BỘ GIÁO DỤC Số: 138-QĐ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 1964 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Căn cứ nghị định số 198-CP ngày 07 tháng 11 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Quản lý học sinh, sinh viên các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, sau khi đã hiệp ý với các Bộ và cơ quan ngang Bộ có trường đại học, học viện và các trường trung học chuyên nghiệp;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, học viện và trung học chuyên nghiệp năm học 1964-1965 đính kèm theo quyết định này.
Điều 2. Các ông Chánh văn phòng Bộ Giáo dục, Vụ trưởng Vụ Quản lý học sinh, sinh viên các trường đại học và trung học chuyên nghiệp, các ông Giám đốc, Ty trưởng Sở, Ty Giáo dục địa phương, các ông hiệu trưởng các trường đại học và trung học chuyên nghiệp có trách nhiệm thi hành quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC |
VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP NĂM HỌC 1964-1965
Tất cả thí sinh xin thi vào các trường đại học, học viện và trung học chuyên nghiệp đều phải có đủ những kiện dưới đây:
a) Tư tưởng, đạo đức:
- Lịch sử gia đình và bản thân rõ ràng, trung thành với cách mạng xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước;
- Lập trường, tư tưởng, tư cách, đạo đức, thái độ học tập và lao động tốt, có tinh thần yêu tâm yêu nghề, chịu đựng gian khổ và khắc phục khó khăn;
- Không ở trong thời hạn bị can án, bị pháp luật tước quyền công dân, không phạm kỷ luật nặng phải loại ra ngoài các cơ sở công tác, các tổ chức đào tạo mà đến nay chưa được tổ chức công nhận có tiến bộ rõ rệt hoặc còn trong thời gian cấm thi;
- Trừ số thí sinh hiện là học sinh đang học ở các trường văn hóa, các thí sinh khác đều phải bảo đảm đã có một quá trình và hiện đang tham gia công tác hoặc lao động sản xuất trong một tổ chức cơ sở.
b) Trình độ văn hóa:
1. Thi vào các trường đại học, học viện hoặc các trường trung học chuyên nghiệp cần tuyển thí sinh tốt nghiệp cấp III:
- Phải tốt nghiệp cấp III phổ thông, cấp III các trường bổ túc công nông hoặc một cấp tương đương (tốt nghiệp phổ thông hệ 9 năm từ năm 1956 về trước, trung học chuyên khoa, dự bị đại học, trung học đệ nhị cấp hoặc tú tài toàn phần);
- Đối với cán bộ, công nhân viên, xã viên hợp tác xã nếu học bổ túc văn hóa tại chức phải có chứng chỉ tốt nghiệp cấp III do Bộ Giáo dục hoặc Sở, Ty Giáo dục địa phương cấp. Riêng thí sinh thi vào ngành Sư phạm phải có trình độ văn hóa toàn diện (tốt nghiệp các môn: Toán, lý , hóa, văn, sử, địa).
Nếu là cán bộ đã tốt nghiệp ở một trường trung học chuyên nghiệp trung ương có đủ trình độ văn hóa cấp III được tổ chức chọn cử và giới thiệu dự thi cùng ngành chuyên nghiệp có thể sao nộp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp thay thế cho các bằng cấp nói trên.
- Đối với quân dân phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp cấp III do Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị Bộ quốc phòng Tổng tư lệnh) cấp hoặc một trong các bằng cấp nói trên. Nếu thi vào ngành sư phạm phải có trình độ văn hóa toàn diện (tốt nghiệp các môn: Toán, lý, hóa, văn, sử, địa).
- Đối với cán bộ, học sinh là người dân tộc thiểu số (có quyết định giới thiệu đi học của Ủy ban hành chính cấp khu, tỉnh), nếu chưa tốt nghiệp một trong các bằng cấp trên thì phải có đủ học bạ chứng nhận đã học xong toàn bộ chương trình cấp III do trường phổ thông cấp; nếu học bổ túc văn hóa sẽ do các Sở, Ty Giáo dục cấp.
2. Thi vào các trường trung học chuyên nghiệp tuyển thí sinh tốt nghiệp cấp II:
- Phải tốt nghiệp cấp II phổ thông, cấp II các trường bổ túc công nông hoặc một cấp tương đương (bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp thành chung hoặc trung học đệ nhất cấp).
- Đối với cán bộ, công nhân viên, xã viên hợp tác xã nếu học bổ túc văn hóa tại chức phải có chứng chỉ tốt nghiệp cấp II do Bộ Giáo dục hoặc Sở, Ty Giáo dục địa phương cấp.
- Đối với quân nhân phải có chứng chỉ tốt nghiệp cấp II do thủ trưởng quân khu, sư, lữ đoàn, trường trực thuộc Bộ Quốc phòng Tổng tư lệnh cấp hoặc một trong các bằng cấp nói trên.
- Đối với cán bộ, học sinh là người dân tộc thiểu số (có quyết định giới thiệu đi học của Ủy ban hành chính cấp khu, tỉnh) nếu chưa tốt nghiệp một trong các bằng cấp trên thì phải có đủ học bạ chứng nhận đã học xong toàn bộ chương trình cấp II do trường phổ thông cấp; nếu học bổ túc văn hóa do Sở, Ty Giáo dục cấp.
c) Tuổi:
Từ 17 đến 32 tuổi tròn (tính đến 1-9-1964).
Đặc biệt nếu thí sinh là: anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua (hai năm liền trở lên tính từ năm 1961), phụ nữ, dân tộc, miền Nam được gia hạn đến 35 tuổi.
d) Sức khỏe:
Yêu cầu sức khỏe chung đối với thí sinh là phải có thể lực tốt, không cần mắc bệnh truyền nhiễm, kinh niên, mãn tính, cố tật… Trước khi thí sinh được thu nhận vào trường phải đạt được kết quả tốt trong những kỳ kiểm tra sức khỏe (cụ thể xem thông cáo về vấn đề khám sức khỏe của liên Bộ Y tế-Giáo dục đính kèm quy chế này).
II. QUY ĐỊNH NỘP HỒ SƠ XIN THI
a) Thí sinh phải thực hiện đúng và nộp đủ những giấy tờ quy định dưới đây:
1. Một đơn xin thi (theo mẫu của Bộ Giáo dục).
2. Một bản khai hoàn cảnh gia đình và bản thân (riêng thí sinh ở Hà Nội làm hai bản), một phiếu thí sinh theo mẫu của Bộ Giáo dục.
Nếu thí sinh là cán bộ, công nhân viên trong biên chế Nhà nước thì nộp một bản sao lý lịch (nội dung theo mẫu của Bộ Nội vụ), một phiếu thí sinh theo mẫu của Bộ Giáo dục.
3. Một bản sao giấy khai sinh (bắt buộc đối với thí sinh là học sinh phổ thông).
4. Một bản sao văn bằng tốt nghiệp (trường hợp chưa thi sẽ nộp sau).
5. Một bản trích yếu học bạ theo mẫu của Bộ Giáo dục (khi đến dự thi văn hóa sẽ nộp cho giám thị phòng thi).
6. Một phong bì đề sẵn địa chỉ và một tem 12 xu để nhà trường báo trúng tuyển.
7. Nếu thí sinh là:
- Cán bộ, công nhân, quân nhân được tổ chức chọn cử đi học phải nộp một bản quyết định giới thiệu theo mẫu của Bộ Nội vụ và do cấp có thẩm quyền ký (theo phần IV thông tư liên Bộ Nội vụ-Giáo dục số 23 ngày 28-4-1960);
- Dân tộc thiểu số được địa phương chọn cử đi học phải nộp một bản quyết định giới thiệu của Ủy ban hành chính cấp khu hoặc tỉnh;
- Đảng viên, đoàn viên hoặc anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua phải nộp một giấy chứng nhận của tổ chức cơ sở;
- Xã viên hợp tác xã hoặc học sinh đã tham gia lao động sản xuất phải nộp một giấy chứng nhận và nhận xét (theo mẫu của Bộ Giáo dục).
Nếu ở nông thôn do Ủy ban hành chính xã trở lên cấp; ở thị xã, thành phố do Ủy ban hành chính khu phố trở lên cấp; ở công, nông, lâm trường, xí nghiệp do thủ trưởng cơ sở đó cấp. Nội dung mẫu và thủ tục chuẩn bị hồ sơ, thí sinh xem bảng hướng dẫn cụ thể kèm theo quy chế này.
b) Thời gian nộp hồ sơ:
Từ ngày 1 tháng 4 năm 1964 đến ngày 30 tháng 4 năm 1964. Riêng các tỉnh miền núi gia hạn đến ngày 10 tháng 5 năm 1964.
c) Địa điểm nộp hồ sơ:
1. Nếu thí sinh là học sinh các trường phổ thông, các trường bổ túc văn hóa tập trung thì nộp tại trường mình đang học.
2. Các đối tượng thí sinh khác, nộp cho Phòng Giáo dục huyện hay khu phố nơi thí sinh cư trú hoặc công tác.
3. Riêng thí sinh ở thành phố Hà Nội, nếu thi vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp ở khu vực Hà Nội thì đến trực tiếp nộp tại trường đó; nếu thi vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp ở tỉnh khác thì nộp hồ sơ theo quy định chung ghi ở điểm 1 và 2.
Chú ý:
- Cước phí chuyển hồ sơ sẽ do thí sinh chịu. Các sơ sở nhận hồ sơ sẽ quy định cụ thể hình thức nộp;
- Các trường đại học và trung học chuyên nghiệp sẽ không trả lại hồ sơ xin thi cho thí sinh không trúng tuyển; không nhận và không trả lại hồ sơ của thí sinh nộp sai với quy định trên.
d) Khi đến dự thi:
Trước khi vào phòng thi, thí sinh phải:
a) Xuất trình:
- Chứng minh thư hoặc thẻ học sinh hoặc giấy chứng nhận của Ủy ban hành chính địa phương (có dán ảnh hoặc ghi hình dạng đặc biệt, đủ dấu, chữ ký của tổ chức có thẩm quyền cấp).
- Văn bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp (tạm thời) của Bộ Giáo dục hay Sở, Ty Giáo dục cấp (trừ học sinh phổ thông và bổ túc văn hóa tập trung).
b) Nộp cho giám thị phòng thi bản trích học bạ. Riêng học sinh phổ thông và bổ túc văn hóa tập trung phải có đủ chứng nhận của nhà trường đã tốt nghiệp kỳ thi văn hóa ghi kèm trong bản trích học bạ.
III. NỘI DUNG THI KIỂM TRA VĂN HÓA
a) Môn thi:
1. Thi vào các trường đại học, học viện:
- Thi vào các ngành của trường đại học bách khoa, kinh tế tài chính, giao thông, học viện thủy lợi, các ngành cơ khí nông nghiệp, cơ khí lâm nghiệp, đánh cá, lâm học, kinh tế nông nghiệp và kinh tế lâm nghiệp của trường đại học nông nghiệp; ngành dược của trường đại học dược khoa; ngành toán, lý, hóa của trường đại học tổng hợp và của trường đại học sư phạm; ngành ngoại thương của trường đại học ngoại giao ngoại thương; trường cán bộ tài chính kế toán trung ương:
Thi các môn: văn, toán, lý, hóa.
Riêng ngành kiến trúc còn thi thêm môn vẽ mỹ thuật.
Đối với thí sinh học bổ túc văn hóa có thể chọn một trong hai đề thi: văn hoặc chính trị.
- Thi vào các ngành: chế biến, nuôi cá, chăn nuôi, thú y, trồng trọt của trường đại học nông nghiệp; ngành y của trường đại học y khoa; ngành sinh vật của trường đại học tổng hợp và trường đại học sư phạm:
Thi các môn: văn, lý, hóa, sinh vật.
Đối với thí sinh học bổ túc văn hóa có thể chọn một trong hai đề thi: văn hoặc chính trị.
- Thi vào các ngành: văn, sử của trường đại học tổng hợp; các ngành văn, sử, địa lý, ngoại ngữ của trường đại học sư phạm, ngành ngoại giao của trường đại học ngoại giao ngoại thương:
Thi các môn: văn, sử, địa lý.
Các môn thi thuộc chương trình cấp III phổ thông năm học 1963-1964 của Bộ Giáo dục.
2. Thi vào các trường trung học chuyên nghiệp:
Thống nhất thi các môn: văn, toán, lý, hóa.
Đối với thí sinh học bổ túc văn hóa có thể chọn một trong hai đề thi: văn hoặc chính trị.
Riêng ngành kiến trúc còn thi thêm môn vẽ mỹ thuật.
- Thí sinh xin thi vào các trường hoặc các ngành trung học chuyên nghiệp cần tuyển thí sinh tốt nghiệp cấp III sẽ thi các môn thuộc chương trình cấp III phổ thông năm học 1963-1964 của Bộ Giáo dục.
- Thí sinh xin thi vào các trường hoặc các ngành trung học chuyên nghiệp tuyển thí sinh tốt nghiệp cấp II sẽ thi các môn thi thuộc chương trình cấp II phổ thông năm học 1963-1964 của Bộ Giáo dục.
b) Những điểm cần chú ý:
1. Đề thi vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp chia ra làm 4 loại như sau:
a) Đề thi riêng cho các thí sinh dự thi vào các ngành của hai trường đại học tổng hợp sư phạm.
b) Đề thi chung cho các thí sinh dự thi vào các trường đại học và học viện khác.
c) Đề thi riêng cho các thí sinh dự thi vào các ngành hoặc các trường trung học chuyên nghiệp tuyển học sinh tốt nghiệp cấp III.
d) Đề thi cho các thí sinh dự thi vào các trường hoặc các ngành trung học chuyên nghiệp tuyển học sinh tốt nghiệp cấp II.
2. Ngoài những môn thi bắt buộc ở trên, Bộ Giáo dục sẽ tổ chức thi không bắt buộc hai môn ngoại ngữ nga văn và trung văn theo chương trình cấp III phổ thông cho thí sinh dự thi vào các trường đại học, học viện. Quyền lợi của thí sinh tự nguyện dự thi một trong hai môn ngoại ngữ là:
- Nếu điểm số bài ngoại ngữ của thí sinh nào đạt từ tám điểm trở lên (cho điểm 10) thì thí sinh đó được cộng thêm một điểm vào tổng số điểm thi các môn bắt buộc khi xét tuyển.
- Trường hợp giữa thí sinh có điểm số các môn thi bắt buộc bằng điểm nhau, (các tiêu chuẩn khác cũng tương đương) thì thí sinh nào có điểm số bài thi tự nguyện về ngoại ngữ tốt hơn sẽ được xét trước.
IV. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN THI VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ
a) Địa điểm thi vào các trường đại học, học viện:
1. Thi tại thị xã Quảng bình cho những thí sinh ở tỉnh Quảng bình, Vĩnh linh.
2. Thi tại thị xã Hà tĩnh cho những thí sinh ở tỉnh Hà tĩnh.
3. Thi tại thị xã Nghệ an cho những thí sinh ở tỉnh Nghệ an.
4. Thi tại thị xã Thanh hóa cho những thí sinh ở tỉnh Thanh hóa.
5. Thi tại thị xã Nam định cho những thí sinh ở tỉnh Nam định Ninh bình.
6. Thi tại thị xã Thái bình cho những thí sinh ở tỉnh Thái bình.
7. Thi tại thị xã Hưng yên cho những thí sinh ở tỉnh Hưng yên.
8. Thi tại thị xã Phú thọ cho những thí sinh ở các tỉnh Phú thọ, Yên bái, Lào cai, Nghĩa lộ.
9. Thi tại thị xã Tuyên quang cho những thí sinh ở các tỉnh Tuyên quang, Hà giang.
10. Thi tại thị xã Thái nguyên cho những thí sinh ở các tỉnh Thái nguyên, Bắc cạn.
11. Thi tại thị xã Lạng sơn cho những thí sinh ở các tỉnh Lạng sơn, Cao bằng.
12. Thi tại huyện Thuận châu (thuộc Sơn la) cho thí sinh ở các tỉnh Sơn la, Lai châu.
13. Thi tại thành phố Hải phòng cho thí sinh ở Hải phòng (gồm cả Kiến an cũ), Quảng ninh (Hồng quảng, Hải ninh cũ) và thí sinh ở các trường bổ túc công nông Đông triều, bổ túc văn hóa miền Nam Đông triều.
14. Thi tại thành phố Hà Nội cho thí sinh ở Hà Nội và các tỉnh: Hà nam, Hà đông, Hà bắc, Sơn tây, Vĩnh phúc, Hòa bình, Hải dương.
Địa điểm thi cụ thể do các Sở, Ty Giáo dục có Hội đồng thi quy định. Riêng địa điểm Hà Nội thí sinh đến thi ngay tại Hội đồng trường đại học mình xin thi (nếu dự thi vào trường đại học sư phạm Vinh sẽ dự thi chung tại Hội đồng thi của trường đại học sư phạm Hà Nội).
b) Địa điểm thi vào các trường trung học chuyên nghiệp:
Thí sinh ở tỉnh nào sẽ thi tại Hội đồng thi tỉnh đó; riêng thí sinh ở thành phố Hà Nội, nếu thi vào các trường trung học chuyên nghiệp ở khu vực Hà Nội thì thi ngay tại Hội đồng thi trường đó.Nếu xin thi vào các trường trung học chuyên nghiệp ở tỉnh khác thì sẽ thi tại Hội đồng thi chung do Sở Giáo dục Hà Nội tổ chức.
c) Thời gian thi:
Thống nhất cho các trường đại học và trung học chuyên nghiệp sẽ thi chung trong hai ngày 1 và 2 tháng 7 năm 1964.
d) Báo thi:
Thí sinh nộp hồ sơ xin thi ở đâu (Theo quy định ở phần II mục C quy chế này) thì sẽ do tổ chức thu nhận hồ sơ ở đó báo thi bằng danh sách tập thể, yết tại chỗ và trước ngày thi ít nhất bảy ngày.
Trường hợp đặc biệt, đối với thí sinh công tác, sản xuất xa địa điểm nộp hồ sơ cần báo thi riêng phải đề nghị trước với cơ sở mình nộp hồ sơ và nộp đủ tem, phong bì, địa chỉ.
đ) Báo trúng tuyển về văn hóa:
1. Danh sách thí sinh trúng tuyển về văn hóa vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp sẽ niêm yết tại các cơ sở thu nhận hồ sơ xin thi của thí sinh đó.
2. Các trường đại học và trung học chuyên nghiệp sẽ gửi giấy báo cá nhân cho thí sinh trúng tuyển văn hóa để đến kiểm tra sức khỏe trước khi chính thức thu nhận vào trường.
1. Nếu thí sinh khai sai hoặc khai thiếu những điểm quan trọng trong nội dung bất kỳ loại hồ sơ xin thi nào, khi tổ chức phát hiện ra đều bị Hội đồng tuyển sinh và nhà trường thi hành kỷ luật: từ không được dự thi đến loại ra khỏi trường hay cấm thi có thời hạn.
2. Nếu thí sinh trong khi thi bị phát hiện gian lận dưới bất kỳ hình thức nào (trực tiếp hoặc che chở cho người khác vi phạm nội quy làm mất trật tự, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ thi đều bị Hội đồng giám thị loại ra khỏi phòng thi. Nếu cần thiết, Bộ Giáo dục sẽ quyết định cấm thi từ một đến hai năm hoặc bị truy tố trước pháp luật).
Bản quy chế này áp dụng thống nhất cho các trường đại học và trung học chuyên nghiệp thuộc cấp Bộ quản lý và các đối tượng thí sinh là: cán bộ, quân nhân, công nhân viên, xã viên hợp tác xã, những người lao động sản xuất khác, học sinh các trường phổ thông, bổ túc văn hóa công nông, bổ túc văn hóa miền Nam.
Đối với một số trường của Bộ Văn hóa do có nhu cầu đặc biệt nên Bộ Văn hóa căn cứ vào bản quy chế này mà có thông tư bổ sung cho việc tuyển sinh sau khi đã hiệp ý với Bộ Giáo dục.
Ngoài những quy định trên đây, thí sinh cần nghiên cứu các bản mẫu hồ sơ, các bản hướng dẫn, giới thiệu… để nghiêm chỉnh và tự giác chấp hành.
Quy chế này ban hành kèm theo quyết định số 138-QĐ ngày 23-3-1964 của Bộ Giáo dục.
- 1 Quyết định 16/2002/QĐ-BGD&ĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
- 2 Quyết định 01/2001/QĐ-BGDĐDT về việc thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng đối với hình thức vừa học vừa làm (hệ tại chức cũ) thuộc phương thức giáo dục không thường xuyên do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Quyết định 20/2000/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Quyết định 05/1999/QĐ-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Quyết định 15-QĐ về quy chế tuyển sinh vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp năm học 1966 – 1967 do Bộ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp ban hành
- 6 Thông tư 31-TT-1964 bổ sung quy chế tuyển sinh vào các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp năm học 1964-1965 do Bộ Giáo dục ban hành
- 7 Nghị định 198-CP năm 1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 1 Quyết định 221-QĐ năm 1965 về việc ban hành quy chế tuyển sinh vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp năm học 1965 – 1966 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành
- 2 Quyết định 15-QĐ về quy chế tuyển sinh vào các trường đại học và trung học chuyên nghiệp năm học 1966 – 1967 do Bộ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp ban hành
- 3 Thông tư 31-TT-1964 bổ sung quy chế tuyển sinh vào các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp năm học 1964-1965 do Bộ Giáo dục ban hành
- 4 Quyết định 01/2001/QĐ-BGDĐDT về việc thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng đối với hình thức vừa học vừa làm (hệ tại chức cũ) thuộc phương thức giáo dục không thường xuyên do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Quyết định 05/1999/QĐ-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Quyết định 20/2000/QĐ-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Quyết định 16/2002/QĐ-BGD&ĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành