UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1380/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 10 tháng 8 năm 2015 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
Căn cứ Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 05/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;
Căn cứ Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 173/NQ-HĐND ngày 16/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc thông qua Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 466/TTr-STNMT ngày 30/7/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu Quy hoạch
1.1. Mục tiêu tổng quát
Quản lý nhu cầu nước cho dân sinh, tăng cường hiệu quả khai thác, sử dụng, phát triển bền vững tài nguyên nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh Lạng Sơn; chủ động phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như sau:
a) Đối với phân bổ tài nguyên nước mặt
- Đảm bảo phân bổ nước sinh hoạt cho 782.370 người vào năm 2020 và 819.990 người vào năm 2030, đạt tỷ lệ 100%;
- Đảm bảo phân bổ nước hài hòa, hợp lý cho các ngành khai thác, sử dụng nước gồm:
+ Nông nghiệp: Theo diện tích tưới thiết kế của các công trình thủy lợi: Đến năm 2020 là 15.751 ha lúa Đông Xuân; 33.515 ha lúa mùa; 29.383 ha cây mầu; 9.703 ha cây công nghiệp hàng năm và 874 ha cây công nghiệp lâu năm. Đến năm 2030 là 17.007 ha lúa Đông Xuân; 36.187 ha lúa mùa; 31.730 ha cây mầu; 10.477 ha cây công nghiệp hàng năm và 944 ha cây công nghiệp lâu năm.
+ Công nghiệp: Theo giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2020 là 12.108 tỷ đồng; năm 2030 là 37.604 tỷ đồng.
+ Thủy sản: Theo diện tích nuôi trồng thủy sản, đến năm 2020 là 1.358 ha; năm 2030 là 1.395 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
b) Đối với phân bổ tài nguyên nước dưới đất
Duy trì khả năng khai thác nước dưới đất bền vững tại 12 tiểu vùng: Thượng Bắc Khê 81.164 m3/ngày; Hạ Bắc Khê 44.176 m3/ngày; Hạ Kỳ Cùng 95.596 m3/ngày; Hạ Bắc Giang 72.584 m3/ngày; Hữu Bắc Giang 100.545 m3/ngày; Trung lưu Kỳ Cùng 189.642 m3/ngày; Đông Cao Lộc 21.536 m3/ngày; Thượng Sông Thương 329.287 m3/ngày; Thượng Kỳ Cùng 58.403 m3/ngày; Thượng Lục Nam 36.658 m3/ngày; Thượng Ba Chẽ 4.562 m3/ngày; Thượng Tiên Yên 2.671 m3/ngày.
2. Nội dung Quy hoạch
2.1. Phân chia các tiểu vùng: Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn phân chia địa bàn tỉnh Lạng Sơn thành 12 tiểu vùng quy hoạch.
2.2. Tổng hợp, đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng, chất lượng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và trên từng tiểu vùng; xác định các vấn đề chính liên quan đến tài nguyên nước. Đánh giá tình hình sử dụng nước của các ngành kinh tế đặc biệt là ngành nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, công nghiệp và nước cho sinh hoạt... có ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển nguồn nước cũng như thực trạng các công trình và hệ thống các công trình khai thác và sử dụng nguồn nước.
2.3. Đánh giá tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm trên địa bàn tỉnh (1961 - 2013) là 6,06 tỷ m3, trong đó lượng nước nội sinh là 4,98 tỷ m3, lượng nước từ ngoài chảy vào là 1,08 tỷ m3; tổng lượng dòng chảy nội sinh ứng với tần suất P = 85% và P= 95% lần lượt là 2,9 tỷ m3 và 2,1 tỷ m3. Trữ lượng tiềm năng nước dưới đất được tính toán trên 12 tiểu vùng với tổng trữ lượng động tự nhiên toàn tỉnh xác định được là 1.036.825 m3/ngày; phân chia lượng nước đến (nước mặt, nước dưới đất) theo 12 tiểu vùng.
2.4. Tính toán, dự báo nhu cầu sử dụng nước toàn tỉnh năm 2013 là 354,86 triệu m³/năm, đến năm 2020 là 437,36 triệu m³/năm (tăng 23,3%) và đến năm 2030 là 702,84 triệu m³/năm (tăng 98,1% so với năm 2013).
2.5. Quy hoạch xem xét xu thế biến động tài nguyên nước giai đoạn 1961 - 2013, nhận định trong kỳ quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh rơi vào thời kỳ ít nước.
2.6. Quy hoạch tính toán cân bằng nước giai đoạn hiện trạng (năm 2013), đánh giá khả năng đáp ứng của tài nguyên nước cho từng tiểu vùng, theo từng ngành thông qua các bảng kết quả tính toán cân bằng nước.
2.7. Quy hoạch lựa chọn phương án phân bổ, chia sẻ nguồn nước hài hòa, hợp lý, đảm bảo được các mục tiêu sử dụng nước và hạn chế mức thiếu nước thấp nhất cho các ngành nghề. Đồng thời đảm bảo nhu cầu nước cho dòng chảy môi trường trên sông.
2.8. Quy hoạch đề xuất 16 vị trí điểm kiểm soát để đảm bảo thực thi việc phân bổ nguồn nước, giám sát việc khai thác sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; đề xuất 15 đề án, dự án ưu tiên thực hiện trong kỳ quy hoạch.
2.9. Các chỉ tiêu Quy hoạch
Các chỉ tiêu phân bổ nguồn nước cho các ngành kinh tế như sau:
- Sinh hoạt và du lịch: Đảm bảo cấp đủ 100% lượng nước theo yêu cầu;
- Nông nghiệp: Được cấp 70% trên tổng nhu cầu;
- Công nghiệp và thủy sản: Được cấp 80% trên tổng nhu cầu.
Các kết quả phân bổ theo phương án chọn:
- Lượng nước mặt có thể phân bổ mặc định: 30%, có thể điều chỉnh tăng thêm nhưng không quá 90% lượng nước đến.
- Lượng nước dưới đất có thể phân bổ mặc định: 30%, có thể điều chỉnh tăng thêm nhưng không quá 90% lượng nước đến.
- Đối với nhu cầu sử dụng nước cho các ngành, lựa chọn tỷ lệ cấp nước ở mức phát triển bền vững: Đảm bảo 100% cho sinh hoạt và du lịch, 70% nhu cầu của ngành nông nghiệp, 80% nhu cầu của ngành thủy sản và 80% nhu cầu của ngành công nghiệp.
- Sau khi đã thiết lập các thông số về tỷ lệ cấp nước và lượng nước phân bổ nêu trên, tiến hành điều chỉnh lại với 2 trường hợp sau:
+ Nếu lượng nước có thể phân bổ nhiều hơn nhu cầu nước của các ngành với tỷ lệ mặc định, tăng tỷ lệ cấp nước.
+ Nếu lượng nước có thể phân bổ ít hơn nhu cầu nước của các ngành với tỷ lệ mặc định, tăng ngưỡng giới hạn khai thác sử dụng và giảm tỷ lệ cấp nước của các ngành kinh tế.
3. Sản phẩm Quy hoạch
Sản phẩm Quy hoạch bao gồm:
- Báo cáo tổng hợp thuyết minh Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Các báo cáo chuyên đề:
+ Các vấn đề cấp bách, nổi cộm của Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
+ Dự báo nhu cầu nước của các ngành và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
+ Cân bằng nước và đánh giá khả năng đáp ứng của tài nguyên nước.
+ Báo cáo thuyết minh các phương án quy hoạch và luận chứng để lựa chọn phương án.
- Hệ thống các bản đồ Quy hoạch (tỷ lệ 1:100.000):
+ Bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt.
+ Bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất.
+ Bản đồ quy hoạch mạng lưới giám sát và phân vùng ngưỡng giới hạn khai thác nước mặt cho từng sông, đoạn sông trong lưu vực, tiểu lưu vực theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch.
+ Bản đồ phân vùng mục tiêu chất lượng nước ứng với từng mục đích sử dụng theo từng giai đoạn trong kỳ quy hoạch.
+ Bản đồ quy hoạch mạng lưới giám sát và phân vùng khai thác nước dưới đất.
+ Bản đồ phân vùng mực nước lớn nhất (giới hạn) có thể khai thác đối với các tầng chứa nước chủ yếu trong kỳ quy hoạch.
4. Giải pháp thực hiện Quy hoạch
Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đưa ra 6 nhóm giải pháp chính:
- Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.
- Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành.
- Nhóm giải pháp về tài chính.
- Nhóm giải pháp về phát triển tài nguyên nước.
- Nhóm giải pháp về tăng cường năng lực và sự tham gia của các bên liên quan.
- Nhóm giải pháp về bảo vệ, cải tạo và phục hồi môi trường nước.
5. Phân kỳ và kinh phí thực hiện các dự án
Căn cứ vào mức độ ưu tiên của các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn, các dự án được phân kỳ thực hiện như sau:
5.1. Giai đoạn đến năm 2020
Tổ chức triển khai thực hiện 08 dự án:
- Dự án: Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 - Nội dung bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, kinh phí 9,0 tỷ đồng.
- Dự án: Điều tra, khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác tài nguyên nước dưới đất, kinh phí 3,0 tỷ đồng.
- Dự án: Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng khan hiếm nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, kinh phí 4,0 tỷ đồng.
- Dự án: Kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước; phòng tránh giảm thiểu tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, kinh phí 8,0 tỷ đồng.
- Dự án: Xây dựng hành lang bảo vệ nguồn nước chính, quan trọng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, kinh phí 4,0 tỷ đồng.
- Dự án: Xây dựng hồ chứa nước Bản Lải, kinh phí 3.756 tỷ đồng.
- Dự án: Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn, kinh phí 3,0 tỷ đồng.
- Dự án: Điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải và lập bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải của các sông chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, kinh phí 4,0 tỷ đồng.
5.2. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030
Tổ chức triển khai thực hiện 07 dự án:
- Dự án: Xây dựng các trạm xử lý tại các vị trí ưu tiên xử lý nước thải tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2015 - 2020, kinh phí 8,0 tỷ đồng.
- Dự án: Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn, kinh phí 5,0 tỷ đồng.
- Dự án: Điều tra đánh giá phục vụ xây dựng báo cáo tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn, kinh phí 3,0 tỷ đồng.
- Dự án: Xây dựng bộ mô hình phục vụ quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: MIKE, các mô hình khuếch tán, kinh phí 3,0 tỷ đồng.
- Dự án: Xây dựng mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước tỉnh Lạng Sơn, kinh phí 8,0 tỷ đồng.
- Dự án: Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước mặt và khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trong điều kiện biến đổi khí hậu, kinh phí 3,0 tỷ đồng.
- Dự án: Nghiên cứu phát triển cải tạo rừng đầu nguồn các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, kinh phí 3,0 tỷ đồng.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức công bố Quy hoạch theo quy định; phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án ưu tiên, bảo đảm phù hợp với mục tiêu, nội dung, giải pháp của Quy hoạch; định kỳ rà soát, thống kê, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch; trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung quy hoạch trong trường hợp cần thiết.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tích hợp các nội dung Quy hoạch tài nguyên nước vào chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; phối hợp với Sở Tài chính phân bổ, điều phối các nguồn vốn cho các chương trình, dự án của Quy hoạch.
- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường cân đối, phân bổ các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch.
- Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn lồng ghép, tích hợp các nội dung Quy hoạch tài nguyên nước vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Quyết định 1318/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 01/2015/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025
- 3 Quyết định 3603/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước (nội dung bảo vệ tài nguyên nước) tỉnh Sơn La từ năm 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 4 Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài nguyên nước
- 5 Luật tài nguyên nước 2012
- 6 Quyết định 545/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7 Thông tư 15/2009/TT-BTNMT về định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 8 Quyết định 81/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 1318/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2 Quyết định 01/2015/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025
- 3 Quyết định 3603/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước (nội dung bảo vệ tài nguyên nước) tỉnh Sơn La từ năm 2015 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030