Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1404/QĐ-BNN-TCTL

Hà Nội, ngày 21 tháng 06 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

KHUNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 1692/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đcương tham chiếu và Kế hoạch đấu thầu tư vấn dự án: “Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012 - 2015”;

Căn cứ các công văn số: 436/MT-SKCĐ ngày 06/6/2013 của Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế); 3619/BGDĐT-CTHSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/5/2013; 157/NS ngày 29/5/2013 của Trung tâm Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; 458/CV-HNDTW của Hội Nông dân Việt Nam; 404/ĐCT ngày 28/5/2013 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 90/TNNT ngày 28/5/2013 của Ban Thanh niên nông thôn (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) về việc góp ý dự thảo khung kế hoạch triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2013 - 2015;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Khung kế hoạch triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2013 - 2015” với các nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu: Khung kế hoạch triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2013 - 2015 (sau đây gọi tắt là Chương trình), trong đó liệt kê các hoạt động ưu tiên và nhiệm vụ cần thực hiện bởi các đơn vị liên quan làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả Chương trình.

2. Nguyên tắc:

- Các hành động phải thể hiện được những nhiệm vụ trọng tâm và cần ưu tiên trong Chương trình, có tác dụng lan tỏa hoặc điều chỉnh, định hướng cho các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình.

- Các hành động phải đảm bảo trọng tâm chính sách quốc gia của Chương trình được thực thi tại cấp tỉnh, huyện và đến người dân nông thôn đảm bảo tính thực tiễn cao.

3. Khung Kế hoạch triển khai: (Chi tiết Khung kế hoạch kèm theo).

Điều 2. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ, ngành, Đoàn thể tham gia thực hiện Chương trình căn cứ vào Khung kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2013 - 2015, hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết; chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn triển khai đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 3. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Thường trực Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), Giám đốc Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Hội Nông dân Việt Nam), Trưởng ban Ban Gia đình xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), Trưởng ban Ban Thanh niên nông thôn (Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng - Trưởng ban BCN (để b/c);
- Các thành viên BCN;
- Lưu: VT, TCTL. (110b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Văn Thắng

 

KHUNG KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2013-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

DANH MỤC VIT TT

1

BGD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

2

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

BYT

Bộ Y tế

4

CNTTNT

Cấp nước tập trung nông thôn

5

CNL

Chất lượng nước

6

CP

Chính phủ

7

Nghị định

8

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

9

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10

NTP3

Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015

11

NS&VSMTNT

Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

12

MTQG

Mục tiêu Quốc gia

13

HSSV

Học sinh, Sinh viên

14

HVS

Hợp vệ sinh

15

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

16

QLMTYT

Quản lý Môi trường Y tế

17

TTQG NS&VSMTNT

Trung tâm QG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

18

UBND

Ủy ban nhân dân

19

VPCT

Văn phòng Thường trực chương trình

 

BÁO CÁO

KHUNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH MTQG NS&VSMTNT GIAI ĐOẠN 2013-2015

I. BỐI CẢNH

1.1. Giới thiệu

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là mục tiêu thiên niên kỷ và chiến lược phát triển của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu nhân văn này, Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã được thực hiện qua 2 giai đoạn 1999-2005 và 2006-2011.

Qua hơn 10 năm nỗ lực phấn đấu của 63 tỉnh, thành trong cả nước, sự chỉ đạo của Chính phủ, của các Bộ, Ngành, Đoàn thể; sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là hỗ trợ hòa đồng ngân sách của DANIDA, AusAID, Hà Lan và Vương Quốc Anh; Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đạt được những kết quả vượt bậc; cuộc sống, sức khỏe và môi trường ở nhiều vùng nông thôn đã được cải thiện.

Nhằm phát huy những thành quả đã đạt được về cấp nước, vệ sinh môi trường nông thôn trong 2 giai đoạn trước, tiếp tục giải quyết các hạn chế về vệ sinh hộ gia đình, hành vi vệ sinh cá nhân, chất lượng nước và môi trường nông thôn nhất là vùng khó khăn, đối tượng nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, chiến lược quốc gia nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 và Chương trình xây dựng nông thôn mới; ngày 31 tháng 3 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 366/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015 (viết tắt là NTP3).

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Chương trình theo Quyết định, của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Chương trình NTP3 yêu cầu xây dựng Khung kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình giai đoạn 2013 - 2015 làm căn cứ triển khai các hoạt động, giám sát & đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện.

Đoàn giám sát thường niên năm 2011 cũng đưa ra khuyến nghị cần xây dựng “Kế hoạch triển khai tổng hợp cho NTP3, trong đó gồm các Bộ chủ chốt (như Bộ NN&PTNT/Văn phòng thường trực, Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT) để thúc đẩy sự phối hợp, lập kế hoạch, tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và phân bổ ngân sách ưu tiên”.

Mặc dù việc triển khai xây dựng Khung kế hoạch thực hiện NTP3 sau khi Chương trình đã thực hiện được gần một năm, nhưng vẫn rất cần thiết cho 3 năm còn lại, từ năm 2013 để kết thúc tốt Chương trình vào cuối năm 2015.

1.2. Mục tiêu

Xây dựng và hoàn thiện Khung kế hoạch triển khai Chương trình MTQG NS & VSMTNT giai đoạn 2013 - 2015 làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả Chương trình.

Khung kế hoạch triển khai Chương trình MTQG NS & VSMTNT giai đoạn 2013 - 2015, trong đó liệt kê các hoạt động ưu tiên và nhiệm vụ cần thực hiện bởi các đơn vị như: Văn phòng thường trực Chương trình, Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), Vụ Công tác Học sinh, Sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Trung tâm Quốc gia NS&VSMTNT, Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để đạt được các mục tiêu đề ra của Chương trình theo từng năm và chung cho cả giai đoạn 2012-2015.

1.3. Nguyên tắc

1.3.1. Các hành động phải thể hiện được những nhiệm vụ trọng tâm và cần ưu tiên trong NTP3

NTP3 là một Chương trình được thực hiện trong 4 năm, bắt đầu từ năm 2012 đến 2015. Các hoạt động của Chương trình rất rộng bao gồm cấp nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường; trên phạm vi nông thôn cả nước, từ trung ương đến cơ sở và người dân. Bản kế hoạch thực hiện tuy phải khái quát đầy đủ các hoạt động nhưng phải thể hiện được những nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm có tác dụng lan tỏa hoặc điều chỉnh, định hướng cho các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của Chương trình.

1.3.2. Các hành động phải đảm bảo trọng tâm chính sách quốc gia của NTP3 được thực thi tại cấp tỉnh, huyện và đến người dân nông thôn

Bản kế hoạch thực hiện NTP3 phải đảm bảo tính thực tiễn cao, phù hợp với thực trạng NS&VSMTNT, điều kiện phát triển kinh tế xã hội, đặc điểm vùng miền, dân trí hiện nay, thể hiện những chính sách trọng tâm của Chính phủ, các Bộ ngành khả thi, được thực thi tại cấp tỉnh, cơ sở và đến người dân nông thôn.

Theo Quyết định số 366/QĐ-TTg, chương trình gồm 3 dự án, cũng là 3 hợp phần chính của chương trình. Kế hoạch triển khai NTP3 phải tạo điều kiện để các đơn vị chủ trì và phối hợp thực hiện tốt dự án của chương trình. Cũng theo quyết định này, đối tượng và phạm vi tập trung ưu tiên là hộ nghèo, các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, biên giới hải đảo, vùng ô nhiễm, khó khăn nguồn nước. Các hoạt động hướng nghèo và lồng ghép giới sẽ được thể hiện xuyên suốt trong các hoạt động có liên quan và những nội dung hoạt động cụ thể.

II. KHUNG KHOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH

TT

Hoạt động

Kết quả đầu ra dự kiến

Hoạt động đầu vào

Cơ quan thực hiện

Nguồn lực thực hiện

Chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu ra

Thi gian thực hiện

Trung ương

Địa phương

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

2

3

4

1

2

3

4

1

2

3

4

A

CHĐẠO ĐIỀU HÀNH

I.

Cấp nước và môi trường nông thôn

1.

Chỉnh sửa, bổ sung Quyết định số 62/2004/QĐ- TTg về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Quyết định thay thế (hoặc Điều chỉnh) Quyết định số 62/2004/QĐ- TTg về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

▪ Quy định cụ thể đối tượng được hưởng tín dụng ưu đãi; mức cho vay đối với công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình, đối với tổ chức đầu tư xây dựng hoặc quản lý vận hành công trình cấp nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.

▪ Quy định lãi suất, thời hạn, điều kiện và thủ tục cho vay, bảo đảm tiền vay và xử lý rủi ro.

▪ Quy định nguồn vốn cho vay, cấp bù chênh lệch lãi suất và bù lỗ.

▪ Quy định cụ thể trách nhiệm của các ngành các cấp trong thực hiện tín dụng ưu đãi.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng CSXH và các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Nội dung, đối tượng và mức vay vốn tín dụng ưu đãi được chỉnh sửa phù hợp với thực tế và thực hiện được mục tiêu hướng nghèo của Chương trình;

▪ Quy trình thực hiện để tất cả đối tượng được vay tín dụng ưu đãi có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Tiếp tục cập nhật chiến lược quốc gia về Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030.

Bản cập nhật chiến lược quốc gia về Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030.

▪ Đánh giá môi trường Chiến lược.

▪ Đánh giá hiện trạng NS&VSMTNT một cách định lượng đến năm 2015; những cơ hội và thách thức.

▪ Xác định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của chiến lược đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

▪ Các giải pháp thực hiện chiến lược.

▪ Kế hoạch hành động thực hiện và kết thúc chiến lược vào năm 2020.

▪ Đề xuất chiến lược từ năm 2021 đến năm 2030.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG NS & VSMTNT.

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Vụ công tác HS&SV, các cơ quan liên quan.

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Bản Chiến lược QG về CN& VSMT NT đến 2020 được biên soạn, cập nhật và thay thế bản Chiến lược được công bố vào tháng 8/2000 và Bản Chiến lược (cập nhật 2011);

▪ Khung Chương trình, hướng dẫn CN&VSMTNT, nâng cao thực hành vệ sinh tại các vùng nông thôn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Xây dựng Thông tư Hướng dẫn thực hiện công tác quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn.

Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác quản lý vận hành công trình cấp nước nông thôn.

▪ Quy định quy hoạch, tính độc quyền tương đối trong xác định đơn vị cấp nước.

▪ Quy định đấu nối và hợp đồng dịch vụ cấp nước.

▪ Giá nước sạch: Giá thành và giá tiêu thụ; cấp bù giá nước.

▪ Quyền và trách nhiệm của các đơn vị cấp nước; quyền và nghĩa vụ của khách hàng.

▪ Nâng cao hiệu quả quản lý vận hành CTCNTT

▪ Quy định cụ thể trách nhiệm của các ngành các cấp trong quản lý vận hành CTCNTT.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG NS& VSMTNT.

▪ Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng, Văn phòng chương trình và các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Cụ thể hóa Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch đối với công trình cấp nước nông thôn.

▪ Nâng cao hiệu quả và sự bền vững trong quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

Xây dựng Thông tư hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt

Thông tư hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành.

▪ Quy định chế độ kiểm tra: định kỳ, đột xuất; phạm vi kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm; thẩm quyền kiểm tra;

▪ Quy định nội dung kiểm tra đối với: Nguồn nước sử dụng; các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung; các hình thức cấp nước hộ gia đình;

▪ Quy định chế độ báo cáo;

▪ Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị cấp nước và người dân sử dụng dịch vụ.

▪ Cơ quan chủ trì: Cục Quản lý Môi trường Y tế.

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Trung tâm QG NS và VSMTNT và các cơ quan liên quan.

 

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Chế độ kiểm tra, nội dung kiểm tra về chất lượng nước, nước dùng cho các cơ sở chế biến và nước cho sinh hoạt được hướng dẫn.

▪ Trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tham gia cung cấp hoặc kiểm tra chất lượng nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

Xây dựng Tài liệu Hướng dẫn thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn

Tài liệu Hướng dẫn thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn

▪ Xác định cụ thể phạm vi và đối tượng sử dụng tài liệu.

▪ Hướng dẫn nội dung và trình tự thực hiện KHCNAT

▪ Hướng dẫn trách nhiệm và sự phối hợp cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, đơn vị dịch vụ và cộng đồng hưởng lợi thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

▪ Hướng dẫn trình tự thực hiện và nguồn lực để thực hiện KHCNAT.

▪ Hướng dẫn thẩm quyền phê duyệt, hồ sơ trình, thẩm định và trách nhiệm lập kế hoạch cấp nước an toàn.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG Nước sạch và VSMTNT.

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Cục Quản lý Môi trường Y tế

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm NS & VSMTNT các tỉnh

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Khung kỹ thuật giúp cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị tư vấn, dịch vụ và người dân nông thôn trong việc lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện KHCNAT được xây dựng.

▪ Chất lượng dịch vụ, giảm nguy cơ, quản lý rủi ro toàn diện từ nguồn nước, các công đoạn xử lý, phân phối thực hiện an toàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.

Xây dựng Tài liệu hướng dẫn đấu thầu cho Chương trình giai đoạn 2012- 2015

Tài liệu hướng dẫn đấu thầu trong thực hiện Chương trình được ban hành

▪ Hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu: nội dung kế hoạch, trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

▪ Quy trình đấu thầu đối với gói thầu xây lắp và mua sắm hàng hóa: Lập hồ sơ mời thầu, mời thầu, tiếp nhận hồ sơ, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, trình thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu.

▪ Quy trình chỉ định thầu với gói thầu dịch vụ tư vấn, gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa.

▪ Quy trình chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình.

▪ Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch và đầu tư.

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm NS&VSM TNT các tỉnh

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Quy trình và các thủ tục đấu thầu thực hiện các dự án của Chương trình được hướng dẫn chi tiết tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo trình tự và các quy định hiện hành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.

Xây dựng và thực hiện Chương trình hành động quản lý rủi ro, thích ứng với BĐKH về NS&VSMT NT

Chương trình hành động phù hợp với kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và có tính khả thi

▪ Xây dựng khung kế hoạch hành động.

▪ Tổ chức các lớp tập huấn và triển khai thực hiện.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình.

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm QG NS& VSMTNT.

 

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Đảm bảo phát triển bền vững trong điều kiện BĐKH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.

Vệ sinh nông thôn

1

Xây dựng Thông tư hướng dẫn xây dựng vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình

Thông tư hướng dẫn xây dựng vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình

▪ Quy định nội dung kiểm tra đối với: Vị trí xây dựng nhà tiêu; yêu cầu vệ sinh trong xây dựng; yêu cầu vệ sinh trong sử dụng và bảo quản; phương pháp đánh giá.

▪ Quy định chế độ báo cáo.

▪ Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, nhân dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

▪ Cơ quan chủ trì: Cục QLMTYT;

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Trung tâm QG NS& VSMTNT và các cơ quan liên quan.

 

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Việc kiểm tra những điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh đối với các loại nhà tiêu, bao gồm: chế độ kiểm tra, nội dung kiểm tra và chế độ, báo cáo về nhà tiêu được hướng dẫn.

▪ Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong xây dựng, sử dụng, bảo quản các loại nhà tiêu hợp vệ sinh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

1.

Hướng dẫn giám sát có sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện Chương trình

Tài liệu Hướng dẫn giám sát có sự tham gia của cộng đồng

▪ Công khai dự án, công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được đầu tư trên địa bàn xã và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án.

▪ Hình thức công khai: Công khai ở trụ sở UBND xã, trên hệ thống truyền thanh xã, qua trưởng thôn và cộng tác viên cơ sở để thông báo đến dân.

▪ Hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương đóng góp xây dựng, phí vận hành bảo dưỡng.

▪ Trách nhiệm của UBND xã, trưởng thôn trong tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân bàn và quyết định.

▪ Tổ chức, hoạt động của Ban giám sát đầu tư cộng đồng. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của nhân dân.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình.

▪ Cơ quan phối hợp: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

 

 

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Tạo cơ hội thuận lợi và bình đẳng để người hưởng lợi, đặc biệt là người nghèo, cận nghèo và phụ nữ chủ động tham gia tích cực vào các hoạt động của Chương trình, từ khâu lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và vận hành bảo dưỡng.

▪ Trách nhiệm, năng lực của cộng đồng trong giám sát thực hiện chương trình, dự án tại địa phương được nâng cao.

▪ Tổ chức, quyền hạn, nội dung và phương pháp trong giám sát thực hiện chương trình, dự án tại địa phương được quy định rõ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực tự giám sát chất lượng nước của các đơn vị cấp nước trên toàn quốc

Các đơn vị cấp nước đủ năng lực tự giám sát chất lượng nước của đơn vị mình.

▪ Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn kiểm tra, giám sát CLN.

▪ Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên của các tỉnh để các tỉnh hướng dẫn cho cán bộ công nhân các đơn vị cấp nước tự giám sát CLN do đơn vị mình sản xuất.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG NS& VSMTNT.

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Cục QLMTYT (Bộ Y tế)

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm Nước sạch & VSMTNT tỉnh, Trung tâm YTDP tỉnh.

▪ Kinh phí sự nghiệp Chương trình.

▪ Hỗ trợ quốc tế (TA).

Các đơn vị cấp nước nông thôn trên toàn quốc có đủ năng lực tự giám sát chất lượng nước của đơn vị mình sản xuất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

I.

Thực hiện dự án cp nước

1.

Xây dựng và ban hành Khung kế hoạch triển khai Chương trình

Khung kế hoạch thực hiện Chương trình trong đó xác định các hoạt động, đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện, dự kiến sản phẩm và nguồn kinh phí.

▪ Mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu; các hoạt động, dự án chính; các giải pháp thực hiện; dự kiến kinh phí, nguồn kinh phí thực hiện; tổ chức, phân công quản lý, chỉ đạo, điều hành, thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá; quản lý, vận hành công trình sau đầu tư... Thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo,....

▪ Các hoạt động ưu tiên thực hiện ngay trong 2013-2014 và nhiệm vụ cần thực hiện bởi các đơn vị triển khai Chương trình ở trung ương và địa phương và được phân chia từng năm kế hoạch và đến 2015.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục QLMTYT (Bộ Y tế), Vụ công tác HS&SV (Bộ GD&ĐT), các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Việc triển khai, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá kết quả Chương trình cả ở trung ương và địa phương có cơ sở, căn cứ;

▪ Các hoạt động, nhiệm vụ ưu tiên cần thực hiện bởi Văn phòng Thường trực Chương trình, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT, Trung tâm QG NS &VSMTNT, được xác định để đạt mục tiêu của Chương trình theo từng năm và chung giai đoạn 2013-2015.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a.1

Xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện hợp phần: Cấp Nước sạch nông thôn

 

▪ Đánh giá hiện trạng cấp nước sạch nông thôn đến cuối 2012 và dự báo kết quả thực hiện 2013;

▪ Kế hoạch xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn cho giai đoạn 2013-2015;

▪ Nhiệm vụ, mục tiêu:

+ Số dân được cấp nước sinh hoạt HVS; tỷ lệ % sử dụng nước sinh hoạt HVS;

+ Số dân được cấp nước đạt QC; tỷ lệ % sử dụng nước đạt QC;

▪ Xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, (Xây mới, Nâng cấp và mở rộng) ở các địa phương có điều kiện xây dựng công trình cắp nước tập trung.

+ Số công trình CNTT trong đó: Xây mới. nâng cấp mở rộng

+ Công suất, quy mô công trình phù hợp theo hướng ưu tiên phát triển CT CNTT quy mô xã, liên xã,

▪ Kinh phí đầu tư: Ngân sách nhà nước (Trung ương, địa phương), Quốc tế, đóng góp của dân, vốn tư nhân, vốn vay tín dụng, các nguồn vốn hợp pháp khác.

▪ Lựa chọn công nghệ phù hợp;

▪ Quản lý, vận hành công trình sau đầu tư: Mô hình quản lý phù hợp; Quản lý, vận hành bảo dưỡng công trình, Giá nước,...

▪ Xây dựng CTN nhỏ lẻ hộ gia đình ở các đp không có điều kiện xây dựng CTCNTT;

▪ Tổng số công trình cấp nước nhỏ lẻ hộ gia đình;

▪ Số dân sử dụng nước từ công trình cấp nước nhỏ lẻ.

▪  Cơ quan chủ trì: Bộ NN&PTNT;

▪ Cơ quan phối hợp: Các Bộ ngành, đoàn thể liên quan

▪ Cơ quan chủ trì: UBND cấp tỉnh;

▪ Cơ quan phối hợp: Các ngành, đoàn thể liên quan

Kinh phí đầu tư: Vốn dân bỏ ra; Ngân sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách; vay tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a.2.

Xây dựng và ban hành kế hoạch xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trường học mầm non, trường học phổ thông

 

▪ Hiện trạng CN-VS trường học mầm non, trường học phổ thông đến cuối 2012 và dự báo kết quả thực hiện 2013

▪ Kế hoạch xây dựng công trình CN-VS trường học mầm non, trường học phổ thông giai đoạn 2013-2015:

+ Nhiệm vụ, mục tiêu;

+ Số lượng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trường học mầm non, trường học phổ thông;

▪ Quản lý, vận hành công trình sau đầu tư:

+ Xác định mô hình quản lý (Nhà trường quản lý, quản lý dịch vụ,...)

+ Nguồn kinh phí, cơ chế chính sách, quy định trong quản lý,...

▪ Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo

▪ Cơ quan phối hợp: Các Bộ ngành, đoàn thể liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các ngành, đoàn thể liên quan

Nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương, Ngân sách Địa phương hoặc huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a.3.

Xây dựng và ban hành kế hoạch xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh

 

▪ Hiện trạng vệ sinh chuồng trại chăn nuôi đến cuối 2011 và dự báo kết quả thực hiện 2012

▪ Kế hoạch xây dựng chuồng trại chăn nuôi HVS giai đoạn 2013- 2015:

▪ Nhiệm vụ, mục tiêu:

+ Số chuồng trại chăn nuôi HVS, xử lý phân băng hố ủ

+ Số chuồng trại chăn nuôi HVS có hầm Bioga

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục chăn nuôi, Các Bộ, ngành, đoàn thể liên quan

▪ Cơ quan quản lý, thực hiện: UBND tỉnh tổ chức thực hiện

▪ Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành, đoàn thể liên quan

Vốn dân, Vốn ngân sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, vay tín dụng và nguồn vốn hợp pháp khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b.1.

Xây dựng và ban hành kế hoạch xây dựng nhà tiêu HVS hộ gia đình

 

▪ Hiện trạng sử dụng nhà tiêu HVS đến cuối 2011 và dự báo kết quả thực hiện 2012

▪ Kế hoạch xây dựng nhà tiêu HVS hộ gia đình 2011 - 2015

▪ Nhiệm vụ, mục tiêu:

+ Số hộ gia đình sử dụng nhà tiêu HVS hàng năm và đến 2015

+ Tỷ lệ % số hộ sử dụng nhà tiêu HVS hàng năm. và đến 2015

▪ Số hộ xây dựng nhà tiêu HVS

▪ Công nghệ nhà tiêu phù hợp

▪ Quản lý sử dụng nhà tiêu HVS, bền vững

▪ Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế;

▪ Cơ quan quản lý, thực hiện: Cục QLMTYT thực hiện;

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Trung tâm QG NS&VSMTNT; Các Bộ ngành, đoàn thể liên quan

▪ Cơ quan quản lý, thực hiện: UBND tỉnh, tp thực hiện các dự án trên địa bàn

▪ Cơ quan phối hợp: Các ngành, đoàn thể liên quan

Vốn của dân, vốn ngân sách hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách và vốn hợp pháp khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b.2.

Xây dựng và ban hành kế hoạch xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trạm y tế xã

 

▪ Hiện trạng NS& nhà tiêu HVS, trạm y tế xã đến cuối 2011 và dự báo kết quả thực hiện 2012;

▪ Nhiệm vụ, mục tiêu: đến cuối 2015 có 100% trạm Y tế xã đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, được quản lý, sử dụng tốt;

▪ Xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu HVS trạm Y tế xã hàng năm và đến năm 2015;

▪ Số lượng công trình xây dựng; tỷ lệ % trạm Y tế xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh hàng năm và đến 2015.

▪ Công nghệ cấp nước và nhà tiêu HVS phù hợp.

▪ Quản lý, sử dụng nhà tiêu đảm bảo vệ sinh, bền vững.

▪ Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế;

▪ Cơ quan quản lý, thực hiện: Cục QLMTYT chỉ đạo thực hiện;

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Trung tâm QG NS&VSMTNT; Các Bộ ngành đoàn thể liên quan

▪ Cơ quan quản lý, thực hiện: UBND tỉnh, tp thực hiện các dự án trên địa bàn

▪ Cơ quan phối hợp: Các ngành, đoàn thể liên quan

Vốn Ngân sách (Trung ương, địa phương, vốn hợp pháp khác).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Hướng dẫn các tỉnh chuẩn bị kế hoạch trung hạn Chương trình 2013- 2015 và hàng năm.

Kế hoạch trung hạn thực hiện NTP3 và kế hoạch hàng năm của 63 tỉnh thành phố và tổng hợp kế hoạch của từng bộ, ngành và của cả Chương trình.

▪ Dự thảo công văn hướng dẫn xây dựng kế hoạch trung hạn chương trình 2013-2015, trình Chủ nhiệm chương trình ký gửi các bộ ngành, địa phương;

▪ Dự thảo công văn hướng dẫn xây dựng kế hoạch năm trình Chủ nhiệm chương trình ký gửi các bộ ngành, địa phương.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục QLMTYT, Vụ HS&SV, các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Kinh phí sự nghiệp Chương trình

Nội dung kế hoạch, thời gian xây dựng, gửi kế hoạch trung hạn chương trình 2013-2015 và hàng năm, của các Bộ Ngành, địa phương được xây dựng để Văn phòng Chương trình tổng hợp trình Ban chủ nhiệm Chương trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Xây dựng Chương trình giai đoạn 2016- 2020

Báo cáo Chương trình giai đoạn 2016-2020

▪ Đánh giá kết quả thực hiện NTP3, hiện trạng cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến hết 2015.

▪ Nhiệm vụ, mục tiêu đến năm 2020.

▪ Nội dung các hoạt động.

▪ Các dự án cụ thể.

▪ Kinh phí các dự án, chương trình.

▪ Tiêu chí, định mức phân bổ kinh phí.

▪ Giải pháp thực hiện.

▪ Kế hoạch phối hợp, lồng ghép.

▪ Cơ chế giám sát, đánh giá.

▪ Chế độ thu thập thông tin, báo cáo.

▪ Tổ chức thực hiện.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình.

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm QG NS&VSMTNT; cục quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), Vụ công tác HS-SV (Bộ GD&ĐT), các cơ quan, đoàn thể liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đoàn thể liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Tình hình thực hiện chương trình được đánh giá và so với mục tiêu; những bài học thành công và thách thức;

▪ Nội dung Chương trình giai đoạn 2016-2020 được xây dựng để Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; làm công cụ thực hiện Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

Đánh giá thực trạng công trình cấp nước tập trung theo 4 cấp độ

Báo cáo Đánh giá thực trạng công trình cấp nước tập trung theo 4 cấp độ đến năm 2015.

▪ Thu thập, phân tích các báo cáo đánh giá của các địa phương, các tài liệu nghiên cứu, đánh giá về quản lý, vận hành công trình CNTT và kế thừa những kết quả nghiên cứu, đánh giá trước đây;

▪ Chọn điểm đại diện điều tra; Lập phiếu điều tra;

▪ Tổ chức điều tra, xử lý số liệu, phân tích đánh giá;

▪ Báo cáo đánh giá hiện trạng quản lý khai thác và bảo dưỡng CTCNTT theo 4 cấp độ (Bền vững, chưa bền vững, kém, không hoạt động); Về:

√ Số lượng, quy mô công trình, tỷ lệ số dân sử dụng nước từ công trình CNTT;

√ Mô hình quản lý;

√ Công nghệ;

√ Cơ chế chính sách trong quản lý vận hành công trình;

√ Quản lý, bảo dưỡng, giá nước;

√ Quản lý CLN.

▪ Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện cơ chế quản lý, vận hành và bảo dưỡng để công trình CNTTNT hoạt động hiệu quả và bền vững;

▪ Xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác quản lý khai thác, bảo dưỡng các công trình CNTTNT nhằm nâng cao hoạt động hiệu quả và bền vững.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG Nước sạch & VSMTNT;

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan tại 63 tỉnh thành phố

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Hiện trạng quản lý khai thác, vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước tập trung nông thôn (CNTTNT) theo 4 cấp độ (Bền vững, chưa bền vững, kém, không hoạt động), được đánh giá, xác định nguyên nhân và từ đó đề xuất biện pháp khắc phục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

Xây dựng khung định mức chi phí sản xuất nước sạch nông thôn

Khung định mức chi phí sản xuất nước sạch nông thôn được ban hành

Xây dựng khung định mức về:

▪ Đầu tư trang thiết bị trong quản lý, vận hành;

▪ Năng lượng;

▪ Vật tư, hóa chất trong xử lý nước;

▪ Vật tư, hóa chất trong kiểm tra chất lượng nước;

▪ Nhân lực;

▪ Chi phí tài chính trong quản lý, vận hành, kiểm tra chất lượng nước;

▪ Các định mức khác

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG Nước sạch & VSMTNT;

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan tại 63 tỉnh thành phố

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Định mức khung về chi phí vật tư, năng lượng, nhân lực, tài chính trong quản lý vận hành và bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung được xây dựng làm căn cứ để các địa phương xây dựng và ban hành văn bản quy định quản lý vận hành và bảo dưỡng công trình cấp nước tập trung tại địa phương; quy định giá nước và chính sách cấp bù phù hợp ở địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.

Cung cấp hướng dẫn VH&BD và tăng cường năng lực bảo đảm bền vững các công trình cấp nước quy mô nhỏ do cộng đồng và HTX quản lý.

Tài liệu hướng dẫn VH&BD và tập huấn tăng cường năng lực bảo đảm bền vững các công trình cấp nước quy mô nhỏ do cộng đồng và HTX quản lý.

▪ Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh, cung cấp tài liệu quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình cấp nước quy mô nhỏ;

▪ Tổ chức hướng dẫn, tập huấn giáo viên cho các tỉnh, để các địa phương tổ chức tập huấn cho người trực tiếp quản lý vận hành công trình.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG Nước sạch & VSMTNT;

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

▪ Kinh phí sự nghiệp Chương trình;

▪ Hỗ trợ quốc tế (TA)

Cộng đồng, HTX quản lý các công trình cấp nước tập trung quy mô nhỏ có tài liệu hướng dẫn, được tập huấn nâng cao năng lực VH&BD công trình bảo đảm bền vững.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.

Xây dựng lộ trình giám sát chất lượng nước

Báo cáo lộ trình giám sát chất lượng nước

Xây dựng kế hoạch, phổ biến, hướng dẫn thực hiện kế hoạch giám sát CLN:

▪ Lộ trình, quy trình giám sát;

▪ Phân tích CLN đầu vào và đầu ra;

▪ Đánh giá, phân tích kết quả;

▪ Tổng hợp, báo cáo.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG Nước sạch & VSMTNT

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực chương trình, Cục QLMTYT, các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Việc triển khai thực hiện công việc kiểm tra, giám sát chất lượng nước trong toàn quốc có lộ trình thực hiện, qua đó đánh giá đúng thực trạng CLN và có biện pháp đầu tư về công nghệ, kỹ thuật, phương tiện, thiết bị kiểm tra, cơ chế giám sát CLN, đảm bảo CLN theo mục tiêu chương trình và chiến lược.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.

Thí điểm giám sát chất lượng nước tại 7 tỉnh đại diện 7 vùng kinh tế

Báo cáo kết quả thí điểm giám sát chất lượng nước ở 7 tỉnh đại diện

▪ Lựa chọn 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng kinh tế;

▪ Phổ biến, hướng dẫn quy trình, quy định về giám sát CLN;

▪ Trực tiếp kiểm tra hoặc phối hợp với Trung tâm NSH&VSMTNT tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh kiểm tra, giám sát một số công trình cấp nước nông thôn.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG NS&VSMTNT;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục quản lý môi trường Y tế

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm NSH&VS MTNT tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

▪ Kinh phí sự nghiệp Chương trình;

▪ Hỗ trợ quốc tế (TA).

▪ Các quy trình, quy định về giám sát CLN phù hợp với đặc điểm vùng kinh tế được bổ sung, hoàn thiện;

▪ Kết quả đánh giá chất lượng nước đại diện 7 vùng kinh tế. Từ đó đưa ra bức tranh chung về CLN cả nước, đề xuất giải pháp theo quy định của chiến lược.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.

Bổ sung hướng dẫn cập nhật quy hoạch NS & VSMTNT có xét đến ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu.

Tài liệu hướng dẫn lập, cập nhật quy hoạch NS&VSMTNT có xét đến ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu.

▪ Xây dựng phương châm, nguyên tắc, các yêu cầu chính;

▪ Xây dựng trình tự tiến hành lập, cập nhật quy hoạch;

√ Thu thập tài liệu cơ bản, đánh giá hiện trạng quy hoạch;

√ Phân tích các yếu tố nguồn lực, xác định tiềm năng và dự báo;

√ Tính toán, xây dựng các phương án quy hoạch và đánh giá tác động môi trường;

√ Trình thẩm định và phê duyệt.

▪ Quản lý, thực hiện.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), Vụ Học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT), các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Nhằm đảm bảo định hướng lập, cập nhật quy hoạch NS&VSMT NT phù hợp với Chiến lược, Chương trình 2012-2015, quy hoạch phát triển KTXH đến 2030 và ảnh hưởng của BĐKH.

▪ Hỗ trợ CQQLNN, đơn vị tư vấn, dịch vụ trong lập, cập nhật quy hoạch NS&VSMTNT.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.

Xây dựng tài liệu và tập huấn hướng dẫn địa phương phương pháp cập nhật, phân tích đánh giá số liệu hàng năm công tác theo dõi đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn

▪ 02 Tài liệu hướng dẫn cập nhật số liệu và Tài liệu phân tích đánh giá số liệu Bộ chỉ số theo dõi-đánh giá hàng năm được xây dựng và ban hành

▪ Khoảng 500 cán bộ cấp TW và tỉnh được tập huấn đào tạo.

▪ Rà soát, cập nhật các văn bản hiện hành liên quan; xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết quy trình lập kế hoạch, thực hiện tại mỗi cấp.

▪ Rà soát/phân tích các kết quả số liệu hiện có, xây dựng tài liệu hướng dẫn phương pháp xử lý, phân tích và đánh giá các số liệu.

▪ Tổ chức 02 hội thảo đóng góp ý kiến hoàn thiện nội dung và chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện tại địa phương

* Tổ chức đào tạo cho khoảng 500 cán bộ TW và tỉnh

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG NS & VSMTNT

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Quyết định công bố số liệu TD - ĐG của UBND tỉnh được ban hành hàng năm.

▪ Số liệu TD - ĐG được báo cáo và cập nhật đúng thời gian quy định.

▪ Báo cáo đánh giá Bộ chỉ số hàng năm của các tỉnh được xây dựng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11.

Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật cho 8 phòng kiểm nghiệm chất lượng nước vùng tại PCERWASS và tăng cường quản lý chất lượng nước sinh hoạt nông thôn

Các giải pháp hỗ trợ phòng Kiểm nghiệm chất lượng nước phục vụ tăng cường công tác quản lý chất lượng nước sinh hoạt đạt quy chuẩn theo từng mức độ, quy mô khác nhau phù hợp theo vùng sinh thái được đề xuất về các mặt: (i) Trang bị thiết bị; (ii) Hóa chất; (iii) Năng lực thực hiện; (iv) Năng lực quản lý.

▪ Thu thập tài liệu liên quan về công tác Kiểm nghiệm chất lượng nước.

▪ Khảo sát bổ sung hiện trạng công tác Kiểm nghiệm chất lượng nước của 8 PCERWASS/Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh: Bắc Kạn, Hòa Bình, Hưng Yên, Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai, Đồng Nai, Cần Thơ.

▪ Lập kế hoạch bổ sung và hoàn thiện các Phương án hỗ trợ kỹ thuật.

▪ Lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.

▪ Lập kế hoạch phân kỳ đầu tư.

▪ Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các đơn vị liên quan.

▪ Tổ chức hội thảo.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG NS & VSMTNT

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm NSH&VS MTNT tỉnh, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Báo cáo đề xuất các Giải pháp hỗ trợ kỹ thuật cụ thể cho 8 phòng Kiểm nghiệm chất lượng nước vùng tại PCERWASS phục vụ tăng cường công tác quản lý chất lượng nước sinh hoạt đạt quy chuẩn theo từng mức độ, quy mô khác nhau phù hợp theo vùng sinh thái và phân kỳ giai đoạn đầu tư phù hợp được xây dựng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12.

Xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng nước sinh hoạt nông thôn

▪ Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về chất lượng SHNT toàn quốc phục vụ công tác quản lý, lập kế hoạch và chia sẻ được thiết lập.

▪ Lồng ghép cơ sở dữ liệu chất lượng NSHNT vào hệ thống thông tin theo dõi, đánh giá NS &VSMTNT. (thực hiện một phần Dự án số 8 trong Đề án Quản lý chất lượng nước)

▪ Thu thập thông tin về kết quả phân tích chất lượng từ 63 PCERWASS.

▪ Đi công tác thực tế thu thập thông tin về dữ liệu chất lượng nước tại một số tỉnh.

▪ Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu chất lượng nước SHNT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

▪ Thiết kế phần mềm hiệu quả về kinh tế, dễ sử dụng, truy cập để cập nhật cơ sở dữ liệu chất lượng nước sinh hoạt nông thôn.

▪ Lồng ghép cơ sở dữ liệu chất lượng NSHNT vào hệ thống thông tin theo dõi, đánh giá NS &VSMTNT.

▪ Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các đơn vị liên quan.

▪ Tổ chức hội thảo.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG NS & VSMTNT

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm NSH&VS MTNT tỉnh, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về chất lượng nước sinh hoạt nông thôn toàn quốc bao gồm toàn bộ dữ liệu kết quả chất lượng nước của các tỉnh sử dụng nguồn vốn Chương trình MTQG NS & VSMT NT và các nguồn vốn khác đã thực hiện được xây dựng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13.

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tiết kiệm nước, chống thất thoát nước sạch, nâng cao hiệu quả hoạt động các công trình cấp nước tập trung

▪ Các giải pháp về công trình, vận hành, quản lý được tổng hợp.

▪ Giải pháp tiết kiệm nước, chống thất thoát nước sạch nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các CTCNTTNT được đưa ra.

▪ Điều tra, khảo sát tại các công trình cấp nước mang tính chất đặc trưng phổ biến nhất cho 07 vùng sinh thái.

▪ Số liệu thống kê công trình vận hành (số giờ bơm, lượng hóa chất tiêu thụ, điện năng, lượng nước thất thoát...).

▪ Bản vẽ hoàn công công trình.

▪ Chỉ số % lượng nước thất thoát của toàn bộ công trình.

▪ Quy trình vận hành.

▪ Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các đơn vị liên quan.

▪ Tổ chức hội thảo.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG NS & VSMTNT.

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình.

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm NSH&VS MTNT tỉnh

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Lượng nước thất thoát = tổng lượng nước cấp tại đồng hồ - lượng nước các hộ tiêu thụ 2. Bằng phương pháp đo đếm trực tiếp tại công trình 3. Các tiêu chuẩn và định mức kỹ thuật về cấp nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Thực hiện dự án vệ sinh

1.

Hỗ trợ Chiến lược Quốc gia thúc đẩy rửa tay bằng xà phòng

Thay đổi được nhận thức và hành vi của người dân nông thôn nhất là học sinh về rửa tay bằng xà phòng tại 5 thời điểm

Lồng ghép nội dung truyền thông rửa tay bằng xà phòng vào kế hoạch TT-GD-TT về VSNT trong NTP3 (tài liệu, tổ chức thực hiện truyền thông,...):

▪ Lồng ghép về nhận thức, tác dụng rửa tay bằng xà phòng đến sức khỏe, giảm thiểu các bệnh như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, viêm gan.

▪ Lồng ghép về thay đổi hành vi, nội dung, thời điểm can thiệp: vào các thời điểm quan trọng như: trước khi ăn, sau khi đại tiểu tiện, trước khi cho con ăn và sau khi chăm sóc con nhỏ

▪ Cơ quan chủ trì: Cục QLMTYT (Bộ Y tế);

▪ Cơ quan phối hợp: Vụ Công tác Học sinh, sinh viên, Văn phòng Thường trực Chương trình, Trung tâm QG NS& VSMTNT

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm YTDP tỉnh;

▪ Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Trung tâm NS & VSMTNT tỉnh

▪ Kinh phí sự nghiệp Chương trình;

▪ Hỗ trợ quốc tế (TA).

Các hoạt động của Chương trình được phối hợp lồng ghép với Chương trình Quốc gia rửa tay bằng xà phòng trong Kế hoạch TT-GD-TT nhằm hướng tới mục tiêu bền vững chung: Đảm bảo Vệ sinh sức khỏe của người dân nông thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Xây dựng, phổ biến bộ tài liệu TT- GD-TT về cải thiện vệ sinh hộ gia đình.

Tài liệu TT- GD-TT về cải thiện vệ sinh hộ gia đình

▪ Truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen vệ sinh;

▪ Đầu tư xây dựng, nguồn lực;

▪ Cung cấp công nghệ, lựa chọn công nghệ;

▪ Tổ chức quản lý, sử dụng công trình hiệu quả, bền vững;

▪ Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác truyền thông.

▪ Cơ quan chủ trì: Cục quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế);

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Trung tâm QG NS& VSMTNT

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm NS & VSMTNT tỉnh

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Địa phương có bộ tài liệu TT-GD-TT thống nhất, phù hợp về cải thiện vệ sinh hộ gia đình;

▪ Năng lực cán bộ/cộng tác viên cơ sở được nâng cao công tác truyền thông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Xây dựng và phổ biến sổ tay Hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo dưỡng công trình nước và vệ sinh trường học

Sổ tay Hướng dẫn nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo dưỡng công trình nước sạch và vệ sinh trường học.

▪ Biên tập, hoàn chỉnh tài liệu thống nhất, phù hợp với đặc điểm khu vực trường;

▪ Tổ chức phổ biến cho cán bộ cấp tỉnh, để tỉnh trực tiếp hướng dẫn phổ biến đến từng trường.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG NS& VSMTNT.

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Vụ HS&SV, các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Các địa phương, các trường học có cẩm nang thống nhất hướng dẫn quản lý, vận hành, sử dụng công trình cấp nước và vệ sinh trong nhà trường đảm bảo hiệu quả và bền vững.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

Xây dựng sổ tay hướng dẫn thực hiện Hợp phần Vệ sinh thuộc NTP3

Sổ tay hướng dẫn thực hiện Hợp phần Vệ sinh thuộc NTP3

▪ Truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen vệ sinh.

▪ Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác truyền thông.

▪ Cục Quản lý Môi trường Y tế.

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (WB)

▪ Địa phương có bộ tài liệu sử dụng thực hiện Hợp phần vệ sinh.

▪ Năng lực cán bộ/cộng tác viên cơ sở được nâng cao công tác truyền thông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

Xây dựng tài liệu hướng dẫn các tiêu chí chấm dứt đi tiêu bừa bãi

Tài liệu hướng dẫn các tiêu chí chấm dứt đi tiêu bừa bãi (ODF)

▪ Truyền thông thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen sử dụng nhà tiêu HVS, chấm dứt tình trạng đi tiêu bừa bãi

▪ Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác truyền thông.

▪ Cục Quản lý Môi trường Y tế.

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (UNICEF)

▪ Địa phương có bộ tài liệu sử dụng thực hiện các tiêu chí chấm dứt đi tiêu bừa bãi, sử dụng nhà tiêu HVS.

▪ Năng lực cán bộ/cộng tác viên cơ sở được nâng cao công tác truyền thông thay đổi thói quen sử dụng nhà tiêu HVS, chấm dứt đi tiêu bừa bãi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.

Xây dựng tiêu chí khung về chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh

Mô hình và khung tiêu chí chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh với các quy mô khác nhau.

▪ Cung cấp khái niệm/ định nghĩa chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh;

▪ Phân loại chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh;

▪ Xây dựng tiêu chí đánh giá chuồng trại chăn nuôi HVS;

▪ Xây dựng thiết kế mẫu một số loại chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh điển hình.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT

 

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Các địa phương có tài liệu quy định tiêu chí thống nhất, phù hợp về chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh;

▪ Các tiêu chuẩn, định mức giá thành xây dựng và hỗ trợ xây dựng chuồng trại chăn nuôi HVS được xây dựng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.

Đánh giá tác động môi trường của Chương trình tại cấp tỉnh

Báo cáo đánh giá tác động đến môi trường của Chương trình, 63 tỉnh thành phố

Tác động của Chương trình đến môi trường được đánh giá trên các phương diện:

▪ Đánh giá về nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ môi trường;

▪ Đánh giá vệ sinh hộ gia đình, vệ sinh công cộng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ chất lượng nguồn nước;

▪ Đánh giá những giảm thiểu do tác động xấu đến môi trường và biến đổi khí hậu.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm QG NS & VSMTNT

▪ Cơ quan phối hợp: Sở NN&PTNT, Sở TN&MT

Kinh phí sự nghiệp Chương trình

Hiệu quả thực hiện Chương trình ở các cơ quan Trung ương, địa phương trong việc bảo vệ môi trường được đánh giá

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.

Rà soát, cập nhật thiết kế mẫu hệ thống cấp nước và nhà vệ sinh trường học phù hợp và bền vững

Bộ tài liệu thiết kế mẫu hệ thống cấp nước và nhà vệ sinh trường học phù hợp và bền vững

▪ Rà soát, cập nhật những bất cập của thiết kế mẫu hệ thống N-VS trường học đã và đang được sử dụng.

▪ Hiệu chỉnh thiết kế mẫu hệ N-VS trường học phù hợp ở những vùng có:

√ Quỹ đất xây dựng thấp;

√ Quỹ đất xây dựng nhiều;

√ Vùng lũ lụt;

√ Có tập quán đặc thù.

▪ Cơ quan chủ trì: Vụ HSSV;

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực, TTTQG NS&VSMT NT, Cục QLMTYT, cơ quan liên quan.

 

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Thiết kế mẫu hệ thống cấp nước và nhà vệ sinh trường học phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương và từng cấp học sinh sử dụng được hoàn chỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.

Ban hành thiết kế mẫu nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình giá rẻ phù hợp và bền vững

Bộ tài liệu thiết kế mẫu nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình giá rẻ phù hợp và bền vững

Thiết kế mẫu các loại hình nhà tiêu hộ gia đình hợp vệ sinh:

▪ Thiết kế mẫu nhà tiêu HVS hộ gia đình vùng đồng bằng;

▪ Thiết kế mẫu nhà tiêu HVS hộ gia đình cho vùng miền núi;

▪ Thiết kế mẫu nhà tiêu HVS hộ gia đình vùng thường xuyên lũ lụt;

▪ Thiết kế mẫu nhà tiêu HVS hộ gia đình vùng ven biển, hải đảo.

▪ Cơ quan chủ trì: Cục QLMTYT (Bộ Y tế);

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, TTQG NS&VSMTNT, cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Các địa phương có mẫu thiết kế nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình giá rẻ, bền vững phù hợp với đặc điểm của từng vùng, địa phương và người sử dụng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III.

Tăng cường năng lực, truyền thông

1.

Xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực cho Văn phòng Thường trực

Năng lực của các cán bộ Văn phòng Thường trực Chương trình được tăng cường.

▪ Chủ trì, phối hợp, rà soát, xây dựng các văn bản trong chỉ đạo, quản lý, điều hành chương trình;

▪ Hướng dẫn, Tổng hợp xây dựng kế hoạch Chương trình;

▪ Chỉ đạo, điều hành thực hiện;

▪ Kiểm tra, giám sát thực hiện;

▪ Tổng hợp, lập báo cáo năm, giữa kỳ, kết thúc;

▪ Phối hợp, điều phối các hoạt động của Chương trình.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục QLMTYT, Vụ Học sinh sinh viên, các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Năng lực thực hiện Chương trình của Văn phòng Thường trực Chương trình được tăng cường nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy chế hoạt động được Ban chủ nhiệm giao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực Văn phòng dự án Bộ Y tế

Năng lực của các cán bộ Văn phòng dự án của Bộ Y tế được tăng cường.

▪ Chủ trì, phối hợp, rà soát, xây dựng các văn bản chỉ đạo, quản lý, điều hành, thực hiện Chương trình ngành Y tế;

▪ Hướng dẫn, tổng hợp xây dựng kế hoạch ngành;

▪ Chỉ đạo, điều hành thực hiện;

▪ Kiểm tra, giám sát thực hiện;

▪ Tổng hợp, báo cáo năm, giữa kỳ, kết thúc Chương trình.

▪ Cơ quan chủ trì: Cục quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế);

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình.

 

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Năng lực thực hiện Chương trình của Văn phòng dự án của Bộ Y tế được tăng cường nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động dự án được giao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực của các Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh trong đó nhấn mạnh định hướng nghèo và giới

Các cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện và công tác viên cơ sở có đủ năng lực thực hiện Chương trình.

▪ Đánh giá nhu cầu năng lực.

▪ Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực với nội dung:

√ Đề xuất xây dựng các văn bản chỉ đạo, quản lý, điều hành,

√ Tổng hợp kế hoạch của các sở ngành, xây dựng kế hoạch chung của chương trình

√ Phối hợp, điều phối các hoạt động của các sở ngành trong tỉnh

√ Theo dõi, tham gia, phối hợp, kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch, dự án của các sở ngành;

√ Phối hợp, kiểm tra giám sát chất lượng nước đơn vị cấp nước;

√ Tổng hợp, lập báo cáo năm, giữa kỳ, kết thúc chương trình;

√ Năng lực tổ chức, thực hiện xây dựng các CTCN.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG Nước sạch & VSMTNT;

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Cục QLMTYT (Bộ Y tế);

 

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Các Trung tâm Nước và VSMTNT tỉnh có đủ năng lực thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là nhiệm vụ giúp việc Ban điều hành tỉnh triển khai thực hiện Chương trình của tỉnh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Xây dựng kế hoạch truyền thông về Nước sạch, vệ sinh cá nhân và VSMTNT hỗ trợ NTP3

Kế hoạch truyền thông về Nước sạch, vệ sinh cá nhân và VSMTNT hỗ trợ NTP3

▪ Xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành kế hoạch truyền thông về Nước sạch và VSMT hỗ trợ thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG Nước sạch và VSMTNT giai đoạn 2012-2015.

 

▪ Cơ quan chủ trì: Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế)

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên quan

▪ Hỗ trợ quốc tế (UNICEF)

▪ Nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ địa phương, người dân về thói quen sử dụng Nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.

Xây dựng kế hoạch tăng cường năng lực cho hoạt động vận hành bảo dưỡng công trình cấp nước

Cán bộ, công nhân của các đơn vị cấp nước có đủ năng lực quản lý, vận hành bảo dưỡng công trình cấp nước bền vững, đảm bảo chất lượng nước

▪ Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh tài liệu về công nghệ xử lý nước phù hợp, vận hành bảo dưỡng CTCNTT, công trình nhỏ lẻ.

▪ Tổ chức đào tạo giảng viên nguồn về nội dung chỉnh sau:

√ Kiến thức về công nghệ kỹ thuật xử lý nước, chất lượng nước;

√ Quy trình, vận hành, bảo dưỡng, giám sát chất lượng nước;

√ Xử lý kỹ thuật trong vận hành, bảo dưỡng.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm QG NS&VSMTNT;

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Cục QLMTYT

▪ Cơ quan chủ trì: Trung tâm NS&VSM TNT các tỉnh;

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm YTDP tỉnh.

▪ Kinh phí sự nghiệp Chương trình.

▪ Hỗ trợ quốc tế (TA).

▪ Năng lực, kiến thức công nghệ kỹ thuật xử lý nước, quy trình vận hành, bảo dưỡng... của các cán bộ công nhân được nâng cao;

▪ Chất lượng nước, công tác quản lý vận hành bền vững CTCN đảm bảo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.

Hội thảo định hướng công tác truyền thông Chương trình cho tất cả các tỉnh

Các cán bộ tham gia thực hiện Chương trình cấp tỉnh và cộng tác viên cơ sở được định hướng công tác truyền thông của Chương trình.

Truyền thông được triển khai trên nhiều phương thức với những hoạt động

▪ Thay đổi hành vi, thói quen;

▪ Đầu tư xây dựng, nguồn lực;

▪ Hướng dẫn công nghệ, lựa chọn công nghệ;

▪ Chia sẻ mô hình quản lý, sử dụng công trình hiệu quả, bền vững;

▪ Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác truyền thông.

▪ Cơ quan chủ trì: Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế);

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Vụ Học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT), các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

▪ Kinh phí sự nghiệp Chương trình;

▪ Hỗ trợ quốc tế (TA).

Chuyển đổi mạnh từ truyền thông nâng cao nhận thức sang thay đổi hành vi của cộng đồng và từng người dân nông thôn trong sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.

Hội thảo giới thiệu chính sách mới

Các bộ ngành, địa phương hiểu đầy đủ và áp dụng kịp thời các văn bản pháp quy mới giúp thực hiện Chương trình thuận lợi.

Giới thiệu, phổ biến các chính sách mới liên quan về NS&VSMTNT trong quá trình thực hiện chương trình.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục QLMTYT, Vụ HS&SV, các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Các bộ ngành, địa phương tham gia, thực hiện Chương trình được cung cấp đầy đủ, kịp thời các chính sách mới về NS&VSMTNT, vận dụng, áp dụng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8.

Xây dựng kế hoạch/ chiến lược tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức thay đổi hành vi có định hướng nghèo và giới.

▪ Mạng lưới truyền thông ở các cấp, đặc biệt là ở cơ sở được hình thành có sự tham gia phụ nữ;

▪ Bộ tài liệu truyền thông phù hợp cho các đối tượng, đặc biệt ở cơ sở, người nghèo, người dân tộc, phụ nữ và trẻ em được hoàn thành.

▪ Xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn triển khai tuyên truyền sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân.

▪ Rà soát, hoàn thiện tài liệu truyền thông phù hợp, in ấn, phân phối nhằm thay đổi hành vi đặc biệt là người nghèo, người dân tộc thiểu số về NS&VSMTNT.

▪ Triển khai các hoạt động truyền thông trên hệ thống thông tin đại chúng (Báo hình, báo nói, báo viết);

▪ Triển khai các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng.

▪ Triển khai các hoạt động truyền thông tại trường học.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), Vụ công tác HSSV (Bộ GD&ĐT), Trung tâm QG Nước sạch và VSMTNT, các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

▪ Nhu cầu sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh được tăng nhanh;

▪ Nguồn lực từ người dân được huy động thêm thúc đẩy sự gia tăng nhanh tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh nhằm đạt mục tiêu của Chương trình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9.

Rà soát và cập nhật, xây dựng tài liệu truyền thông cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và kế hoạch nâng cao năng lực tuyên truyền viên cơ sở

Bộ tài liệu truyền thông cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và năng lực tuyên truyền viên cơ sở được tập huấn nâng cao

▪ Rà soát và cập nhật, xây dựng hoàn thiện tài liệu truyền thông cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở;

▪ Kiện toàn, thiết lập tổ chức mạng lưới truyền thông từ trung ương đến cơ sở (thôn/bản/ấp);

▪ Xác định nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở làm công tác EEC về NS&VSMT;

▪ Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo cho đội ngũ tuyên truyền viên. Trong đó quan tâm đến đối tượng người nghèo và vai trò của phụ nữ,...;

▪ Tổ chức các khóa tập huấn cho đội ngũ tuyên truyền viên trong đó quan tâm đến sự tham gia của phụ nữ;

▪ Tổ chức hội thảo về lập kế hoạch triển khai công tác TT-GD-TT hàng năm, có sự tham gia của các đơn vị thực hiện liên quan đặc biệt là sự tham gia của Hội phụ nữ...;

▪ Đảm bảo kinh phí và cung cấp các phương tiện cơ bản phục vụ cho công tác TT-GD-TT

▪ Cơ quan chủ trì: Cục quản lý môi trường Y tế;

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Thường trực Chương trình, Trung tâm QG Nước sạch và VSMTNT.

 

▪ Kinh phí sự nghiệp Chương trình;

▪ Hỗ trợ quốc tế (TA).

▪ Mạng lưới truyền thông được hình thành;

▪ Năng lực đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở được nâng cao nhằm triển khai thực hiện tuyên truyền giáo dục hiệu quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10.

Hội nghị chuyên đề (phổ biến kinh nghiệm và bài học) việc chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện chương trình; quản lý, vận hành công trình cấp nước và vệ sinh hiệu quả và bền vững.

Các công trình Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường tăng trưởng đúng mục tiêu, được sử dụng hiệu quả và bền vững.

Kinh nghiệm: vận hành & bảo dưỡng CTCNTT; đầu tư và quản lý CTCN phân tán cho vùng sâu vùng xa và cho người nghèo; sử dụng và bảo trì công trình cấp nước, vệ sinh trường học; tăng nhanh bao phủ nhà tiêu HVS hộ gia đình, Mô hình định hướng người nghèo và lồng ghép giới thành công (kể cả mô hình truyền thông)...

▪ Lựa chọn, chuẩn bị tài liệu báo cáo từng chuyên đề;

▪ Chuẩn bị mô hình tốt giới thiệu;

▪ Tổ chức thăm quan một số mô hình;

▪ Tổng kết, đánh giá các mô hình, phổ biến, nhân rộng.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục QLMTYT (Bộ Y tế), Vụ HS&SV (Bộ GD&ĐT), Trung tâm QGNS & VSMTNT và các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; các đơn vị dịch vụ về cấp nước và vệ sinh có những bài học, kinh nghiệm tốt trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện chương trình; quản lý, vận hành công trình cấp nước và vệ sinh hiệu quả và bền vững

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11.

Xây dựng chương trình truyền thông về nước sạch và vệ sinh trong chương trình học phổ thông các cấp

Có bộ tài liệu thống nhất, kế hoạch triển khai thực hiện trong nhà trường phổ thông trong toàn quốc

▪ Soạn thảo tài liệu phổ biến, hướng dẫn về nước sạch và vệ sinh môi trường trong nhà trường;

▪ Tổ chức giảng dạy lồng ghép vào các môn học chính khóa, ngoại khóa phù hợp;

▪ Xây dựng góc truyền thống NS&VSMT trong trường học;

▪ Thực hiện các hành vi sử dụng NS&VSMT trong trường học và tại gia đình.

▪ Cơ quan chủ trì: Vụ Công tác HS &SV.

▪ Cơ quan phối hợp: Cục QLMTYT, Văn phòng Thường trực Chương trình, Trung tâm QG NS&VSMT NT, các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

▪ Kinh phí sự nghiệp Chương trình;

▪ Hỗ trợ quốc tế (TA).

Công tác truyền thông về NS&VSMT được đưa vào chương trình học phổ thông các cấp học trong toàn quốc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12.

Ban hành chỉ số giám sát về tiếp cận người nghèo với nước sạch và công trình vệ sinh và yêu cầu các tỉnh đưa chỉ số này vào báo cáo hàng năm của cấp tỉnh.

Mục tiêu hướng nghèo của Chương trình ở cấp tỉnh và của cả chương trình được triển khai thực hiện ở cả cấp tỉnh và cả nước.

▪ Ban hành văn bản yêu cầu đưa chỉ số giám sát tiếp cận của người nghèo với nước sạch và công trình vệ sinh thành một chỉ số trong bộ chỉ số giám sát hiện có và là chỉ số phải có trong báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm của các tỉnh và chương trình.

▪ Hỗ trợ việc thu thập cơ sở dữ liệu thống kê về tỷ lệ tiếp cận của hộ nghèo với nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm QG NS&VSMTNT

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm NS&VSM TNT các tỉnh.

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Chỉ số tiếp cận của người nghèo với nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh là một trong số các chỉ số giám sát của bộ chỉ số giám sát hiện hành và được thể hiện trong báo cáo thực hiện kế hoạch hàng năm của cấp tỉnh và Chương trình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13.

Hướng dẫn Lập kế hoạch hàng năm hướng tới người nghèo

Văn bản hướng dẫn các tỉnh có được bản kế hoạch và ngân sách phân bổ thể hiện rõ định hướng người nghèo

Hoạt động ưu tiên 62 huyện nghèo Chương trình 30a của Chính phủ.

▪ Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn lập kế hoạch hướng nghèo cho các địa phương trong đó bao gồm các nội dung:

√ Xây dựng và hướng dẫn phân bổ ngân sách chương trình theo mục tiêu hướng người nghèo cho cấp nước và vệ sinh,

√ Xây dựng các tiêu chí lựa chọn tại các địa phương (và hộ dân) đầu tư cấp nước tập trung hoặc phân tán, trong đó lấy tiêu chí hộ nghèo làm tiêu chí chủ đạo. Phổ biến các tiêu chí này xuống các cấp, đặc biệt là cấp xã.

▪ Xây dựng tài liệu hướng dẫn có sự tham gia của cộng đồng, nhất là người nghèo trong lựa chọn mô hình cấp nước và nhà vệ sinh phù hợp

▪ Tập huấn về lập kế hoạch hướng nghèo, hỗ trợ người nghèo, phân bổ ngân sách hướng nghèo cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và liên quan cấp tỉnh, huyện và xã.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm QG Nước sạch và VSMTNT

▪ Cơ quan phối hợp: Ban điều hành cấp tỉnh và TTNS& VSMT cấp tỉnh

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Các bản kế hoạch hoạt động và ngân sách phân bổ của chương trình tại địa phương thể hiện rõ được định hướng người nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14.

Đánh giá các Mô hình hướng tới người nghèo được xây dựng thành công ở các tỉnh

Các tài liệu về các mô hình hướng nghèo thành công và được chia sẻ và cập nhật trên Website của TTQGNS & VSMTNT và đến các cơ quan/ cán bộ có liên quan (TTNS & VSMT cấp tỉnh, Trung tâm YTDP, Hội phụ nữ, cấp huyện và xã...)

▪ Khảo sát thu thập các thông tin và mô hình hướng nghèo thành công;

▪ Hệ thống hóa và đánh giá để đưa ra các bài học, cách làm và các khuyến nghị cụ thể;

▪ Tổ chức hội thảo, và cập nhật và chia sẻ thông tin trên Website của TTQGNS & VSMTNT và in tài liệu phổ biến

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Ban QLDA của BYT, Trung tâm QG Nước sạch và VSMTNT.

 

Hỗ trợ quốc tế (TA);

Dự án 3 của chương trình

Các tài liệu về cách làm, mô hình hướng nghèo thành công được hệ thống hóa và có khả năng được tiếp cận rộng rãi và áp dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15.

Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn lồng ghép giới trong thực hiện Chương trình

Văn bản lồng ghép giới và hướng dẫn lồng ghép giới được ban hành và triển khai thực hiện ở các hoạt động có liên quan của Chương trình

▪ Lồng ghép giới trong các hoạt động cụ thể của Chương trình;

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Dự án của BYT, Hội Phụ nữ, Trung tâm QG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn

▪ Cơ quan phối hợp: Trung tâm NS&VSM TNT cấp tỉnh và Hội phụ nữ tỉnh.

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Việc lồng ghép giới được triển khai trong tất cả các hoạt động liên quan của NTP3 và ở trong Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16.

Xây dựng Tài liệu Hướng dẫn cho tổ chức phụ nữ cơ sở thực hiện cho vay hộ gia đình của NHCSXH

Tài liệu hướng dẫn có khả năng tăng cường số lượng hộ nghèo và cận nghèo tiếp cận với nguồn vốn của NHCSXH.

▪ Xây dựng tài liệu hướng dẫn;

▪ Tổ chức các lớp tập huấn triển khai thực hiện tài liệu hướng dẫn, đặc biệt ưu tiên cho các tỉnh có các huyện nghèo trong Chương trình 30a của Chính phủ.

▪ Cơ quan chủ trì: Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam;

▪ Cơ quan phối hợp: Ngân hàng Chính sách xã hội TW, Văn phòng Thường trực Chương trình và Ban QLDA của BYT.

▪ Cơ quan phối hợp: NHCSXH chi nhánh

Hỗ trợ quốc tế (TA)

Đảm bảo để hộ nghèo và cận nghèo được tiếp cận và được vay từ nguồn vốn của NHCSXH theo văn bản sửa đổi Quyết định 62/2004

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C

GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

1.

Kế hoạch giám sát

Báo cáo giám sát thường xuyên của các tỉnh về Văn phòng Thường trực chương trình theo quy định.

▪ Thành lập Nhóm công tác Giám sát giúp việc Ban Điều hành chương trình của tỉnh;

▪ Phát hiện khó khăn thách thức trong quá trình thực hiện;

▪ Cập nhật hệ thống thông tin cơ sở và cơ sở dữ liệu;

▪ Giám sát các hoạt động, tập trung xử lý những khó khăn, thách thức, kiến nghị;

▪ Đánh giá, báo cáo tiến độ thực hiện mục tiêu chương trình;

▪ Đánh giá hiệu quả đầu tư nguồn vốn Chương trình.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp; Trung tâm QG Nước sạch & VSMTNT, các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Ban điều hành chương trình tỉnh và các cơ quan liên quan

Dự án 3 của Chương trình

Những khó khăn thách thức được phát hiện kịp thời nhằm đảm bảo các hoạt động của Chương trình được thực hiện đúng mục tiêu, đúng với các nguyên tắc, phương châm và thể chế chính sách của chương trình. Kiến nghị cấp thẩm quyền những khó khăn vượt thẩm quyền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.

Công tác kiểm toán hàng năm

Báo cáo kết quả kiểm toán hàng năm của các tỉnh về Văn phòng Thường trực chương trình. Văn phòng tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình

▪ Thành lập Nhóm công tác kiểm toán;

▪ Lựa chọn các địa phương thực hiện kiểm toán;

▪ Chuẩn bị nội dung và kế hoạch kiểm toán;

▪ Kiểm tra thực địa và làm việc với các cơ quan, đơn vị thực hiện chương trình tại địa phương và TW theo kế hoạch;

▪ Báo cáo kết quả kiểm toán.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục QLMTYT, Vụ HSSV, Trung tâm QG NS&VSMT NT và các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Dự án 3 của Chương trình

Các hoạt động của Chương trình đảm bảo được thực hiện đúng mục tiêu, chi tiêu đúng chế độ chính sách và những điểm nút điểm chuẩn trong Hiệp định Chính phủ và các tỉnh đã ký với các nhà tài trợ theo phương thức hòa đồng ngân sách.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.

Đoàn đánh giá và giám sát hàng năm

Báo cáo giám sát và đánh giá hàng năm của các tỉnh về Văn phòng Thường trực chương trình theo quy định, Văn phòng chương trình tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình.

▪ Thành lập Nhóm công tác Giám sát & Đánh giá;

▪ Chuẩn bị Lộ trình;

▪ Phát triển chỉ số cơ bản và thiết kế hệ thống Giám sát & đánh giá;

▪ Cập nhật hệ thống thông tin cơ sở và cơ sở dữ liệu.

▪ Đánh giá, báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu Chương trình;

▪ Đánh giá hiệu quả đầu tư nguồn vốn Chương trình.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục QLMTYT, Vụ HSSV, Trung tâm QG NS& VSMTNT và các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Dự án 3 của Chương trình

Các hoạt động của Chương trình đảm bảo được thực hiện đúng mục tiêu, đúng với các nguyên tắc, phương châm và thể chế chính sách của chương trình; kịp thời uốn nắn hoặc có sự điều chỉnh cần thiết đảm bảo tính bền vững của chương trình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.

Đánh giá Chương trình giữa kỳ và kết thúc Chương trình

Báo cáo đánh giá giữa kỳ và kết thúc chương trình của các tỉnh về Văn phòng Thường trực Chương trình, Văn phòng chương trình tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình và Thủ tướng Chính phủ.

▪ Thành lập Nhóm công tác Giám sát & Đánh giá;

▪ Chuẩn bị Lộ trình;

▪ Phát triển chỉ số cơ bản và thiết kế hệ thống Giám sát & đánh giá:

▪ Cập nhật hệ thống thông tin cơ sở và cơ sở dữ liệu;

▪ Đánh giá, báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu Chương trình;

▪ Những kết quả, thiếu sót, thách thức, bài học kinh nghiệm và những khuyến nghị.

▪ Cơ quan chủ trì: Văn phòng Thường trực Chương trình;

▪ Cơ quan phối hợp: Cục QLMTYT, Vụ HSSV, Trung tâm QG NS & VSMTNT và các cơ quan liên quan

▪ Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan

Dự án 3 của Chương trình

Kết quả thực hiện Chương trình được đánh giá vào giữa kỳ (cuối 2013) và kết thúc Chương trình (cuối 2015).

▪ Đánh giá giữa kỳ nhằm phát hiện những kinh nghiệm tốt, những thách thức kịp thời có giải pháp cho 2 năm cuối của chương trình được thực hiện đúng mục tiêu, đúng với các nguyên tắc, phương châm và thể chế chính sách đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của Chương trình;

▪ Đánh giá kết thúc chương trình nhằm tổng kết lại toàn bộ những kết quả đạt được từ mục tiêu, các giải pháp và bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện tốt chương trình và Chiến lược Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. CÁC RỦI RO VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

Trong quá trình thực hiện kế hoạch của chương trình NTP3, có thể có những rủi ro bất khả kháng ảnh hưởng đến kết quả của kế hoạch. Những rủi ro và biện pháp giảm thiểu cần được xem xét để hạn chế thiệt hại đến mức tối thiểu, phấn đấu đạt đến mức cao nhất các mục tiêu của Chương trình.

3.1. Vận hành bảo dưỡng

Trong vận hành bảo dưỡng các công trình CN&VSMTNT có thể gặp rủi ro khách quan do thiên tai lụt bão. Đây là rủi ro bất khả kháng, nhất là đối với nước ta là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, theo đó thiên tai diễn biến phức tạp hơn, cực đoan hơn.

Để giảm thiểu tác động của rủi ro này, trong quy hoạch, thiết kế các công trình CN&VSMTNT cần lựa chọn vị trí xây dựng công trình phù hợp, tránh những vị trí chịu tác động thường xuyên của thiên tai, lụt bão.

Khi có dự báo thiên tai lụt bão, các đơn vị quản lý vận hành phải thực hiện các giải pháp phòng chống với tinh thần và giải pháp tích cực nhất.

Khi thiên tai xảy ra phải đánh giá ngay thiệt hại và đề xuất những giải pháp khắc phục. Nguồn kinh phí để khắc phục được lấy từ 2 nguồn là kinh phí phòng chống lụt bão của bản thân đơn vị đã được hạch toán vào chi phí sản xuất và nguồn kinh phí hỗ trợ khắc phục phòng chống lụt bão từ nguồn dự trữ quốc gia.

Với những giải pháp nêu trên nhằm đảm bảo dịch vụ Nước sạch và vệ sinh môi trường được thực hiện liên tục, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất.

3.2. Thay đổi hành vi vệ sinh

Một trong những mục tiêu quan trọng của Chương trình là thay đổi không chỉ trong nhận thức mà trong hành vi giữ gìn vệ sinh trong cộng đồng cư dân nông thôn. Với sự đầu tư mạnh mẽ trong truyền thông, trong đó sử dụng mạng lưới công tác viên cơ sở đến thôn bản, chủ yếu huy động lực lượng y tế để cùng với các giải pháp truyền thông truyền thống khác làm thay đổi hành vi vệ sinh của cộng đồng, nhất là trong học sinh các cấp.

Tuy nhiên mục tiêu này cũng dễ gặp rủi ro, vì những vùng cần thay đổi lại chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu nhập, đời sống thấp, dân trí còn hạn chế.

Để giảm thiểu rủi ro này, trong chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi nhất thiết phải xây dựng được bộ tài liệu truyền thông cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và kế hoạch nâng cao năng lực tuyên truyền viên cơ sở. Quá trình thực hiện cần làm thí điểm đề rút ra những kết quả và thách thức rút kinh nghiệm trước khi triển khai đại trà vào các năm 2013-2014.

3.3. Tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình

Trong kế hoạch thực hiện NTP3, có sự kỳ vọng về tăng nhanh tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình. Sự kỳ vọng này hoàn toàn có cơ sở thông qua việc truyền thông, vận động với sự hỗ trợ của đội ngũ công tác viên cơ sở và nguồn lực hỗ trợ từ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội. Việc tăng nhanh tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh được tập trung chủ yếu ở những vùng sâu, xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những vùng kinh tế khó khăn, nhận thức còn hạn chế.

Rủi ro trong tỷ lệ bao phủ nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình không đạt kết quả mong đợi chủ yếu do chi phí xây dựng nhà tiêu tăng cao do giá cả vật tư xây dựng và công xây dựng tăng lên. Người dân mặc dù nhận thức được sự cần thiết, nhưng không đủ kinh phí tự đầu tư. Mức vay vốn từ Ngân hàng chính sách vẫn giữ theo Quyết định 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 sẽ không tạo điều kiện để các hộ có nguyện vọng xây dựng nhà tiêu thực hiện.

Để giải quyết rủi ro này, cần có chiến lược cụ thể và hữu hiệu về IEC, tăng cường năng lực đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở, cùng với việc truyền thông vận động, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa lại Quyết định 62/2004/QĐ-TTg. Trong đó nâng mức cho vay ưu đãi và lãi suất ở mức thấp nhất.

3.4. Nguồn vốn tín dụng

Nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn chủ yếu để đầu tư nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình, cần được tập trung đẩy mạnh trong giai đoạn này.

Nếu nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách xã hội không đáp ứng nhu cầu theo kế hoạch hoặc mức cho hộ gia đình vay ưu đãi không có những điều chỉnh tăng thêm ít nhất là 30% so với hiện nay thì những hoạt động của Chương trình yêu cầu huy động từ nguồn tín dụng ưu đãi như xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng.

Để giảm thiểu rủi ro này, cần bổ sung, điều chỉnh Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg cho phù hợp với thực tế, nhất là mặt bằng giá mới.

3.5. Ngân sách của Chính phủ và nhà tài trợ

Trong những năm tới, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam vẫn còn nặng nề. Mặc dù trong chương trình, Chính phủ đã cam kết dành nguồn Ngân sách Nhà nước đến 14,9% tổng kinh phí đầu tư cho Chương trình. Đối với các nhà tài trợ tỷ lệ nguồn vốn dự kiến huy động chiếm đến 29,7% tổng số vốn thực hiện chương trình. Như vậy, tổng số vốn huy động từ 2 nguồn này lên đến 44,6%.

Rủi ro về nguồn vốn có thể xảy ra đối với việc thực hiện chương trình là nguồn vốn huy động từ Ngân sách nhà nước không đạt được theo kế hoạch, bên cạnh đó Vương quốc Anh và Đan Mạch sẽ kết thúc hỗ trợ vào năm 2013 và 2014.

Để giảm thiểu khó khăn này một mặt Nhà nước cần quan tâm đầu tư theo kế hoạch trung hạn đã cam kết, mặt khác cần tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân trong đầu tư và quản lý vận hành công trình CN&VSMTNT. Trong kế hoạch có chính sách cần được ưu tiên xây dựng và ban hành, sớm triển khai thực hiện là: “Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện QĐ131 ngày 02/11/2009 về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn ”và Thông tư liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNN” Hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định và thẩm quyền quyết định giá tiêu thụ nước sạch tại các đô thị khu công nghiệp và khu vực nông thôn.

IV. KẾT LUẬN

Cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là một loại dịch vụ công cộng. Loại dịch vụ này ít tính cạnh tranh, thậm chí ở nhiều vùng là sản phẩm độc quyền. Khu vực nông thôn, nhìn chung có thu nhập thấp, đời sống khó khăn hơn thành thị, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. Vì thế không chi chi phí đầu tư mà cả chi phí quản lý vận hành để bảo đảm bền vững, phát huy hiệu quả đều khó khăn.

Bản kế hoạch thực hiện Chương trình NTP3 đưa ra những hoạt động chính nhằm đạt được những mục tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ xác định trong Quyết định 366/QĐ-TTg. Để thực hiện tốt bản kế hoạch này; Văn phòng thường trực Chương trình và Văn phòng quản lý dự án của Bộ Y tế cần bám sát toàn bộ nội dung và tiến độ thực hiện kế hoạch, kịp thời báo cáo Ban chủ nhiệm Chương trình để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn thách thức, những rủi ro trong quá trình thực hiện.

Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bền vững là một công việc khó khăn, nhưng nếu tuân thủ nguyên tắc xuất phát từ nhu cầu, có mô hình và cơ chế đúng, có sự hỗ trợ và quản lý phù hợp của Nhà nước, mục tiêu đến hết năm 2015 theo Quyết định 366/QĐ-TTg nhất định sẽ đạt được./.