Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1371/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 25 tháng 6 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DÂU TẰM TƠ TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2019-2023

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm Đồng Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 104 /2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018 của HĐND tỉnh Lâm Đồng Phê duyệt chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;

Căn cứ Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 200/TTr-SNN ngày 23/10/2018 và Sở Tài chính tại văn bản số 734/STC-HCSN ngày 04/4/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành dâu tằm tơ tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019-2023 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Thực trạng ngành trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh

1. Tình hình và kết quả thực hiện:

Ngành dâu tằm tơ tỉnh Lâm Đồng phát triển hàng đầu cả nước; có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và sản xuất nông nghiệp của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho nhiều hộ nông dân và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Trong những năm gần đây, nghề trồng dâu nuôi tằm của tỉnh đã khôi phục và có chiều hướng phát triển nhanh về diện tích dâu, sản lượng kén tằm, tơ lụa. Chất lượng kén tằm nguyên liệu được nâng cao, cơ bản đáp ứng được yêu cầu ươm tơ chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Hiệu quả sản xuất ngành dâu tằm mang lại cho người dân thu nhập cao hơn so với sản xuất một số cây trồng, vật nuôi khác, bởi nguồn vốn đầu tư ban đầu thấp, quay vòng vốn nhanh và tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi.

Đến năm 2018, Lâm Đồng có trên 6.770 ha dâu, chiếm 67% diện tích dâu cả nước, sản lượng lá dâu đạt 124.660 tấn, các giống dâu lai mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào thay thế ở các vùng đất có điều kiện thích hợp thay dần các giống cũ, sản lượng kén đạt khoảng 8.904 tấn, sản lượng tơ đạt 1.187 tấn. Toàn tỉnh có trên 14.000 hộ trồng dâu nuôi tằm, khoảng 10 đơn vị nhập khẩu trứng giống tằm từ Trung Quốc trứng (trên 90%) về cung ứng cho trên 100 hộ nuôi tằm con tập trung, 150 cơ sở thu mua kén tằm, 22 cơ sở ươm tơ, dệt lụa. Công nghệ sản xuất chế biến tơ lụa của Lâm Đồng đã được đầu tư rất cơ bản, dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất cao với 40 dãy ươm tơ tự động, 400 mối/dãy và đang lắp đặt thêm 10 dãy, chất lượng tơ Lâm Đồng đã được nâng lên, trong đó có 80% sản lượng tơ đạt cấp cao và 20% tơ thủ công. Công nghiệp dệt sản xuất khoảng 5 triệu mét lụa mộc/năm, công nghiệp may từ lụa tơ tằm có năng lực may 200.000 sản phẩm/năm.

2. Những khó khăn, vướng mắc:

Hiện nay, công tác đầu tư nghiên cứu và sản xuất trứng giống tằm trong nước nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng để phục vụ sản xuất. Việc tổ chức cung ứng giống tằm cho sản xuất chủ yếu là tự phát, trứng giống tằm sử dụng trên địa bàn tỉnh chủ yếu được nhập từ Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch, chưa được kiểm soát chất lượng và nguồn gốc. Công tác quản lý nhà nước đối với việc sản xuất, kinh doanh trứng giống tằm trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế.

Công tác nhập khẩu nguồn giống tằm đầu dòng hoặc giống tằm cấp một để nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm thương phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất còn khó khăn.

Một số địa phương có điều kiện phát triển ngành dâu tằm nhưng còn thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để xây dựng những cơ sở nuôi tằm con tập trung có chất lượng hoặc một số cơ sở nuôi tằm con hoạt động chưa hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng giống tằm.

Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng dâu, nuôi tằm còn nhiều vấn đề đặt ra (năng suất dâu, kén vẫn thấp hơn so với trung bình thế giới, sâu bệnh hại dâu, tằm gây tổn thất rất lớn nhưng chưa được đầu tư nghiên cứu đúng mức).

Tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dâu tằm tơ chủ yếu là tự phát, chưa hình thành các liên kết sản xuất dâu tằm gắn với tiêu thụ sản phẩm. Công tác xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm tơ tằm trong nước cũng như trên thế giới còn hạn chế. Nguồn vốn đầu tư cho ngành dâu tằm tơ còn hạn hẹp, chủ yếu là vốn xã hội hóa, hạ tầng cơ sở còn yếu, thiếu đồng bộ.

II. Đối tượng, phạm vi thực hiện

1. Đối tượng: Các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình có điều kiện phát triển trồng dâu nuôi tằm.

2. Phạm vi: Trên địa bàn 11 huyện và thành phố (bao gồm: Đam Rông, Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc).

III. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

a) Phát triển ngành dâu tằm tơ theo hướng sản xuất hiệu quả, bền vững; hình thành vùng nguyên liệu dâu tằm ổn định, gắn nghề trồng dâu nuôi tằm với ươm tơ dệt lụa và bảo vệ môi trường; nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dâu tằm tơ; góp phần nâng cao đời sống của người dân nông thôn.

b) Phấn đấu xây dựng Lâm Đồng trở thành trung tâm sản xuất dâu tằm tơ của cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2023:

a) Diện tích trồng dâu tằm toàn tỉnh đạt 9.500-10.000 ha; trong đó, diện tích sử dụng giống dâu mới, dâu lai đạt 8.100-8.500 ha, diện tích trồng dâu ứng dụng công nghệ cao đạt 1.900-2.000 ha; sản lượng lá dâu đạt 200.000-210.000 tấn.

b) Cung cấp đủ giống tằm đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất; trong đó: giống sản xuất trong nước đạt ít nhất 30%; sản lượng kén tằm đạt 14.000-14.500 tấn, sản lượng tơ tằm đạt 1.800-1.900 tấn.

c) Hình thành ít nhất 03 liên kết liên huyện về tổ chức sản xuất dâu tằm gắn với tiêu thụ sản phẩm kén tằm, tơ lụa.

IV. Nội dung thực hiện

1. Phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm:

a) Phát triển diện tích dâu tằm toàn tỉnh đạt 10.000 ha; trong đó, diện tích hiện có 6.770 ha, diện tích chuyển đổi, trồng mới 3.230 ha; mỗi năm trồng mới khoảng 700 ha, diện tích chuyển đổi sang giống dâu mới năng suất cao khoảng 300 ha; năng suất đạt bình quân từ 22-23 tấn/ha.

b) Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư diện tích trồng dâu năng suất, chất lượng cao; tổng diện tích hỗ trợ 820 ha; giống thực hiện S7-CB, VA-201, TBL-03, TBL-05...

c) Trồng mới dâu tằm trên đất phù sa, đất bãi bồi ven sông suối và chuyển đổi một phần diện tích trồng điều, lúa một vụ, mía kém hiệu quả sang trồng cây dâu tằm (các huyện: Đam Rông, Đạ Huoai Đạ Tẻh, Cát Tiên); chuyển đổi một phần diện cây công nghiệp dài ngày kém hiệu quả sang trồng dâu tằm (Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc).

(Chi tiết tại Phụ lục I đính kèm)

2. Ổn định và nâng cao chất lượng giống tằm phục vụ sản xuất:

a) Nhập khẩu trứng giống tằm: Tổng nhu cầu trứng giống tằm nhập khẩu đến năm 2023 trên 1.000.000 hộp; bình quân mỗi năm nhập khẩu trứng giống tằm trên 200.000 hộp/năm (từ các nước Trung Quốc, Nhật Bản,..); sản lượng kén tằm 14.000-14.500 tấn/năm, năng suất kén đạt bình quân 40-45 kg/hộp;

(Chi tiết tại Phụ lục II đính kèm)

b) Nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm:

- Hỗ trợ đầu tư bồi dục giống: Thực hiện bồi dục 07 giống tằm O1, O2, A1, A2, BL1, BL2, BL6 tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (từ năm 2020 -2021) để bảo tồn nguồn gen phục vụ công tác lai tạo giống gốc, giống tằm mới.

- Nâng cao năng lực sản xuất trứng giống tằm: Thực hiện hỗ trợ nâng cao năng lực nghiên cứu, thử nghiệm sản xuất trứng giống tằm lưỡng hệ cấp II từ giống cấp I hoặc từ giống gốc để tạo các giống tằm cho năng suất cao chất lượng tơ tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất để từng bước chủ động nguồn trứng giống tằm trong tỉnh.

c) Phát triển cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao:

- Xây dựng mới cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao: Hỗ trợ xây dựng nhà tằm con đạt tiêu chuẩn, thiết bị điều khiển tự động nhiệt độ, ẩm độ phòng tằm con, thiết bị sát trùng, cơ giới hóa,..để xây dựng mới 10 cơ sở nuôi tằm con tập trung tại các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông và Đạ Huoai.

- Nâng cấp, mở rộng cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao: Hỗ trợ trang thiết bị điều khiển tự động nhiệt độ, ẩm độ phòng tằm con, thiết bị sát trùng, cơ giới hóa để nâng cấp mở rộng 18 cơ sở nuôi tằm con tập trung tại các huyện: Lâm Hà, Đức Trọng, Đạ Tẻh, Cát Tiên và thành phố Bảo Lộc.

3. Xây dựng mô hình tự động, cơ giới hóa trồng dâu nuôi tằm: Hỗ trợ xây dựng 09 mô hình ứng dụng tự động, cơ giới hóa (hệ thống tưới tiết kiệm tự động; máy móc hỗ trợ nuôi tằm, sàn sắt, khay trượt, né gỗ) trong trồng dâu nuôi tằm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất dâu tằm tại các huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Đam Rông, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Dạ Tẻh, Cát Tiên và thành phố Bảo Lộc; nhân rộng phát triển các mô hình trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần phát triển bền vững ngành trồng dâu nuôi tằm.

4. Xây dựng liên kết tổ chức sản xuất dâu tằm gắn với tiêu thụ sản phẩm kén tằm, tơ lụa: Hỗ trợ xây dựng hình thành 03 liên kết liên huyện về tổ chức sản xuất dâu tằm gắn với tiêu thụ sản phẩm; trong đó: liên kết 1 gồm các huyện Đức Trọng, Lâm Hà và Đam Rông; liên kết 2 gồm các huyện Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc; liên kết 3 gồm các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên; thời gian hỗ trợ thực hiện các liên kết trong 02 năm; quy mô 01 liên kết ít nhất 50 hộ trồng dâu nuôi tằm với quy mô sản xuất 18 ha trồng dâu (700 hộp tằm/năm); sản lượng kén 28 tấn/năm.

5. Phát triển làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa gắn với du lịch:

Khuyến khích đầu tư phát triển trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa; phát triển các mô hình du lịch canh nông và phát triển làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa tại Bảo Lộc, Đức Trọng, Lâm Hà, Đạ Tẻh; gắn liền với chương trình phát triển làng nghề theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, chương trình du lịch canh nông của tỉnh và phát triển các sản phẩm từ tơ tằm gắn với chương trình phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh.

6. Đào tạo tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

a) Thực hiện đào tạo quy trình quản lý, kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm cho 32 cán bộ phụ trách, quản lý ngành dâu tằm tơ của tỉnh và các địa phương.

b) Tổ chức 30 lớp tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm cho hộ nông dân; phổ biến, hướng dẫn quy định nhà nước cho cơ sở sản xuất kinh doanh giống tằm.

V. Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước

1. Phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm: Hỗ trợ sau đầu tư diện tích trồng giống dâu năng suất, chất lượng cao tối đa 05 triệu đồng/ha, không quá 01 ha/hộ.

2. Nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm:

a) Hỗ trợ 30% kinh phí bồi dục giống tằm gốc nâng cao năng lực cơ sở nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm, tối đa không quá 200 triệu đồng/năm; hỗ trợ một lần 30% kinh phí nhập nội, sản xuất trứng giống tằm nhằm nâng cao năng lực cơ sở nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm, tối đa không quá 500 triệu đồng/năm và thu hồi nộp ngân sách nhà nước bằng 30% số kinh phí ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đầu tư trực tiếp nhập nội, sản xuất trứng giống tằm; thời gian thu hồi không quá 12 tháng sau khi dự án kết thúc.

b) Hỗ trợ một lần 30% kinh phí xây dựng mới cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao, tối đa không quá 200 triệu đồng/cơ sở; hỗ trợ một lần 30% kinh phí nâng cấp mở rộng cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao, tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở; thu hồi nộp ngân sách nhà nước bằng 30% số kinh phí ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đầu tư xây dựng mới và đầu tư nâng cấp mở rộng cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao; thời gian thu hồi không quá 12 tháng sau khi dự án kết thúc.

3. Xây dựng mô hình ứng dụng tự động, cơ giới hóa trồng dâu nuôi tằm: Hỗ trợ một lần 50% kinh phí xây dựng mô hình cơ giới hóa trồng dâu nuôi tằm, tối đa không quá 70 triệu đồng/mô hình.

4. Xây dựng liên kết tổ chức sản xuất dâu tằm gắn với tiêu thụ sản phẩm kén tằm, tơ lụa: Hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa không quá 150 triệu đồng; hỗ trợ một lần 30% kinh phí đầu tư hạ tầng phục vụ liên kết, tối đa không quá 05 tỷ đồng/liên kết, 01 doanh nghiệp/liên kết; hỗ trợ tối đa 70% chi phí mua giống tằm con cho các hộ tham gia liên kết, tối đa không quá 500 triệu đồng/liên kết.

