Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2013/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 06 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ SẴN SÀNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Chỉ thị số 05A/2009/CT-UBND ngày 24 tháng 4 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 24/TTr-STTTT ngày 10 tháng 5 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về đánh giá Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Trị”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Đức Cường

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ SẴN SÀNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND ngày 06 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định việc đánh giá Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quy định này áp dụng đối với các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố.

2. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp áp dụng nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT-Index) trong các cơ quan, đơn vị là các hạng mục nhằm phản ánh đúng thực trạng ứng dụng và phát triển CNTT. ICT-Index giúp UBND tỉnh có thể hoạch định được các chính sách phát triển CNTT đồng bộ hơn, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thông tin, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các ngành kinh tế - xã hội.

2. ICT-Index sẽ được đánh giá và công bố hàng năm, đây là cơ sở để đánh giá hiện trạng CNTT của các đơn vị và là nền tảng để xây dựng ICT-Index của tỉnh Quảng Trị.

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Các nhóm đối tượng

Xây dựng ICT-Index được thực hiện đối với 02 nhóm đối tượng:

1. Các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh.

2. UBND các huyện, thị xã và thành phố.

Các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh bao gồm các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc (không áp dụng các đơn vị sự nghiệp) áp dụng các tiêu chí đánh giá ICT-Index theo mẫu phiếu tại Phụ lục I.

UBND các huyện, thị xã và thành phố bao gồm các phòng, ban chuyên môn, UBND xã, phường, thị trấn (không áp dụng các đơn vị sự nghiệp) áp dụng các tiêu chí đánh giá ICT-Index theo mẫu phiếu tại Phụ lục II.

Điều 5. Điều kiện để đánh giá

Xây dựng ICT-Index phải được đảm bảo các điều kiện sau:

1. Đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin và các chỉ tiêu thống kê của tỉnh.

2. Đảm bảo tính khả thi: Các chỉ tiêu báo cáo, mức độ chi tiết của số liệu phải được báo cáo đúng thực tế, phù hợp với tổ chức và nguồn lực của đơn vị báo cáo. Số liệu báo cáo đảm bảo khai thác từ chính các cơ sở dữ liệu và các văn bản của đơn vị.

3. Chế độ báo cáo bảo đảm không trùng lặp, chồng chéo giữa các kênh thông tin báo cáo khác.

4. Phạm vi thống kê: Số liệu báo cáo hoàn toàn thuộc phạm vi quản lý theo dõi của đơn vị báo cáo.

5. Thời hạn báo cáo: Được thực hiện vào tháng tư hàng năm, để kịp thời xây dựng chỉ số ICT-Index của tỉnh. Các đơn vị gửi báo cáo hiện trạng tình hình ứng dụng CNTT của đơn vị mình theo mẫu tại phụ lục kèm theo Quy định này về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 15 tháng 4 hàng năm. Số liệu báo cáo được tính đến hết ngày 31 tháng 12 của năm trước.

6. Phương thức báo cáo: Báo cáo sẽ được thực hiện dưới hình thức sau: bằng văn bản giấy và bằng văn bản điện tử qua hộp thư điện tử của Sở Thông tin và Truyền thông (sotttt@quangtri.gov.vn).

7. Báo cáo bằng văn bản phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đơn vị, số điện thoại cố định, di động, hộp thư điện tử của người lập biểu để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý dữ liệu.

8. Báo cáo điện tử thực hiện bằng cách gửi thư điện tử kèm tệp dữ liệu báo cáo. Đơn vị báo cáo phải sử dụng hộp thư công vụ (tendonvi@quangtri.gov.vn) của đơn vị mình để gửi báo cáo, không nhận báo cáo được sử dụng hộp thư miễn phí trên mạng để gửi.

Điều 6. Thu thập và xử lý số liệu

1. Đầu tháng 4 hàng năm: Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo CNTT tỉnh cử cán bộ liên hệ trực tiếp với các đối tượng cung cấp số liệu để đôn đốc và hỗ trợ việc thu thập số liệu.

2. Đầu tháng 5 hàng năm: Ban chỉ đạo CNTT tỉnh tiến hành nhập số liệu, xử lý sơ bộ, báo cáo UBND tỉnh để công bố kết quả đánh giá.

Điều 7. Các tiêu chí đánh giá

- Chỉ số hạ tầng kỹ thuật CNTT;

- Chỉ số hạ tầng nhân lực CNTT;

- Chỉ số ứng dụng CNTT;

- Chỉ số môi trường tổ chức - chính sách cho CNTT;

- Tỷ lệ máy tính/tổng số cán bộ công chức;

- Tỷ lệ máy tính kết nối Internet băng rộng;

- Tỷ lệ băng thông Internet/tổng số cán bộ công chức, viên chức;

- Hệ thống an ninh - an toàn thông tin;

- Kết nối với các đơn vị trực thuộc, các địa phương;

- Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT trong tổng số cán bộ, công chức;

- Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ từ cao đẳng trở lên về CNTT;

- Tỷ lệ cán bộ, công chức biết sử dụng máy tính trong công việc;

- Triển khai các phần mềm ứng dụng cơ bản tại đơn vị;

- Triển khai các phần mềm bản quyền tại đơn vị;

- Triển khai các phần mềm mã nguồn mở tại đơn vị;

- Tỷ lệ cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử công vụ;

- Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử công vụ trong công việc;

- Tin học hóa các thủ tục hành chính công;

- Tỷ lệ dịch vụ hành chính công trực tuyến/Tổng số dịch vụ hành chính công;

- Website/Cổng Thông tin điện tử;

- Tỷ lệ thông tin chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo được đưa lên mạng;

- Tần suất cập nhật Website, cổng thông tin điện tử;

- Tỷ lệ đơn vị trực thuộc có Website;

- Sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị đối với ứng dụng CNTT;

Điều 8. Các thang điểm đánh giá

1. Thang điểm dành cho các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh thực hiện theo Phụ lục III.

2. Thang điểm của UBND các huyện, thị xã và thành phố thực hiện theo Phụ lục IV.

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 9. Khen thưởng

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy định này, có nhiều đóng góp trong nâng cao ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, tùy theo thành tích cụ thể, được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

2. Các cơ quan, đơn vị sau khi đánh giá có tổng số điểm dưới mức trung bình sẽ không được xét thi đua xuất sắc toàn diện trong năm đã đánh giá.

Điều 10. Xử lý vi phạm

Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Thủ trưởng các đơn vị được quy định tại Điều 2 có trách nhiệm thực hiện báo cáo theo mẫu quy định và gửi về Sở Thông tin và Truyền thông đúng thời hạn được quy định tại Điều 5 của Quy định này.

2. Sở Thông tin và Truyền thông (là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh) có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, xác thực báo cáo của các đơn vị, tổng hợp, phân tích xếp hạng số liệu của các đơn vị và công bố chỉ số của các đơn vị vào tuần cuối cùng của tháng 5 hàng năm để báo cáo UBND tỉnh.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung.

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN