UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 137/2006/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 24 tháng 5 năm 2006 |
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/03/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập;
Căn cứ Công văn số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17/04/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn một số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 705/SGD&ĐT ngày 15/05/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành hướng dẫn đánh giá, xếp loại công chức, viên chức Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh (kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã triển khai và tổ chức thực hiện tốt Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã Thủ Dầu Một chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này thay thế Quyết định số 111/2005/QĐ-UB ngày 23/06/2005 của UBND tỉnh Bình Dương.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 137/2006/QĐ-UBND ngày 24/05/2006 của UBND tỉnh Bình Dương)
Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn đánh giá, xếp loại công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo (kể cả trường công lập và trường ngoài công lập) cuối năm học như sau:
I. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TRỰC TIẾP DẠY LỚP MẦM NON, PHỔ THÔNG
Các đơn vị trường thuộc ngành học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp thực hiện việc đánh giá giáo viên trực tiếp dạy lớp theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành “Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập” và Công văn số 3040/BGD&ĐT ngày 17/04/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn một số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập”.
II. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TRỰC TIẾP DẠY LỚP TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP:
Do chưa có văn bản hướng dẫn cấp Bộ đối với trường trung cấp chuyên nghiệp nên UBND tỉnh tạm thời hướng dẫn đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy như sau:
1. Xếp loại về phẩm chất, chính trị, đạo đức lối sống: Tiêu chuẩn xếp loại về phẩm chất, đạo đức, lối sống:
a. Loại tốt: là những giáo viên đạt các yêu cầu sau:
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Gương mẫu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cán bộ, công chức, các quy định của điều lệ nhà trường, qui chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
- Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;
- Sống mẫu mực, trong sáng; có uy tín cao trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; có ảnh hưởng tốt trong nhà trường và ngoài xã hội.
b. Loại khá: Là những giáo viên đạt các yêu cầu sau:
- Chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cán bộ, công chức, các quy định của Điều lệ nhà trường, Qui chế và tổ chức hoạt động của Nhà trường;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học;
- Có uy tín trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân.
c. Loại trung bình: Là những giáo viên đạt các yêu cầu sau:
- Chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cán bộ, công chức, các quy định của Điều lệ nhà trường, Qui chế và tổ chức hoạt động của nhà trường;
- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
- Có thiếu sót trong kỷ luật lao động, nề nếp chuyên môn lối sống, có khuyết điểm nhưng chưa đến mức kỷ luật khiển trách;
- Uy tín trong đồng nghiệp và học sinh chưa cao.
d. Loại kém: Là những giáo viên vi phạm một trong các nội dung sau:
- Không chấp hành đầy đủ các chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có thiếu sót về đạo đức và lối sống;
- Không hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
- Bị xử lý hình thức kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
- Không còn tín nhiệm trong các đồng nghiệp, học sinh và nhân dân;
Khi xem xét phẩm chất, đạo đức, lối sống, cần đối chiếu với các điều giáo viên không được làm đã được quy định tại điều 75 Luật Giáo dục sửa đổi ngày 14/06/2005 và tại điều lệ nhà trường, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường đã được Bộ GDĐT ban hành vào năm 2000. Nếu giáo viên vi phạm một trong các điều cấm thì không xếp loại tốt mà tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ để xếp thấp hơn một bậc liền kề so với quy định.
Không xếp loại tốt những giáo viên có năng lực chuyên môn xếp loại trung bình trở xuống.
Những trường hợp đã bị kỷ luật mà đã hết hiệu lực thi hành kỷ luật thì không căn cứ vào hình thức kỷ luật đó để đánh giá, xếp loại về phẩm chất, đạo đức cho thời gian tiếp theo.
2. Tiêu chuẩn xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ:
Tất cả giáo viên của các trường Trung cấp chuyên nghiệp trong tỉnh được đánh giá, xếp loại về chuyên môn nghiệp vụ định kỳ một lần vào cuối năm học để xếp thành 4 loại: tốt, khá, trung bình, kém. Kết quả xếp loại về chuyên môn nghiệp vụ là tiêu chuẩn quan trọng để phân loại giáo viên sau khi đánh giá:
a. Loại tốt: phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau đây:
+ Đạt trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ từ tốt nghiệp đại học trở lên.
+ Được công nhận là giáo viên dạy giỏi từ cấp tỉnh trở lên.
+ Có phương pháp, kỹ năng nghiệp vụ đổi mới, sáng tạo trong giảng dạy; có sáng kiến kinh nghiệm từ loại B cấp tỉnh trở lên có giá trị nâng cao chất lượng giáo dục và áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn giảng dạy và nghiên cứu khoa học, góp phần đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
+ Các tiết giảng dạy trên lớp do tổ chuyên môn, trường, thanh tra dự giờ đều được đánh giá từ khá trở lên, trong đó có ít nhất ½ số tiết đạt loại giỏi.
+ Thực hiện xuất sắc các qui chế, quy định về chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục.
+ Kết quả học tập của học sinh về môn học do giáo viên phụ trách phải đạt yêu cầu trên 80%, trong đó có 25% đạt khá, giỏi.
b. Loại khá: phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau đây:
+ Đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.
+ Đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi từ cấp trường trở lên.
+ Có sáng kiến kinh nghiệm được công nhận từ cấp trường; bước đầu có đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại phù hợp với điều kiện Việt Nam.
+ Các tiết giảng dạy trên lớp do tổ chuyên môn, trường, thanh tra dự giờ đều được đánh giá từ đạt yêu cầu trở lên, trong đó có ít nhất ½ số tiết đạt loại khá trở lên.
+ Thực hiện tốt các qui chế, quy định về chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục.
+ Kết quả học tập của học sinh về môn học do giáo viên phụ trách phải đạt yêu cầu từ 75% trở lên trong đó có từ 15% trở lên đạt khá, giỏi.
c. Loại trung bình: phải đảm bảo đủ các tiêu chí sau đây:
+ Đạt chuẩn trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nếu chưa đạt chuẩn nhưng có ý thức tự học, tự bồi dưỡng và có khả năng học tập để đạt chuẩn đào tạo theo quy định trong một hai năm tới, trường hợp không có điều kiện học tập để đạt chuẩn thì phải là giáo viên khá về chuyên môn.
+ Các tiết giảng dạy trên lớp do tổ chuyên môn, trường, thanh tra dự giờ đều được đánh giá từ đạt yêu cầu trở lên.
+ Kết quả học tập của học sinh về môn học do giáo viên phụ trách phải đạt yêu cầu từ 50% trở lên trong đó có từ 10% trở lên đạt khá, giỏi.
d. Loại kém: Là những giáo viên chỉ vi phạm một trong những nội dung sau đây:
+ Đã đạt chuẩn đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, nhưng khả năng chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy yếu kém.
+ Chưa đạt chuẩn đào tạo, nhưng không có khả năng học tập để chuẩn hoá trình độ đào tạo theo quy định dù cho đi đào tạo lại cũng không thể sử dụng được.
+ Kém về phương pháp và khả năng giảng dạy truyền thụ kiến thức học sinh không hiểu bài, không quản lý được học sinh trong giờ dạy, giờ sinh hoạt; nội dung kiến thức giảng dạy, giáo dục học sinh có nhiều sai sót, kết quả giáo dục và giảng dạy học sinh thấp.
+ Các tiết dạy trên lớp do tổ chuyên môn, trường, thanh tra dự giờ đánh giá có từ ½ số tiết dạy trở lên bị xếp loại không đạt yêu cầu.
+ Thường xuyên vi phạm các qui chế, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của các cấp quản lý giáo dục.
+ Trong năm học đã vi phạm một trong các hành vi bị cấm đối với giáo viên được quy định trong Luật Giáo dục năm 2005 và điều lệ trường học do Bộ GDĐT ban hành chưa đến mức thi hành kỷ luật nhưng chậm sửa chữa, chậm khắc phục.
Do chưa có hướng dẫn của cấp Bộ đối với công chức, viên chức thuộc khối hành chánh phục vụ trong toàn ngành, UBND tỉnh tạm thời hướng dẫn các đơn vị trong ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc nhận xét đánh giá định kỳ mỗi năm một lần vào cuối năm học cùng thời gian nhận xét đánh giá với giáo viên trực tiếp dạy lớp. Các tiêu chuẩn để nhận xét đánh giá công chức, viên chức thuộc khối hành chánh, phục vụ như sau:
1. Xếp loại về phẩm chất, chính trị, đạo đức lối sống: Tiêu chuẩn xếp loại về phẩm chất, đạo đức, lối sống:
a. Loại tốt: là những công chức, viên chức đạt các yêu cầu sau:
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Gương mẫu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cán bộ, công chức, các quy định của điều lệ nhà trường, qui chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
- Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của công chức, viên chức nhà nước; tôn trọng nhân cách của đồng nghiệp, của học sinh, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của đồng nghiệp;
- Sống mẫu mực, trong sáng; có uy tín cao trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; có ảnh hưởng tốt trong nhà trường và ngoài xã hội,
Không xếp loại phẩm chất đạo đức tốt đối với những công chức, viên chức có chuyên môn nghiệp vụ xếp loại từ trung bình trở xuống.
b. Loại khá: Là những công chức, viên chức đạt các yêu cầu sau:
- Chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cán bộ, công chức, các quy định của Điều lệ nhà trường, Qui chế và tổ chức hoạt động của nhà trường;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của công chức; viên chức nhà nước; tôn trọng nhân cách của đồng nghiệp, của học sinh, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của đồng nghiệp.
- Có uy tín trong đồng nghiệp, học sinh và trong nhân dân.
c. Loại trung bình: Là những công chức, viên chức đạt yêu cầu sau:
- Chấp hành đầy đủ chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cán bộ, công chức, các quy định của Điều lệ nhà trường Qui chế và tổ chức hoạt động của đơn vị;
- Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Có thiếu sót trong kỷ luật lao động, nề nếp chuyên môn và lối sống, có khuyết điểm nhưng chưa đến mức kỷ luật khiển trách;
- Uy tín trong đồng nghiệp và học sinh và nhân dân chưa cao.
- Chưa đạt chuẩn đào tạo, nhưng có khả năng học tập để chuẩn hoá trình độ đào tạo theo quy định hoặc năng lực công tác từ đạt yêu cầu trở lên.
d. Loại kém: Là những công chức, viên chức vi phạm một trong các nội dung sau:
- Không chấp hành đầy đủ các chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Có thiếu sót về đạo đức và lối sống và bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;
- Không hoàn thành các nhiệm vụ được giao;
- Không còn tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân;
Khi xem xét phẩm chất, đạo đức, lối sống, cần đối chiếu với các điều giáo viên không được làm đã được quy định tại điều 75 Luật Giáo dục sửa đổi ngày 14/06/2005, Pháp lệnh cán bộ công chức bổ sung năm 2003 và tại điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mà đã được Bộ GDĐT ban hành vào năm 2000. Nếu công chức, viên chức vi phạm một trong các điều cấm thì không xếp loại tốt mà tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ để xếp thấp hơn một bậc liền kề so với quy định.
Những trường hợp đã bị kỷ luật mà đã hết hiệu lực thi hành kỷ luật thì không căn cứ vào hình thức kỷ luật đó để đánh giá, xếp loại về phẩm chất, đạo đức cho thời gian tiếp theo.
2. Tiêu chuẩn xếp loại về chuyên môn, nghiệp vụ:
a. Loại tốt:
- Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ theo cấp học, cấp quản lý, ngạch công chức. Nếu là kế toán trường học phải đạt trình độ từ trung cấp trở lên;
- Thực hiện tốt nội dung, kế hoạch công tác, nhiệm vụ được giao; quản lý tốt hồ sơ công tác; hiệu quả công tác có thể hiện sự tiến bộ rõ nét;
- Tích cực bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác;
- Có uy tín cao đối với đồng nghiệp, học sinh và nhân dân.
b. Loại khá:
- Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ theo cấp học, cấp quản lý, ngạch công chức. Nếu là kế toán trường học phải đạt trình độ từ trung cấp kế toán trở lên;
- Hoàn thành các nội dung, kế hoạch công tác, nhiệm vụ được giao; quản lý tốt hồ sơ công tác; hiệu quả công tác có thể hiện sự tiến bộ;
- Tích cực học tập, chính trị, văn hóa, tin học, ngoại ngữ để bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Có uy tín cao đối với đồng nghiệp, học sinh và nhân dân.
c. Loại trung bình:
- Đạt trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ theo cấp học, cấp quản lý, ngạch công chức. Nếu là kế toán phải đạt trình độ từ trung cấp kế toán trở lên;
- Thực hiện công tác còn có những sai sót nhỏ nhưng đạt yêu cầu các nội dung, kế hoạch công tác, các nhiệm vụ được giao;
- Có ý thức tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhưng chưa cao;
- Có uy tín cao đối với đồng nghiệp, học sinh và nhân dân;
- Chưa đạt chuẩn đào tạo, nhưng có khả năng học tập để chuẩn hóa trình độ đào tạo theo quy định hoặc năng lực công tác từ đạt yêu cầu trở lên.
d. Loại kém: Là những công chức, viên chức chỉ cần vi phạm một trong những tiêu chí sau đây:
+ Đã đạt chuẩn đào tạo, nhưng khả năng chuyên môn, nghiệp vụ yếu kém;
+ Chưa đạt chuẩn đào tạo, nhưng không có khả năng học tập để chuẩn hóa trình độ đào tạo theo quy định dù cho đi đào tạo lại cũng không thể sử dụng được;
+ Kém về phương pháp và khả năng công tác, hiệu quả công tác thấp;
+ Thường xuyên vi phạm một trong các qui chế, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của các cấp quản lý giáo dục;
+ Trong năm học đã vi phạm một trong các hành vi bị cấm đối với giáo viên được quy định trong Luật Giáo dục năm 2005 và điều lệ trường học do Bộ GDĐT ban hành, vi phạm điều công chức không được làm của Pháp lệnh cán bộ công chức năm 2003 nhưng chưa đến mức thi hành kỷ luật, chậm sửa chữa, chậm khắc phục.
IV- PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC SAU KHI ĐÁNH GIÁ
Sau khi đánh giá từng mặt (về phẩm chất, đạo đức, lối sống, chuyên môn nghiệp vụ), các đơn vị trong ngành tiến hành phân loại công chức, viên chức thành 4 loại: xuất sắc, khá, trung bình, kém.
1. Loại xuất sắc: Là những công chức, viên chức có:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống xếp loại tốt;
+ Chuyên môn nghiệp vụ xếp loại tốt.
2. Loại khá: là những công chức, viên chức không đủ điều kiện xếp loại xuất sắc, đạt các yêu cầu sau:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống xếp loại từ khá trở lên;
+ Chuyên môn nghiệp vụ xếp loại từ khá trở lên.
3. Loại trung bình: là những công chức, viên chức không đủ điều kiện xếp loại xuất sắc, loại khá và đạt các yêu cầu sau:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống xếp loại từ trung bình trở lên;
+ Chuyên môn nghiệp vụ xếp loại trung bình.
4. Loại kém: là những công chức, viên chức có một trong các xếp loại sau đây:
+ Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống xếp loại kém;
+ Chuyên môn nghiệp vụ xếp loại kém.
V. QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI:
Việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức trong ngành giáo dục được tiến hành theo trình tự như sau:
- Cá nhân viết bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn quy định được nêu tại các Điều 5 và Điều 6 của Quyết định 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/03/2006 (đối với giáo viên trực tiếp dạy lớp mầm non, phổ thông), và theo phần II và phần III (những nội dung được quy định tại văn bản này đối với giáo viên trực tiếp dạy lớp của các trường Trung cấp chuyên nghiệp, khối hành chánh-phục vụ của tất cả các đơn vị giáo dục trong toàn ngành) tại văn bản này (theo mẫu số 1).
- Tập thể tổ chuyên môn (hoặc tương đương) nơi công chức, viên chức đang công tác tham gia góp ý và ghi ý kiến nhận xét của tổ vào bản tự nhận xét đánh giá của cá nhân.
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì họp Liên tịch để đánh giá, xếp loại từng công chức, viên chức theo những nội dung đã được quy định như trên.
- Thủ trưởng đơn vị công bố công khai kết quả xếp loại công chức, viên chức trước phiên họp Hội đồng nhà trường (hoặc họp cơ quan, đơn vị) và báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản.
Đối với cán bộ quản lý trường học, sẽ do Thủ trưởng cấp trên trực tiếp đánh giá, xếp loại và có thông báo kết quả về đơn vị bằng văn bản.
- Công chức, viên chức trong đơn vị có quyền được trình bày ý kiến của mình, bảo lưu ý kiến tự đánh giá, xếp loại, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Bản tự đánh giá, xếp loại của công chức, viên chức hằng năm phải được lưu vào hồ sơ gốc theo phân cấp quản lý.
- Đánh giá, xếp loại công chức, viên chức là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước; UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai, phổ biến đầy đủ đến công chức, viên chức trong ngành. Việc đánh giá, xếp loại phải được thực hiện đồng bộ với việc sắp xếp tổ chức, mạng lưới từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở trường học.
- Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kết quả đánh giá, xếp loại toàn ngành, báo cáo về Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, UBND tỉnh trước ngày 30/07 hàng năm theo biểu mẫu số 4 đính kèm.
- Trên đây là những nội dung hướng dẫn về đánh giá, xếp loại công chức, viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2005-2006, UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai kịp thời và đúng nội dung yêu cầu./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1 Quyết định 695/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2013
- 2 Quyết định 24/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 3 Quyết định 235/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2018
- 4 Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 5 Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1 Quyết định 62/2012/QĐ-UBND về Quy định đánh giá công chức tỉnh Lào Cai
- 2 Quyết định 213/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế đánh giá, phân loại cán bộ, công, viên chức hàng năm tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 3 Quyết định 1804/QĐ-UBND năm 2009 về quy chế đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hàng năm do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4 Công văn số 3040/BGD&ĐT-TCCB về việc hướng dẫn một số điều trong Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Quyết định 06/2006/QĐ-BNV ban hành quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6 Luật Giáo dục 2005
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 1 Quyết định 213/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế đánh giá, phân loại cán bộ, công, viên chức hàng năm tỉnh Bắc Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành
- 2 Quyết định 62/2012/QĐ-UBND về Quy định đánh giá công chức tỉnh Lào Cai
- 3 Quyết định 1804/QĐ-UBND năm 2009 về quy chế đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hàng năm do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4 Quyết định 695/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành từ năm 1997 đến năm 2013
- 5 Quyết định 24/2018/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
- 6 Quyết định 235/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2018
- 7 Quyết định 470/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018