Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1402/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 17 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số: 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Thông tư số: 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Thông tư số: 19/2017/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số: 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016 hướng dẫn chi tiết Điều 4 Nghị định số: 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa và hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm theo quy định tại Nghị định số: 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Quyết định số: 586/QĐ-BNN-TT ngày 12/02/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 104/TTr-SNN ngày 01/8/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020 (có nội dung chi tiết đính kèm).

Điều 2.

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch được phê duyệt xây dựng Phương án cụ thể từng năm thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Chánh Văn phòng Điều phối Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thị Minh Hoa

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1402/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Thực hiện Quyết định số: 586/QĐ-BNN-TT ngày 12/02/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa giai đoạn 2018 - 2020, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát triển sản xuất bền vững, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực, nhằm khai thác những tiềm năng lợi thế đất đai, điều kiện tự nhiên, lao động của địa phương. Mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, công thức luân canh, phương thức sản xuất phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp.

2. Yêu cầu

- Thực hiện đúng các quy định của của pháp luật về quản lý đất đai và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Việc lựa chọn loại cây trồng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, ngô phải theo hướng tập trung tạo thành vùng sản xuất gắn với thị trường, hình thành mối liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa doanh nghiệp và hợp tác xã; đồng thời việc lựa chọn loại cây trồng để chuyển đổi phải đảm bảo với quy hoạch, định hướng phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phù hợp với các quy hoạch về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương, đảm bảo phục hồi lại được hiện trạng ban đầu để trồng lúa trở lại khi cần thiết.

II. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI

Tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh là 2.245ha, trong đó: Chuyển sang trồng cây hằng năm là 1.969,0ha, chuyển sang trồng cây lâu năm là 177,5ha và kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất lúa là 98,5ha. Phân bổ theo từng năm cụ thể như sau:

STT

Nội dung chuyển đổi

ĐVT

Tổng cộng

Thời gian thực hiện

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Chuyển sang trồng cây hàng năm

Ha

1.969

1.459,5

258,6

250,9

2

Chuyển sang trồng cây lâu năm

Ha

177,5

67,5

55,7

54,3

3

Kết hợp nuôi trồng thủy sản

Ha

98,5

40,5

27,7

30,3

Cộng

 

2.245

1.567,5

342

335,5

(có Phụ lục 1, 2, 3, 4 chi tiết kèm theo)

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về tuyên truyền

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, nhân dân về các chủ trương, định hướng của Chính phủ về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi. Cán bộ, công chức, đảng viên tại các xã, phường, thị trấn là người tiên phong thực hiện trước để nêu gương.

- Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các địa phương để nhân rộng.

- Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất cũng như tiếp cận các nguồn lực.

2. Giải pháp về ứng dụng khoa học kỹ thuật

- Chuyển giao các loại giống cây trồng có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận như rét đậm, rét hại, hạn hán... phục vụ chuyển đổi; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, luân canh, xen canh... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng chuyển đổi, từng chất đất, tập quán sản xuất cũng như nhu cầu của thị trường; tăng cường công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng.

3. Giải pháp về tổ chức sản xuất

- Tổ chức lại sản xuất theo quy mô nhóm hộ và tổ hợp tác, hợp tác xã, hằng năm đánh giá những khó khăn và đề ra giải pháp tháo gỡ.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, đảm bảo chất lượng cây giống và các loại vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất.

- Đẩy mạnh việc liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm gia tăng giá trị cho nông sản mang lại hiệu quả cao trong sản xuất.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ nông dân định hướng sản xuất, hợp đồng thu mua, bao tiêu sản phẩm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa.

4. Giải pháp về cơ chế chính sách

Vận dụng các chính sách hiện có của Trung ương, địa phương để hỗ trợ cho hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ, cá nhân tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành vùng sản xuất hàng hóa như hỗ trợ lãi suất vốn vay, hỗ trợ liên kết sản xuất, xúc tiến quảng bá tiêu thụ sản phẩm…

5. Giải pháp về nguồn lực

- Tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương, nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác như: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững (chương trình 30a, 135...); chính sách theo Nghị định số: 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; theo Nghị quyết số: 08/2017/NQ-HĐND ngày 11/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh; nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh, huyện, thành phố; nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ....

- Huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể các cấp trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố có phương án chỉ đạo cụ thể về loại cây trồng chuyển đổi, các giải pháp kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm, liên kết thị trường…

- Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan tổng hợp các nguồn vốn thông qua các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Trung ương, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phân bổ kinh phí thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành theo dõi đôn đốc, kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đảm bảo có hiệu quả; hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch; kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế.

- Định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Xây dựng, tổng hợp kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

- Tham mưu, ưu tiên bố trí nguồn vốn của Trung ương và địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện cho các vùng chuyển đổi cây trồng trên đất lúa theo hướng tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Kêu gọi các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư liên kết với người dân sản xuất tập trung tạo thành vùng sản xuất hàng hóa.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu bố trí kinh phí, hướng dẫn lồng ghép các chính sách để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

Đề xuất các dự án khoa học công nghệ về chuyển giao các cây trồng mới để bổ sung vào cơ cấu giống phục vụ chuyển đổi; xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; ưu tiên sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học hằng năm thực hiện các dự án ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

5. Sở Công Thương

Chủ trì các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản trong và ngoài tỉnh; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh những chính sách liên quan đến việc hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

6. Văn phòng Điều phối Xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo tỉnh

Chủ trì, ưu tiên bố trí nguồn vốn phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần hoàn thành tiêu chí về thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

7. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Khuyến khích các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh mở rộng quy mô, hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012; tăng cường, mở rộng liên kết với nông dân, hỗ trợ người dân trong việc tiêu thụ sản phẩm.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức hội, đoàn thể tỉnh

- Phối hợp với các Sở, Ngành, địa phương tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tập trung; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... để nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích; hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp để sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Lồng ghép và sử dụng các nguồn lực để xây dựng và nhân rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đảm bảo đúng quy hoạch, đúng mục đích sử dụng đất và định hướng lựa chọn cây trồng phù hợp vào sản xuất.

- Đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích.

- Hướng dẫn, chỉ đạo các Hợp tác xã, Tổ hợp tác và nông dân ký hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị; phối hợp với các ngành liên quan và các doanh nghiệp tổ chức tập huấn, xây dựng các mô hình sản xuất.

- Là đầu mối liên hệ với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

- Chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Phối hợp với doanh nghiệp kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thực hiện kế hoạch sản xuất, thu hoạch, vận chuyển theo đúng hợp đồng đã ký kết.

- Tổng hợp báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ hằng tháng, quý, năm theo quy định.

Trên đây là nội dung Kế hoạch “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020”, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn yêu cầu các Sở, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện./.

 

PHỤ LỤC 01

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Quyết định số: 1402/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

STT

Huyện

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Tổng cộng

Chuyển sang trồng cây hằng năm

Chuyển sang trồng cây lâu năm

Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa

Tổng

Đất 1 vụ

Đất 2 vụ

Tổng

Đất 1 vụ

Đất 2 vụ

Tổng

Đất 1 vụ

Đất 2 vụ

1

Na Rì

375,5

344,4

277,0

67,4

31,1

31,1

-

-

-

-

2

Bạch Thông

272,0

241,5

122,0

119,5

30,5

-

30,5

-

-

-

3

Chợ Đồn

96,1

35,0

20,4

14,6

39,0

32,3

6,7

22,1

10,2

11,9

4

Ngân Sơn

898,6

886,6

691,6

195,0

12,0

6,0

6,0

-

-

-

5

Pác Nặm

217,8

156,8

93,2

63,6

13,8

10,7

3,1

47,2

10,2

37,0

6

Thành phố

15,0

10,5

4,5

6,0

3,0

3,0

-

1,5

-

1,5

7

Ba Bể

235,7

183,9

20,0

163,9

24,6

7,7

16,9

27,2

-

27,2

8

Chợ Mới

134,3

110,3

52,6

57,7

23,5

7,9

15,6

0,5

0,3

0,2

Cộng

2.245,0

1.969,0

1.281,3

687,7

177,5

98,7

78,8

98,5

20,7

77,8

 

PHỤ LỤC 02

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số: 1402/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

STT

Huyện

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Tổng cộng

Chuyển sang trồng cây hằng năm

Chuyển sang trồng cây lâu năm

Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa

Tổng

Đất 1 vụ

Đất 2 vụ

Tổng

Đất 1 vụ

Đất 2 vụ

Tổng

Đất 1 vụ

Đất 2 vụ

1

Na Rì

350,5

341,0

276,0

65,0

9,5

9,5

 

-

 

 

2

Bạch Thông

172,0

161,5

122,0

39,5

10,5

 

10,5

-

 

 

3

Chợ Đồn

55,1

22,8

11,7

11,1

16,7

10,0

6,7

15,6

8,2

7,4

4

Ngân Sơn

756,8

751,6

635,6

116,0

5,2

2,4

2,8

-

 

 

5

Pác Nặm

63,4

46,0

36,2

9,8

3,4

2,4

1,0

14,0

3,4

10,6

6

Thành phố

5,0

3,5

1,5

2,0

1,0

1,0

 

0,5

 

0,5

7

Ba Bể

80,4

62,8

20,0

42,8

7,7

2,8

4,9

9,9

 

9,9

8

Chợ Mới

84,3

70,3

18,6

51,7

13,5

7,9

5,6

0,5

0,3

0,2

Cộng

1.567,5

1.459,5

1.121,6

337,9

67,5

36,0

31,5

40,5

11,9

28,6

 

PHỤ LỤC 03

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA NĂM 2019
(Kèm theo Quyết định số: 1402/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

STT

Huyện

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Tổng cộng

Chuyển sang trồng cây hằng năm

Chuyển sang trồng cây lâu năm

Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa

Tổng

Đất 1 vụ

Đất 2 vụ

Tổng

Đất 1 vụ

Đất 2 vụ

Tổng

Đất 1 vụ

Đất 2 vụ

1

Na Rì

11,0

0,6

 

0,6

10,4

10,4

 

-

 

 

2

Bạch Thông

50,0

40,0

 

40,0

10,0

 

10,0

-

 

 

3

Chợ Đồn

17,8

2,5

1,0

1,5

12,3

12,3

 

3,0

1,0

2,0

4

Ngân Sơn

76,6

73,0

29,0

44,0

3,6

1,1

2,5

-

 

 

5

Pác Nặm

73,9

53,4

27,1

26,3

5,2

4,2

1,0

15,3

3,6

11,7

6

Thành phố

5,0

3,5

1,5

2,0

1,0

1,0

 

0,5

 

0,5

7

Ba Bể

77,7

60,6

 

60,6

8,2

2,2

6,0

8,9

 

8,9

8

Chợ Mới

30,0

25,0

22,0

3,0

5,0

 

5,0

-

 

 

Cộng

342,0

258,6

80,6

178,0

55,7

31,2

24,5

27,7

4,6

23,1

Ghi chú: Năm 2019, tiếp tục thực hiện trên các diện tích đã thực hiện chuyển đổi năm 2018.

 

PHỤ LỤC 04

KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA NĂM 2019
(Kèm theo Quyết định số: 1402/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

STT

Huyện

Diện tích đất lúa được chuyển đổi (ha)

Tổng cộng

Chuyển sang trồng cây hằng năm

Chuyển sang trồng cây lâu năm

Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa

Tổng

Đất 1 vụ

Đất 2 vụ

Tổng

Đất 1 vụ

Đất 2 vụ

Tổng

Đất 1 vụ

Đất 2 vụ

1

Na Rì

14,0

2,8

1,0

1,8

11,2

11,2

 

 

 

 

2

Bạch Thông

50,0

40,0

 

40,0

10,0

 

10,0

 

 

 

3

Chợ Đồn

23,2

9,7

7,7

2,0

10,0

10,0

 

3,5

1,0

2,5

4

Ngân Sơn

65,2

62,0

27,0

35,0

3,2

2,5

0,7

 

 

 

5

Pác Nặm

80,5

57,4

29,9

27,5

5,2

4,1

1,1

17,9

3,2

14,7

6

Thành phố

5,0

3,5

1,5

2,0

1,0

1,0

 

0,5

 

0,5

7

Ba Bể

77,6

60,5

 

60,5

8,7

2,7

6,0

8,4

 

8,4

8

Chợ Mới

20,0

15,0

12,0

3,0

5,0

 

5,0

 

 

 

Cộng

335,5

250,9

79,1

171,8

54,3

31,5

22,8

30,3

4,2

26,1

Ghi chú: Năm 2020, tiếp tục thực hiện trên các diện tích đã thực hiện chuyển đổi năm 2018, 2019.