- 1 Luật Đầu tư 2020
- 2 Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 3 Quyết định 26/2020/QĐ-TTg về hướng dẫn Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1 Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2 Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 3 Luật đất đai 2013
- 4 Luật đấu thầu 2013
- 5 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- 6 Luật Xây dựng 2014
- 7 Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
- 8 Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 9 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10 Luật Quy hoạch 2017
- 11 Nghị định 144/2016/NĐ-CP quy định cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng
- 12 Quyết định 15/2017/QĐ-UBND Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 13 Luật Đầu tư công 2019
- 14 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 15 Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
- 16 Quyết định 36/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 17 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 18 Luật Xây dựng sửa đổi 2020
- 19 Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng
- 20 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 21 Nghị định 40/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư công
- 22 Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 23 Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng do Quốc hội ban hành
- 24 Quyết định 17/2020/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kèm theo Quyết định 15/2017/QĐ-UBND
- 25 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
- 26 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 27 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 28 Nghị định 34/2021/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng
- 29 Quyết định 10/2021/QĐ-UBND quy định về phân công, phân cấp, ủy quyền trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 30 Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 31 Quyết định 32/2021/QĐ-UBND quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 32 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công
- 33 Quyết định 38/2021/QĐ-UBND hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 34 Luật Đầu tư 2020
- 35 Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 36 Quyết định 26/2020/QĐ-TTg về hướng dẫn Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1408/QĐ-UBND | Đà Nẵng, ngày 21 tháng 5 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Nghị định số 34/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng và Nghị định số 50/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 144/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ Quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về việc quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2017 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 3813/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc điều chuyên nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Căn cứ Quyết định số 36/2018/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2018 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Quy chế quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 38/2021/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành quy định chi tiết một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 17/2020/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 10/4/2017 của UBND thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 10/2021/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Quy định về phân công, phân cấp, ủy quyền trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 32/2021/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Căn cứ Quyết định số 3805/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng, thi công dự án trên địa bàn thành phố ban hành kèm theo Quyết định số 5318/QĐ-UBND ngày 18/11/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng với các sở, ban, ngành, Văn phòng UBND thành phố và UBND các quận, huyện, xã, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 4990/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2016 của UBND thành phố về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng với các sở, ban, ngành và các quận, huyện, xã, phường trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Tư pháp; Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đà Nẵng; Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường; Giám đốc các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP GIỮA CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH, VĂN PHÒNG UBND THÀNH PHỐ VÀ UBND CÁC QUẬN, HUYỆN, XÃ, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1408/QĐ-UBND ngày 21 tháng 5 năm 2022 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp theo quy định giữa Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực với các sở, ban, ngành, Văn phòng UBND thành phố và UBND các quận, huyện, xã, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có dự án đầu tư xây dựng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.
Quy chế này áp dụng đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng, Ban Quản lý các dự án phát triển hạ tầng Khu công nghiệp và Công nghệ cao Đà Nẵng và Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng (sau đây viết tắt là Ban Quản lý dự án); các sở, ban, ngành, Văn phòng UBND thành phố và UBND các quận, huyện, xã, phường có liên quan trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Quy chế này quy định nguyên tắc, phương thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa Ban Quản lý dự án với các sở, ban, ngành thuộc UBND thành phố, Văn phòng UBND thành phố và UBND các quận, huyện, xã, phường trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1. Đảm bảo hoạt động hiệu quả của các cơ quan, đơn vị phối hợp vì sự phát triển chung của thành phố.
2. Nội dung phối hợp phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương.
3. Công tác phối hợp quản lý phải đảm bảo tính thống nhất, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án, các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, xã, phường và theo quy định của pháp luật nhằm giải quyết các thủ tục hành chính nhanh, gọn, chính xác.
4. Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp.
5. Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và thời hạn phối hợp.
6. Cơ quan, đơn vị phối hợp chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả phối hợp.
7. Việc phối hợp giữa các cơ quan phải phục vụ lợi ích chung, tôn trọng, tuân thủ chức năng, nhiệm vụ của các bên tham gia theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất để các bên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
8. Trong quá trình phối hợp quản lý phải xác định cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp để làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tránh chồng chéo, trùng lắp.
Tùy theo tính chất, nội dung công việc cần phối hợp với các cơ quan khác, cơ quan chủ trì quyết định áp dụng một trong các phương thức phối hợp sau đây:
1. Phát hành văn bản hoặc gửi hồ sơ đề nghị cơ quan phối hợp tham gia ý kiến. Các cơ quan được đề nghị tham gia ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu trả lời bằng văn bản theo thời hạn đề nghị của cơ quan chủ trì; quá thời hạn đề nghị mà không có ý kiến trả lời, được xem như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về nội dung được hỏi ý kiến; thời hạn lấy ý kiến tùy theo nội dung công việc, tối đa không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp các cơ quan được đề nghị tham gia ý kiến không thống nhất nội dung thì cơ quan chủ trì có trách nhiệm tổng hợp và trình UBND thành phố xem xét, quyết định.
2. Tổ chức họp, cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến cuộc họp cho các cơ quan tham dự trước khi tiến hành cuộc họp; trong trường hợp cần thiết thì lập biên bản, để làm cơ sở xác định trách nhiệm các bên phải tiến hành theo thẩm quyền, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm cử người đi họp, ý kiến phát biểu của người được cử đi họp được xem là ý kiến chính thức của đơn vị. Trường hợp có một hoặc các bên không thống nhất nội dung thì được bảo lưu ý kiến của mình trong biên bản cuộc họp và trình UBND thành phố quyết định. Trường hợp các bên không cử người tham dự họp thì ý kiến thống nhất của cuộc họp là ý kiến của bên không tham gia họp.
3. Cơ quan phối hợp cử công chức, viên chức để giúp cơ quan chủ trì giải quyết công việc chính xác, nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo đúng nguyên tắc phối hợp.
4. Thành lập hệ thống đầu mối tiếp nhận thông tin để xử lý công việc gấp ngoài giờ hành chính và các ngày nghỉ theo quy định.
5. Cung cấp số liệu các thửa đất trong phạm vi dự án phục vụ cho việc tính toán chi phí đền bù giải tỏa và xác định nhu cầu tái định cư tại Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Nẵng không quá 05 ngày làm việc; cung cấp số liệu khái toán kinh phí đền bù giải tỏa và nhu cầu tái định cư tại Ban Giải phóng mặt bằng tại các quận, huyện không quá 07 ngày đối với dự án nhóm C, không quá 12 ngày làm đối với dự án nhóm B và không quá 15 ngày đối với dự án Nhóm A.
Điều 6. Nội dung và lĩnh vực phối hợp quản lý
Ban Quản lý dự án phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, xã, phường để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao trên một số lĩnh vực chủ yếu sau đây:
1. Quản lý quy hoạch, kiến trúc.
2. Lập, triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công trung hạn, hàng năm.
3. Quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng công trình.
4. Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
5. Báo cáo tình hình số dư tạm ứng, thanh toán tạm ứng, thu hồi tạm ứng; Thu hồi vốn thanh toán thừa sau quyết toán; Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành.
6. Báo cáo tình hình thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, thanh tra.
7. Quản lý đất đai và môi trường.
TRÁCH NHIỆM TRONG QUAN HỆ PHỐI HỢP
Điều 7. Trách nhiệm chung của các bên trong quan hệ phối hợp
1. Ban Quản lý dự án chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành; có trách nhiệm báo cáo định kỳ (hàng quý), báo cáo đột xuất với UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng về tình hình thực hiện khu vực phát triển đô thị, tình hình triển khai các dự án đầu tư được giao quản lý; báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất với các Sở quản lý chuyên ngành về các lĩnh vực hoạt động của Ban Quản lý dự án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.
2. Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan được giao quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra các hoạt động của Ban Quản lý trong phạm vi các lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị theo quy định của pháp luật.
3. Ban Quản lý dự án và UBND các quận, huyện, xã, phường trong khu vực dự án phối hợp theo cơ chế giữa cơ quan trực thuộc UBND thành phố với cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương trong các lĩnh vực công tác: Quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; chuẩn bị dự án đầu tư; thực hiện các dự án đầu tư xây dựng; quản lý, bàn giao các công trình hạ tầng đô thị; quản lý hành chính, an ninh trật tự trong khu vực.
4. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chủ đầu tư, quản lý các dự án đầu tư xây dựng, đầu tư phát triển đô thị trong các khu vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao; các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, xã, phường có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ Ban Quản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo lĩnh vực, phạm vi quản lý nhà nước được giao. Ngoài các chức năng, nhiệm vụ đã được giao và phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý dự án, các lĩnh vực còn lại sẽ do các sở, ngành và UBND các quận, huyện, xã, phường tiếp tục quản lý theo thẩm quyền hoặc phối hợp với Ban Quản lý dự án để thực hiện có hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Điều 8. Trách nhiệm trong quản lý quy hoạch, kiến trúc
1. Ban Quản lý dự án
a) Phối hợp với Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện tham mưu cho UBND thành phố tổ chức lập, triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị, khu chức năng, điểm dân cư nông thôn theo thẩm quyền được giao quản lý hoặc đầu tư.
b) Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, xã, phường lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ đồ án quy hoạch và tổng hợp điều chỉnh quy hoạch; trình Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện thẩm định theo thẩm quyền được phân cấp.
c) Định kỳ hoặc đột xuất cung cấp cho Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, xã, phường liên quan về đồ án quy hoạch khi có đồ án quy hoạch phê duyệt và kế hoạch thực hiện của các dự án liên quan trong khu vực dự án khi có dự án mới triển khai.
d) Phối hợp với UBND các quận, huyện, xã, phường tổ chức công bố quy hoạch, cắm mốc giới theo quy hoạch, bàn giao mốc giới quy hoạch chi tiết các khu chức năng được phê duyệt cho chính quyền địa phương tổ chức bảo vệ; có quyền yêu cầu các đơn vị liên quan cung cấp các thông tin cần thiết để tiến hành quy hoạch.
đ) Phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành khác tham mưu cho UBND thành phố về chủ trương và trực tiếp từng bước triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung, thực hiện cụ thể hóa quy hoạch các khu chức năng và từng bước đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư; rà soát, đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh, hủy bỏ quy hoạch khi thấy không còn phù hợp hoặc tiếp tục thực hiện mà không mang lại hiệu quả, dự án không có nhà đầu tư.
e) Phối hợp khi có yêu cầu thực hiện công tác kiểm tra việc xây dựng của các dự án đầu tư trong khu vực dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp công trình xây dựng đúng theo nội dung quy hoạch, kiến trúc đã được thỏa thuận, phê duyệt và giấy phép xây dựng được cấp.
g) Phối hợp quản lý, phát hiện, cung cấp thông tin cho UBND các quận, huyện, xã, phường trong việc xây dựng nhà ở, vật kiến trúc không đúng quy hoạch, kiến trúc được duyệt trong khu vực dự án.
2. Sở Xây dựng
a) Thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch theo thẩm quyền được giao và trình UBND thành phố phê duyệt đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố. Thẩm định và phê duyệt kinh phí quy hoạch có liên quan theo quy định.
b) Thực hiện chức năng quản lý quy hoạch, kiến trúc, tham mưu đề xuất các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc xây dựng công trình theo thẩm quyền được giao để UBND thành phố xem xét quyết định.
c) Cấp giấy phép xây dựng cho các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền.
d) Hướng dẫn kiểm tra, xử lý vi phạm về cấp giấy phép xây dựng và thực hiện xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng.
3. UBND các quận, huyện
a) Phối hợp lấy ý kiến cộng đồng dân cư phục vụ quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch.
b) Tổ chức thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố theo phân cấp, trừ các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND thành phố. Trong đó lưu ý có quy định cụ thể việc tiếp nhận hồ sơ liên quan đến công tác quy hoạch theo cơ chế 1 cửa.
c) Tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch chi tiết TL 1/500 trước khi thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền.
d) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý dự án công bố quy hoạch đã phê duyệt.
đ) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý dự án thực hiện bàn giao mốc giới xây dựng đối đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
e) Chỉ đạo UBND xã, phường phối hợp với chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý dự án bảo vệ mốc giới quy hoạch được bàn giao.
g) Cấp giấy phép xây dựng công trình theo thẩm quyền, trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, xử lý đối với những trường hợp xây dựng trái phép.
h) Chỉ đạo cơ quan quản lý quy hoạch quận, huyện (Phòng Quản lý đô thị, Kinh tế - Hạ tầng) thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch, dự toán liên quan đến công tác quy hoạch và cắm mốc quy hoạch chi tiết TL 1/500 đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND quận, huyện.
i) Kiểm tra, xử lý vi phạm về cấp giấy phép xây dựng và thực hiện xây dựng công trình theo giấy phép xây dựng theo thẩm quyền.
4. Một số nội dung khác
- Ban Quản lý dự án tổ chức thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị về thời gian lấy ý kiến đối với chủ trương đầu tư, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch.
- Đối với trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư: Đơn vị tổ chức lập quy hoạch “có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan”. Việc xác định các “cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan” đề nghị tập trung đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp trong vùng quy hoạch. Cơ quan thẩm định quy hoạch có trách nhiệm lấy “ý kiến các cơ quan có liên quan, Hội đồng thẩm định”, “ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành cùng cấp, các hội chuyên ngành và của các chuyên gia có liên quan”. Đối với các sở, ban, ngành có đại diện là thành viên Hội đồng thẩm định, Sở Xây dựng - Cơ quan thường trực của Hội đồng sẽ lấy ý kiến trong quá trình thẩm định về sau.
1. Trách nhiệm trong việc lập, triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm
a) Ban Quản lý dự án: Căn cứ quy định hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau trong phạm vi nhiệm vụ được giao và nguồn vốn thuộc cấp mình quản lý, báo cáo cơ quan cấp trên xem xét và gửi cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025; Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công năm 2019; Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối, chủ trì chuẩn bị, trình UBND thành phố ban hành văn bản hướng dẫn việc lập, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
- Trực tiếp hướng dẫn, phối hợp các cơ quan, đơn vị lập, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công theo quy định, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.
- Đôn đốc, yêu cầu các cơ quan, đơn vị báo cáo và trực tiếp tổng hợp, tham mưu, báo cáo về tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công trình UBND thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan liên quan thẩm định, tổng hợp báo cáo UBND thành phố trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân thành phố các hồ sơ, thủ tục theo quy định.
c) Trên cơ sở đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có ý kiến tham gia về cân đối tổng nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm.
2. Trách nhiệm báo cáo định kỳ tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công trung hạn, hằng năm.
a) Các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư: Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công trung hạn, hằng năm theo đúng thời gian và nội dung quy định gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện và tính chính xác của số liệu báo cáo.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công trung hạn, hằng năm trên cơ sở báo cáo của các Ban Quản lý dự án, chủ đầu tư và Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng.
- Tổng hợp, tham mưu UBND thành phố báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công trung hạn, hằng năm của thành phố Đà Nẵng gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
- Tổng hợp đề xuất những biện pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và biện pháp xử lý những sai phạm của chủ đầu tư trong việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư, vốn tạm ứng theo chế độ (nếu có).
c) Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra các chủ đầu tư, các Ban Quản lý về tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công, chế độ báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công, tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng vốn đầu tư công ... theo quy định hiện hành.
1. Trách nhiệm trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiên khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý của các cơ quan chuyên môn, tổ chức, đơn vị, địa phương (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị), chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của thành phố và nhu cầu thực tiễn phát sinh; các cơ quan, đơn vị chủ động rà soát và đề xuất danh mục các dự án cần đầu tư thuộc tổ chức, đơn vị, ngành, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý; đồng thời đề xuất đơn vị chủ đầu tư, quản lý dự án (phù hợp với ngành, lĩnh vực, tính chất, quy mô từng công trình) gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xem xét, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định, bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và phê duyệt chủ đầu tư dự án.
Trên cơ sở danh mục dự án bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản thống nhất chủ trương cho phép đầu tư dự án của UBND thành phố, các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án phải chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị đề xuất dự án và các cơ quan có liên quan triển khai ngay việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án làm cơ sở để cơ quan, đơn vị đề xuất dự án trình thẩm định, phê duyệt theo quy định
a) Cơ quan, đơn vị đề xuất dự án chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư, quản lý dự án và các cơ quan có liên quan (đơn vị quản lý, sử dụng công trình sau khi hoàn thành dự án, Công ty cổ phần cấp nước, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải,...) tổ chức lập, trình thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; các cơ quan, đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ và phối hợp với cơ quan, đơn vị đề xuất dự án giải trình các nội dung có liên quan đến dự án cho đơn vị được lấy ý kiến trong quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án.
b) Chủ đầu tư, quản lý dự án phải chủ động phối hợp với cơ quan, đơn vị đề xuất dự án (ngay sau khi danh mục dự án bố trí kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc khi có văn bản thống nhất chủ trương cho phép đầu tư dự án của UBND thành phố) để triển khai ngay việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư/báo cáo nghiên cứu tiền khả thi làm cơ sở để cơ quan, đơn vị đề xuất dự án trình thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình, dự án theo đúng quy định. Chủ đầu tư dự án phải cùng chịu trách nhiệm với cơ quan, đơn vị đề xuất dự án về tiến độ, nội dung báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
c) Các Sở quản lý chuyên ngành, cơ quan chuyên môn về xây dựng (Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng), UBND các quận, huyện, Ban quản lý các dự án và các cơ quan có liên quan được lấy ý kiến phải đảm bảo thời gian trả lời văn bản theo quy định và tham gia ý kiến bám sát theo yêu cầu đối với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị mình.
