Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1388/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM CÁN BỘ QUÂN SỰ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH QUÂN SỰ CƠ SỞ  

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch thi hành Luật Dân quân tự vệ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án đào tạo thí điểm cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở (sau đây gọi tắt là Đề án đào tạo thí điểm) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết của đề án

a) Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-TW Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; Quyết định số 85/2002/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-TW; Chỉ thị số 34/CT-BQP ngày 09 tháng 6 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Trong những năm qua Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo, hướng dẫn các quân khu, địa phương trên cả nước tuyển chọn, cử đi đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự cấp xã trên 14.000 đồng chí và đã tốt nghiệp trên 10.000 đồng chí, các đồng chí cán bộ quân sự cấp xã, sau khi ra trường trở về địa phương công tác đã có sự trưởng thành về bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, phương pháp, tác phong công tác quân sự cơ sở; thực hiện chức năng tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức triển khai thực hiện công tác quốc phòng, quân sự, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương; quá trình công tác nhiều đồng chí đã trưởng thành, đảm nhiệm các chức vụ cao hơn. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ quân sự cấp xã nói riêng, cần phải được đào tạo trình độ chuyên môn cao hơn mới đủ khả năng hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao.

b) Ngày 23 tháng 11 năm 2009, Quốc hội khóa XII ban hành Luật Dân quân tự vệ tại khoản 1 Điều 32 của Luật đã nêu Chỉ huy trưởng và Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã được đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên. Để công tác đào tạo cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã đạt yêu cầu của Luật và có kế hoạch, lộ trình cụ thể, đáp ứng được tiêu chí cán bộ công chức cơ sở; bảo đảm khi cán bộ có nhu cầu đào tạo trình độ cao hơn và có tính liên thông, liên tục với chương trình Trung cấp chuyên nghiệp, ngành quân sự cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 73/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2008.

c) Để có cơ sở thực tiễn xây dựng chương trình giáo dục cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở thể hiện mục tiêu giáo dục cao đẳng, đại học; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục cao đẳng, đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học, cao đẳng; bảo đảm yêu cầu liên thông với chương trình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở.   

d) Để có cơ sở thực tiễn rút kinh nghiệm, từ đó nhân rộng quy mô đào tạo Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành quân sự cơ sở, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ quân sự, giáo dục quốc phòng, phòng thủ dân sự, xây dựng lực lượng vũ trang ở cấp xã trong giai đoạn cách mạng mới, có khả năng phát triển lên các cương vị cao hơn của cấp ủy và chính quyền ở địa phương, từng bước góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở.

đ) Trước sự phát triển của kinh tế xã hội đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc đào tạo cán bộ chính quyền cơ sở nói chung và cán bộ quân sự cơ sở nói riêng có trình độ cao đẳng, đại học là cần thiết. Hiện nay, tất cả các ngành chuyên môn đều đã có chương trình đào tạo trình độ đại học, riêng ngành quân sự cơ sở chưa có chương trình này. Vì vậy, việc Bộ Quốc phòng tổ chức đào tạo thí điểm cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, là rất cần thiết và kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý quốc phòng của chính quyền cơ sở.

2. Mục đích của Đề án

Tổ chức thí điểm trước một bước đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở nhằm trang bị bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực, trình độ chuyên môn tương đương sỹ quan dự bị cấp phân đội; có kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp của hệ thống chính trị ở cơ sở. Thông qua đào tạo thí điểm để rút kinh nghiệm và hoàn thiện, bổ sung, hoàn chỉnh chương trình, giáo trình, tài liệu, quy chế tuyển sinh, đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, công tác bảo đảm đào tạo, làm cơ sở tổ chức đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở trên phạm vi toàn quốc.

3. Yêu cầu của Đề án

- Thực hiện theo quy định của Luật Dân quân tự vệ, Luật Giáo dục và Luật Cán bộ, công chức và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;

- Đào tạo thí điểm tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế của đất nước; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ ngành quân sự cơ sở;

- Trên cơ sở kết quả đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, để xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tuyển sinh đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở phù hợp với đặc điểm đào tạo cán bộ quân sự cấp xã;

- Định hướng xây dựng nội dung chương trình, biên soạn giáo trình, quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo, nhiệm vụ và trách nhiệm các cấp, các ngành các địa phương, đơn vị tổ chức đào tạo thí điểm;

- Bảo đảm sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng từ Trung ương đến cơ sở trong việc thực hiện Đề án đào tạo thí điểm.

II. CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết số 17/NQ-TW của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”;

- Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc trong tình hình mới;

- Chỉ thị số 16-CT/TW ngày 05 tháng 10 năm 2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI); Kết luận số 41-KL/TW ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng Dân quân tự vệ và lực lượng Dự bị động viên trong tình hình mới;

- Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

- Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;

- Quyết định số 85/2002/QĐ-TTg ngày 28 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”;

- Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010;

- Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch thi hành Luật Dân quân tự vệ.

2. Thực trạng

a) Thực trạng cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã:

TT

Đơn vị

CHỈ HUY TRƯỞNG

CHỈ HUY PHÓ

Hiện có

Đã đào tạo chương trình trung cấp

Chưa được đào tạo

Hiện có

Đã đào tạo chương trình trung cấp

Chưa được đào tạo

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

Số lượng

(%)

1

Quân khu 1

1.080

925

85,6

155

14,4

1.080

191

17,7

889

82,3

2

Quân khu 2

1.502

918

61,1

584

38,9

1.502

404

26,9

1.098

73,1

3

Quân khu 3

1.821

1.220

67,0

601

33,0

1.806

685

37,9

1.121

62,1

4

Quân khu 4

1.823

1.406

77,1

417

22,9

1.827

582

31,9

1.245

68,1

5

Quân khu 5

1.512

875

57,9

637

42,1

1.632

686

42,0

946

58,0

6

Quân khu 7

1.327

749

56,4

578

43,6

1.745

747

42,8

998

57,2

7

Quân khu 9

1.413

793

56,1

620

43,9

1.414

849

60,0

565

40,0

8

BTL TĐHN

571

0

0,0

571

100,0

569

150

26,4

419

73,6

 

Tổng cộng

11.049

6.886

62,3

4.163

37,7

11.575

4.294

37,1

7.281

62,9

b) Thực trạng các cơ sở đào tạo

- Các Trường quân sự quân khu hiện nay được tổ chức biên chế gần 450 đồng chí cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên, trong đó giáo viên trên 80 đồng chí. Lưu lượng các đối tượng cán bộ đào tạo, tập huấn tại trường hàng năm gần 1000 đồng chí; đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản ở các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội trực tiếp quản lý giảng dạy công tác quốc phòng, quân sự, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh nhiều năm nên tích lũy được kinh nghiệm và trưởng thành về mọi mặt; cơ sở vật chất của nhà trường trong những năm qua cũng được Nhà nước và Bộ Quốc phòng quan tâm đầu tư. Vì vậy, Trường quân sự các quân khu có đủ điều kiện để đảm nhiệm đào tạo cao đẳng ngành quân sự cơ sở;

- Trường Sỹ quan Lục quân có bề dày kinh nghiệm đào tạo sỹ quan trình độ cao đẳng, đại học; đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo đại học ngành quân sự cơ sở.

III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Ngành đào tạo: Quân sự cơ sở

2. Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung.

3. Hình thức đào tạo, văn bằng được cấp

a) Hình thức đào tạo:

- Đào tạo trình độ cao đẳng thời gian 36 tháng (từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 9 năm 2013);

- Đào tạo trình độ đại học thời gian 48 tháng (từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 9 năm 2014);

- Đào tạo liên thông cán bộ có trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên cao đẳng ngành quân sự cơ sở, thời gian 18 tháng (từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 3 năm 2012);

- Đào tạo liên thông cán bộ có trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở lên đại học ngành quân sự cơ sở; thời gian 18 tháng (từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 3 năm 2014).

b) Văn bằng được cấp:

Học viên học hết chương trình cao đẳng, đại học đủ điều kiện thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu theo quy định thì được Trường sỹ quan Lục quân 1 cấp bằng cao đẳng ngành quân sự cơ sở hoặc cử nhân ngành quân sự cơ sở.

4. Đối tượng tuyển sinh

a) Đào tạo trình độ cao đẳng, đại học từ đội ngũ cán bộ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và nguồn cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: không quá 27 tuổi; trình độ văn hóa trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên; đủ tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe.

b) Đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học: thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy định đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Không quá 30 tuổi; đã có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương có nhu cầu học tập lên trình độ cao đẳng hoặc đại học;

- Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng hoặc từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học, học viên có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở hoặc cao đẳng ngành quân sự cơ sở đạt loại khá trở lên được xét tuyển ngay sau khi tốt nghiệp; học viên có bằng tốt nghiệp trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc đúng chuyên môn tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã;

- Đối với đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học, học viên có bằng tốt nghiệp trung cấp phải có ít nhất 3 năm làm việc đúng với chuyên môn tại Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.

c) Được bố trí trong quy hoạch cán bộ quân sự cấp xã theo quy định của Bộ Quốc phòng.

5. Hình thức tuyển sinh, khu vực tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh

a) Hình thức tuyển sinh: áp dụng hình thức xét tuyển theo quy định của Bộ Quốc phòng và sự thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Khu vực tuyển sinh:

- Đào tạo đại học từ cán bộ nguồn tuyển sinh các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra (trừ thành phố Hà Nội);

- Đào tạo cao đẳng từ cán bộ nguồn tuyển sinh các tỉnh thuộc Quân khu 1;

- Đào tạo liên thông từ trung cấp ngành quân sự cơ sở lên cao đẳng và từ cao đẳng lên đại học ngành quân sự cơ sở, tuyển sinh các tỉnh thuộc Quân khu 2.

c) Chỉ tiêu tuyển sinh:

TT

HÌNH THỨC ĐÀO TẠO

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH

Tổng số

QK1

QK2

QK3

QK4

1

Đại học

80

22

22

14

22

2

Cao đẳng

80

80

 

 

 

3

Trung cấp liên thông lên cao đẳng

80

 

80

 

 

4

Cao đẳng liên thông lên đại học

80

 

80

 

 

 

Tổng cộng

320

102

182

14

22

6. Cơ sở được giao đào tạo

- Trường Sỹ quan Lục quân 1 đào tạo đại học từ cán bộ nguồn và đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học ngành quân sự cơ sở;

- Trường Quân sự Quân khu 1 liên kết với Trường Sỹ quan Lục quân 1 đào tạo trình độ cao đẳng từ cán bộ nguồn;

- Trường Quân sự Quân khu 2 liên kết với Trường Sỹ quan Lục quân 1 đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp ngành quân sự cơ sở lên trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở.

7. Chương trình, mã ngành đào tạo

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung danh mục mã ngành đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở;

b) Bộ Quốc phòng xây dựng chương trình chi tiết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở xong trước 30 tháng 7 năm 2010.

8. Chế độ chính sách đối với học viên

a) Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Dân quân tự vệ Điều 38 Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Dân quân tự vệ cụ thể:

- Người hưởng lương, chế độ phụ cấp được hưởng nguyên lương, chế độ phụ cấp và các khoản phụ cấp khác (nếu có), do ngân sách địa phương bảo đảm; người không hưởng lương, chế độ phụ cấp hoặc hưởng chế độ phụ cấp nhưng chưa đủ bằng 0,5 mức lương tối thiểu thì được hỗ trợ phụ cấp bằng 0,5 mức lương tối thiểu, do ngân sách nhà nước bảo đảm;

- Được hỗ trợ tiền ăn bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộ binh phục vụ có thời hạn trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Được bảo đảm trang phục dân quân tự vệ, nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về trong một năm;

- Được bảo đảm tài liệu, giáo trình, văn phòng phẩm cho đào tạo;

- Học viên trong thời gian đào tạo bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Dân quân tự vệ;

- Tốt nghiệp ra trường, nếu có đủ điều kiện theo quy định thì được phong quân hàm sỹ quan dự bị theo Luật Sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; được bố trí sử dụng tại cơ sở cử đi đào tạo theo quy hoạch cán bộ quân sự cấp xã và hưởng mức lương theo quy định của nhà nước tương ứng với trình độ đào tạo.

b) Khen thưởng, kỷ luật:

- Học viên trong thời gian đào tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được cơ sở đào tạo khen thưởng theo các văn bản pháp luật về khen thưởng;

- Học viên trong thời gian đào tạo nếu vi phạm kỷ luật, thì tùy theo mức độ vi phạm, cơ sở đào tạo quyết định hình thức kỷ luật theo quy chế đào tạo hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

IV. KINH PHÍ BẢO ĐẢM

1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án đào tạo thí điểm sử dụng ngân sách nhà nước theo Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch thi hành Luật Dân quân tự vệ là: 13.999.150.000 đồng.

2. Khái toán tổng kinh phí: 18.691.650.000 đồng (có phụ lục kèm theo)

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng số

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

I

Đào tạo cao đẳng

5.929.150

1.749.150

1.455.800

1.405.800

681.400

 

1

Cục DQTV

1.053.750

900.150

76.800

76.800

 

 

2

TQSQK1

4.238.400

849.000

1.379.000

1.372.800

681.400

 

II

Đào tạo liên thông trung cấp lên cao đẳng

2.894.575

1.178.975

1.373.800

342.000

 

 

1

Cục DQTV

664.375

625.975

38.400

 

 

 

2

TQSQK2

2.230.200

553.000

1.335.200

342.000

 

 

III

Đào tạo đại học

6.915.075

2.014.675

1.404.800

1.404.800

1.354.800

736.000

1

Cục DQTV

1.187.075

1.138.675

76.800

76.800

76.800

 

2

TSQLQ1

5.546.000

876.000

1.328.000

1.328.000

1.367.000

736.000

IV

Đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học

3.589.850

 

 

1.134.050

1.443.800

1.012.000

1

Cục DQTV

710.850

 

 

634.050

 

 

2

TSQLQ1

2.879.000

 

 

500.000

1.200.000

929.000

 

Tổng cộng

18.691.650

4.924.800

4.234.200

4.286.650

3.480.000

1.748.000

Ngân sách thực hiện Đề án tăng 4.692.500.000đ so với ngân sách dự toán trong Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chi các nội dung sau:

Bảo đảm trang phục dân quân tự vệ cho học viên: 1.250.600.000 đồng (khoản chi này chưa dự toán ban đầu); xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình (quy định tại Thông tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài chính) còn thiếu: 3.441.900.000 đồng.

Hai khoản chi này do Cục Dân quân tự vệ bảo đảm.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Tổ chức điều hành đề án

a) Thành lập Ban Chỉ đạo đào tạo thí điểm ở Trung ương do 01 đồng chí Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu - Bộ Quốc phòng làm Trưởng ban, các thành viên là đại diện lãnh đạo cấp vụ, các bộ, ban, ngành: Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.

b) Ban Chỉ đạo đào tạo thí điểm có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Ban; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án; chỉ đạo các cơ quan, địa phương liên quan phối hợp chặt chẽ tổ chức thực hiện Đề án; sơ kết rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án, đề xuất các chủ trương, biện pháp tổ chức triển khai đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học trên phạm vi toàn quốc.

c) Cơ quan thường trực giúp Ban Chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án, do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định.

2. Phân công trách nhiệm

a) Bộ Quốc phòng

- Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết, biên soạn giáo trình, quy chế đào tạo trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành; chỉ đạo các quân khu, địa phương xét tuyển học viên các lớp đào tạo thí điểm; tổ chức các hình thức đào tạo thí điểm cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng quân sự cơ sở tại trường quân sự quân khu, trình độ đại học quân sự cơ sở tại Trường sĩ quan Lục quân 1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết đào tạo thí điểm để nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước có chủ trương, chính sách đồng bộ để triển khai đào tạo trên phạm vi toàn quốc;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn việc tuyển sinh theo quy định;

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo thí điểm cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có liên quan đến nguồn quy hoạch cán bộ của địa phương và thực hiện tuyển sinh đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo quy chế và chỉ tiêu được giao; phối hợp với các nhà trường giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo; tổ chức tiếp nhận và bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo;

- Ban hành quy định cán bộ nguồn để tuyển sinh, đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở lên trình độ cao đẳng và đại học ngành quân sự cơ sở;

- Nắm kết quả đào tạo, sử dụng cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã sau đào tạo

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn tuyển sinh theo quy định. Tổ chức sơ kết bước đầu đào tạo thí điểm để rút kinh nghiệm đề xuất với Đảng, Nhà nước về những chủ trương, chính sách đào tạo cán bộ quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở để triển khai đào tạo trên phạm vi toàn quốc.

c) Bộ Nội vụ

- Chỉ đạo Sở Nội vụ các tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện xét tuyển đối tượng đào tạo đúng quy định, đảm bảo chất lượng; tham gia xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, quy chế đào tạo; sử dụng cán bộ, chế độ, chính sách cho cán bộ quân sự cấp xã trong và sau đào tạo;

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng tiến hành sơ kết bước đầu đào tạo thí điểm; đề xuất với Đảng, Nhà nước về những chủ trương, chính sách đào tạo, sử dụng cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở sau đào tạo.

d) Bộ Tài chính

Bảo đảm ngân sách thực hiện Đề án, phối hợp với Bộ Quốc phòng sơ kết bước đầu đào tạo thí điểm đề xuất với Nhà nước về ngân sách, chế độ, chính sách bảo đảm cho nhiệm vụ đào tạo trên phạm vi toàn quốc.

đ) Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Bộ Quốc phòng nghiên cứu, đề xuất việc ban hành các chế độ chính sách đãi ngộ cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên thực hiện nhiệm vụ đào tạo thí điểm.

e) Bộ Công an

Chỉ đạo cơ quan Công an các cấp phối hợp với cơ quan Quân sự cùng cấp giúp Hội đồng Tuyển sinh quân sự xét tuyển về chính trị, đạo đức các đối tượng tuyển sinh; chỉ đạo các học viện tham gia xây dựng chương trình khung, biên soạn giáo trình khối kiến thức an ninh.

g) Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình về nội dung lý luận chính trị - hành chính; theo dõi hướng dẫn các trường đào tạo thí điểm.

h) Các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan để triển khai các hoạt động của Đề án này.

i) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện Đề án đào tạo thí điểm cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có liên quan đến nguồn quy hoạch cán bộ của địa phương; thực hiện xét tuyển cán bộ đào tạo thí điểm theo quy chế và chỉ tiêu được giao; phối hợp với các nhà trường quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan tới học viên trong quá trình đào tạo; tổ chức tiếp nhận và bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.  

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Các Thứ trưởng BQP;
- Bộ Tư lệnh các Quân khu, BTL Thủ đô Hà Nội;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 


PHỤ LỤC

KINH PHÍ ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM CÁN BỘ QUÂN SỰ BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC NGÀNH CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1388/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: Nghìn đồng

TT

NỘI DUNG CHI

TỔNG KINH PHÍ

PHÂN CHIA THEO CÁC NĂM

2010

2011

2012

2013

2014

I

Đào tạo trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở thời gian 36 tháng

5.292.150

1.749.150

1.455.800

1.405.800

681.400

 

1

Cục Dân quân tự vệ:

1053750

900150

76800

76800

 

 

 

Xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết 175.000đ x 150 đvht x 15 tiết

393.750

393.750

 

 

 

 

 

- Bảo đảm biên soạn giáo trình

429.600

429.600

 

 

 

 

 

- Bảo đảm trang phục cho 80 học viên x 6 bộ x 480.000đ

230.400

76.800

76.800

76.800

 

 

2

Trường quân sự Quân khu 1

4.238.400

849.000

1.379.000

1.329.000

681.400

 

 

- Bảo đảm văn phòng phẩm, tài liệu cho 80 học viên x 650.000đ

52.000

18.000

17.000

17.000

 

 

 

- Bảo đảm ăn thường xuyên 80 học viên x 30.000đ x 30 ngày x 36 tháng

2.592.000

432.000

864.000

864.000

432.000

 

 

- Hỗ trợ sinh hoạt hàng tháng cho 80 học viên x 250.000đ x 36 tháng

720.000

120.000

240.000

240.000

120.000

 

 

- Hỗ trợ tầu xe cho 80 học viên x 6 học kỳ x 50.000đ

24.000

4.000

8.000

8.000

4.000

 

 

- Bồi dưỡng cho giáo viên vượt giờ, ngoài giờ

150.400

25.000

50.000

50.000

25.400

 

 

- Hỗ trợ cơ sở vật chất, thao trường, giảng đường

500.000

200.000

150.000

100.000

50.000

 

 

- Tổ chức thi, chấm thi

150.000

25.000

50.000

50.000

25.000

 

 

- Tổ chức khai giảng, bế giảng

50.000

25.000

0

0

25.000

 

II

Đào tạo liên thông trình độ cao đẳng ngành quân sự cơ sở thời gian 18 tháng

2.894.575

1.178.975

1.373.600

342.000

 

 

1

Cục Dân quân tự vệ:

664.375

625975

38400

 

 

 

 

Xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết 175.000đ x 95 đvht x 15 tiết

249.375

249.375

 

 

 

 

 

- Bảo đảm biên soạn giáo trình

299.800

299.800

 

 

 

 

 

- Bảo đảm trang phục cho 80 học viên x 3 bộ x 480.000đ

115.200

76.800

38.400

 

 

 

2

Trường quân sự Quân khu 2

2.230.200

553.000

1.335.200

342.000

 

 

 

- Bảo đảm văn phòng phẩm, tài liệu cho 80 học viên x 500.000đ

40.000

28.000

12.000

 

 

 

 

- Bảo đảm ăn thường xuyên 80 học viên x 30.000đ x 30 ngày x 18 tháng

1.296.000

216.000

864.000

216.000

 

 

 

- Hỗ trợ sinh hoạt hàng tháng cho 80 học viên x 250.000đ x 18 tháng

360.000

60.000

240.000

60.000

 

 

 

- Hỗ trợ tầu xe cho 80 học viên x 3 học kỳ x 50.000đ

12.000

4.000

8.000

 

 

 

 

- Bồi dưỡng cho giáo viên vượt giờ, ngoài giờ

92.200

15.000

61.200

16.000

 

 

 

- Hỗ trợ cơ sở vật chất, thao trường, giảng đường

300.000

200.000

100.000

 

 

 

 

- Tổ chức thi, chấm thi

90.000

10.000

50.000

30.000

 

 

 

- Tổ chức khai giảng, bế giảng

40.000

20.000

 

20.000

 

 

III

Đào tạo trình độ đại học ngành quân sự cơ sở thời gian 48 tháng

6.915.075

2.014.675

1.404.800

1.404.800

1.354.800

736.000

1

Cục Dân quân tự vệ:

1.369.075

1138675

76800

76800

76800

 

 

Xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết 175.000đ x 195 đvht x 15 tiết

511875

511.875

 

 

 

 

 

- Bảo đảm xây dựng chương trình giáo trình

550.000

550.000

 

 

 

 

 

- Bảo đảm trang phục cho 80 học viên x 8 bộ x 480.000đ

307.200

76.800

76.800

76.800

76.800

 

2

Trường Sĩ quan Lục quân 1

5.546.000

876.000

1.328.000

1.328.000

1.278.000

736.000

 

- Bảo đảm văn phòng phẩm, tài liệu cho 80 học viên x 850.000đ

68.000

20.000

16.000

16.000

16.000

 

 

- Bảo đảm ăn thường xuyên 80 học viên x 30.000đ x 30 ngày x 48 tháng

3.456.000

432.000

864.000

864.000

864.000

432.000

 

- Hỗ trợ sinh hoạt hàng tháng cho 80 học viên x 250.000đ x 48 tháng

960.000

120.000

240.000

240.000

240.000

120.000

 

- Hỗ trợ tầu xe cho 80 học viên x 8 học kỳ x 50.000đ

32.000

4.000

8.000

8.000

8.000

4.000

 

- Bồi dưỡng cho giáo viên vượt giờ, ngoài giờ

280.000

35.000

70.000

70.000

70.000

35.000

 

- Hỗ trợ cơ sở vật chất, thao trường, giảng đường

500.000

200.000

100.000

100.000

50.000

50.000

 

- Tổ chức thi, chấm thi

180.000

30.000

30.000

30.000

30.000

60.000

 

- Tổ chức khai giảng, bế giảng

70.000

35.000

0

0

0

35.000

IV

Đào tạo liên thông trình độ đại học cao đẳng ngành quân sự cơ sở thời gian 24 tháng

3.589.850

 

 

1.134.050

1.443.800

1.012.000

1

Cục Dân quân tự vệ:

710.850

 

 

634.050

76.800

 

 

Xây dựng chương trình khung, chương trình chi tiết 175.000đ x 98 đvht x 15 tiết

257.250

 

 

257.250

 

 

 

- Bảo đảm xây dựng chương trình giáo trình

300.000

 

 

300.000

 

 

 

- Bảo đảm trang phục cho 80 học viên x 4 bộ x 480.000đ

153.600

 

 

76.800

76.800

 

2

Trường Sĩ quan Lục quân 1

2.879.000

 

 

500.000

1.367.000

1.012.000

 

- Bảo đảm văn phòng phẩm, tài liệu cho 80 học viên x 550.000đ

45.000

 

 

15.000

20.000

10.000

 

- Bảo đảm ăn thường xuyên 80 học viên x 30.000đ x 30 ngày x 24 tháng

1.728.000

 

 

216.000

864.000

648.000

 

- Hỗ trợ sinh hoạt hàng tháng cho 80 học viên x 250.000đ x 24 tháng

480.000

 

 

60.000

240.000

180.000

 

- Hỗ trợ tầu xe cho 80 học viên x 4 học kỳ x 50.000đ

16.000

 

 

4.000

8.000

4.000

 

- Bồi dưỡng cho giáo viên vượt giờ, ngoài giờ

150.000

 

 

15.000

75.000

60.000

 

- Hỗ trợ cơ sở vật chất, thao trường, giảng đường

300.000

 

 

150.000

100.000

50.000

 

- Tổ chức thi, chấm thi

120.000

 

 

20.000

60.000

40.000

 

- Tổ chức khai giảng, bế giảng

40.000

 

 

20.000

0

20.000

 

Tổng

18.691.650

4.924.800

4.234.200

4.286.650

3.480.000

1.748.000