- 1 Nghị định 96/2017/NĐ-CP về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 2 Quyết định 407/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1410/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027”;
Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-BTP ngày 26 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về ban hành Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” năm 2022 của Bộ Tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TỔ CHỨC TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH CÓ TÁC ĐỘNG LỚN ĐẾN XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2022 - 2027” NĂM 2022 CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1410/QĐ-BTP ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
1. Mục đích
a) Thực hiện có chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ, mục tiêu do Bộ Tư pháp chủ trì theo Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027” (sau đây gọi là Đề án).
b) Bảo đảm mục tiêu đến hết năm 2022, hoàn thành việc quán triệt, hướng dẫn, tập huấn, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trên phạm vi toàn quốc; 70% chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án do Bộ Tư pháp tham mưu, chủ trì soạn thảo được tổ chức truyền thông bằng các hình thức phù hợp theo quy định.
2. Yêu cầu
a) Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án tại Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 (ban hành tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08/01/2022 của Chính phủ) và chương trình/kế hoạch xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ năm 2021 và năm 2022.
b) Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong triển khai thực hiện; phân công rõ trách nhiệm cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia thực hiện Đề án; bảo đảm đúng thời gian, chất lượng và hiệu quả thực hiện.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, điều hành
1.1. Xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2022 của Bộ Tư pháp
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Đơn vị phối hợp: Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 6/2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Kế hoạch thực hiện Đề án được ban hành.
1.2. Tham mưu xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương về thực hiện truyền thông dự thảo chính sách trong các văn bản quy phạm pháp luật thuộc Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 của Quốc hội, Chính phủ và các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023.
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính và các cơ quan, đơn vị liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước 25/6/2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Công văn chỉ đạo, hướng dẫn được ban hành.
1.3. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, báo cáo kết quả thực hiện Đề án trên phạm vi toàn quốc
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ và các cơ quan, đơn vị liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Báo cáo kết quả thực hiện Đề án năm 2022 trình Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương.
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và các cơ quan, đơn vị liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước 25/6/2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Hội nghị quán triệt được tổ chức.
3.1. Xây dựng tài liệu, ấn phẩm, nội dung truyền thông các dự thảo chính sách để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia và cung cấp cho các cơ quan thông tin, báo chí phục vụ hoạt động truyền thông dự thảo chính sách
a) Đơn vị chủ trì: Cục Bổ trợ tư pháp, các đơn vị của Bộ Tư pháp chủ trì tham mưu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi Đề án năm 2022.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; Văn phòng Bộ; Báo Pháp luật Việt Nam, các cơ quan thông tin, báo chí trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Tài liệu, nội dung truyền thông dự thảo chính sách được xây dựng và cung cấp, thông tin, đăng tải.
3.2. Phối hợp xây dựng các chương trình truyền thông về dự thảo chính sách trên các kênh phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Báo Pháp luật Việt Nam và cơ quan thông tin, báo chí khác
a) Đơn vị chủ trì: Cục Bổ trợ tư pháp, các đơn vị của Bộ Tư pháp chủ trì tham mưu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi Đề án năm 2022.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam, các đơn vị chức năng thuộc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam và các cơ quan thông tin, báo chí khác.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Các chuyên mục, chương trình truyền thông được thực hiện, phát sóng.
3.3. Thực hiện việc tích hợp, chia sẻ để đăng tải thông tin nội dung dự thảo chính sách trên Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, các ứng dụng phần mềm về phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Đơn vị chủ trì: Cục Bổ trợ tư pháp, các đơn vị của Bộ Tư pháp chủ trì tham mưu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi Đề án năm 2022.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; Cục Công nghệ thông tin, Văn phòng.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Các dữ liệu, thông tin truyền thông được tích hợp, chia sẻ, kết nối.
3.4. Thực hiện truyền thông dự thảo chính sách trên mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến, mạng lưới thông tin cơ sở
a) Đơn vị chủ trì: Cục Bổ trợ tư pháp, các đơn vị của Bộ Tư pháp chủ trì tham mưu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi Đề án năm 2022.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; Cục Công nghệ thông tin; Văn phòng Bộ; các đơn vị, tổ chức liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Các sản phẩm truyền thông dự thảo chính sách trên mạng xã hội, các diễn đàn, thông tin được tổ chức, kết nối, chia sẻ.
3.5. Tổ chức các hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp, trực tuyến, họp báo để trao đổi, thông tin về dự thảo chính sách tới các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp, trong đó chú trọng lấy ý kiến đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, luật sư, luật gia, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ làm công tác thực tiễn và đại diện các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đến chính sách này
a) Đơn vị chủ trì: Cục Bổ trợ tư pháp, các đơn vị của Bộ Tư pháp chủ trì tham mưu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật năm 2022.
b) Đơn vị phối hợp: Văn phòng Bộ, các cơ quan, đơn vị liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Các hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp, trực tuyến, họp báo được tổ chức.
3.6. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội của các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp về dự thảo chính sách để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
a) Đơn vị chủ trì: Cục Bổ trợ tư pháp, các đơn vị của Bộ Tư pháp chủ trì tham mưu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật năm 2022.
b) Cơ quan phối hợp: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam, Cục Công nghệ thông tin, các cơ quan thông tin, báo chí liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Thông tin góp ý, phản biện xã hội được nêu trong báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Đơn vị phối hợp: Đơn vị chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Vụ Các vấn đề chung và xây dựng pháp luật, các cơ quan, đơn vị liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 11/2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Tài liệu hướng dẫn thực hiện truyền thông được biên soạn, phát hành.
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Các vấn đề chung và xây dựng pháp luật, Văn phòng, các cơ quan, đơn vị liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 11, 12/2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Các hội nghị tập huấn được tổ chức.
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Đơn vị phối hợp: Tạp chí Luật Việt Nam và Diễn đàn pháp lý (Vietnam Law and Legal Forum) -Thông tấn xã Việt Nam; các cơ quan, đơn vị liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Tháng 10/2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Hội thảo được tổ chức.
7. Tổ chức nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong công tác truyền thông dự thảo chính sách
a) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
b) Đơn vị phối hợp: Vụ Hợp tác quốc tế; các cơ quan, đơn vị liên quan. c) Thời gian thực hiện: Năm 2022.
d) Kết quả, sản phẩm: Các báo cáo nghiên cứu, tham khảo, học tập kinh nghiệm nước ngoài; các tọa đàm, đoàn công tác nước ngoài được thực hiện.
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương kết quả thực hiện Đề án.
b) Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch; tăng cường phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, các cơ quan thông tin, báo chí trong triển khai nhiệm vụ; bảo đảm các biện pháp an ninh, an toàn thông tin trong quá trình thực hiện truyền thông dự thảo chính sách; tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; gửi Báo cáo kết quả thực hiện theo Kế hoạch về Vụ Phổ biến, giáo dục pháp trước ngày 30/11/2022 để tổng hợp, xây dựng báo cáo chung.
2. Kinh phí thực hiện
a) Các đơn vị thuộc Bộ được phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án năm 2022 gửi Cục Kế hoạch - Tài chính trong Quý II/2022 để thẩm định, tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định (riêng đối với những đơn vị do Văn phòng Bộ quản lý kinh phí chi thường xuyên, đề nghị gửi về Văn phòng Bộ để thẩm định, tổng hợp trước khi gửi Cục Kế hoạch - Tài chính).
b) Kinh phí triển khai các nhiệm vụ trong Kế hoạch được thực hiện theo chế độ tài chính hiện hành./.