Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THI
ÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1382/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 6 năm 2018

 

QUYT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TRÌNH XÂY DỰNG HỒ SƠ THIẾT KẾ, DỰ TOÁN ÁP DỤNG TRONG KHAI THÁC GỖ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ;

Căn cứ Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất;

Căn cứ Quyết định số 38/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên;

Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;

Căn cứ Thông tư số 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng;

Căn cứ Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản;

Căn cứ Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh;

Căn cứ Thông tư số 17/2017/TT-BNNPTNT ngày 11/9/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản;

Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính; Thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 45/2013/TT-BTC; Thông tư số 28/2017/TT-BTC ngày 12/4/2017 về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 và Thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13/10/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

Căn cứ Định mức số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố mức dự toán xây dựng công trình;

Căn cứ Định mức số 1778/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố mức dự toán sửa chữa công trình xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 17/01/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đơn giá khảo sát thiết kế các công trình lâm sinh và công nghiệp rừng tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 13/05/2014 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Khoản 3, Khoản 4, Điều 1, Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 17/01/2014;

Căn cứ Quyết định số 41/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành quy định về cước vận tải hàng hóa bằng ôtô áp dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 2350/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố đơn giá nhân công xây dựng để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 748/TTr-SNNPTNT ngày 25/5/2018 và Công văn số 859/SNNPTNT-KL ngày 12/6/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình xây dựng hồ sơ thiết kế, dự toán áp dụng trong khai thác gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 22/8/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục Kiểm lâm;
- VP: LĐ và các CV; TH, TC;
- Lưu: VT, NN.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

QUY TRÌNH

XÂY DỰNG HỒ SƠ THIẾT KẾ, DỰ TOÁN ÁP DỤNG TRONG KHAI THÁC GỖ RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 26/6/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Hướng dẫn quy trình xây dựng hồ sơ thiết kế và dự toán áp dụng trong khai thác gỗ rừng trồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Quy trình này áp dụng đối với tất cả các chủ rừng là tổ chức khi tiến hành khai thác chính, khai thác tỉa thưa gỗ rừng trồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Khi các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn áp dụng tại quy trình này và đơn giá đầu vào có thay đổi thì các đơn vị xây dựng hồ sơ thiết kế và dự toán căn cứ vào các văn bản pháp quy hiện hành để áp dụng cho phù hợp.

Chương II

XÂY DỰNG HỒ SƠ THIẾT KẾ KỸ THUẬT VÀ DỰ TOÁN KHAI THÁC GỖ RỪNG TRỒNG

Điều 3. Xây dựng hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán khai thác gỗ rừng trồng.

1. Việc xây dựng hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán khai thác gỗ do chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra thực địa, thu thập số liệu, lập bản đồ địa hình hệ tọa độ VN 2000, tỷ lệ với 1/5.000 hoặc tỷ lệ 1/10.000.

2. Nội dung thuyết minh thiết kế khai thác (chi tiết tại phụ lục số 01 kèm theo).

3. Nội dung thuyết minh dự toán khai thác (chi tiết tại phụ lục số 02 kèm theo).

Điều 4. Điều tra, tính toán sản lượng khai thác.

1. Phương pháp điều tra:

a) Phân chia lô thiết kế khai thác dựa trên cơ sở hồ sơ thiết kế trồng rừng đã được phê duyệt.

- Đường ranh giới tiểu khu, khoảnh và đường lô trong khu khai thác phát rộng từ 0,5÷1,0m; lô thiết kế có diện tích khai thác tối đa không quá 10ha, tối thiểu 0,3ha và lô thiết kế khai thác phải nằm trong phạm vi một khoảnh.

- Tại các điểm đường lô giao nhau, đường lô giao với đường khoảnh, tiểu khu hoặc đường bao khu khai thác, đóng cọc mốc tạm thời bằng gỗ. Kích thước cọc mốc dài 100cm, đường kính từ 10÷15cm, chôn sâu xuống đất từ 40÷50cm. Trên cọc mốc ghi kí hiệu tên tiểu khu, khoảnh, lô và diện tích lô thiết kế khai thác.

b) Xác định các chỉ tiêu lâm học chủ yếu làm cơ sở đánh giá tình hình tài nguyên rừng khu vực thiết kế khai thác thông qua việc lập ô tiêu chuẩn.

- Các ô tiêu chuẩn được bố trí theo phương pháp hệ thống hoặc điển hình cho từng lô khai thác, tỷ lệ diện tích ô đo đếm so với diện tích thiết kế khai thác tối thiểu bằng 2% diện tích lô khai thác.

+ Đối với rừng trồng toàn diện: Lập ô tiêu chuẩn tối thiểu là 200m2.

+ Đối với rừng trồng theo băng: Chiều rộng có độ dài nguyên băng trồng, chiều dài phù hợp, đảm bảo diện tích tối thiểu 200m2.

c) Nội dung đo, đếm trong ô tiêu chuẩn.

- Đo đường kính ở vị trí D1,3m tất cả cây trong ô tiêu chuẩn bằng thước kẹp kính hoặc thước dây; đường kính bắt đầu đo từ 5cm, theo cấp 1cm; xác định tên cây, phẩm chất cây theo 3 cấp: cây phẩm chất A (tốt), cây phẩm chất B (trung bình), cây phẩm chất C (xấu).

+ Cây có phẩm chất A: Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng đẹp, đoạn thân dưới cành dài, không có u bướu khuyết tật ở trên thân.

+ Cây có phẩm chất B: Cây sinh trưởng trung bình, có u bướu khuyết tật hoặc sâu bệnh nhưng không đáng kể có thể lợi dụng được từ 50-70% thể tích của thân cây.

+ Cây có phẩm chất C: Cây sinh trưởng, phát triển kém, cong queo sâu bệnh hoặc cụt ngọn, rỗng ruột, chỉ có thể sử dụng < 50% thể tích của thân cây.

- Đo chiều cao vút ngọn bằng thước Blumleiss của 3 cây ở vị trí tâm ô tiêu chuẩn, đơn vị đo là mét (viết tắt là m), lấy tròn đến 0,5m.

- Xác định độ tàn che trong ô tiêu chuẩn theo phương pháp mục trắc; đối với khai thác tỉa thưa phải tiến hành lập sơ đồ trắc ngang - đứng hiện trạng rừng trước và sau tỉa thưa.

2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu lâm học.

- Số cây bình quân (N/ha): Bằng tổng số cây bình quân của các ô tiêu chuẩn trong lô x 10.000/S, trong đó S tổng diện tích các ô tiêu chuẩn trong lô.

- Chiều cao vút ngọn bình quân (Hvn): Tính theo phương pháp bình quân cộng.

- Đường kính bình quân (D1,3): Tính tổng tiết diện ngang bình quân (G), sau đó sử dụng công thức:

D1,3 =, trong đó: 1,1284 =, p = 3,1416.

- Sản lượng bình quân (M/ha) M = GxHxF, trong đó: F = 0,5.

3. Phương pháp tính toán sản lượng:

a) Đối với các loại gỗ Keo.

- Tỷ lệ gỗ gia dụng áp dụng Công văn số 341/TB-SNNPTNT ngày 05/4/2011 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định tạm thời tỷ lệ gỗ gia dụng rừng trồng cho các loài keo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể:

TT

Cấp kính (D1,3)

Tỷ lệ gỗ gia dụng tương ứng Ddn ³16 (%)

1

<16

0

2

từ 16 đến <18

10

3

từ 18 đến <22

50

4

từ 22 đến <26

65

5

≥26

79

Ký hiệu Ddn: Đường kính đầu nhỏ khúc gỗ

- Sản lượng cây đứng theo phẩm chất a, b, c và được tính bằng tỷ lệ % của từng phẩm chất trong lô nhân với tổng sản lượng cây đứng của lô.

+ Sản lượng gỗ loại a: Tính bằng 80% sản lượng cây đứng loại A.

+ Sản lượng gỗ loại b: Tính bằng 70% sản lượng cây đứng loại B.

+ Sản lượng gỗ loại c: Tính bằng 50% sản lượng cây đứng loại C.

+ Sản lượng củi: Tính bằng 10% sản lượng cây đứng.

- Gỗ nguyên liệu: Tổng sản lượng gỗ - gỗ gia dụng = gỗ nguyên liệu giấy.

- Tỷ trọng gỗ nguyên liệu: Đối với gỗ Keo các loại khối lượng thể tích làm tròn số bằng 0,80 tấn/m3.

b) Đối với gỗ Thông: Tỷ lệ lợi dụng gỗ gia dụng, gỗ nguyên liệu được vận dụng như cách tính đối với gỗ Keo.

Điều 5. Xây dựng dự toán khai thác.

1. Đơn giá ngày công.

- Áp dụng Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Quyết định số 2350/QĐ-UBND ngày 04/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố đơn giá nhân công xây dựng để lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Định mức các công đoạn khai thác, vận chuyển gỗ rừng trồng: Theo Chương III của Quy trình này.

3. Chi phí quản lý, lập và thẩm định hồ sơ.

a) Chi phí lập hồ sơ thiết kế dự toán.

Áp dụng Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 17/01/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đơn giá khảo sát thiết kế các công trình lâm sinh và công nghiệp rừng tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Chi phí quản lý chỉ đạo.

Căn cứ tình hình thực tế trong việc khai thác gỗ rừng trồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận dụng Khoản 3, Điều 5, Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh cho các đơn vị có khai thác (chủ rừng) gỗ rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách được áp dụng chi phí quản lý 03%.

- Chi phí quản lý khai thác của chủ rừng 03%: Đây là khoản chi phí quản lý khu rừng trước, trong và sau khai thác, bao gồm:

+ Trước lúc khai thác: Lập hợp đồng mua bán và thu nộp đầy đủ giá trị rừng của bên mua vào tài khoản tạm thu của đơn vị theo giá trị đã đấu giá hoặc theo giá sàn đã được phê duyệt; giao nhận diện tích khai thác trong hồ sơ và ngoài thực địa.

+ Trong quá trình khai thác: Chủ rừng cử cán bộ quản lý bảo vệ rừng giám sát việc khai thác đúng vị trí lô khoảnh đã được cấp phép, ngăn chặn việc khai thác ngoài địa danh cấp phép; giám sát không để xảy ra cháy rừng.

+ Sau khi khai thác: Chủ rừng nghiệm thu đúng lô khoảnh, vệ sinh rừng của bên mua rừng và báo cáo kết quả khai thác gỗ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND cấp huyện.

c) Chi phí thẩm định.

- Chi phí thẩm định thiết kế và dự toán: Áp dụng Quyết định số 959/QĐ-UBND ngày 13/5/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc điều chỉnh Khoản 3, Khoản 4, Điều 1, Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 17/01/2014 của UBND tỉnh về đơn giá khảo sát thiết kế các công trình lâm sinh và công nghiệp rừng tỉnh Thừa Thiên Huế.

d) Chi phí đấu giá.

- Áp dụng Thông tư 45/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính về việc quy định khung thù lao dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định tại Luật Đấu giá tài sản; Thông tư số 48/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính về việc quy định chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá tài sản.

4. Giá thị trường tại thời điểm: Giá này được xác định trên cơ sở giá thu mua của các đơn vị trong và ngoài tỉnh tại thời điểm lập dự toán, bao gồm gỗ gia dụng, gỗ nguyên liệu, vật tư, xăng dầu, cước phí vận tải...

5. Sau khi đã xác định các yếu tố nêu trên việc tính dự toán khai thác gỗ rừng trồng thực hiện như sau.

a) Chi phí sản xuất: (chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp).

- Chi phí trực tiếp:

+ Chi phí các công trình phục vụ sản xuất: Phát thực bì, mở đường vận xuất, sửa chữa đường vận xuất, vận chuyển (nếu có).

+ Chi phí khai thác: Chặt hạ, cắt khúc, bóc vỏ (nếu có), lao vác, vận xuất.

+ Chi phí vận chuyển: Bốc xếp lên xe, vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

- Chi phí gián tiếp:

+ Chi phí lập hồ sơ thiết kế và dự toán.

+ Chi phí quản lý, chỉ đạo khai thác của chủ rừng 03%.

+ Chi phí thẩm định thiết kế.

+ Chi phí thẩm định dự toán.

+ Chi phí đấu giá.

b) Doanh thu: Tổng giá bán từ gỗ gia dụng và gỗ nguyên liệu.

c) Giá trị còn lại của lô rừng khai thác: Giá trị còn lại = Doanh thu - Chi phí sản xuất.

Chương III

KHAI THÁC, VẬN CHUYỂN GỖ RỪNG TRỒNG

Điều 6. Công tác chuẩn bị hiện trường trước khi khai thác.

1. Phát thực bì.

a) Nơi làm việc và đối tượng lao động: Trước lúc khai thác phải tiến hành phát toàn bộ dây leo, cây bụi trên diện tích đã được cấp phép khai thác.

b) Công cụ phát rừng: Máy, dao tay hoặc rựa để phát dọn.

c) Nội dung công việc: Phát toàn bộ dây leo và cây bụi có thực bì cấp II trở lên được phát sát gốc, chiều cao gốc chặt không quá 15 cm, băm dập và rải đều trên mặt đất để không ảnh hưởng đến quá trình chặt hạ, cắt khúc, đảm bảo an toàn cho người lao động.

d) Định mức và cấp bậc công việc (chi tiết tại phụ lục số 03 kèm theo).

2. Mở đường vận xuất, vận chuyển.

a) Tiêu chuẩn kỹ thuật.

Đường vận xuất, vận chuyển chỉ cần xây dựng đơn giản, mặt đường tối đa 03m, không nên có khối lượng đào đắp lớn, chủ yếu lợi dụng những chỗ có địa hình cho phép và phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật như dọn sạch gốc cây, nếu gặp đá phải sửa cho phẳng, tại các vị trí đường vòng bán kính phải đủ rộng để xe vận xuất gỗ an toàn không bị vướng, chỗ lầy phải được lát đá chống lầy...

b) Xây dựng dự toán tuyến đường vận xuất, vận chuyển.

Trong quá trình lập hồ sơ thiết kế khai thác, căn cứ vào địa hình mở các tuyến đường vận xuất, vận chuyển trong khu khai thác; chọn vị trí và số lượng tuyến đường vận xuất, vận chuyển phù hợp; xác định cấp đất, khối lượng đào và đắp đất đá để xây dựng dự toán cho các tuyến đường vận xuất, vận chuyển trong khu khai thác.

c) Định mức và cấp bậc công việc (chi tiết tại phụ lục số 03 kèm theo).

3. Sửa chữa đường vận xuất, vận chuyển.

a) Yêu cầu công việc.

Đối với những khu rừng đã có đầu tư tuyến đường lâm sinh phục vụ công tác phòng chống cháy rừng do mưa bão đã bị hư hỏng thì được san gạt, nạo vét hoặc gia cố những chỗ đọng nước để xe vận xuất, vận chuyển hoạt động được; bề rộng mặt đường sửa chữa tối đa không quá 3 m.

b) Định mức và cấp bậc công việc (chi tiết tại phụ lục số 03 kèm theo).

Điều 7. Công tác khai thác chặt hạ, cắt khúc gỗ tại rừng.

1. Khai thác, chặt hạ và cắt khúc gỗ bằng cơ giới

a) Nơi làm việc và đối tượng lao động

- Rừng được chuẩn bị theo quy trình kỹ thuật khai thác: Phát dọn thực bì, mở đường vận xuất, vận chuyển (nếu có) trong lô khai thác theo quy định.

- Nhóm gỗ rừng trồng được xếp vào loại: Vừa và mềm (nhóm 6 - nhóm 8).

b) Công cụ khai thác bằng cưa xăng

- Cưa xăng Culloch - 250 do Nhật chế tạo hoặc cưa xăng có chức năng tương đương trên thị trường, đủ trang thiết bị kèm theo (xích cưa dự phòng, xăng, dầu nhớt, dũa cưa, bugi, vít lửa, bộ đồ nghề sửa chữa) đảm bảo cưa hoạt động bình thường, thực hiện đúng những quy định về sử dụng và bảo quản cưa xăng.

c) Nội dung công việc: Gỗ được cắt theo chiều cao gốc chặt cao nhất (tính từ mặt đất) tối đa không quá 1 lần đường kính trên mặt cắt của gốc cây còn lại; cắt khúc bằng cơ giới chiều dài từng đoạn gỗ dài theo công dụng mà bên mua đặt hàng; mỗi máy bố trí 02 lao động 01 chính và 01 phụ.

d) Định mức và cấp bậc công việc.

Ngoài tiền lương trả công nhân khai thác bằng cưa xăng, còn phải tính thêm các yếu tố sau khấu hao máy cưa xăng, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên, vật tư (lam cưa, dũa cưa, xích cưa...), nhiên liệu (xăng, dầu nhớt...) và các chi phí khác có liên quan (chi tiết tại phụ lục số 03 kèm theo).

2. Bóc vỏ thân cây.

a) Nơi làm việc và đối tượng lao động: Bóc vỏ ngay tại khu khai thác, đối tượng lao động giản đơn.

b) Công cụ bóc vỏ: Riu, dao tạ và xà beng dùng để nạy vỏ gỗ.

c) Nội dung công việc.

- Gỗ sau khi đã được chặt hạ cắt khúc thành từng đoạn, phải tiến hành bóc vỏ ngay toàn bộ số gỗ tại khu khai thác.

- Mục đích của việc bóc vỏ nhằm tránh cho cây gỗ khỏi bị các sinh vật gây hại đục thủng thân cây sau khi cây đã đốn hạ.

d) Định mức và cấp bậc công việc (chi tiết tại phụ lục số 03 kèm theo).

3. Lao gỗ hoặc vác gỗ.

a) Nơi làm việc và đối tượng lao động: Sau khi bóc vỏ, gỗ được lao hoặc vác đến bãi tập kết thuận lợi cho việc bốc xếp gỗ lên xe; lao động thuộc đối tượng giản đơn.

- Lao gỗ: Lợi dụng địa hình có độ dốc tương đối lớn > 30°, gỗ được lao từ trên sườn núi xuống chân núi.

- Vác gỗ: Địa hình tương đối bằng phẳng hoặc có độ dốc £ 30° gỗ được vác từ trong lô rừng ra đến bãi gom bên đường vận xuất.

b) Định mức và cấp bậc công việc (chi tiết tại phụ lục số 03 kèm theo).

Điều 8. Vận chuyển gỗ khai thác.

1. Bốc xếp gỗ lên xe.

a) Sau khi gỗ đã được bóc vỏ và gom tại bãi tập kết ở đường nhánh, nơi thuận tiện việc đưa xe vào vận xuất hoặc vận chuyển. Gỗ được bốc xếp lên xe và được xếp gọn gàng, chằng chéo trước khi xe rời bãi giao.

b) Định mức và cấp bậc công việc (chi tiết tại phụ lục số 03 kèm theo).

2. Xe ôtô vận chuyển về nhà máy hoặc đến nơi tiêu thụ.

Sau khi gỗ đã bốc lên xe từ bãi gom hoặc bãi giao, gỗ được xe vận chuyển đến nơi tiêu thụ và chia làm hai loại sản phẩm:

- Sản phẩm là gỗ nguyên liệu giấy (gỗ dăm) được vận chuyển về các nhà máy gỗ dăm thuộc cảng Chân Mây, Khu công nghiệp La Sơn...

- Sản phẩm là gỗ gia dụng được vận chuyển về các xưởng cưa xẻ gỗ ở khu Công nghiệp Phú Bài, thành phố Huế, Hương Sơ....

Phương pháp tính cước vận tải được phân chia từng loại đường từ bãi giao đến nhà máy.

Chương IV

THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT HỒ SƠ THIẾT KẾ KHAI THÁC

Điều 9. Thẩm định hồ sơ thiết kế và dự toán

Sau khi xây dựng xong hồ sơ thiết kế và dự toán khai thác gỗ rừng trồng, chủ rừng thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm định hồ sơ thiết kế và dự toán theo quy định tại Khoản 1 và 2, Điều 24, Chương IV, Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ, bàn giao hiện trường và thành quả thiết kế khai thác.

1. Thẩm định hồ sơ thiết kế.

a) Đơn vị thẩm định: Phải có chức năng thiết kế lâm nghiệp được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải độc lập với đơn vị thiết kế (đơn vị thiết kế không được thẩm định công trình do mình thiết kế).

b) Nội dung thẩm định.

Thẩm định ngoại nghiệp, nội nghiệp và thành quả hồ sơ thiết kế khai thác do chủ rừng hoặc đơn vị thiết kế lập, bao gồm: địa danh, diện tích, trữ lượng rừng, sản lượng cây bài, đường vận xuất, đường vận chuyển dự kiến, bãi gỗ, lán trại và thành quả hồ sơ thiết kế.

c) Khối lượng thẩm định.

- Số lô thiết kế dưới 5 lô, rút ngẫu nhiên 01 lô để thẩm định;

- Số lô thiết kế từ 5-10 lô, rút ngẫu nhiên 02 lô để thẩm định;

- Số lô thiết kế từ 11-20 lô, rút ngẫu nhiên 03 lô để thẩm định;

- Số lô thiết kế trên 20 lô, rút ngẫu nhiên 04 lô để thẩm định.

d) Sai số giữa thiết kế và thẩm định.

- Sai số chấp nhận đối với diện tích ± 05%;

- Sai số chấp nhận đối với trữ lượng rừng ± 15%.

2. Thẩm định dự toán.

Đơn vị tư vấn độc lập thẩm tra lại dự toán khai thác gỗ rừng trồng trên cơ sở khối lượng, định mức kinh tế kỹ thuật được quy định theo các bước công việc và đơn giá thị trường tại thời điểm. Kiểm tra tính chính xác của dự toán về phương pháp tính toán và giá trị dự toán.

Điều 10. Phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán và cấp phép khai thác.

Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Kiểm lâm).

Hồ sơ gồm:

- Giấy đề nghị cấp phép khai thác của chủ rừng.

- 01 bộ hồ sơ thiết kế dự toán khai thác gỗ rừng trồng, bao gồm: Thuyết minh thiết kế và dự toán khai thác, bản đồ khu khai thác và 03 bảng báo giá của các đơn vị thu mua gỗ.

- Báo cáo thẩm tra hồ sơ thiết kế và dự toán của đơn vị có chức năng thẩm định có xác nhận của chủ rừng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm nghiên cứu, tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán và cấp phép khai thác; đồng thời có văn bản gửi Sở Tài chính đề nghị thẩm định giá khởi điểm và trả kết quả cho chủ rừng.

Điều 11. Thẩm định giá và phê duyệt giá khởi điểm.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị thẩm định giá khởi điểm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính tiến hành thẩm định giá và trình UBND tỉnh phê duyệt giá khởi điểm để chủ rừng tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của chủ rừng và đơn vị khai thác.

1. Thực hiện đúng các thủ tục về khai thác và tận dụng, tận thu gỗ quy định tại Quyết định này.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ thiết kế, dự toán khai thác và những văn bản liên quan do mình xây dựng, đăng ký, báo cáo, hoặc đề nghị.

3. Tổ chức khai thác và tận dụng, tận thu gỗ đúng theo quyết định cấp phép của cấp có thẩm quyền, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm và cháy rừng. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm (nếu có) xảy ra trong quá trình chuẩn bị, lập hồ sơ khai thác, tổ chức khai thác, lập bảng kê lâm sản và các thủ tục khác có liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 19, Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản.

Điều 13. Trách nhiệm đơn vị tư vấn thiết kế.

Căn cứ quy định để xây dựng hồ sơ thiết kế, dự toán khai thác gỗ rừng trồng bao gồm diện tích, mật độ, chiều cao, đường kính, sản lượng và các yếu tố liên quan đến công việc khai thác gỗ rừng trồng như đường vận xuất, vận chuyển, giá cả thị trường tại thời điểm xây dựng hồ sơ...

Đơn vị tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán khai thác gỗ rừng trồng do mình xây dựng.

Điều 14. Trách nhiệm đơn vị thẩm định.

Căn cứ hồ sơ thiết kế dự toán của chủ rừng hoặc đơn vị tư vấn xây dựng, đơn vị thẩm định độc lập kiểm tra thực địa và hồ sơ để thông báo kết quả thẩm định hồ sơ thiết kế và dự toán đảm bảo tính chính xác, làm cơ sở cho chủ rừng trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp phép và phê duyệt phương án giá khởi điểm của tài sản.

Đơn vị thẩm định chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán khai thác gỗ rừng trồng do mình thẩm định.

Điều 15. Trách nhiệm Chi cục Kiểm lâm.

Kiểm tra, giám sát việc giải quyết, xử lý hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán khai thác gỗ rừng trồng của các đơn vị chủ rừng. Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán và cấp phép khai thác gỗ rừng trồng./.

 

PHỤ LỤC 1.

THUYẾT MINH THIẾT KẾ KỸ THUẬT

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ.

II. NỘI DUNG THUYẾT MINH THIẾT KẾ KỸ THUẬT.

1. Lịch sử hình thành khu rừng

- Diện tích quản lý theo hồ sơ nghiệm thu rừng trồng.

- Nguồn vốn đầu tư, năm trồng, loài cây trồng, mật độ trồng.

- Phương thức trồng toàn diện hoặc theo băng.

2. Mục đích khai thác

- Khai thác thu hồi vốn ngân sách để giao đất cho địa phương/rừng sản xuất; khai thác tận dụng do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; khai thác cây phụ trợ; tận thu do các nguyên nhân mất rừng như cháy rừng, sau bệnh hại, đổ gãy do bão...

3. Tình hình cơ bản khu khai thác

3.1. Vị trí, diện tích thiết kế

- Tổng diện tích tự nhiên:

ha.

- Tổng diện tích trừ bỏ:

ha.

+ Mất rừng:

ha.

+ Không có rừng (khe suối, đường lô, khoảnh,...):

ha.

- Diện tích thiết kế khai thác:

ha.

(có biu thng kê chi tiết kèm theo)

3.2. Địa hình địa thế

- Độ cao tuyệt đối:

m.

- Độ cao tương đối:

m.

- Độ dốc lớn nhất:

0.

- Độ dốc nhỏ nhất:

0.

- Độ dốc bình quân:

0.

3.3. Đất và các đặc trưng chủ yếu của đất

- Loại đất phổ biến:

cm.

- Độ sâu tầng đất trung bình:

cm.

- Độ sâu tầng đất trung bình:

%.

- Tỷ lệ đá lẫn:

%.

- Đá nổi:

 

- Xếp loại cấp đất:

 

- Thành phần cơ giới:

 

4. Hiện trạng khu rừng

- Thực bì dưới tán rừng sinh trưởng phát triển thực bì tốt hay xấu, chiều cao trung bình (m), độ che phủ trung bình, xếp loại thực bì cấp.

- Rừng trồng sinh trưởng (trồng tập trung hay phân tán theo băng hay toàn diện...)

- So sánh mật độ ban đầu với mật độ hiện còn.

- Kết luận rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt hay xấu.

Thống kê mật độ bình quân trên toàn diện tích khai thác

Năm trng

Loài cây

Diện tích

(ha)

Mật độ ban đầu (cây/ha)

Mật độ hiên còn (cây/ha)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

(có biểu thống kê chi tiết kèm theo)

5. Kết quả điều tra và tính toán sản lượng khai thác

a) Kết quả điều tra các chỉ tiêu lâm học

Các chỉ tiêu bình quân cây Keo tham gia tính toán sản lượng (D1,3 ³5cm)

Năm trồng

Diện tích khai thác (ha)

Các chỉ tiêu bình quân cây Keo tham gia tính toán sản lượng (D1.3 ³5cm)

N/ha (cây)

D (cm)

H (m)

M/ha (m3)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tng

 

 

 

 

 

(có biểu chi tiết kèm theo)

b) Sản lượng khai thác

- Tổng sản lượng cây đứng:

m3.

- Tổng sản lượng thương phẩm:

m3.

+ Gỗ:

m3.

+ Củi:

m3.

- Phân loại sản lượng gỗ Keo theo thành phẩm

 

+ Gỗ nguyên liệu dăm:

m3.

+ Gỗ gia dụng:

m3.

(Có biểu thống kê chi tiết kèm theo)

6. Các bước công việc trong khai thác gỗ và biện pháp khai thác

a) Các bước công việc (dây chuyền sản xuất)

b) Cự ly vận chuyển tiêu thụ gỗ rừng trồng

- Gỗ dăm: Vận chuyển đến nhà máy gỗ dăm ở Khu Công nghiệp La Sơn, Cảng Chân Mây...

- Gỗ gia dụng: Vận chuyển đến các xưởng cưa xẻ gỗ Khu công nghiệp Phú Bài; thành phố Huế, Hương Sơ...

c) Biện pháp khai thác

- Khai thác bằng thủ công hay cơ giới

- Khai thác trắng hay khai thác theo băng...

7. Hệ thống đường vận xuất, sửa chữa đường vận xuất, vận chuyển

- Dự kiến mở mới với chiều dài:

m

+ Bề rộng mặt đường:

m

+ Khối lượng tính toán:

m3

- Dự kiến sửa chữa đường với chiều dài:

m

+ Bề rộng mặt đường:

m

+ Khối lượng tính toán:

m2

(có biu chi tiết kèm theo)

 

PHỤ LỤC 2.

THUYẾT MINH DỰ TOÁN KHAI THÁC

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

II. THUYẾT MINH DỰ TOÁN

1. Diện tích khai thác, sản lượng gỗ: Thể hiện ở phần thiết kế kỹ thuật.

2. Đường mở mới

- Chiều dài tuyến:

m

- Bề rộng mặt đường:

m

- Khối lượng đào, đắp:

m3

3. Đường sửa chữa

- Chiều dài:

m

- Bề rộng mặt đường:

m

- Khối lượng:

m2

4. Cự ly vận chuyn máy đến hiện trường khai thác gỗ

Trong đó: Ghi rõ từng loại đường (loại 1,2,3...)

5. Cự ly vận chuyển gỗ đến nơi tiêu thụ

- Gỗ gia dụng: km

Trong đó: Ghi rõ từng loại đường (loại 1,2,3...)

- Gỗ dăm: km

Trong đó: Ghi rõ từng loại đường (loại 1,2,3...)

6. Dự toán chi tiết

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Nội dung bao gồm việc xây dựng hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán khai thác gỗ rừng trồng.

 

PHỤ LỤC 3.

ĐỊNH MỨC MỘT SỐ CÔNG VIỆC TRONG KHAI THÁC GỖ

I. THANG LƯƠNG CÔNG NHÂN.

- Thang 7 bậc (Bảng số 1, Phụ lục 2, Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng)

Bậc/hệ số công nhân

I

II

III

IV

V

VI

VII

Nhóm I

Hệ số lương

1,55

1,83

2,16

2,55

3,01

3,56

4,20

Nhóm II

Hệ số lương

1,76

2,07

2,44

2,86

3,37

3,96

4,65

II. ĐỊNH MỨC MỘT SỐ CÔNG VIỆC TRONG KHAI THÁC GỖ.

1. Phát thực bì.

Áp dụng định mức số 38/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Số thứ tự dòng

(ĐM 400)

Đơn vị tính

Mức lao động

Bc th

Nhóm II

Hệ số lương

117

m2/công

906

Bậc 1

1,76

2. Khai thác gỗ bằng cưa xăng.

Áp dụng định mức số 400/LĐ-QĐ ngày 26/4/1982 của Bộ Lâm nghiệp.

Bảng mức số 03, bao gồm: Chặt hạ, cắt khúc gỗ thân tại rừng bằng cưa xăng Culloch-250 hoặc cưa xăng có chức năng tương đương (không áp dụng hệ số điều chỉnh mức).

- Lao động bố trí: 01 chính và 01 phụ.

Số thứ tự dòng

(ĐM 400)

Đơn vị tính

Mức lao động

Bc th

Nhóm II

Hệ số lương

37

Công/m3

0,228

Bậc 4

2,86

3. Bóc vỏ thân cây.

Áp dụng định mức 400/LĐ-QĐ ngày 26/4/1982 của Bộ Lâm nghiệp.

Bảng mức số 10: Bóc vỏ thân cây (nhóm gỗ bình thường).

Số thứ tự dòng

(ĐM 400)

Nhóm gỗ

Đường kính bình quân khúc gỗ (cm)

Mức lao động (Công/m3)

A

B

C

D

133

Bóc vỏ bình thường

Từ 30 cm trở xuống

0,158

Trên 30 cm

0,126

Bậc thợ: Bậc 1, nhóm II, hệ số 1,76.

4. Lao gỗ, vác gỗ.

Áp dụng định mức số 400/LĐ-QĐ ngày 26/4/1982 của Bộ Lâm nghiệp.

Bảng mức số 21: Lao gỗ và vác gỗ trụ mỏ.

Số thứ tự dòng

(ĐM 400)

Nhóm gỗ

Cự ly lao, vác

Mức lao động (Công/m3)

A

B

C

D

210

Lao gỗ

Từ 50m trở xuống

0,086

Trên 50 m - 100 m

0,145

Trên 100 m - 200m

0,252

Trên 200 m - 300m

0,399

211

Vác gỗ

Từ 50m trở xuống

0,121

Trên 50 m - 100 m

0,161

Trên 100 m - 200m

0,237

Trên 200 m - 300m

0,342

Bậc thợ: Bậc 2, nhóm II, hệ số 2,07.

5. Bốc xếp gỗ lên xe

Áp dụng định mức số 1778/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng (Chương 10: Chi phí bốc xếp gỗ).

Định mức

(1778/BXD-VP)

Đơn vị tính

Mức tiêu hao

Bậc thợ

Nhóm II

Hệ số lương

XP 51

Công/m3

0,23

Bậc 2

2,07

III. ĐỊNH MỨC MỘT SỐ CÔNG VIỆC TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN

1. Mở đường vận xuất, vận chuyển.

- Đào đắp đất đá bằng máy thi công: Áp dụng định mức số 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng (phần xây dựng) Mã định mức đào đường AB.3212 và đắp đường AB.6412 nếu xét thấy cần thiết.

Bậc thợ: Bậc 3, nhóm I, hệ số 2,16.

2. Sửa chữa đường vận xuất, vận chuyn.

Sửa chữa đường bằng cơ giới, bề rộng mặt đường sửa chữa tối đa không quá 3m: Áp dụng định mức số 1778/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng (phần sửa chữa công trình) Mã định mức XR.6420.

Bậc thợ bậc 3, nhóm I, hệ số 2,16.

3. Giá ca máy và chi phí vận chuyn máy.

a) Giá ca máy.

- Theo Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về việc công bố bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Giá vận chuyển máy đến công trường.

- Áp dụng Quyết định số 790/QĐ-UBND ngày 19/4/2017 của UBND tỉnh về việc xếp loại đường bộ để xác định cước vận tải năm 2017 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định số 41/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của UBND tỉnh về việc quy định cước vận tải hàng hóa bằng ôtô trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Các khoản chi phí liên quan đến quá trình khai thác.

Ngoài tiền lương được tính vào chi phí sản xuất cần phải có các khoản chi phí phục vụ cho máy công cụ như sau:

a) Khấu hao cưa xăng: Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (khấu hao máy dùng cho nông, lâm nghiệp).

- Thời gian khấu hao bình quân: 10,5 năm.

- Thời gian làm việc 01 năm = 313 ngày (365 ngày/năm - 52 ngày chủ nhật).

- Năng suất máy: 0,228 công/m3 => 4,40 m3/ca.

- Tổng sản lượng cưa máy hoạt động trong 10,5 năm: 313 ngày*10,5 năm*4,40 m3 = 14.460 m3.

- Giá cưa máy tại thời điểm 2018: Từ 06 triệu đến 10 triệu đồng.

- Bình quân 01 m3 gỗ khấu hao máy: 8.000.000 đồng/14.460 m3 = 550 (đồng/m3).

b) Bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên + phụ tùng thay thế: Bao gồm sửa chữa thay thế thường xuyên các phụ tùng như xích cưa, lam cưa, bugi, vít đánh lửa... và những hư hỏng nhỏ khác.

- Số tiền mua sắm các thiết bị, phụ tùng thay thế trong 01 năm: Từ 400.000 đồng/năm - 450.000 đồng/năm.

- Bình quân mỗi năm máy cưa sẽ cưa được theo năng suất dự kiến: 1.400 m3 (313 ngày * 4,40m3 = 1.400 m3).

- Bình quân 01 m3 gỗ chi phí sửa chữa thường xuyên: 425.000 đồng /1.400m3 = 310 đồng/m3).

c) Nhiên liệu sử dụng: Nhiên liệu dùng cho máy cưa xăng chủ yếu là xăng pha luyn. Qua khảo sát thực tế việc khai thác gỗ rừng trồng mỗi lít xăng có pha luynh chặt hạ, cắt khúc tiêu hao 06m3/lít (gỗ rừng trồng); giá xăng, dầu đưa vào giá dự toán theo giá tại thời điểm do Nhà nước quy định.

IV. NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT ĐƯỢC TÍNH THÊM VÀO QUY TRÌNH

1. Khai thác gỗ rừng trồng trong điều kiện địa hình hiểm trở độ dốc >30° phải trung chuyển gỗ bằng xe chuyên dụng hoặc không thể mở đường vận xuất, vận chuyển được do gặp sông, suối, hồ chứa thủy điện hoặc thủy lợi thì được tính thêm vào dự toán các công đoạn sau:

 

a) Bốc xếp gỗ lên xuống thuyền hoặc lên xe chuyên dụng để trung chuyển gỗ đến nơi xe vận chuyển được về nhà máy.

- Áp dụng theo công đoạn bốc xếp gỗ lên xe: 0,23 công/m3.

- Bậc thợ: Bậc 2, nhóm II, hệ số 2,07.

b) Vận xuất gỗ bằng máy kéo hoặc xe chuyên dụng.

Trong điều kiện địa hình hiểm trở độ dốc >30° gỗ được tập kết ở bãi gom trên tuyến đường vận xuất không thể kết hợp việc đưa xe vận chuyển vào để vận chuyển gỗ rừng trồng đến nơi tiêu thụ thì được tính thêm vào dự toán tiền vận xuất gỗ từng chuyến từ 4-5m3 đến bãi giao nơi xe vận chuyển được về nhà máy.

- Đơn giá áp dụng cho vận xuất: Áp dụng cự ly thực tế loại đường > 5 theo Quyết định số 41/2015/QĐ-UBND ngày 30/9/2015 của UBND tỉnh về việc quy định cước vận tải hàng hóa bằng ôtô trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

c) Công đoạn vận chuyển trên sông, suối, hồ chứa: Áp dụng cước phí vận tải đường sông và vận dụng Quyết định số 36/VGCP-CNTĐV ngày 06/7/1995 của Ban Vật giá Chính phủ ban hành cước phí vận tải đường sông. Khi xây dựng dự toán phải tính yếu tố trượt giá từ năm 1995 cho đến thời điểm xây dựng dự toán.