Chức trách
Kiểm toán viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán viên cao cấp thực hiện xây dựng chiến lược phát triển ngành, đề án, kế hoạch kiểm toán; chủ trì hướng dẫn các cuộc kiểm toán có độ phức tạp cao, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực. Khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán viên cao cấp phải tuân thủ pháp luật, chuẩn mực, hướng dẫn, quy trình, nguyên tắc kiểm toán, các quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Kiểm toán nhà nước và thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản có liên quan;
b) Khi được phân công, Kiểm toán viên cao cấp thực hiện các nhiệm vụ:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm toán (năm, trung hạn, dài hạn) của Kiểm toán nhà nước và của đơn vị;
- Thực hiện các cuộc kiểm toán phức tạp, phạm vi rộng, có liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực; chỉ đạo phân tích, đánh giá, lập báo cáo kiểm toán;
- Chủ trì thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán quan trọng hoặc tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán và đề xuất biện pháp xử lý các kiến nghị, khiếu nại về báo cáo kiểm toán;
- Chủ trì tổng kết, đánh giá về công tác kiểm toán;
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kiểm toán, quy trình, chuẩn mực kiểm toán;
- Chủ trì, xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Kiểm toán viên nhà nước, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước.
c) Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động kiểm toán;
d) Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán đối với Kiểm toán viên chính, kiểm toán viên, thành viên Đoàn kiểm toán không phải là Kiểm toán viên nhà nước khi được phân công;
đ) Kiểm toán viên cao cấp khi được phân công làm Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền phân công.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
Kiểm toán viên cao cấp phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung tại Điều 3 của quy định này và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về kiểm toán nhà nước; có kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;
b) Nắm vững và có khả năng xây dựng, chỉ đạo áp dụng quy trình, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ ở các lĩnh vực kiểm toán vào hoạt động kiểm toán;
c) Có khả năng phân tích kinh tế xã hội có liên quan đến hoạt động kiểm toán; phân tích, tổng hợp đánh giá được các mặt hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
d) Hiểu biết các thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế;
đ) Có năng lực chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh về lĩnh vực kiểm toán nhà nước;
e) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
d) Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
đ) Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch Kiểm toán viên cao cấp.
5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch, chuyển ngạch
a) Dự thi nâng ngạch Kiểm toán viên cao cấp
- Đang giữ ngạch Kiểm toán viên chính, có thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính đủ 05 năm trở lên hoặc có tổng thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính và tương đương đủ 08 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
- Trong thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:
+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành, cấp tỉnh hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền về việc chủ trì xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật.
b) Dự thi chuyển ngạch Kiểm toán viên cao cấp
Thực hiện theo quy định tại Quy chế chuyển ngạch Kiểm toán viên nhà nước của Kiểm toán nhà nước.
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.
2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu Tổng Kiểm toán nhà nước trong việc triển khai tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh chưa được quy định hoặc khó khăn vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1 Quyết định 1829/QĐ-KTNN năm 2017 về Quy chế thi, cấp Chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành
- 2 Quyết định 2009/QĐ-KTNN năm 2018 về Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn Tiền Kiểm toán viên do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành
- 3 Nghị định 134/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 84/2016/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng
- 4 Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành