ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1393/2010/QĐ-UBND | Tuy Hòa, ngày 20 tháng 9 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 19/2005/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải quy định về điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 66/TTr-GTVT ngày 23 tháng 8 năm 2010 về việc ban hành Quy định điều kiện hoạt động phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn, có sức chở dưới 05 người hoặc bè trên địa bàn tỉnh Phú Yên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định điều kiện hoạt động phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn, có sức chở dưới 05 người hoặc bè trên địa bàn tỉnh Phú Yên”.
Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA THÔ SƠ CÓ TRỌNG TẢI TOÀN PHẦN DƯỚI 01 TẤN HOẶC CÓ SỨC CHỞ DƯỚI 05 NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1393/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định về điều kiện an toàn, cách xác định các kích thước cơ bản, xác định sức chở và sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ khi hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
2. Quyết định này áp dụng đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn, có sức chở dưới 05 người hoặc bè.
Quyết định này không áp dụng đối với phương tiện thủy hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, thể thao, an ninh, quốc phòng.
Trong quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước.
2. Bè là phương tiện được kết ghép lại bằng tre, nứa, gỗ hoặc các vật nổi khác để chuyển đi hoặc dùng làm phương tiện vận chuyển tạm thời trên đường thủy nội địa.
3. Điều kiện an toàn là các điều kiện tối thiểu của phương tiện để đảm bảo an toàn khi phương tiện hoạt động trên đường thủy nội địa.
4. Các kích thước cơ bản bao gồm: chiều dài lớn nhất, chiều rộng lớn nhất, chiều cao mạn và chiều chìm của phương tiện.
5. Mạn khô là chiều cao của phần thân phương tiện từ mép trên vạch dấu mớn nước an toàn đến mép boong.
6. Sức chở của phương tiện là trọng tải toàn phần hoặc sức chở người của phương tiện ứng với vạch dấu mớn nước an toàn.
7. Dụng cụ cứu sinh là các vật dụng nổi dùng để làm phao cứu người.
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
Điều 3. Điều kiện bảo đảm an toàn
1. Thân phương tiện phải chắc chắn, không bị thủng, không bị rò rỉ nước vào bên trong, có kết cấu ổn định, đủ diện tích cần thiết để xếp hàng hóa, khi chở người phải có đủ chỗ cho người ngồi cân bằng trên phương tiện, ổn định, an toàn và đủ dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện.
2. Nếu phương tiện hoạt động vào ban đêm phải có đèn hành trình màu trắng được treo, buộc chắc chắn ở vị trí cao nhất trên phương tiện, phải có đèn chiếu sáng khi ra vào bến.
3. Mạn khô của phương tiện chở hàng phải đảm bảo bằng 0,1m, mạn khô của phương tiện chở người phải đảm bảo bằng 0,2m.
4. Phương tiện phải được đo đạc xác định kích thước, sức chở và được sơn vạch mớn nước an toàn.
5. Phương tiện phải có đủ các thiết bị neo, lái, gàu múc nước, dụng cụ cứu sinh cho số người được phép chở trên phương tiện (mỗi người có một áo phao cứu sinh, trên phương tiện phải có một phao tròn).
6. Điều kiện bảo đảm an toàn:
a) Phương tiện di chuyển bằng chèo, sào thì chèo, sào trang bị trên phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Trang bị ít nhất là một chèo tay và một sào chống cho phương tiện có chiều dài Lmax nhỏ hơn hoặc bằng 5m.
- Trang bị ít nhất là hai chèo tay và hai sào chống cho phương tiện có chiều dài Lmax nhỏ hơn hoặc bằng 10m.
- Trang bị ít nhất là ba chèo tay và hai sào chống cho phương tiện có chiều dài Lmax lớn hơn 10m.
- Bè chèo, sào chống không mục, gãy vỡ, đảm bảo độ chắc chắn.
b) Phương tiện di chuyển bằng sức gió, sức nước phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thiết bị điều khiển cần lái và bánh lái phải vững chắc, điều khiển nhẹ nhàng có tính ăn lái tốt và bố trí tại vị trí thuận lợi khi điều khiển không bị che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
c) Trang thiết bị chống đắm:
Trên phương tiện trang bị gàu múc (tát) nước như sau:
- Một gàu loại 03 lít cho phương tiện có Lmax nhỏ hơn hoặc bằng 5m.
- Hai gàu loại 03 lít cho phương tiện có Lmax lớn hơn 5m.
Ngoài ra còn phải trang bị giẻ chống thủng đủ đảm bảo bịt lỗ thủng khi phương tiện bị thủng, nêm gỗ…
d) Dây chằng buộc, neo:
Phải trang bị các loại dây chằng buộc loại mềm và neo bờ để đảm bảo phương tiện không bị trôi khi cần neo đậu.
- Phương tiện có chiều dài Lmax nhỏ hơn hoặc bằng 5m: Một dây chằng (neo) dài hơn 10m và một neo 05 kg.
- Phương tiện có chiều dài Lmax lớn hơn 5m: Hai dây chằng (neo) dài hơn 10m và một neo 10 kg.
7. Phương tiện là bè: các mối chằng buộc kết ghép thành bè phải chắc chắn, dây buộc phải đủ bền, mỗi bè không được dài quá 25m và không được rộng quá 5m, nếu hoạt động ban đêm phải có một đèn màu đỏ đặt ở giữa bè cao hơn mặt nước ít nhất 1,5m.
1. Xác định kích thước cơ bản của phương tiện.
- Chiều dài lớn nhất (ký hiệu Lmax) tính bằng mét, đo theo chiều dọc trên boong ở mặt phẳng dọc tâm từ mút lái đến mút mũi phương tiện.
- Chiều rộng lớn nhất (ký hiệu Bmax) tính bằng mét, đo theo chiều ngang trên boong ở vị trí rộng nhất phương tiện.
- Chiều chìm (ký hiệu d) tính bằng mét, đo từ đáy phương tiện đến mép trên của vạch mớn nước an toàn.
- Chiều cao mạn (ký hiệu D) tính bằng mét, đo từ đáy phương tiện đến mép boong ở vị trí thấp nhất của mặt boong.
2. Xác định sức chở của phương tiện:
a) Đối với phương tiện chở hàng: Sức chở là trọng tải toàn phần (dưới 01 tấn) khi hàng hóa được xếp trực tiếp và cân bằng trên phương tiện tương ứng với mạn khô của phương tiện bằng 100mm.
b) Đối với phương tiện chở người: Sức chở là số người (dưới 05 người) được xếp đủ chỗ ngồi và cân bằng trên phương tiện tương ứng với mạn khô của phương tiện bằng 200mm.
3. Sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
Dấu mớn nước an toàn của phương tiện được sơn bằng một vạch sơn có màu khác với màu sơn mạn phương tiện, vạch sơn có chiều dày 0,025m, chiều dài 0,25m nằm ngang trên hai bên mạn tại vị trí giữa của chiều dài Lmax, cách mép boong 0,1m đối với phương tiện chở hàng, cách mép boong 0,2m đối với phương tiện chở người.
4. Sơn dấu hiệu chứng nhận đăng ký phương tiện.
- Dấu hiệu chứng nhận phương tiện đủ điều kiện bảo đảm an toàn khi hoạt động, đã được đăng ký, được sơn vẽ hai bên mạn phía trước phương tiện, trên vạch dấu mớn nước an toàn.
- Dấu hiệu được ký hiệu là tên riêng của địa phương và các chữ số thứ tự phù hợp theo sổ đăng ký của phương tiện tại Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, được quy định thống nhất bởi Sở Giao thông vận tải Phú Yên (theo mẫu phụ lục 3).
Điều 5. Trách nhiệm của chủ phương tiện
1. Đo kích thước cơ bản, xác định sức chở, sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện theo quy định tại Điều 4 của Quy định này. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu do việc sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
2. Kê khai điều kiện an toàn của phương tiện (theo mẫu phụ lục 01).
3. Có trách nhiệm duy trì và đảm bảo các điều kiện an toàn của phương tiện theo quy định tại Điều 3 của Quy định này khi phương tiện hoạt động.
Điều 6. Điều kiện người lái phương tiện, quản lý hoạt động phương tiện
1. Người lái phương tiện phải đủ 15 tuổi trở lên, đủ sức khỏe, biết bơi, phải học tập pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và được Sở Giao thông vận tải Phú Yên cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp sử dụng phương tiện vào mục đích kinh doanh thì độ tuổi của người lái phương tiện phải đủ 18 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam.
2. Phương tiện phải được đăng ký, lập sổ theo dõi tại địa bàn hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố.
- Phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn, có sức chở dưới 05 người hoặc bè chỉ được phép hoạt động trên các sông, rạch nhỏ có mật độ giao thông thấp. Hoạt động theo mùa và thời tiết nhất định.
- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Trung tâm Đăng kiểm để quy định cụ thể phạm vi hoạt động của các phương tiện thô sơ.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan đăng kiểm
Trung tâm Đăng kiểm phương tiện Giao thông vận tải 78.01S có trách nhiệm hướng dẫn cho chủ phương tiện xác định các kích thước cơ bản, xác định sức chở và sơn vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện theo yêu cầu của chủ phương tiện để lập bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Xác nhận phương tiện đủ điều kiện (theo mẫu phụ lục 02) thuộc phạm vi quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khi chủ phương tiện nộp bản kê khai điều kiện an toàn của phương tiện.
2. Lập sổ, lưu trữ và quản lý hồ sơ xin xác nhận phương tiện thô sơ đủ điều kiện.
3. Theo dõi, tổng hợp tình hình xác nhận phương tiện thô sơ đủ điều kiện hoạt động thuộc thẩm quyền, thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ của Sở Giao thông vận tải.
Điều 10. Trách nhiệm của Công an tỉnh
Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý phương tiện, chủ phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; thực hiện trái Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Tổ chức triển khai, đôn đốc thực hiện Quy định này đến các cơ quan, tổ chức và các đối tượng liên quan trên địa bàn tỉnh.
2. Theo dõi, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện và xem xét sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
3. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý phương tiện, chủ phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; thực hiện trái quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
BẢN THÔNG BÁO KÊ KHAI KIỆN AN TOÀN
CỦA PHƯƠNG TIỆN THUỶ NỘI ĐỊA THÔ SƠ
(Mẫu)
Kính gửi: UBND xã, phường, thị trấn ...................................................
Huyện, thị xã, thành phố ……………………………
Tên chủ phương tiện: ...........................................................................................
Địa chỉ chủ phương tiện: ......................................................................................
Thông báo, kê khai kiện an toàn của phương tiện như sau:
Loại phương tiện: chở hàng (chở người).
Vật liệu đóng phương tiện: tôn + gỗ.
Kích thước phương tiện (Lmax x Bmax x D x d) = (3,2 x 0,5 x 0,8 x 0,5)m.
Khả năng khai thác: Sức chở hàng: dưới 1 tấn / (Sức chở người: dưới 05 người).
Tình trạng thân vỏ: chắc chắn, kín nước.
Vạch dấu mớn nước an toàn đã được sơn bên mạn, cách mép boong: 0,2m.
Dụng cụ cứu sinh: số lượng: 5 chiếc; loại: phao tròn.
Đèn tín hiệu: 1 đèn a/ Đèn chiếu sáng: 1 đèn pin.
Các trang thiết bị khác: b/ Neo: 1 chiếc; tình trạng hoạt động: bình thường.
Phạm vi hoạt động: Sông Cái, Tuy An;
Hạn chế khả năng hoạt động: không hoạt động ban đêm, chở khách ngang sông mùa mưa lũ.
Tôi xin cam đoan tất cả các phần ghi trong bản kê khai này là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của người kiểm tra | ........., ngày ........ tháng ....... năm Chủ phương tiện |
(ký, ghi rõ họ tên, chức danh) | (ký và ghi rõ họ tên) |
TM.UBND xã, phường, thị trấn
(Phụ lục 2 - mặt trước )
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Chủ phương tiện: ...............................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................
Phương tiện có đặc điểm sau:
a) Tên, số đăng ký:
b) Vật liệu vỏ: gỗ
c) Kích thước phương tiện (Lmax x Bmax x D x d):
Sức chở hàng, số người được phép chở:
Phạm vi hoạt động:
| ..........., ngày ......... tháng ........ năm ........ TM. UBND HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ |
(Mẫu Giấy chứng nhận bằng bìa cứng màu trắng, có kích thước 13 x 15cm)
(Phụ lục 2- mặt sau)
STT | TÊN ĐỊA PHƯƠNG | KÝ HIỆU |
1 | Thị xã Sông Cầu | 001- xã (phường) - SC |
|
| 002…- xã (phường) - SC |
2 | Huyện Đồng Xuân | 001- xã (thị trấn) - ĐX |
|
| 002…- xã (thị trấn) - ĐX |
3 | Huyện Tuy an | 001- xã (thị trấn) - TA |
|
| 002…- xã(Thị trấn) - TA |
4 | Thành phố Tuy Hòa | 001- xã (phường) - TP.TH |
|
| 002…- xã (phường) - TP.TH |
5 | Huyện Sơn Hòa | 001- xã (thị trấn) - SH |
|
| 002…- xã (thị trấn) - SH |
6 | Huyện Phú Hòa | 001- xã (thị trấn) - PH |
|
| 002…- xã (thị trấn) - PH |
7 | Huyện Sông Hinh | 001- xã (thị trấn) - SHi |
|
| 002…- xã (thị trấn) - SHi |
8 | Huyện Tây Hòa | 001- xã (thị trấn) - TH |
|
| 002…- xã (thị trấn) - TH |
9 | Huyện Đông Hòa | 001- xã (thị trấn) - ĐH |
|
| 002…- xã (thị trấn) - ĐH |
- 1 Quyết định 30/2008/QĐ-UBND về Quy định điều kiện hoạt động phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2 Quyết định 02/2006/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có tải trọng toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3 Quyết định 19/2005/QĐ-BGTVT về điều kiện an toàn của phương tiện thuỷ nội địa phải đăng ký nhưng không thuộc diện đăng kiểm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4 Nghị định 21/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giao thông đường thủy nội địa
- 5 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Quyết định 30/2008/QĐ-UBND về Quy định điều kiện hoạt động phương tiện thủy nội địa thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2 Quyết định 02/2006/QĐ-UBND quy định điều kiện an toàn của phương tiện thủy nội địa thô sơ có tải trọng toàn phần dưới 1 tấn hoặc có sức chở dưới 5 người hoặc bè do tỉnh Quảng Bình ban hành