5. Đào tạo tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

VI. Kinh phí thực hiện Đề án

Tổng kinh phí thực hiện đề án: 638.023,6 triệu đồng, trong đó:

1. Vốn ngân sách tỉnh: 13.740,5 triệu đồng (chiếm 2,2%);

2. Vốn tổ chức, cá nhân đối ứng: 624.283,1 triệu đồng (chiếm 97,8%).

Chi tiết tại Phụ lục III, IV, V, VI, VII, VIII, IX đính kèm.

VII. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về nguồn giống:

a) Về giống tằm:

- Tiến hành nhập khẩu trứng giống tằm từ các nguồn trên thế giới (chủ yếu là giống Lưỡng Quảng: tổ hợp lai (932 x Tương dung ) x (7532 x Phù dung); thực hiện quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức nhập, cung ứng trứng giống tằm tự công bố tiêu chuẩn chất lượng theo quy định; cam kết chất lượng giống và các quy định về an toàn dịch bệnh; tổ chức kiểm tra, kiểm nghiệm định kỳ chất lượng giống tằm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh giống tằm con tập trung; từng bước phát triển nhập khẩu trứng giống chính ngạch để thực hiện đúng quy định pháp luật.

- Tăng cường công tác nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm, từng bước chủ động nguồn giống do trong nước sản xuất đáp ứng nhu cầu nuôi tằm của tỉnh; đồng thời, phát triển sản xuất chuyên môn hóa các cơ sở nuôi tằm con tập trung để cung cấp nguồn con giống tốt, giảm công lao động, quản lý tốt bệnh hại tằm, nâng cao năng suất và chất lượng kén.

b) Về giống dâu:

- Ưu tiên phát triển các giống dâu mới có năng suất, chất lượng cao ở các tiểu vùng khí hậu thích hợp nhằm khai thác lợi thế so sánh của vùng, bao gồm: S7-CB, VA-201, TBL-03, TBL-05 (là các giống đã được công nhận giống chính thức và tạm thời tại Việt Nam).

- Tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào canh tác; nâng cao năng suất, chất lượng lá dâu để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất kén tằm.

2. Giải pháp tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm: Phát triển các hình thức hợp tác giữa các hộ trồng dâu nuôi tằm và các doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và nhà máy ươm tơ, dệt lụa để hình thành các liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; gắn phát triển vùng liệu với nhà máy ươm tơ, dệt lụa; tăng cường khả năng tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường, giá cả; để nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất bền vững; đồng thời, phát triển làng nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa gắn với du lịch để giới thiệu, quảng bá sản phẩm chế biến từ tơ tằm.

3. Giải pháp huy động nguồn lực:

a) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến các mục tiêu của Đề án tới các địa phương, đơn vị có liên quan và người dân để chủ động đầu tư phát triển sản xuất dâu tằm tơ.

b) Chủ động bố trí nguồn vốn từ ngân sách và lồng ghép từ các chương trình, đề án, dự án khác để thực hiện các nội dung Đề án; thu hút các thành phần kinh tế có năng lực đầu tư phát triển sản xuất vào các địa phương có vùng nguyên liệu dâu tằm ổn định.

4. Giải pháp về cơ chế chính sách:

a) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu, sản xuất giống dâu, tằm.

b) Có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu trứng giống tằm tiếp cận các nguồn vốn vay một cách hiệu quả (vay với lãi suất thấp, kéo dài thời gian trả nợ) và chính sách ưu đãi về thuế.

c) Hỗ trợ một phần kinh phí trồng mới hoặc chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang phát triển trồng dâu; tận dụng các diện tích tại các khu vực bãi bồi, ven sông suối để phát triển thêm diện tích trồng dâu.

d) Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính sách về đất đai để chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa 01 vụ, đất trồng cây công nghiệp dài ngày kém hiệu quả phát triển trồng dâu phục vụ nuôi tằm.

5. Giải pháp phát triển thị trường:

a) Khuyến khích, hỗ trợ các đơn vị chủ động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tăng cường liên kết hợp tác phát triển sản phẩm ở các thị trường trong và ngoài nước.

b) Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc-Việt Nam đáp ứng yêu cầu cạnh tranh thị trường và đảm bảo tính bền vững của thương hiệu.

c) Hình thành mối liên kết với các doanh nghiệp, giúp các làng nghề trở thành nơi cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp; nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm du lịch làng nghề.

VIII. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Đề án.

b) Tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện Đề án.

c) Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện tại các địa phương. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện.

2. Các sở: Kế hoạch và Đầu tư và Tài chính: Tham mưu cân đối, bố trí ngân ngân sách và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện Đề án theo mục tiêu đề ra; hướng dẫn về trình tự thủ tục giải ngân, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

3. Sở Khoa học Công nghệ: Xây dựng các đề tài nghiên cứu về sản xuất giống, chuyển giao quy trình kỹ thuật đối với sản xuất dâu tằm; ưu tiên bố trí vốn sự nghiệp khoa học cho đề tài nghiên cứu sản xuất trứng giống tằm, khảo nghiệm, chuyển giao giống dâu chất lượng cao, thuốc phòng trị bệnh dâu tằm và các thành tựu khoa học công nghệ liên quan đến sản xuất dâu tằm.

4. Sở Công Thương: Lồng ghép các chương trình, kinh phí khuyến công hàng năm đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến tơ tằm trên địa bàn; khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến kén, tơ tằm; tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị chế biến, xuất khẩu sản phẩm tơ tằm.

5. Hội Nông dân tỉnh: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến hội viên nông dân về chủ trương, chính sách phát triển sản xuất dâu tằm tơ; tích cực vận động và giúp nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; phát động thi đua, phong trào nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau làm giàu, xây dựng và nhân rộng những điển hình tiên tiến.

6. UBND các huyện, thành phố:

a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn lập kế hoạch để triển khai thực hiện tốt các nội dung, giải pháp và đảm bảo tính hiệu quả của Đề án tại địa phương.

b) Bố trí kinh phí lồng ghép với các chương trình, dự án, đề án trên địa bàn để thực hiện Đề án theo đúng tiến độ đề ra.

c) Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh; đồng thời phản ánh các kiến nghị, đề xuất để có chỉ đạo kịp thời.

Điều 2. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học Công nghệ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- LĐVP;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC 1.

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DÂU TẰM TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2019-2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh)

TT

Huyện, thành phố

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Diện tích tăng BQ/năm (%)

Sản lượng tăng BQ/năm (%)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

1

Thành phố Đà Lạt

3

46

3

46

3

46

3

46

3

46

0,0

2,8

2

Huyện Đơn Dương

4

67

4

67

4

68

4

70

4

83

0,0

5,2

3

Huyện Đức Trọng

1.320

25.696

1.360

26.467

1.400

27.910

1.442

29.416

1.486

30.753

3,8

6,3

4

Huyện Lâm Hà

2.700

51.540

2.727

52.056

2.754

53.828

2.782

55.631

2.810

57.654

6,8

9,1

5

Huyện Đam Rông

350

7.224

400

8.127

450

10.170

550

11.352

600

12.312

19,6

24,3

6

Huyện Di Linh

500

11.340

600

13.608

720

16.718

864

18.818

950

19.502

21,1

25,2

7

Huyện Bảo Lâm

370

9.450

500

11.340

600

13.932

720

16.680

842

17.286

20,9

24,3

8

Thành phố Bảo Lộc

500

11.057

585

12.162

644

13.697

708

15.840

800

16.416

11,1

13,6

9

Huyện Đạ Huoai

261

5.103

270

5.292

280

5.612

290

5.940

300

6.156

3,5

5,8

10

Huyện Đạ Tẻh

1.400

26.295

1.456

27.084

1.500

28.561

1.545

30.083

1.590

32.627

8,0

11,6

11

Huyện Cát Tiên

350

8.127

450

10.83?

600

11.649

630

12.298

650

13.338

22,0

27,9

Tổng

7.758

155.899

8.355

167.039

8.955

182.145

9.538

196.127

10.035

206.127

9,8

12,8

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH GIỐNG TẰM, SẢN LƯỢNG KÉN TẰM TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2019-2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh)

TT

Huyện, thành phố

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Trứng giống tằm tăng BQ/năm (%)

Sản lượng kén tằm tăng BQ/năm (%)

Giống tằm con (hộp)

Kén tằm (tấn)

Giống tằm con (hộp)

Kén tằm (tấn)

Giống tằm con (hộp)

Kén tằm (tấn)

Giống tằm con (hộp)

Kén tằm (tấn)

Giống tằm con (hộp)

Kén tằm (tấn)

1

Thành phố Đà Lạt

71

3

71

3

71

3

71

3

71

3

3,5

3,5

2

Huyện Đơn Dương

104

4

104

4

107

4

110

4

129

5

5,9

5,9

3

Huyện Đức Trọng

45.887

1.835

47.263

1.891

49.840

1.994

52.529

2.101

54.917

2.197

7,4

6,3

4

Huyện Lâm Hà

82.833

3.313

83.661

3.346

86.509

3.460

89.406

3.576

92.658

3.706

9,1

9,1

5

Huyện Đam Rông

12.900

516

14.513

581

18.160

726

20.271

811

21.986

879

24,3

24,3

6

Huyện Di Linh

20.250

810

24.300

972

29.854

1.194

33.603

1.344

34.825

1.393

25,2

25,2

7

Huyện Bảo Lâm

16.875

675

20.250

810

24.879

995

29.785

1.191

30.868

1.235

24,3

24,3

8

Thành phố Bảo Lộc

17.769

711

19.546

782

22.013

881

25.457

1.018

26.383

1.055

13,6

13,6

9

Huyện Đạ Huoai

9.113

365

9.450

378

10.021

401

10.607

424

10.993

440

5,8

5,8

10

Huyện Đạ Tẻh

46.956

1.878

48.365

1.935

51.002

2.040

53.719

2.149

58.262

2.330

11,6

11,6

11

Huyện Cát Tiên

14.513

581

19.350

774

20.801

832

21.961

878

23.818

953

27,9

27,9

Tổng

267.270

10.691

286.873

11.475

313.257

12.530

337.521

13.501

354.910

14.196

13,1

12,9

 

PHỤ LỤC III

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DÂU TẰM TƠ GIAI ĐOẠN 2019-2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Hạng mục

Đvt

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Kinh phí

Ngân sách tỉnh

Đối ứng

I

Phát triển diện tích trồng dâu

ha

3.694

20

73.889,9

4.100,0

69.789,9

II

Ổn định và nâng cao chất lượng trứng giống tằm phục vụ sản xuất

 

 

 

552.841,6

4.700,2

548.141,3

1

Nhập khẩu trứng giống tằm

hộp

1.524.966

0,35

533.738,0

 

533.738,0

2

Nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm

 

 

 

3.271,7

900,2

2.371,5

2.1

Bồi dục giống tằm

 

 

 

1.613,0

400,2

1.212,8

2.2

Nâng cao năng lực sản xuất trứng giống tằm cấp II

 

 

 

1.658,7

500,0

1.158,7

3

Hỗ trợ cơ sở sản xuất giống tằm con công nghệ cao

 

 

 

15.831,8

3.800,0

12.031,8

3.1

Xây dựng mới cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

cơ sở

10

783

9.832,8

2.000,0

7.832,8

3.2

Nâng cấp, mở rộng cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

cơ sở

18

333

5.999,0

1.800,0

4.199,0

III

Xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa trồng dâu nuôi tằm

mô hình

9

140

1.330,0

630,0

700,0

IV

Xây dựng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm dâu tằm tơ

 

0

 

9.979,3

3.450,1

6.529,2

1

Chi phí tư vấn xây dựng dự án liên kết

dự án

3

 

450,0

450,0

0,0

2

Hỗ trợ hộ tham gia liên kết (hỗ trợ giống tằm)

dự án

3

500,00

2.142,9

1.500,0

642,9

3

Hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ tham gia liên kết (nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm, hệ thống xử lý chất thải)

doanh nghiệp

3

1.677

7.386,4

1.500,1

5.886,3

V

Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

 

 

 

460,0

460,0

 

1

Đào tạo quy trình quản lý, kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm cho cán bộ phụ trách, quản lý ngành dâu tằm tơ của tỉnh và các địa phương.

Người

32

5

160,0

160,0

 

2

Tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm cho hộ nông dân

Lớp

30

10

300,0

300,0

 

VI

Quản lý đề án

 

 

 

400,2

400,2

 

Tổng cộng

 

 

 

638.023,6

13.740,5

624.283,1

 

PHỤ LỤC IV

CHI TIẾT PHÂN KỲ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2019 - 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh)

Đvt: triệu đồng

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Năm 2019

Năm 2020

m 2021

Năm 2022

Năm 2023

I

Hỗ trợ phát triển diện tích trồng dâu

4.100,0

1.000,0

1.000,0

1000,0

600,0

500,0

II

Ổn định và nâng cao chất lượng giống tằm phục vụ sản xuất

4.700,2

1.000,0

900,0

1.400,1

700,0

700,0

1

Nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm

900,2

 

200,1

700,1

 

 

1.1

Bồi dục giống tằm

400,2

 

200,1

200,1

 

 

1.2

Nâng cao năng lực sản xuất trứng giống tằm cấp II

500,0

 

 

500,0

 

 

2

Hỗ trợ cơ sở sản xuất giống tằm con công nghệ cao

3.800,0

1.000,0

700,0

700,0

700,0

700,0

2.1

Xây dựng mới cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

2.000,0

400,0

400,0

400,0

400,0

400,0

2.2

Nâng cấp, mở rộng cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

1.800,0

600,0

300,0

300,0

300,0

300,0

III

Xây dựng mô hình tự động, cơ giới hóa trồng dâu nuôi tằm

630,0

280,0

140,0

140,0

70,0

 

IV

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dâu tằm tơ

3.450,1

 

1.800,0

1.400,0

250,0

0

1

Chi phí tư vấn xây dựng dự án liên kết

450,0

 

300,0

150,0

 

 

2

Hỗ trợ hộ tham gia liên kết (hỗ trợ giống tằm tuổi 3)

1.500,0

 

500,0

750,0

250,0

 

3

Hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ tham gia liên kết (nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm, hệ thống xử lý chất thải)

1.500,1

 

1.000,0

500,0

 

 

V

Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

460,0

260,0

100,0

100,0

0

0

1

Đào tạo quy trình quản lý, kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm cho cán bộ phụ trách, quản lý ngành dâu tằm tơ của tỉnh và các địa phương

160,0

160,0

 

 

 

 

2

Tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm cho hộ nông dân.

300,0

100,0

100,0

100,0

 

 

VI

Quản lý đề án

400,2

76,2

118,2

113,7

48,6

36,0

Tổng cộng

13.740,5

2.616,2

4.058,3

4.161,4

1.668,6

1.236,0

 

PHỤ LỤC V

 CHI TIẾT PHÂN BỔ KINH PHÍ NGÂN SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Hạng mục

Cộng

Sở NN

Lâm Hà

Đam Rông

Đức Trọng

Di Linh

Bảo Lâm

Bảo Lộc

Đạ Huoai

Đạ Tẻh

Cát Tiên

I

Phát triển diện tích trồng dâu

1.000,0

 

100,0

150,0

50,0

100,0

100,0

50,0

50,0

200,0

200,0

II

Hỗ trợ cơ sở sản xuất giống tằm con công nghệ cao

1.000,0

 

300,0

 

100,0

200,0

200,0

200,0

 

 

 

1

Xây dựng mới cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

400,0

 

 

 

 

200,0

200,0

 

 

 

 

2

Nâng cấp, mở rộng cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

600,0

 

300,0

 

100,0

 

 

200,0

 

 

 

III

Xây dựng mô hình tự động, cơ giới hóa trồng dâu nuôi tam

280,0

 

70,0

 

70,0

70,0

70,0

 

 

 

 

IV

Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

260,0

260,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đào tạo quy trình quản lý, kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm cho cán bộ phụ trách, quản lý ngành dâu tằm tơ của tỉnh và các địa phương

160,0

160,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm cho hộ nông dân.

100,0

100,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Quản lý đề án

76,2

76,2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

2.616,2

336,2

470,0

150,0

220,0

370,0

370,0

250,0

50,0

200,0

200,0

 

PHỤ LỤC VI

CHI TIẾT PHÂN BỔ KINH PHÍ NGÂN SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Hạng mục

Cộng

Sở NN

Đam Rông

Đức Trong

Di Linh

Bảo Lâm

Bảo Lộc

Đạ Huoai

Đạ Tẻh

Cát Tiên

I

Phát triển diện tích trồng dâu

1.000,0

 

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

200,0

200,0

II

Ổn định và nâng cao chất lượng giống tằm phục vụ sản xuất

900,1

200,1

200,0

 

200,0

 

300,0

 

 

 

1

Bồi dục giống tằm

200,1

200,1

 

 

200,0

 

300,0

 

 

 

2

Hỗ trợ cơ sở sản xuất giống tằm con công nghệ cao

700,0

 

200,0

 

200,0

 

 

 

 

 

2.1

Xây dựng mới cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

400,0

 

200,0

 

 

 

300,0

 

 

 

2.2

Nâng cấp, mở rộng cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

300,0

 

 

 

 

 

70,0

 

 

 

III

Xây dựng mô hình tự động, cơ giới hóa trồng dâu nuôi tằm

140,0

 

70,0

 

 

 

 

 

 

 

IV

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dâu tằm tơ

1.800,0

1.800,0

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi phí tư vấn xây dựng dự án liên kết

300,0

300,0

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ hộ tham gia liên kết (hỗ trợ giống tằm)

500,0

500,0

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ tham gia liên kết (nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm, hệ thống xử lý chất thải)

1.000,0

1.000,0

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

100,0

100,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm cho hộ nông dân.

100,0

100,0

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Quản lý đề án

118,2

118,2

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

4.058,3

2.218,3

370,0

100,0

300,0

100,0

470,0

100,0

200,0

200,0

 

PHỤ LỤC VII

CHI TIẾT PHÂN BỔ KINH PHÍ NGÂN SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Hạng mục

Cộng

Sở NN

Đam Rông

m Hà

Di Linh

Bảo Lâm

Đạ Huoai

Đạ Tẻh

Cát Tiên

I

Phát triển diện tích trồng dâu

1.000,0

 

150,0

150,0

100,0

100,0

100,0

200,0

200,0

II

Ổn định và nâng cao chất lượng giống tằm phục vụ sản xuất

1.400,0

700,0

 

100,0

 

200,0

 

400,0

 

1

Nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm

700,0

700,0

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Bồi dục giống tằm

200,0

200,0

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Nâng cao năng lực sản xuất trứng giống tằm cấp II

500,0

500,0

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ cơ sở sản xuất giống tằm con công nghệ cao

700,0

 

 

100,0

 

200,0

 

400,0

 

2.1

Xây dựng mới cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

400,0

 

 

 

 

200,0

 

200,0

 

2.2

Nâng cấp, mở rộng cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

300,0

 

 

100,0

 

 

 

200,0

 

III

Xây dựng mô hình tự động, cơ giới hóa trồng dâu nuôi tằm

140,0

 

 

 

 

 

 

70,0

70,0

IV

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dâu tằm tơ

1.400,0

1.400,0

 

 

 

 

 

 

 

1

Chi phí tư vấn xây dựng dự án liên kết

150,0

150,0

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ hộ tham gia liên kết (hỗ trợ giống tằm)

750,0

750,0

 

 

 

 

 

 

 

3

Hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ tham gia liên kết (nâng cấp nhà xưởng, máy móc thiết bị sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm, hệ thống xử lý chất thải)

500,0

500,0

 

 

 

 

 

 

 

V

Đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

100,0

100,0

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm cho hộ nông dân.

100,0

100,0

 

 

 

 

 

 

 

VI

Quản lý đề án

121,2

121,2

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

4.161,4

2.321,4

150,0

250,0

100,0

300,0

100,0

670,0

270,0

 

PHỤ LỤC VIII

CHI TIẾT PHÂN BỔ KINH PHÍ NGÂN SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Hạng mục

Cộng

Sở NN

Lâm Hà

Đức Trọng

Đam Rông

Di Linh

Bảo Lâm

Đạ Huoai

Đạ Tẻh

I

Phát triển diện tích trồng dâu

600,0

 

150,0

 

100,0

100,0

100,0

 

150,0

II

Ổn định và nâng cao chất lượng giống tằm phục vụ sản xuất

700,0

 

100,0

200,0

 

 

 

200,0

200,0

1

Xây dựng mới cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

400,0

 

 

 

 

 

 

200,0

200,0

2

Nâng cấp, mở rộng cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

300,0

 

100,0

200,0

 

 

 

 

 

III

Xây dựng mô hình tự động, cơ giới hóa trồng dâu nuôi tằm

70,0

 

 

 

 

 

 

70,0

 

IV

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dâu tằm tơ

250,0

250,0

 

 

 

 

 

 

 

 

Hỗ trợ hộ tham gia liên kết (hỗ trợ giống tằm)

250,0

250,0

 

 

 

 

 

 

 

V

Quản lý đề án

48,6

48,6

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

1.668,6

298,6

250,0

200,0

100,0

100,0

100,0

270,0

350,0

 

PHỤ LỤC IX

CHI TIẾT PHÂN BỔ KINH PHÍ NGÂN SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: triệu đồng

T

Hạng mục

Cộng

Sở NN

Lâm Hà

Đam Rông

Di Linh

Bảo Lâm

Đạ Tẻh

Cát Tiên

I

Phát triển diện tích trồng dâu

500,0

 

 

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

II

Hỗ trợ cơ sở sản xuất giống tằm con công nghệ cao

700,0

 

200,0

 

 

 

200,0

200,0

1

Xây dựng mới cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

400,0

 

 

 

 

 

200,0

200,0

2

Nâng cấp, mở rộng cơ sở nuôi tằm con tập trung công nghệ cao

300,0

 

200,0

 

 

 

 

 

III

Quản lý đề án

36,0

36,0

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

1.236,0

36,0

200,0

100,0

100,0

100,0

300,0

400,0