UBND quận, huyện phải có số liệu chính xác về số hộ dân phải giải tỏa, số thửa đất phải thu hồi bố trí tái định cư để đưa vào dự án và chịu trách nhiệm về số liệu này; Điện lực Đà Nẵng phải có ý kiến thỏa thuận về việc di dời hệ thống cáp điện (nếu có) trong khu vực dự án xây dựng công trình; Công ty cổ phần cấp nước Đà Nẵng phải có ý kiến thỏa thuận về việc di dời hệ thống cấp nước thủy cục (nếu có) trong khu vực dự án xây dựng công trình; Bưu chính viễn thông Đà Nẵng (VNPT), Viễn thông quân đội (Viettel) phải có ý kiến thỏa thuận về việc di dời hệ thống cáp mạng viễn thông (nếu có) trong khu vực dự án xây dựng công trình.
d) Thẩm quyền thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công và các nội dung khác có liên quan thực hiện theo quy định pháp luật đầu tư công, pháp luật về xây dựng và quy định về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
đ) Đối với việc thẩm định chủ trương đầu tư dự án: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do thành phố quản lý. Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành gửi lấy ý kiến của các đơn vị có liên quan để tổng hợp, thẩm định. Theo văn bản lấy ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư, chủ đầu tư (hoặc đơn vị được giao lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư) đơn vị lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư liên hệ, gửi hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư cho văn thư của đơn vị được lấy ý kiến, có ký nhận và văn thư của đơn vị có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến cán bộ xử lý hồ sơ; đồng thời có trách nhiệm giải trình khi có yêu cầu.
- Về thời gian lấy ý kiến: Các đơn vị thực hiện đảm bảo theo thời gian quy định, trường hợp đến hạn nhưng các đơn vị chưa tham gia ý kiến, xem như đã thống nhất với nội dung đề nghị lấy ý kiến.
2. Triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng
a) Ban Quản lý dự án
- Tổ chức thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ của chủ đầu tư đối với các công trình do Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tư được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và quy định về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Tổ chức thực hiện các nội dung theo chức năng của đơn vị quản lý, điều hành dự án được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, văn bản quy định một số nội dung về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và theo hợp đồng ủy quyền được ký kết.
- Có trách nhiệm gửi văn bản đến các cơ quan quản lý các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi ngầm, nổi phục vụ dân sinh và phục vụ an ninh quốc gia để lấy ý kiến trước khi tổ chức thực hiện thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.
- Đối với hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, Ban Quản lý dự án có trách nhiệm gửi văn bản thẩm định, Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở do mình thẩm định, phê duyệt theo quy định cho Người quyết định đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở chủ trì thẩm định dự án, cơ quan chuyên môn về xây dựng để theo dõi chậm nhất sau 05 ngày kể từ ngày ban hành văn bản.
b) Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
- Tổ chức thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và quy định về mua sắm, quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Tham gia góp ý kiến, thẩm định về nội dung của dự án theo chức năng, nhiệm vụ của mình khi nhận được đề nghị lấy ý kiến, thẩm định của Ban Quản lý dự án và cơ quan chủ trì thẩm định dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
- Tham gia theo dõi, quản lý và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với các công trình thuộc phạm vi các lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Là đơn vị chủ trì thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn (trong đó thể hiện cụ thể về thời gian thực hiện dự án); thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu (trong đó thể hiện cụ thể về thời gian thực hiện của từng gói thầu).
- Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Ban Quản lý dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong 05 ngày làm việc kiểm tra, có ý kiến cụ thể (thống nhất hoặc không thống nhất) về điều chỉnh thời gian thực hiện dự án và thời gian thực hiện gói thầu của dự án.
- Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Ban Quản lý dự án, ý kiến thống nhất của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan chủ trì thẩm định dự án chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, báo cáo UBND thành phố (người quyết định đầu tư hoặc người được ủy quyền quyết định đầu tư) xem xét điều chỉnh thời gian thực hiện dự án.
- Đối với nội dung điều chỉnh thời gian thực hiện gói thầu của dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, đề xuất UBND thành phố xem xét điều chỉnh.
d) Sở Giao thông vận tải: Hướng dẫn, thỏa thuận thiết kế, cấp phép thi công các vị trí đấu nối đường ra vào của dự án với hệ thống đường bộ thuộc thẩm quyền quản lý.
đ) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn, tham mưu UBND thành phố cấp phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê kè; tham mưu UBND thành phố phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công xây dựng.
e) UBND các quận, huyện: Thỏa thuận thiết kế đấu nối giữa đường vào dự án với các tuyến đường huyện và đường đô thị do địa phương quản lý; phối hợp thực hiện các chức năng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với hoạt động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm trong quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
1. Ban Quản lý dự án
a) Tổ chức quản lý chất lượng, giám sát, nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng theo quy định và chịu trách nhiệm về các công việc do mình thực hiện đối với các công trình, dự án do Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tư, quản lý dự án và các công trình chuyển giao cho Ban Quản lý dự án vận hành, khai thác.
b) Định kỳ 6 tháng, 1 năm (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo UBND thành phố, Sở Xây dựng về tình hình quản lý chất lượng công trình và các sự cố công trình xây dựng xảy ra trong khu vực dự án.
c) Phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức thực hiện việc giám định chất lượng công trình xây dựng, giám định sự cố công trình theo quy định.
d) Phối hợp với UBND cấp xã, phường nơi có công trình xây dựng và các đơn vị có liên quan thực hiện giải quyết kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân về việc thi công xây dựng công trình gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường xung quanh và các công trình xây dựng lân cận.
2. Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý dự án kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình và chất lượng các công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý công trình theo quy định.
b) Hướng dẫn, phối hợp với Ban Quản lý dự án trong việc tổ chức thực hiện việc giám định chất lượng công trình xây dựng, giám định sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý công trình theo quy định.
c) Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trước khi đưa vào sử dụng theo thẩm quyền trên cơ sở Báo cáo hoàn thành và kết quả nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư.
d) Tham gia các cuộc họp xử lý vướng mắc, xử lý điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán trong quá trình thi công theo giấy mời của chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án (nếu cần). Sớm có ý kiến bằng văn bản đối với kiến nghị của chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án về nội dung điều chỉnh, bổ sung thiết kế trong quá trình thi công và đề xuất người quyết định đầu tư, người được ủy quyền quyết định đầu tư cho chủ trương về điều chỉnh, bổ sung thiết kế để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo đúng thẩm quyền quy định.
3. Sở quản lý chuyên ngành
a) Tham gia, phối hợp với Ban Quản lý dự án trong công tác bàn giao đối với các công trình thuộc trong phạm vi các lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.
b) Tham gia các cuộc họp có liên quan đến việc bàn giao, tiếp nhận, sử dụng công trình khi có yêu cầu; kiến nghị kịp thời chủ đầu tư, đơn vị quản lý dự án các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thiết kế, triển khai dự án đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo hiệu quả, công năng sử dụng.
4. Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ trì, kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng của mình được quy định tại Khoản 4, Điều 7 Quyết định 10/2021/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành Quy định về phân công, phân cấp, ủy quyền trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
1. Trách nhiệm trong việc báo cáo tình hình số dư tạm ứng, thanh toán tạm ứng, thu hồi tạm ứng
a) Chủ đầu tư: Trước ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, chủ đầu tư lập báo cáo đánh giá tình hình tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn đầu tư theo từng dự án gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán nơi giao dịch và cơ quan cấp trên của chủ đầu tư, nêu rõ số dư tạm ứng quá hạn chưa được thu hồi đến thời điểm báo cáo, các lý do, các khó khăn vướng mắc trong quá trình thu hồi số dư tạm ứng quá hạn (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý.
b) Sở Tài chính: Định kỳ 06 tháng và hàng năm, trên cơ sở báo cáo của Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng về đánh giá tình hình tạm ứng và thu hồi tạm ứng vốn của địa phương, các lý do, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hồi vốn tạm ứng quá hạn (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý; Sở Tài chính tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND thành phố để có biện pháp thu hồi vốn tạm ứng quá hạn đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố.
2. Trách nhiệm trong việc thu hồi vốn thanh toán thừa sau quyết toán
a) Ban Quản lý: Thu hồi ngay của nhà thầu hoặc nhà cung cấp để nộp về ngân sách nhà nước số vốn đã thanh toán thừa khi dự án hoàn thành được phê duyệt quyết toán có số vốn được quyết toán thấp hơn số vốn đã thanh toán cho dự án, báo cáo tình hình thực hiện kèm chứng từ đã nộp ngân sách, các khó khăn vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý (nếu có) gửi Sở Tài chính tổng hợp định kỳ theo quy định hoặc khi có yêu cầu.
b) Sở Tài chính: Định kỳ hằng quý, báo cáo UBND thành phố về tình hình thu hồi số vốn thanh toán thừa sau quyết toán và đề xuất giải pháp xử lý đối với việc chậm thu hồi (nếu có).
3. Trách nhiệm trong việc tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành
a) Ban Quản lý
- Căn cứ chủ trương UBND thành phố liên quan đến việc quyết toán đối với dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành (gói thầu độc lập hoàn thành theo kế hoạch đấu thầu của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt) đưa vào sử dụng của dự án đầu tư công theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, gửi về cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán và trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công hạng mục công trình (gói thầu) hoàn thành của dự án hoặc dự án hoàn thành.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan có giải ngân vốn đầu tư thuộc dự án được giao nhiệm vụ quản lý điều hành (Chủ đầu tư, Ban Giải phóng mặt bằng, Trung tâm phát triển quỹ đất, đơn vị tiếp nhận sử dụng, ...) yêu cầu cung cấp các quyết định phê duyệt quyết toán, tờ trình thẩm tra quyết toán kèm theo và số liệu giải ngân đã đối chiếu với Kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản dự án, để thực hiện tổng quyết toán dự án hoàn thành khi toàn bộ dự án đã hoàn thành và tất toán tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
- Đối với các dự án còn vướng mắc, tồn tại đến nay chưa được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án có văn bản báo cáo chi tiết, đề xuất biện pháp xử lý, gửi về Sở Tài chính để rà soát, tổng hợp báo cáo UBND thành phố xem xét, xử lý.
b) Sở Tài chính: Kịp thời báo cáo UBND thành phố xem xét, chỉ đạo xử lý hoặc chủ động phối hợp lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị liên quan để có đủ cơ sở tổ chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án, công trình, hạng mục công trình còn phát hiện các vướng mắc, tồn tại, thiếu sót, sai sót, vi phạm; tổng hợp, phân loại và có nhận xét đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện trong cả năm, đề xuất cụ thể UBND thành phố về kết quả và các biện pháp, giải pháp xử lý.
1) Ban Quản lý, các sở, ban, ngành, UBND các quận huyện
- Nghiêm túc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, thanh tra; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện, kèm các chứng từ chứng minh đã thực hiện gửi Sở Tài chính tổng hợp; trường hợp có khó khăn vướng mắc kịp thời báo cáo, đề xuất hướng xử lý gửi Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu UBND thành phố xem xét, xử lý.
- Phối hợp với Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng giải trình với đoàn Phúc tra của Kiểm toán nhà nước, thanh tra khi có yêu cầu để Kiểm toán nhà nước, thanh tra ghi nhận các nội dung đã thực hiện xong.
2) Sở Tài chính: Định kỳ tổng hợp báo cáo UBND thành phố tình hình thực hiện các kiến nghị kiểm toán nhà nước, thanh tra liên quan đến các dự án đầu tư xây dựng, kịp thời báo cáo các vướng mắc và đề xuất UBND thành phố xem xét, xử lý.
Điều 14. Trách nhiệm trong quản lý đất đai và môi trường
1. Quản lý đất đai
a) Ban Quản lý dự án
- Phối hợp với UBND các quận, huyện tiếp nhận, quản lý hồ sơ đất đai, mốc quy hoạch, mốc địa chính được bàn giao.
- Cung cấp tọa độ các điểm đo vẽ trong khu vực dự án cho các đơn vị đo đạc sau khi có chủ trương cho phép đầu tư của UBND thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan xác định, giới thiệu địa điểm đầu tư, cung cấp thông tin quy hoạch đối với các dự án đầu tư trong khu vực dự án.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, tham mưu UBND thành phố xử lý theo quy định về đầu tư và đất đai.
- Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư hạ tầng hoặc dự án tạo quỹ đất sạch do Ban Quản lý dự án làm chủ đầu tư, quản lý dự án; báo cáo UBND thành phố xem xét quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan xây dựng Danh mục quỹ đất tạo vốn theo kế hoạch thực hiện Đề án phát triển quỹ đất của Ban Quản lý dự án để trình phê duyệt theo quy định.
- Phối hợp với UBND các quận, huyện lập danh mục các dự án cần thu hồi đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hằng năm theo đúng quy định tại Quyết định số 3174/QĐ-UBND ngày 18/7/2019 của UBND thành phố về việc ban hành quy trình lập, thẩm định, trình HĐND thành phố thông qua Danh mục dự án cần thu hồi đất và Danh mục dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Ban Quản lý dự án trong việc đo đạc xác định ranh giới các khu đất để thực hiện dự án.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý dự án và các sở, ngành liên quan thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các dự án có sử dụng đất.
- Hướng dẫn Ban Quản lý dự án trong việc lập danh mục dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
c) UBND các quận, huyện
- Hoàn thành các thủ tục thu hồi đất của cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, tổ chức khi triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để thực hiện dự án.
- Phối hợp với Ban Quản lý dự án để hoàn thiện và bàn giao đất sạch cho chủ đầu tư theo đúng quy định.
2. Quản lý môi trường
a) Ban Quản lý dự án
- Thực hiện đúng các quy định về pháp luật bảo vệ môi trường.
- Cập nhật dự án cần lập Đánh giá tác động môi trường hay lập Kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Tổ chức thực hiện lập thủ tục môi trường đối với các dự án (thủ tục về môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án gồm: đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường), trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định, phê duyệt, xác nhận theo đúng quy định hiện hành.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện và các ngành liên quan trong công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất, xử lý vi phạm về bảo vệ tài nguyên và môi trường và tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, kiến nghị về môi trường của các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động dự án do Ban Quân lý dự án thực hiện.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tổ chức thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong công tác thực hiện các thủ tục môi trường dự án.
- Chủ trì, tổ chức xem xét, thẩm định, xác nhận và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các thủ tục môi trường dự án theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật quy định hiện hành.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý vi phạm về bảo vệ tài nguyên và môi trường theo phân cấp; tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, kiến nghị về môi trường của các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động dự án do Ban Quản lý dự án thực hiện theo đúng thẩm quyền.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đến Ban Quản lý dự án và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các khu vực dự án.
c) UBND các quận, huyện
- Tổ chức thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong công tác thực hiện các thủ tục môi trường dự án.
- Tổ chức xem xét, xác nhận các hồ sơ môi trường dự án theo đúng quy định hiện hành.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và xử lý vi phạm về bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn mình quản lý theo phân cấp; tiếp nhận, giải quyết tranh chấp, kiến nghị về môi trường của các tổ chức, cá nhân đối với hoạt động dự án do Ban Quản lý dự án thực hiện trên địa bàn mình quản lý theo đúng thẩm quyền.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đến Ban Quản lý dự án và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các khu vực dự án trên địa bàn mình quản lý.
3. Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
a) Ban Quản lý dự án
- Hướng dẫn chủ đầu tư hoặc chủ quản sử dụng khi công trình đã đưa vào sử dụng lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) của tổ chức có sử dụng đất trong khu vực dự án, trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc kiểm tra thực địa, xác định nghĩa vụ tài chính của các đơn vị đầu tư đối với Nhà nước, phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị trong khu vực dự án.
- Phối hợp với UBND các quận, huyện trong việc cung cấp thông tin liên quan đến tính phù hợp quy hoạch khi có đề nghị của UBND các quận, huyện để thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân thuộc khu vực quy hoạch dân cư.
- Cung cấp đầy đủ hồ sơ địa chính cho UBND các quận, huyện, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai để phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường
Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại các quận, huyện tiếp nhận, giải quyết các thủ tục về đất đai để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
c) UBND các quận, huyện
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc kiểm tra thực địa phục vụ công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị đầu tư sử dụng đất trong khu vực dự án.
- Căn cứ thẩm quyền được quy định để thực hiện các thủ tục có liên quan, làm cơ sở để các cơ quan chức năng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc khu vực đã được quy hoạch dân cư tập trung hoặc khu vực dân cư phù hợp với quy hoạch của dự án.
1. Ban Quản lý dự án chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, UBND các xã, phường tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này; định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết và tổng hợp báo UBND thành phố kết quả thực hiện Quy chế này.
2. Những quy định khác liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước tại khu vực dự án không được quy định trong Quy chế này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Trong trường hợp các văn bản pháp luật có liên quan quy định khác với nội dung Quy chế này thì thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật đó.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc phát sinh thì các tổ chức, cá nhân có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Xây dựng để hướng dẫn thực hiện hoặc Sở Xây dựng tổng hợp, tham mưu cho UBND thành phố xử lý theo quy định./.
- 1 Quyết định 4990/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp giữa các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2 Quyết định 3752/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp với các cơ quan liên quan do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3 Quyết định 1895/QĐ-UBND năm 2018 về Quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Giao thông tỉnh Khánh Hòa với các cơ quan, đơn vị liên quan
- 4 Quyết định 1821/QĐ-UBND năm 2020 bãi bỏ Quyết định 1250/QĐ-UBND, 806/QĐ-UBND và 2312/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp giữa Chủ đầu tư dự án với các Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tỉnh Kiên Giang
- 5 Quyết định 2156/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế phối hợp quản lý dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 6 Quyết định 51/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước