UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2010/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 06 tháng 7 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỨC HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15/11/2007 của Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2010/NQ-HĐND ngày 28/4/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định mức hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh Thái Nguyên;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 666/TTr-STP ngày 02/6/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về mức hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ MỨC HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh bao gồm các hoạt động lập dự kiến chương trình, xây dựng đề cương, soạn thảo, góp ý, báo cáo chỉnh lý, thẩm định, thẩm tra văn bản phục vụ ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, đơn vị thực hiện chủ trì soạn thảo, góp ý, báo cáo chỉnh lý, thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật thực hiện xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp.
Chương II
NỘI DUNG VÀ MỨC CHI
Điều 3. Các nội dung chi
1. Cơ quan, đơn vị có chức năng thực hiện công tác soạn thảo các loại văn bản sau:
a) Dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết, dự thảo nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của HĐND;
b) Dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh; quyết định, chỉ thị quy phạm pháp luật của UBND.
2. Nội dung chi cụ thể:
a) Chi xây dựng đề cương ;
b) Chi soạn thảo dự thảo văn bản;
c) Soạn thảo báo cáo chỉnh lý; báo cáo thẩm định, thẩm tra; góp ý vào dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh không do UBND tỉnh trình; góp ý của cơ quan tư pháp đối với dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện; góp ý kiến của Công chức Tư pháp - Hộ tịch.
d) Chi cho cá nhân tham gia hội thảo; phục vụ công tác lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh; soạn thảo, chỉnh lý dự thảo; thẩm định, thẩm tra dự thảo.
đ) Chi cho công tác tổ chức lấy ý kiến rộng rãi( phiếu điều tra, phiếu lấy ý kiến được duyệt).
e) Chi cho công tác tổng hợp và xây dựng bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo.
Điều 4. Mức chi cụ thể cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
1. Mức chi cụ thể
a) Chi xây dựng đề cương văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp:
- Đối với cấp tỉnh: 500.000 đồng/ đề cương;
- Đối với cấp huyện: 350.000 đồng/ đề cương;
- Đối với cấp xã: 200.000 đồng/ đề cương . b) Chi soạn thảo dự thảo:
- Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh:
+ Nghị quyết, quyết định: 2.000.000 đồng/ dự thảo.
+ Chỉ thị: 1.000.000 đồng/ dự thảo.
- Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp huyện:
+ Nghị quyết, quyết định: 1.500.000 đồng/ dự thảo.
+ Chỉ thị: 700.000 đồng/ dự thảo.
- Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cấp xã:
+ Nghị quyết, quyết định: 1.000.000 đồng/ dự thảo.
+ Chỉ thị: 500.000 đồng/ dự thảo.
c) Chi soạn thảo báo cáo chỉnh lý; báo cáo thẩm định, thẩm tra; góp ý vào dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh không do UBND tỉnh trình; góp ý của cơ quan tư pháp đối với dự thảo nghị quyết của HĐND cấp huyện; góp ý kiến của công chức Tư pháp - Hộ tịch.
- Đối với cấp tỉnh:
+ Mức chi 200.000 đồng/ báo cáo thẩm định hoặc báo cáo thẩm tra.
+ Mức chi 100.000 đồng/ báo cáo góp ý hoặc báo cáo chỉnh lý.
- Đối với cấp huyện:
+ Mức chi 140.000 đồng/ báo cáo thẩm định hoặc báo cáo thẩm tra.
+ Mức chi 70.000 đồng/ báo cáo góp ý hoặc báo cáo chỉnh lý.
- Đối với cấp xã: Mức chi 50.000 đồng/ báo cáo góp ý hoặc báo cáo chỉnh lý.
d) Chi cho cá nhân tham gia hội thảo; phục vụ công tác lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định, chỉ thị của UBND tỉnh; soạn thảo, chỉnh lý dự thảo; thẩm định, thẩm tra dự thảo:
- Cấp tỉnh: 50.000 đồng/ người/ buổi.
- Cấp huyện: 35.000 đồng/ người/ buổi.
- Cấp xã: 25.000 đồng/ người/ buổi.
đ) Chi cho công tác tổ chức lấy ý kiến rộng rãi:
- Chi lấy ý kiến theo phiếu điều tra, phiếu lấy ý kiến được duyệt (về số phiếu và diện đối tượng điều tra, lấy ý kiến):
+ Cấp tỉnh: 20.000 đồng/ phiếu.
+ Cấp huyện: 15.000 đồng/ phiếu.
+ Cấp xã: 10.000 đồng/ phiếu.
e) Chi cho công tác tổng hợp và xây dựng bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo:
- Cấp tỉnh: 100.000 đồng/ bản tổng hợp.
- Cấp huyện: 70.000 đồng/ bản tổng hợp.
- Cấp xã: 50.000 đồng/ bản tổng hợp.
2. Căn cứ dự toán kinh phí được giao và tính chất phức tạp của mỗi văn bản, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo phân bổ mức kinh phí cho từng văn bản cho phù hợp, nhưng tổng mức phân bổ kinh phí để thực hiện các nội dung chi và mức chi quy định tại khoản 1 Điều này cho mỗi dự thảo văn bản không được vượt quá mức sau:
- Dự thảo Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND tối đa không quá: 5.000.000 đồng/văn bản đối với cấp tỉnh; 3.500.000 đồng/văn bản đối với cấp huyện; 2.000.000 đồng/văn bản đối với cấp xã.
- Dự thảo Chỉ thị của UBND tối đa không quá: 2.000.000 đồng/văn bản đối với cấp tỉnh; 1.500.000 đồng/văn bản đối với cấp huyện; 1.000.000 đồng/văn bản đối với cấp xã.
Trường hợp 01 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải soạn thảo nhiều lần thì chỉ được tính là 01 dự thảo.
- Đối với các văn bản quy phạm pháp luật trong một số lĩnh vực có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, mức chi cho công tác xây dựng Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND tối đa không quá: 7.000.000 đồng/văn bản đối với cấp tỉnh; 5.000.000 đồng/văn bản đối với cấp huyện; 3.000.000 đồng/văn bản đối với cấp xã.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí:
a) Hàng năm, các cơ quan chuyên môn lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước được giao, gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để tổng hợp, đồng thời xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung chi tại Điều 4 Quy định này, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để báo cáo UBND cùng cấp tổng hợp vào dự toán kinh phí hàng năm của đơn vị.
Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền giao xây dựng văn bản đột xuất, ngoài chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm thì cơ quan được giao chủ trì xây dựng văn bản lập kế hoạch, dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính trình UBND cùng cấp quyết định cấp bổ sung kinh phí kịp thời.
b) Việc phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện như sau:
- Sau khi HĐND, UBND thông qua chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong năm kế hoạch, cơ quan tài chính chủ trì phối hợp với cơ quan tư pháp, Văn phòng HĐND, Văn phòng UBND cùng cấp phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các cơ quan chủ trì công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trình UBND cùng cấp phê duyệt.
- Sau khi được UBND phê duyệt, cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định và thông báo dự toán kinh phí hỗ trợ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện.
- Căn cứ dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao và mức kinh phí được hỗ trợ, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc thực hiện (chi tiết theo từng nhiệm vụ).
2. Sử dụng và quyết toán kinh phí:
a) Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được phân bổ và quyết toán theo quy định hiện hành. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
b) Việc sử dụng kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm đủ chứng từ hợp pháp theo quy định hiện hành và sử dụng trong dự toán ngân sách chi thường xuyên được giao hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Điều 6. Tổ chức thực hiện.
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ngành, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện Quy định này.
2. Cơ quan, đơn vị được phân công chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật vi phạm Quy định này, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Sở Tư pháp, Sở Tài chính để tổng hợp và đề xuất trình UBND tỉnh quyết định./.
- 1 Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 2 Quyết định 25/2012/QĐ-UBND quy định kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 1 Nghị quyết 13/2012/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 06/2008/NQ-HĐND Quy định về mức hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2 Nghị quyết 07/2010/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh Thái Nguyên
- 3 Quyết định 38/2008/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 4 Nghị quyết 10/2008/NQ-HĐND về mức chi kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5 Thông tư liên tịch 09/2007/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân do Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính ban hành
- 6 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 1 Nghị quyết 13/2012/NQ-HĐND bãi bỏ Nghị quyết 06/2008/NQ-HĐND Quy định về mức hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2 Quyết định 38/2008/QĐ-UBND quy định mức chi hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 3 Nghị quyết 10/2008/NQ-HĐND về mức chi kinh phí hỗ trợ cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa